You are on page 1of 149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


🙤🙦

BÀI TẬP NHÓM


ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Nhóm: 3
Lớp tín chỉ: Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế_01
GV hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội – 2023
THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn Minh Phương 11218552
Ma Nguyễn Quốc Tuyên 11218579
Nguyễn Văn Mạnh 11218538
Cao Như Thế 11218566
Sín Nhật Thiên 11218568
Nguyễn Thế Anh 11218499
Hoàng Như Quỳnh 11218557
Nguyễn Minh Phương 11218551
Phạm Quốc Việt 11216245
Hoàng Minh Quân 11218554
Nguyễn Diệu Linh 11218533
Nguyễn Thu Trang 11218576
Bùi Vũ Dũng 11218509
Lê Ngọc Mai 11216445
Đỗ Quốc Trung 11195491
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ........................................................................................................................... - 1
-
1. Khái niệm......................................................................................................... - 1 -
2. Đặc điểm ......................................................................................................... - 2 -
2.1 Đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán ............................................ - 2 -
2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................. - 2 -
2.2.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................ - 3 -
2.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế......................... - 3 -
2.2.3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................... - 5 -
2.2.4. Hợp đồng mang tính bồi hoàn.......................................................... - 6 -
2.2.5. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ..................... - 6 -
3. Các yêu cầu đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................. - 7 -
3.1. Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc.................. - 7 -
3.2. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp ....................................................... - 8 -
3.3. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp .................................................. - 9 -
3.4. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp .................................................... - 9 -
3.5. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới
có hiệu lực ....................................................................................................... - 9
-
4. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .............................................. - 9 -
4.1. Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng............................................ - 9 -
4.2. Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng ................................ - 10 -
4.3. Phân loại theo hình thức hợp đồng......................................................... - 10 -
5. Bố cục của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................. - 12 -
II. CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ ......................................................................................................................... - 15 -
II.1 CÁC ĐIỀU KHOẢN BẮT BUỘC................................................................ - 16 -
1. Điều khoản về tên hàng (Commodity).......................................................... - 16 -
2. Điều khoản về chất lượng/phẩm chất (Quality / Specification) ................... - 17 -
2.1. Các phương pháp quy định phẩm chất ................................................... - 19 -
2.2 Địa điểm, người kiểm tra, giấy tờ chứng minh ....................................... - 24 -
3. Điều khoản số lượng (Quantity) ................................................................... - 27 -
3.1. Đơn vị tính số lượng............................................................................... - 27 -
3.2. Phương pháp xác định số lượng............................................................. - 28 -
3.3 Địa điểm xác định số lượng và trọng lượng ............................................ - 30 -
3.4. Cách xác định trọng lượng ..................................................................... - 32 -
4. Điều khoản giá cả (Price) ............................................................................. - 33 -
4.1. Đơn vị tiền tệ của giá cả ......................................................................... - 33 -
4.2. Đơn vị tính giá........................................................................................ - 34 -
4.3. Phương pháp quy định giá...................................................................... - 35 -
4.4. Giảm giá ................................................................................................. - 39 -
4.5. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng .................................................... - 41 -
4.6. Ghi giá .................................................................................................... - 42 -
5. Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery)............................................. - 42 -
5.1. Thời hạn giao hàng ................................................................................. - 42 -
5.2. Địa điểm giao hàng................................................................................. - 44 -
5.3. Phương thức giao hàng........................................................................... - 44 -
5.4. Thông báo giao hàng .............................................................................. - 47 -
6. Điều khoản thanh toán (Payment) ................................................................ - 49 -
6.1. Đồng tiền thanh toán .............................................................................. - 49 -
6.2. Thời hạn thanh toán................................................................................ - 55 -
6.3. Các hình thức thanh toán........................................................................ - 57 -
6.3.1. Thanh toán trả trước (Advanced Payment) .................................... - 57 -
6.3.2. Thanh toán trả ngay (Sight Payment) ............................................ - 59 -
6.3.3. Trả sau (Deffered Payment) ........................................................... - 59 -
6.3.4. Thanh toán hỗn hợp (Combined Payment) .................................... - 60 -
6.4. Phương thức thanh toán.......................................................................... - 60 -
6.4.1. Phương thức trả tiền mặt (Cash payment) ..................................... - 60 -
6.4.2. Phương thức chuyển tiền (Remittance).......................................... - 61 -
6.4.3. Phương thức ghi sổ (Open Account).............................................. - 62 -
6.4.4. Phương thức nhờ thu (Collection).................................................. - 65 -
6.4.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) ............... - 71 -
6.5. Địa điểm thanh toán ............................................................................... - 83 -
6.6. Phạt chậm thanh toán ............................................................................. - 83 -
II.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TÙY NGHI................................................................ - 85 -
1. Điều khoản bao bì (Packing and Marking)................................................... - 85 -
1.1. Chất lượng bao bì................................................................................... - 85 -
1.2. Phương thức cung cấp bao bì ................................................................. - 87 -
1.3. Phương thức xác định giá cả bao bì ....................................................... - 87 -
2. Điều khoản bảo hành (Warranty) ................................................................. - 88 -
2.1. Thời gian bảo hành ................................................................................. - 88 -
2.2. Nội dung bảo hành ................................................................................. - 89 -
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên .............................................................. - 89 -
3. Điều khoản khiếu nại (Claim)....................................................................... - 90 -
3.1. Các trường hợp khiếu nại ....................................................................... - 90 -
3.2. Thể thức khiếu nại ................................................................................... - 91 -
3.3. Thời hạn khiếu nại người bán hàng........................................................ - 93 -
3.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc phát
đơn khiếu nại ................................................................................................. - 94
-
3.5. Cách thức giải quyết khiếu nại ............................................................... - 96 -
4. Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force Majeure) ............................... - 97 -
4.1. Theo Công ước Viên 1980 ..................................................................... - 97 -
4.2. Theo Luật Thương Mại 2005 ................................................................. - 99 -
5. Điều khoản trọng tài (Arbitration) .............................................................. - 102 -
5.1. Loại hình trọng tài ................................................................................ - 103 -
5.3. Trình tự tiến hành trọng tài................................................................... - 108 -
5.4. Chi phí trọng tài.................................................................................... - 111 -
5.5. Luật dùng để xét xử.............................................................................. - 112 -
5.6. Chấp hành tài quyết .............................................................................. - 113 -
6. Điều khoản vận tải (Carriage)..................................................................... - 116 -
6.1. Quy định về tiêu chuẩn phương tiện trên chặng vận tải chính chở hàng- 116
-
6.2 Quy định về mức độ bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.....- 116 -
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ

Cơ sở pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

- Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế;
- Luật thương mại năm 2005;
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật quản lý ngoại thương.

1. Khái niệm
Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
thương mại trong lĩnh vực đầu tư…Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa luôn diễn ra sôi động nhất, giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch
thương mại quốc tế.

