You are on page 1of 5

CHUYÊN ĐỀ 3: AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

[TYHH 3.2] - ĐỀ TỔNG ÔN LÍ THUYẾT AMINO AXIT


Câu 1: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 2. B. 1 và 1. C. 2 và 1. D. 2 và 2.
Câu 2: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 3: Alanin có công thức là
A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 4: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin.
Câu 5: Số nhóm amino (NH2) trong phân tử alanin là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 6: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 7: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 8: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện
thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng
ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
B. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
Câu 9: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 10: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung
dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí
T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và NH3. B. CH3OH và CH3NH2.
C. CH3NH2 và NH3. D. C2H5OH và N2.
Câu 11: Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối
natri của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 6. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 12: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. metyl aminoaxetat. B. axit α-aminopropionic.
C. amoni acrylat. D. axit β-aminopropionic.
Câu 13: Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu
cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 14: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các
dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. NaOH. B. H2NCH2COOH. C. HCl. D. CH3NH2.
Câu 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 17: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch glyxin. B. Dung dịch lysin. C. Dung dịch alanin. D. Dung dịch valin.
Câu 18: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2.
Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (2), (1), (3). B. (3), (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
Câu 19: Dung dịch nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím?
A. Axit glutamic. B. Metylamin. C. Alanin. D. Glyxin.
Câu 20: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-
COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng
các dung dịch có pH < 7 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 21: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Phenylamoni clorua. B. Anilin.
C. Glyxin. D. Etylamin.
Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit aminoaxetic. B. Axit α-aminopropionic.
C. Axit α-aminoglutaric. D. Axit α,ε-điaminocaproic.
Câu 23: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. axit axetic. B. alanin. C. glyxin. D. metylamin.
Câu 24: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 25: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Alanin. D. Valin.
Câu 26: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]-CH(NH2)-COOH và
H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 27: Trong các dung dịch: CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-
CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 28: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Phenylamin. B. Metylamin. C. Alanin. D. Glyxin.
Câu 29: Axit amino axetic tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 30: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z),
H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch
HCl là:
A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T.
Câu 31: Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch
NaOH (t0) và với dung dịch HCl (t0). Số phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 32: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH,
CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dd HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 33: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của
aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl

A. Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z, T. D. X, Y, Z.
Câu 34: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzylclorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic,
natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun
nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 35: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metyl amin, glyxin, phenol
(C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5
Câu 36: Cho các chất: anilin, saccarozơ, glyxin, axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong
dung dịch là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 37: Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. CH3NH3Cl và CH3NH2.
B. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa.
C. CH3NH2 và H2NCH2COOH.
D. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5.
Câu 38: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
+ CH3OH/ HCl, t
0
+ C 2 H5OH/ HCl, t
0
+ NaOH d­, t
X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ → Y ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ → Z ⎯⎯⎯⎯⎯ → T . Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là
0

các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là
A. C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N. B. C6H12O4N và C5H7O4Na2N.
C. C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N. D. C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit.
D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.

BẢNG ĐÁP ÁN
1.A 2.D 3.B 4.D 5.D 6.A 7.C 8.B 9.A 10.A
11.C 12.C 13.B 14.C 15.B 16.A 17.B 18.A 19.B 20.D
21.D 22.C 23.D 24.B 25.A 26.C 27.D 28.B 29.C 30.B
31.B 32.C 33.B 34.A 35.A 36.B 37.D 38.C 39.A 40.B

III. LÍ THUYẾT BÀI 10: AMINO AXIT


1. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP
1.1. Khái niệm
* Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và
nhóm cacboxyl (-COOH).
⎯⎯ → CT Amino axit: (H 2 N)x R(COOH)y
1.2. Danh pháp
a. Danh pháp bán hệ thống
Axit + số chỉ vị trí (α, β,…) + amino + tên thường axit tương ứng
b. Danh pháp thay thế
Axit + số chỉ vị trí (2, 3,…) + amino + tên HC tương ứng + oic (đioic)
TÊN BÁN HỆ TÊN
CÔNG THỨC TÊN THAY THẾ KÍ HIỆU
THỐNG THƯỜNG
H2NCH2COOH Axit 2-aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly
H2NCH(CH3)COOH Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminopropionic Alanin Ala
(CH3)2CH(NH2)COOH Axit Axit
Valin Val
hoặc H2NC4H8COOH 2-amino-3-metylbutanoic α-aminoisovaleric
H2N(CH2)4CH(NH2)COOH Axit Axit
Lysin Lys
hoặc (H2N)2C5H9COOH 2,6-điaminohexanoic α, ε-điaminocaproic
Axit Axit
H2NC3H5(COOH)2 Axit glutamic Glu
2-aminopentan-1,5-đioic α-aminoglutaric

2. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

2.1. Cấu tạo


+
⎯⎯
→ H3 N − R − COO −
H 2 N − R − COOH ⎯

d¹ng ph©n tö d¹ng ion l­ìng cùc

2.2. Tính chất vật lí


* Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều kiện thường là chất
rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy).
3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

3.1. Tính lưỡng tính


a. Tác dụng với axit
H2 N − CH2 − COOH + HCl ⎯⎯
→ ClNH3 − CH2COOH
(H 2 N)x R(COOH)y + xHCl ⎯⎯
→ (Cl H3N)x R(COOH)y
b. Tác dụng với bazơ
H2 N − CH2 − COOH + NaOH ⎯⎯
→ H2 N − CH2COONa + H2O
(H 2 N)x R(COOH)y + yNaOH ⎯⎯
→ (H 2 N)x R(COONa)y + yH 2 O

3.2. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit


x = y ⎯⎯
→ m«i tr­êng trung tÝnh (Gly, Ala, Val)

Amino axit: (H2 N)x R(COOH)y  x > y ⎯⎯
→ m«i tr­êng baz¬ (Lys)
x < y ⎯⎯
→ m«i tr­êng axit (Glu)

3.3. Phản ứng riêng của nhóm –COOH: Phản ứng este hóa
H 2 N − CH 2 − COOH + C 2 H 5OH ⎯⎯⎯ → H 2 N − CH 2 − COOC 2 H 5 + H 2O
HCl
(k)

+
Thực ra, este hình thành dưới dạng muối: Cl − H3 N− CH2 − COOC 2 H5

3.4. Phản ứng trùng ngưng


Khi đun nóng, các - và -amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại
poliamit.
nH2 N − [CH2 ]5 − COOH ⎯⎯ → ( NH − [CH2 ]5 − CO ) n + nH2 O
0
t

axit  -aminocaproic policaproamit

4. ỨNG DỤNG
* Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các
loại protein của cơ thể sống.
* Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic
dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc thần kinh, methionin
là thuốc bổ gan.
* Các axit 6-aminohexanoic (-aminocaproic) và 7-aminoheptanoic (-aminoenantoic) là nguyên
liệu để sản xuất tơ nilon như nilon-6, nilon-7,...

You might also like