Các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế được thực hiện
chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khái niệm giáo trình: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là
hợp đồng ngoại thương , là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước
khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các
chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu của hàng hóa cho bên mua và bên
mua phải thanh toán bằng tiền hàng.

Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam và pháp luật của nhiều nước cũng
như các văn bản pháp lý quốc tế xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế dựa trên cơ sở dấu hiệu lãnh thổ hay nói chính xác hơn là địa điểm hoạt
động thương mại của thương nhân.

Một số công ước quốc tế chỉ sử dụng một tiêu chí duy nhất là địa điểm trụ sở
thương mại các bên để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế như công ước New York 1974, Công ước Viên 1980….

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết là một sự thỏa thuận
của hai bên mua, bán . Và như vậy, một sự thỏa thuận muốn có hiệu lực thì phải có
sự đồng ý hoàn toàn dựa trên ý chí độc lập và sáng suốt của tất cả các bên và phải
được hình thành trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện.

-1-
Một sự thỏa thuận sẽ không được công nhận nếu một trong các bên thuộc
những trường hợp sau ( theo điều 21 -24 bộ luật dân sự 2015 ):

 Người vị thành niên


 Người mắc bệnh tâm thần
 Người đã và đang can án bao gồm : cả kết án tù ngồi và kết án tù treo vì họ
đã mất quyền công dân
 Ngoài ra một sự thỏa thuận sẽ không được công nhận nếu mắc phải những
lỗi sau ( điều 25- 29 công ước viên 1980 )

+Khi có sự nhầm lẫn : Sự nhầm lẫn này phải là những nhầm lẫn căn bản và
khi những nhầm lẫn này xảy ra thì nó làm sai bản chất của vấn đề.
+Có sự lừa dối
+Có sự cưỡng bức

2. Đặc điểm
2.1 Đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán theo luật Việt Nam là sự thỏa thuận giữa các bên, bên
bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán có đặc điểm là hợp đồng ưng thuận : Hợp đồng ưng
thuận tức là hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên thỏa thuận xong về việc
mua bán hàng hóa, hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào hành vi giao hàng vì
đây chỉ được xem là việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Có tính đền bù : Hợp đồng có tính đền bù tức là khi bên bán thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng thì sẽ được nhận một khoản lợi ích tương đương giá trị hàng hóa
từ bên mua.

Hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng hai bên đều có nghĩa vụ
với bên còn lại ( Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định )

2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó là một hợp đồng mua bán
hàng hóa, vì vậy nó mang đặc trưng một của hợp đồng mua bán hàng hóa nói
chung, chẳng hạn như có tính đền bù, là hợp đồng song vụ, có chủ thể chủ yếu là
các thương nhân, vì mục đích lợi nhuận… Ngoài ra, do hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc
gia khác nhau,
-2-
tức là có yếu tố nước ngoài tham gia, vì vậy nó sẽ có những điểm khác biệt nhất
định so với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (trong nước).

Xuất phát từ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường,
cùng với sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm như sau:

2.2.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau. Nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn
quốc tịch các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp
đồng mua bán ngoại thương. Dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau
nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp
đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế. Ngược lại, một doanh nghiệp
Việt Nam buôn bán với một doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì
hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng ngoại thương.

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân.
Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện
hoạt động kinh doanh thương mại. Trong luật thương mại (thương nhân bao gồm
các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham
gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ
bỏ quyền miễn trừ quốc gia). Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều
kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, đối với cá nhân
những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong pháp luật thương mại quốc gia
thường bao gồm điều kiện nhân thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp)
và nghề nghiệp.

2.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tổng quát, đối tượng của hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa
được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác. Thông thường, do
yếu tố chuyển dịch qua biên giới mà hàng hóa trong hợp đồng mua bán quốc tế
thường là động sản (hàng hóa có thể chuyển dịch qua biên giới địa lý (quốc gia) và
biên giới hải quan). Đây là một căn cứ để xác định tính quốc tế của một hợp đồng
mua bán quốc tế theo pháp luật Việt Nam. Khái niệm biên giới địa lý (quốc gia) và
biên giới hải quan là 2 khái niệm không trùng nhau. Biên giới hải quan được thực
hiện tại cửa khẩu hải quan, cửa khẩu hải thì không nhất thiết phải ở biên giới mà có
thể ở tại nội địa.

-3-
Biên giới quốc gia : đường xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một
quốc gia đối với vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới
đáy vùng biển đó và khoảng không chiếu thẳng từ vùng đất và vùng biển đó. BGQG
bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không.

Biên giới hải quan : Là ranh giới lãnh thổ mà trong phạm vi đó, một chế độ
hải quan thống nhất và một chế độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thống nhất được
thực hiện. BGHQ không nhất thiết trùng với biên giới quốc gia. Trong trường hợp
một nước có cảng tự do hoặc khu vực mậu dịch tự do, BGHQ hẹp hơn biên giới
quốc gia. Trong trường hợp có sự liên minh thuế quan giữa một số nước thì BGHQ
của một nước trong liên minh thuế quan có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia của
nước đó. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, BGHQ trùng với biên giới quốc gia.

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa
mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật
của nước bên mua và bên bán.

Pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy định không giống nhau
về những hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những
hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo
quy định của pháp luật nước khác thì lại cấm trao đổi mua bán. Như vậy chỉ những
hàng hóa nào đều được pháp luật quốc gia của các bên ký kết hợp đồng quy định là
được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.

Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia trên thế giới
hiện nay, mặc dù có những khác biệt nhất định, song đều có xu hướng mở rộng các
đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại.

Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc
tế chẳng hạn như Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài
sản có hai thuộc tính cơ bản:

 Có thể đưa vào lưu thông;


 Có tính chất thương mại.

Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tại điều 2) chỉ loại trừ
(không áp dụng) đối với một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy bảo đảm
chứng

-4-
từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không,
phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu…

2.2.3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, các bên tham gia giao kết hợp đồng có
quyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp. (Nguyên tắc tự do ý chí
trong pháp luật hợp đồng được hiểu là các bên được tự do giao kết hợp đồng hay
thỏa thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí của mình miễn là nó
không trái với trật tự công cộng (pháp luật). Nguyên tắc này khi chiếu vào việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng lại mang một sắc thái khác, làm phát
sinh một tiểu nguyên tắc là nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng)

Điều này cũng có nghĩa là về nguyên tắc, ý chí không nhất thiết phải được
bày tỏ dưới một hình thức nhất định, nó có thể biểu lộ bằng lời nói, bằng văn bản,
bằng hành vi, cử chỉ cụ thể hoặc thậm chí là sự im lặng. Tuy nhiên, để thiết lập sự
an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như để bảo toàn chứng cứ và bảo vệ
trật tự pháp luật, lợi ích xã hội, có những trường hợp hợp đồng giao kết phải tuân
theo những hình thức pháp luật quy định, nếu không các bên tham gia giao kết sẽ
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất
khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế. Có pháp luật của
một số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có
bất kì một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng. Mặt khác, ngay cả khái niệm “văn
bản” giữa các quốc gia cũng có các quan niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng
vật chất nhất định chứa đựng thông tin nào được coi là văn bản.

Ví dụ

Điều 11 Công ước Viên quy định: Hợp đồng mua bán không cần phải được
ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình
thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những
lời khai của nhân chứng.

Theo quy định tại điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 thì: "mua bán
hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương".

-5-
Như vậy có thể thấy rằng Công ước Viên 1980 và Luật Thương mại Việt
Nam 2005 có khác biệt về hình thức thể hiện hợp đồng. Theo điều 6, Luật Điều ước
quốc tế 2016, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp. Do đó,
trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế giữa một DV Việt Nam và một đối tác
nước ngoài, thì vẫn có thể giao kết bằng mọi hình thức (theo công ước Viên 1980).
Tuy nhiên, trong thực tế thì gần như mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều
thể hiện bằng văn bản, vừa là phù hợp với luật pháp Việt Nam, vừa là cơ sở vững
chắc cho việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên.

Tuy nhiên để giảm bớt sự “tùy nghi” của điều 11 Công ước Viên 1980 và có
tính đến quy định trong pháp luật quốc gia của một số nước thành viên yêu cầu hình
thức của hợp đồng phải là văn bản, tại điều 12 Công ước quy định: nước thành viên
của công ước có pháp luật quốc gia yêu cầu hợp đồng phải có hình thức bằng văn
bản có thể tuyên bố bảo lưu vấn đề này bất cứ lúc nào. Và điều 96 của Công ước
cũng quy định nếu luật của một quốc gia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải
được ký kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn
trọng, kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại
quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

2.2.4. Hợp đồng mang tính bồi hoàn


Điều này có nghĩa là một bên có nghĩa vụ thực hiện một yêu cầu nào đó thì
tương ứng bên đó sẽ có quyền được hưởng một quyền lợi, hoặc, một bên khi có
được quyền lợi nào đó thì ngược lại bên đó phải có trách nhiệm thực hiện một nghĩa
vụ. Trong thực tế, có một số loại hợp đồng không mang tính bồi hoàn như : Hợp
đồng viện trợ vốn ODA .

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance)
là một hình thức đầu tư nước ngoài thông qua việc viện trợ vốn không hoàn lại,
hoàn lại hoặc cho vay vốn lãi suất thấp của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho
chính phủ và nhân dân các nước cần viện trợ.

2.2.5. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật như : Luật quốc gia (luật của nước
người bán và luật của nước người mua), Luật quốc tế (các công ước , điều ước quốc
tế có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế) ; Tập quán thương mại quốc
tế,.. Tuy

-6-
nhiên, không phải mọi tập quán đều được chấp nhận mà phải thỏa mãn các điều
kiện sau :

 Là tập quán duy nhất tại nơi đó


 Được mọi người chấp nhận
 Có nội dung rõ ràng

Xuất phát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp
đồng của mình. Tất nhiên việc chọn luật phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, và
trong một số trường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định của pháp luật
quốc gia khi nó liên quan đến các vấn đề chẳng hạn như bảo lưu trật tự công cộng

Việc trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nằm
trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau không chỉ có nghĩa các bên nằm trên lãnh
thổ của các nước khác nhau mà còn có nghĩa là các bên liên quan đến các hệ thống
pháp luật khác nhau. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia trong công pháp quốc tế, khi
một quan hệ (dân sự có yếu tố nước ngoài) liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì về
nguyên tắc có bấy nhiêu hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ đó. Trong khi đó mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật
riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.
Từ đó dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay
nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ
pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Bên cạnh đó hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc
tế, hoặc/và các đạo luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên điều cần
nhấn mạnh ở đây là mối quan hệ thì chỉ có thể áp dụng một hệ thống pháp luật để
điều chỉnh mà thôi. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp
luật để áp dụng điều chỉnh quan hệ đó.

Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy
tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp
đồng khi cần thiết.

3. Các yêu cầu đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.1. Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc
Cụ thể người xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải nắm vững:

-7-
 Luật của nước người mua, nước người bán.
 Các luật và các tập quán có liên đến mua bán hàng hóa quốc tế như:
Incoterms, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
UCP-DC,...

*Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, còn được
gọi là Công ước Vienna 1980, là một công ước quốc tế về việc thống nhất và điều
chỉnh các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này được ban
hành nhằm tạo ra một khung pháp lý chung cho việc thương mại quốc tế và đảm
bảo tính công bằng và rõ ràng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa. Công ước Vienna 1980 đã được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận và
áp dụng. Nó tạo ra một khung pháp lý chung cho việc mua bán hàng hóa trên thị
trường quốc tế và đảm bảo tính nhất quán và rõ ràng trong việc ký kết và thực hiện
các hợp đồng mua bán. Công ước này cũng đã góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy và phát triển thương mại quốc tế.

*UCP (từ viết tắt của cụm từ The Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits) là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được
Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách
nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín
dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

UCP điều chỉnh không chỉ từ các ngân hàng mà là tất cả các bên liên quan
đến giao dịch LC. Cụ thể:

o Các ngân hàng (NHPH, NHTB, NHXN, NHCK...).


o Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
o Các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm...).
 Luật Thương mại của Việt Nam ban hành ngày 16/04/2005 và các văn phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005 khác.

3.2. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp


Chủ thể của hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ,
trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng
phải hợp pháp, tức là phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Phải là thương nhân hợp pháp có quyền kinh doanh theo luật định (trong
trường hợp chủ thể tham gia hợp đồng là thương nhân)

-8-
 Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện hợp
pháp cho mỗi bên, trường hợp người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ
bằng văn bản của người đại diện hợp pháp.

3.3. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp


Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Điều
11 và Điều 6 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Còn ở
Việt Nam, tại Điều 27 của Luật thương mại 2005, Hợp đồng mua bán hàng hóa
được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Việc áp dụng hình thức nào đã được trình bày ở phần trước.

3.4. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp


Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều kiện mua bán mà các bên đã
thảo thuận. Để thương thảo hợp đồng được tốt, cần phải nắm vững các điều kiện
thương mại quốc tế, chỉ cần một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc
vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại với các bên ký hợp đồng, dẫn đến
những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Vì vậy, để
hợp đồng hợp pháp thì nội dung cần được thể hiện trên hai vấn đề:

 Nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ.
 Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện
hành của nước người bán, nước người mua và trái với tập quán buôn bán
quốc tế.

Luật Việt Nam quy định, nội dung của hợp đồng phải có ít nhất 6 điều
khoản: Tên hàng - Số lượng - Quy cách - Giá cả - Thời gian và địa điểm giao hàng -
Phương thức thanh toán.

3.5. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới
có hiệu lực

4. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


Có thể phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo ba tiêu thức

4.1. Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng
 Hợp đồng ngắn hạn: là những hợp đồng có thời gian thực hiện dưới 1 năm
và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa
hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.

-9-
 Hợp đồng dài hạn: Là loại hợp đồng có thời gian thực hiện lâu dài thường
là trên 1 năm và trong thời gian đó việc giao hàng hoặc thanh toán được tiến
hành làm nhiều lần.

4.2. Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
 Hợp đồng xuất khẩu: là một hợp đồng bán hàng cho người mua có trụ sở
kinh doanh ở nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng nhằm thực hiện việc
chuyển hàng hóa đó ra nước ngoài đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hóa
đó sang cho người mua.
 Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của người bán có trụ sở kinh
doanh ở nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng rồi đưa hàng hóa đó vào
nước của người mua nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong
nước.
 Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước
kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước.
 Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình
sản sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.
 Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong
nước nhập nguyên liệu từ nước ngoài để lắp ráp, gia công hoặc chế biến
thành sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không được tiêu thụ trong nước.

Ngoài ra, còn có những loại hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh
xuất - nhập khẩu như: hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xuất - nhập
khẩu ủy thác,...

4.3. Phân loại theo hình thức hợp đồng


Theo hình thức có ba loại hợp đồng: Hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng bằng
miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên.

 Hợp đồng bằng văn bản: là một hình thức hợp đồng trong đó các điều
khoản và ý chí của các bên được thể hiện một cách rõ ràng thông qua văn
bản. So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu
điểm hơn như: an toàn, toàn diện, rõ ràng, dễ dàng kiểm soát tính chặt chẽ và
hợp pháp của hợp đồng.
 Hợp đồng bằng miệng: là loại hợp đồng được thỏa thuận và đồng ý thông
qua giao tiếp bằng lời nói mà không được viết ra.

Ví dụ: A là một công ty ở Việt Nam, chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo. B là
một công ty ở Thái Lan, chuyên nhập khẩu và phân phối gạo. A và B đã giao dịch
- 10 -
với

- 11 -
nhau nhiều lần trước đây, và đã tạo được lòng tin và uy tín. Một ngày, A gọi điện
thoại cho B và đề nghị bán cho B 100 tấn gạo với giá 500 USD/tấn, giao hàng CIF
Bangkok, thanh toán bằng L/C trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng. B đồng ý
với đề nghị của A và hứa sẽ gửi L/C cho A trong vòng 10 ngày. Hai bên đã giao kết
một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng lời nói.

 Hợp đồng mặc nhiên: Hợp đồng mặc nhiên là một loại hợp đồng không
được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói, mà được suy ra từ hành vi
hoặc tình huống của các bên.

Ví dụ: Khi bạn mua hàng trên một trang web quốc tế, bạn đã mặc nhiên giao
kết một hợp đồng với người bán hàng ở nước ngoài, theo đó bạn có nghĩa vụ thanh
toán tiền hàng, nhận hàng và người bán có nghĩa vụ gửi hàng, bảo hành và chịu
trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

Công ước Viên 1980 cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình
thức trên để ký kết hợp đồng.

Theo Điều 11 Công ước Viên 1980 mà Việt Nam tham gia có quy định:

“Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn
bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng
có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.”

Tuy nhiên, khi tham gia vào công nước này, Việt Nam đã bảo lưu Quy định
về hình thức hợp đồng nêu tại Điều 11 tại Công ước này. (Theo điều 12 Của Công
ước Viên 1980)

Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên
ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế
nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy
định trong điều ước quốc tế.

- 12 -
5. Bố cục của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thông thường, một văn bản hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm những nội
dung chính như sau:

- 13 -
(1). Phần mở đầu

Phần này có thể bao gồm các nội dung như:

 Tên hợp đồng: thường là “Contract”, “Sale Contract”...


 Số và ký hiệu hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương thường được mang số và ký
hiệu do bên lập hợp đồng cho. Đây là nội dung không bắt buộc và người ta
có thể tự do đánh số miễn sao có thể hiểu được và phân biệt được với những
hợp đồng khác.
 Địa điểm và thời gian ký kết hợp đồng: Chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký
của cả hai bên mua bán và được cho số, ký hiệu đầy đủ. Đây là nội dung bắt
buộc của hợp đồng. Vì địa điểm nói lên luật điều chỉnh của hợp đồng còn
ngày tháng ký kết nói lên thời gian phát sinh hiệu lực hợp đồng.

(2). Phần những thông tin về chủ thể hợp đồng

Phần thông tin về các chủ thể là điều kiện bắt buộc của hợp đồng ví nó xác
định ai có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, các thông tin
về các bên trong hợp đồng phải được ghi giống như giấy đăng ký kinh doanh và
không được dịch sang ngôn ngữ khác.

Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải được nêu đầy đủ các nội dung như sau:

 Tên đơn vị: Nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
 Địa chỉ đơn vị: Nêu đầy đủ số nhà, tên đường phố, tỉnh thành phố và tên
quốc gia
 Các số máy: Fax, Telex, Phone, địa chỉ Email và Website nếu có.

- 14 -
 Người đại diện ký kết hợp đồng: Cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại
diện trong đơn vị.

(3). Phần nội dung chính

Thông thường nội dung của hợp đồng ngoại thương có thể bao gồm 12 điều
khoản sau:

 Điều khoản tên hàng (Commodity)


 Điều khoản phẩm chất (Quality or Specification)
 Điều khoản số lượng (Quantity)
 Điều khoản giá cả (Price)
 Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery)
 Điều khoản thanh toán (Payment)
 Điều khoản bao bì (Packing and Marking)
 Điều kiện bảo hành (Warranty)
- 15 -
 Điều khoản khiếu nại (Claim)
 Điều khoản về trường hợp miễn trách
 Điều khoản trọng tài (Arbitration)
 Điều khoản về vận tải

Trong những điều khoản kể trên, các điều khoản về: tên hàng, phẩm chất, số
lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán được xem là những điều khoản chủ yếu, không
thể thiếu đối với một hợp đồng ngoại thương hợp pháp.

Điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong
hợp đồng, các điều khoản này đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của hợp đồng.

(4). Phần cuối của hợp đồng

- 16 -
Thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:

 Số lượng bản hợp đồng được thành lập, số bản mỗi bên nắm dữ.
 Hợp đồng thuộc loại hình thức nào.
 Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng.
 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
 Lưu ý trong trường hợp có bổ sung hoặc sửa đổi hợp đồng.
 Chữ ký, tên, đóng dấu, chức vụ của người đại diện mỗi bên; với bên Việt
Nam chữ ký còn phải đóng dấu tròn mới có giá trị

II. CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ

Điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được chia thành 2
nhóm là: các điều khoản bắt buộc và các điều khoản tùy nghi.

Điều khoản bắt buộc là những điều khoản không thể thiếu được đối với
mỗi loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng
không thể giao kết được. Những điều khoản bắt buộc được xem là cái sườn đề cập
đến đối tượng giao kết của hợp đồng. Các điều khoản bắt buộc xác định nội dung
chủ yếu của hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều đó thì hợp đồng
không thể giao kết được. Điều khoản bắt buộc bao gồm các diều khoản sau đây:
điều khoản tên hàng, điều khoản phẩm chất, điều khoản số lượng, điều khoản giá
cả, điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán.

Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà khi giao kết hợp đồng, các
bên còn có thể thỏa thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho
nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong
quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này có thể kể đến như: điều khoản
bao bì, điều khoản bảo hành, điều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng, điều
khoản trọng tài,…

- 17 -
II.1 CÁC ĐIỀU KHOẢN BẮT BUỘC

1. Điều khoản về tên hàng (Commodity)


Là điều khoản bắt buộc theo luật của tất cả các quốc gia nhằm xác định mặt
hàng nào là đối tượng trao đổi để hai bên mua bán hiểu thống nhất với nhau.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nhiều cách ghi tên
hàng. Song, thông thường khi quy định tên hàng, người ta kết hợp các cách ghi trên
đây sao cho có thể nói lên chính xác đối tượng mua, bán, trao đổi.

Điều khoản về tên hàng nhằm mục đích giúp các bên xác định được loại hàng cần
mua bán, do đó điều khoản phải được diễn tả thật chính xác.

 Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng


 Dễ bị hiểu nhầm
 Thường gắn với mục tiêu của hợp đồng
 Phải quy định, diễn tả thật chính xác về tên hàng

Người bán và người mua có thể dùng các cách sau để quy định về tên hàng:

+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường và tên khoa học trong trường hợp
các hàng hóa là hóa chất, dược phẩm, giống cây …

Vd:

- Hóa chất: Dung dịch axit sulfuric 98%

Tên thông thường: Axít sulfuric đặc

Tên khoa học: Acidum sulfuricum

+ Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, nếu đó là thương
hiệu quen thuộc với khách hàng tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Nước
mắm Phú Quốc, Cà phê Buôn Mê Thuột, chè Thái Nguyên …

+ Ghi tên hàng kèm với quy cách chính của hàng hóa đó, ví dụ: Xe tải nhẹ
3.5 tấn, xe du lịch 4 chỗ ngồi…

+ Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó, đặc biệt áp dụng với những
sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín, vd: Bia Heineken, Giày Adidas, Xe
máy Honda…

- 18 -
+ Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng. Ví dụ: xe nâng hàng, máy thổi
chai nhựa, lưỡi cưa để cưa gỗ có đầu …

+ Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó. Ví dụ: bia Tiger, bột giặt Omo,
sữa Nestle…

+ Ghi tên hàng kèm theo mã số hàng trong danh mục hàng hóa thống nhất –
danh mục hàng hoá dựa trên công ước HS (Công ước của LHQ về Hệ thống hài hoà
mô tả và mã hoá hàng hoá). Ví dụ: Ngựa sống (nhóm 01.01), Lông ngựa (nhóm
05.03), Ngựa để làm xiếc (nhóm 95.08)…

+ Ghi hỗn hợp, vd: Gạo trắng 5% tấm vụ hè thu, Gạo 5% tấm đã đánh bóng
miền Bắc Việt Nam vụ mùa 2011-2012
2. Điều khoản về chất lượng/phẩm chất (Quality / Specification)
Chất lượng là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hóa mua bán như tính
năng, tác dụng, công suất, hiệu suất,... của hàng hóa đó. Chất lượng hàng được
nhiều nước sử dụng như một chiến lược cạnh tranh phi giá cả của hoạt động thương
mại. Trong hợp đồng mua bán, chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán đàm phán về
giao nhận hàng và quyết định mức giá cả của hàng. Nếu chất lượng không phù hợp
với thỏa thuận, người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại, sửa chữa, thay thế
hàng đến mức có thể từ chối nhận hàng và hủy bỏ hợp đồng.

Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và thương mại quốc tế đã tạo điều kiện
để người tiêu dùng không chỉ đánh giá chất lượng chung của hàng hóa, mà còn phải
đánh giá hệ thống chất lượng của doanh nghiệp sản xuất trong buôn bán quốc tế
hiện nay. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đặt ra tiêu chuẩn ISO 9000 là những tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa và bảo đảm chất lượng hàng hóa đó nhằm thích ứng nhu
cầu buôn bán quốc tế.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ
giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và
vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. ISO 9000 được duy trì bởi tổ
chức Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), là tổ chức đang được hoạt động dựa
trên giấy chứng nhận quyền công nhận tiêu chuẩn này. Sau nhiều lần được xem xét
và thay đổi, hiện nay Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn chính sau:

- 19 -
+ ISO 9000:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. Tiêu
chuẩn này cung cấp các nguyên tắc cơ bản và các định nghĩa về quản lý chất lượng.
Nó giúp các tổ chức hiểu và áp dụng các khái niệm quan trọng liên quan đến chất
lượng và quản lý chất lượng.

+ ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Tiêu chuẩn
này là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và chứa các yêu cầu
cụ thể mà một tổ chức cần tuân thủ để đạt được chứng nhận ISO 9001. Tiêu chuẩn
này bao gồm các yêu cầu về quy trình, tài liệu, cung cấp dịch vụ, đảm bảo chất
lượng và cải thiện liên tục.

+ ISO 9004:2018: Quản lý chất lượng - Chất lượng của một tổ chức - Hướng
dẫn để đạt được thành công bền vững. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc
cải thiện hiệu suất tổ chức thông qua quản lý chất lượng. Nó đưa ra các nguyên tắc
và phương pháp để tổ chức nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu suất tổ
chức.

+ ISO 19011:2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này
cung cấp hướng dẫn về việc thực hiện các kiểm tra nội bộ và ngoài của hệ thống
quản lý, bao gồm hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn lao động và sức
khỏe nghề nghiệp.

Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, có giấy chứng nhận của hệ thống
chất lượng này là biện pháp nâng cao cạnh tranh bằng kỹ thuật, nâng cao chất lượng
và hiệu quả của kinh doanh xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, điều khoản chất lượng rất
khó xác định vì những hàng hóa khác nhau đòi hỏi những chỉ tiêu chất lượng hàng
hóa khác nhau.

Điều khoản về phẩm chất là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng
hóa bao gồm tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của
hàng hóa.

 Là điều khoản bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng.


 Có nhiều cách quy định chất lượng hàng khác nhau
 Là điều khoản dễ gây tranh chấp

=> Nên quy định cụ thể, rõ ràng về chất lượng, quy cách, phẩm chất … của hàng hóa

- 20 -
2.1. Các phương pháp quy định phẩm chất
Dưới đây là một số các diễn đạt phổ biến về phẩm chất hàng hóa trong hợp
đồng. Thông thường phẩm chất hàng hóa được quy định theo cách kết hợp các quy
định với nhau để nói lên chính xác mặt chất của đối tượng – hàng hóa mua bán:

i. Dựa vào mẫu hàng:

Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một
số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó.

Cách thức tiến hành: người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu
người mua đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho
trung gian, một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Lưu ý:

- Mẫu thông thường không tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao
hoặc số lượng mẫu quá lớn.

- Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau:

+ Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số . . . và ngược lại trên hợp đồng ghi
mẫu theo mẫu số . . . đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày ... Mẫu là
một phụ kiện không tách rời của hợp đồng.

+ Trong hợp đồng có hai cách ghi:

 Y hệt như mẫu (As per sample): Trong trường hợp này, hợp đồng xác định
rằng sản phẩm cần phải giống chính xác với mẫu đã được thỏa thuận trước
đó. Điều này có nghĩa là sản phẩm phải đạt được chất lượng, kích thước,
màu sắc và các đặc điểm khác nhau như trong mẫu đã được xác định.

Ví dụ: "Hàng hóa phải được cung cấp theo hợp đồng, và chất lượng của hàng hóa
phải y hệt như mẫu đã được xác định trong tài liệu số 12345 ngày 01/01/2023."

 Khoảng như mẫu (About as per sample) : Trong trường hợp này, hợp đồng
cho phép một số sự biến đổi nhỏ, nhưng sản phẩm vẫn phải gần giống với
mẫu đã được thỏa thuận. Điều này có nghĩa là có thể có một số sự biến đổi
về kích thước, màu sắc, hoặc chất lượng nhưng không nhiều.

Ví dụ: "Sản phẩm cung cấp phải có chất lượng khoảng như mẫu đã được thỏa
thuận trong tài liệu số 777 ngày 01/01/2023, có thể có sự biến đổi nhỏ trong màu

- 21 -
sắc hoặc

- 22 -
kích thước nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoặc tính năng
của sản phẩm."

+ Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho
đến khi hết hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không tranh chấp).
Còn nếu có tranh chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong.

Phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào mẫu hàng chỉ áp dụng
cho những hàng hóa phẩm chất ít biến đổi bởi môi trường bên ngoài. Ví dụ thường
được áp dụng cho các hợp đồng mua bán gạo, cà phê, lạc nhân, quặng …

ii. Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp:

Tiêu chuẩn là một tài liệu do một cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó
có các quy định về đánh giá phẩm chất hàng, phương pháp sản xuất đóng gói…. Ví
dụ để mô tả phẩm chất mặt hàng máy giặt, ta cần đưa ra một mức tiêu chuẩn của
mặt hàng này như là: Số hiệu tiêu chuẩn: TCVN 8526:2010; tên tiêu chuẩn: Máy
giặt gia dụng.

Phẩm cấp một cách quy định phẩm chất nhưng chất lượng hàng hóa trong
những giai đoạn khác nhau cũng có những sai lệch với nhau. Ví dụ: TCVN về phẩm
cấp gạo có các loại: Gạo 5% tấm, Gạo 10% tấm, Gạo 20% tấm, Gạo 25% tấm…

Lưu ý:

- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu
chuẩn có thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ
người, nơi, năm ban hành tiêu chuẩn).

- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.

- Ðã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ và cần ghi chính
xác số hiệu tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó. Ví dụ: Xi
măng Việt Nam mác P.400 theo TCNN 2235/77.

iii. Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa:

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được khắc, in trên hàng hoá
hay trên bao bì hàng hoá để phân biệt hàng hoá nơi sản xuất này với nơi sản xuất

- 23 -
khác. Mỗi

- 24 -
nhãn hiệu, đặc biệt là những nhãn hiệu có uy tín cao, sẽ có một chất lượng sản phẩm
khác nhau, ngay khi cùng một loại hàng hoá, thậm chí giá cũng khác nhau.

Vì thế, khi mua bán chỉ cần dựa vào nhãn hiệu đó cũng đã xác định được
chất lượng hàng hoá. Ví dụ các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng như chè Lipton, áo sơ
mi Pierre Cardin, xe máy Piaggio… Tuy nhiên các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới
thường hay bị làm giả nhất.

Lưu ý:

 Nhãn hiệu đã đăng ký chưa ?


 Ðược đăng ký ở thị trường nào ? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường
mua sản phẩm chưa?
 Cần ghi năm sản xuất, series sản xuất và đợt sản xuất của sản phẩm vì
những sản phẩm được sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể có chất
lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau.
 Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.
iv. Dựa vào tài liệu kỹ thuật:

Đây là phương pháp thường áp dụng cho máy móc thiết bị, hàng công
nghiệp… Đi kèm với hợp đồng mua bán hàng hoá thường là các tài liệu kỹ thuật
như bảng thuyết minh, catalogue, chỉ dẫn lắp đặt và hướng dẫn vận hành. Tài liệu
kỹ thuật thuộc bản quyền người bán, vì vậy người mua không được thay đổi, sửa
chữa.

Người ta thường ký và đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài
liệu kỹ thuật đó là bộ phận không tách rời hợp đồng. Trong hợp đồng khi thỏa thuận
các bên phải làm rõ: các thông số kỹ thuật, ngôn ngữ của tài liệu kỹ thuật, loại tài
liệu, quyền của các bên đối với tài liệu kỹ thuật…

v. Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng:

Hàm lượng của chất trong hàng hoá có thể chia làm hai loại: Chất có ích và
chất không có ích. Chất có ích thường được quy định hàm lượng (%) min. Chất
không có ích thường được quy định hàm lượng (%) max. Cách quy định này thường
được áp dụng khi buôn bán nông sản, khoáng sản, thực phẩm chế biến, hoá chất…

Ví dụ: Phẩm chất gạo xuất khẩu 25% tấm quy định như sau:

+ Độ ẩm tối đa 14% (moisture max 14%)

+ Tạp chất tối đa 0,5% (foreign matter max 0,5%)


- 25 -
+ Hạt vỡ tối đa 25% (broken bean max 25%)

+ Hạt nguyên tối thiểu 40% (standard bean min 40%)

+ Hạt hư không quá 2% (damaged grain max 2%)

+ Hạt bạc bụng không quá 8% (chalky grain max 8%)

+ Hạt đỏ không quá 4% (red bean max 4%)

Khi ký hợp đồng xác định phẩm chất theo hàm lượng các chất có trong hàng,
người mua, người bán phải quy định cụ thể:

 Tỷ lệ các chất có ích, chất có hại


 Phương pháp xác định
 Mức độ thưởng phạt do các chất có ích hay có hại tăng lên hoặc giảm đi
vi. Dựa vào hiện trạng hàng hóa:

Đây là phương pháp được hiểu là hàng có như thế thì giao như thế (As it sale
– arrive sale – có sao bán vậy), sau khi nhận hàng người mua không được quyền
khiếu nại về phẩm chất hàng hóa. Vì vậy, người mua phải chịu rủi ro, hư hại về
hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Trong hợp đồng thường dùng cụm từ: as it is
hoặc as it sale.

Xác định chất lượng theo phương pháp này thường được áp dụng cho các
hợp đồng mua bán đồ cũ, đồ phế thải, phế liệu, phế phẩm…hoặc hàng hóa bị hư hại
khi chuyên chở, người mua không nhận hàng, người bán hủy hợp đồng và tuyên bố
bán.

vii. Dựa vào dung trọng hàng hóa

Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị thể tích
hàng hóa. Nó phản ánh phẩm chất của hàng hóa: tính chất vật lý, hình dạng, kích cỡ,
trọng lượng, tỷ trọng tạp chất của hàng hóa… và độ chắc của hàng hóa. Phương
pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt hàng ngũ cốc, lương thực, thường được
sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả. Ví dụ : Hạt tiêu trắng dung trọng 550g/ml

viii. Dựa vào sự xem hàng trước

(hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”): Là một phương pháp mà người mua và
người bán thỏa thuận để kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận. Tùy theo hợp đồng
đã ký, phải có người mua xem hàng hóa và đồng ý thì lúc đó hợp đồng mới có hiệu
lực. Sau khi giao hàng người mua sẽ không được quyền khiếu nại về quy cách phẩm
- 26 -
chất của hàng hóa trừ khi chứng minh được người bán gian trá... Phương pháp này
áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ …hoặc mua tại kho của
người bán.

ix. Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên
liệu mà chất lượng của chúng khó tiêu chuẩn hóa. Trên thị trường thế giới, thường
dùng một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ. Đây là những cách xác định
phẩm chất thiếu chính xác nên ít được dùng.

+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): Người bán hàng
từ một cảng nhất định phải giao theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình
quân của loại hàng đó vẫn thường được gửi từ cảng đó, trong một thời kỳ nhất định
(năm, quý, vụ…).

+ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): Người bán
phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một
khách mua bình thường, sau khi xem xét đầy đủ có thể mua được.

x. Dựa vào quy cách hàng hóa:

Quy cách là những chi tiết về mặt chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng
lượng … của một hàng hóa. Thường dùng trong mua bán các thiết bị, máy móc,
công cụ vận tải …

Ví dụ: Quy cách của một chiếc xe máy Honda Click bao gồm các thông số kỹ thuật
của xe như sau:

+Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, cam đơn, làm mát bằng dung dịch

+Dung tích xy lanh: 108 cc

+Tỷ số nén: 11:1

+Công suất tối đa: 6.7 kw/7500 rpm

+Mô men cực đại: 9.2 Nm/5500 rpm

xi. Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa:

Là một phương pháp mà người mua và người bán thỏa thuận về chất lượng
hàng hóa dựa vào tỷ lệ hoặc khối lượng của sản phẩm cuối cùng mà hàng hóa đó có
thể tạo ra. Phương pháp này thường được áp dụng cho những mặt hàng là nguyên
- 27 -
liệu

- 28 -
để sản xuất hoặc chế biến các sản phẩm khác, như nông sản, hóa chất, khoáng sản…
Ví dụ: Số lượng dầu lấy được từ những loại hạt có dầu như đỗ tương, vừng, lạc …
sẽ quyết định chất lượng của những loại hạt có dầu đó, hoặc số lượng len lấy được
từ lông cừu sẽ quyết định chất lượng của lông cừu đó …

xii. Dựa vào sự mô tả hàng hóa

Theo phương pháp này, trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình
dạng, màu sắc, kích cỡ, thông dụng hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất của hàng hóa.
Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thông
thường nó được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Lưu ý: Việc lựa chọn các phương pháp quy định phẩm chất tùy thuộc vào:

 Tính chất của hàng hóa


 Tập quán mua bán của từng ngành hàng
 Tùy thuộc vào các phương thức giao dịch
 Sự tương quan lực lượng giữa các bên trong hợp đồng

Ví dụ:

Mô tả chi tiết sản phẩm đèn trần LED:

+ Hình dạng: Vuông, với kích thước 60cm x 60cm.

+ Màu sắc: Ánh sáng trắng ấm (3000K).

+ Công suất: 36 watt.

+ Thông dụng: Sản phẩm được thiết kế để lắp đặt trên trần nhà dân dụng
hoặc thương mại.

2.2 Địa điểm, người kiểm tra, giấy tờ chứng minh


Địa điểm kiểm tra phẩm chất

Trong thương mại quốc tế, phẩm chất hàng hóa thường được kiểm tra tại một
trong ba địa điểm sau đây:

– Cơ sở sản xuất hàng, tại đây có thể có đại diện của người mua hoặc không.
Trong trường hợp đại diện của người mua tham gia thì hợp đồng hai bên phải quy
định thêm những vấn đề khác có liên quan: chi phí đi lại, ăn ở, trách nhiệm của
người đại diện,… Việc quy định này phải phù hợp với các điều kiện thương mại
quốc tế như: EXW, FCA, CPT,...
- 29 -
– Tại địa điểm giao nhận hàng, cách này thường được áp dụng trong mua bán
ngoại thương. Tuy nhiên việc quy định này phải phù hợp với các điều kiện thương
mại quốc tế Incoterms: DAP, DPU, DDP,…

– Tại nơi sử dụng hàng hóa, thường áp dụng khi mua bán các loại máy móc
thiết bị, dây chuyền sản xuất,…Khi đó chất lượng hàng hóa sẽ được đánh giá bởi
các biên bản nghiệm thu, chạy thử,… Việc quy định phải phù hợp với các điều kiện
thương mại quốc tế: CIP, DDP, DPU,...

Người kiểm tra

Trong thương mại quốc tế kiểm tra phẩm chất thường do:

 Người sản xuất thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các
quốc gia.
 Do công ty giám định thực hiện theo sự ủy thác, thuê mua dịch vụ của các bên.

Giấy tờ chứng minh

Trong mua bán quốc tế, thường gặp các loại giấy chứng nhận phẩm chất khác
nhau.

+ Giấy chứng nhận phẩm chất có tính chất sơ bộ. Nếu cấp giấy này người
mua có quyền kiểm tra lại hàng hóa, kết quả kiểm tra lại sẽ làm cơ sở để thanh toán
tiền hàng

Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán gạo giữa Việt Nam và Philippines, người bán
cung cấp giấy chứng nhận phẩm chất do Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia (NIR) cấp,
xác nhận rằng gạo có độ ẩm không quá 14%, tỷ lệ tấm không quá 5%, tỷ lệ hạt nếp
không quá 1%… Người mua có thể sử dụng giấy chứng nhận này để làm thủ tục
nhập khẩu, nhưng khi nhận hàng, người mua vẫn có thể kiểm tra lại gạo theo các
tiêu chuẩn của Philippines và nếu phát hiện ra gạo không đạt yêu cầu, người mua
có thể từ chối thanh toán hoặc yêu cầu giảm giá, đổi hàng hoặc bồi thường

Một số loại giấy chứng nhận phẩm chất có tính chất sơ bộ là:

 Giấy chứng nhận phẩm chất do người bán cấp: Đây là loại giấy chứng nhận
được cấp bởi người bán hoặc một tổ chức kiểm tra do người bán chỉ định, để
xác nhận rằng hàng hóa đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn hoặc quy định
đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- 30 -
 Giấy chứng nhận phẩm chất do cơ quan kiểm định quốc tế cấp: Đây là loại
giấy chứng nhận được cấp bởi một tổ chức kiểm định quốc tế độc lập và uy
tín, được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, để xác nhận rằng hàng hóa đã
được kiểm tra theo các t iêu chuẩn quốc tế hoặc theo các tiêu chuẩn của
nước nhập khẩu. Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý cao hơn so với giấy
chứng nhận do người bán cấp, nhưng vẫn có thể bị tranh chấp nếu có sự khác
biệt giữa kết quả kiểm tra của tổ chức kiểm định và kết quả kiểm tra của
người mua
 Giấy chứng nhận phẩm chất theo các hiệp định thương mại: Đây là loại giấy
chứng nhận được cấp theo các hiệp định thương mại quốc tế hoặc khu vực
mà hai bên tham gia, để xác nhận rằng hàng hóa đã được kiểm tra theo các
tiêu chuẩn hoặc quy định của hiệp định đó. Giấy chứng nhận này có giá trị
pháp lý cao nhất và không thể bị tranh chấp nếu hai bên tuân thủ các điều
khoản của hiệp định. Ví dụ, có các loại giấy chứng nhận phẩm chất theo các
hiệp định thương mại sau: CO form A (ASEAN - Hàn Quốc), CO form B
(Việt Nam - Hàn Quốc), CO form AJ (ASEAN - Nhật Bản), CO form VJ (Việt
Nam - Nhật Bản), CO form AI (ASEAN - Ấn Độ), CO form AANZ (ASEAN -
Australia - New Zealand), CO form VC (Việt Nam - Chile),...

+ Giấy chứng nhận phẩm chất có giá trị pháp lý cuối cùng. Nếu cấp giấy này,
người mua sẽ mất quyền khiếu nại, trừ khi người mua chứng minh được người bán
có lỗi.

Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán dầu thô giữa Saudi Arabia và Nhật Bản, người
bán yêu cầu người mua phải thanh toán tiền hàng theo giấy chứng nhận phẩm chất
do SGS (một công ty kiểm tra hàng đầu thế giới) cấp, xác nhận rằng dầu thô có độ
nhớt, độ lắng, tỷ trọng… theo các tiêu chuẩn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người
mua không được phép kiểm tra lại dầu thô khi nhận hàng và phải tuân theo kết quả
của SGS.

Một số loại giấy chứng nhận phẩm chất có giá trị pháp lý cuối cùng là:

 Giấy chứng nhận hợp quy: Đây là loại giấy chứng nhận được cấp bởi một
tổ chức kiểm định quốc tế độc lập và uy tín, được hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng, để xác nhận rằng hàng hóa đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật tương ứng, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của
Nhà nước.
 Giấy chứng nhận theo các hiệp định thương mại: Đây là loại giấy chứng
nhận được cấp theo các hiệp định thương mại quốc tế hoặc khu vực mà hai
- 31 -
bên tham gia, để xác nhận rằng hàng hóa đã được kiểm tra theo các tiêu
chuẩn hoặc quy định của hiệp định đó.
 Giấy cam kết: Đây là loại giấy tờ do người bán hoặc người mua tự viết ra để
cam kết về chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Giấy cam kết có giá trị pháp lý
nếu người viết có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao
dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và
người viết hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, giấy cam kết có thể bị tranh chấp
nếu có sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra của người viết và người nhận hoặc
nếu có sự gian lận hoặc sai sót trong quá trình viết hoặc giao nhận giấy cam
kết.
 Giấy kiểm tra độ an toàn: Đây là loại giấy tờ do một tổ chức kiểm tra an
toàn cấp, để xác nhận rằng hàng hóa, sản phẩm đã được kiểm tra theo các
tiêu chuẩn an toàn tương ứng. Giấy kiểm tra độ an toàn có giá trị pháp lý
cuối cùng nếu tổ chức kiểm tra an toàn là một tổ chức uy tín và được hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, có các loại giấy kiểm tra độ an toàn sau:
NIFC (National Institute of Fire and Safety Certification), UL (Underwriters
Laboratories), CE (Conformité Européenne) và một số loại khác.

3. Điều khoản số lượng (Quantity)


3.1. Đơn vị tính số lượng
Đơn vị tính số lượng được các bên quan tâm nhiều vì trên thị trường thế giới
có hai hệ thống đo lường quốc tế: Hệ thống đo lường mét hệ, hệ thống đo lường
Anh – Mỹ. Mặt khác trong cùng một hệ thống đo lường, cùng một đơn vị đo lường
nhưng khi mua bán các hàng hóa khác nhau cũng được đo lường khác nhau. Đôi khi
một đơn vị đo lường nhưng ở các nước khác nhau thì cũng được hiểu khác nhau. Ví
dụ 1 bao bông ở Braxin có khối lượng là 180kg, ở Ai Cập là 330kg

Hệ đo lường mét hệ

Hệ đo lường này được sử dụng ở các nước lục địa Châu u và các nước thuộc
địa của các nước này trước đây ( Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Việt Nam,
Lào,…). (hệ đo lường quốc tế, hệ đo lường SI - International System of Units, trong
tiếng Pháp là Système International d'unités) -1 hệ thống đo lường thống nhất được
sử dụng rộng rãi trên thế giới.

 Đơn vị đo chiều dài: mm, cm (100 mm), 1m (1000 mm), 1 km(1000 m),…
 Đơn vị đo diện tích: mm2, cm2 (100 mm2), m2 (1000 cm2), km2 (10.000
- 32 -
m2),…

- 33 -
 Đơn vị đo khối lượng: g, kg (1000g), tạ (100 kg), tấn (1000 kg)…

Hệ đo lường Anh – Mỹ

Hệ đo lường này được sử dụng cho các nước Anh, Mỹ, Hồng Kông,
Singapore,..

 Đơn vị đo chiều dài: inch ( = 2.54cm), foot (=12 inches = 0.304m), yard (=3
feet = 0,914m), mile (=1, 609km).
 Đơn vị đo diện tích: Square inch (6,4516 cm2), Square foot (2,2903 dm2),
Square yard (0.836 m2).
 Đơn vị đo khối lượng: Grain (0,0648g), Dram (1,772g), Ounce, Short ton
(907,184kg), Long ton (1.016,047 kg), Pound (453,59 g).
 Đơn vị tính số lượng tập hợp tá: Tá (12 cái), Gross (12 tá), hội, đôi,…

Lưu ý:

 Cách thể hiện hệ đơn vị đo lường được sử dụng trong hợp đồng

Ví dụ

Hệ mét: 1 MT (metric – ton) = 1000 kg

Hệ Anh – Mỹ, 1 tấn mỹ – 1 ST (Short – ton) = 907,187 kg; 1 tấn Anh – 1 LT


(long – ton): 1.016,047 kg

 Cùng một đơn vị đo lường nhưng áp dụng với mỗi hàng hóa lại khác nhau

Ví dụ: 1 ounce (đối với hàng hóa thông thường = 31,1 gram; 1 ounce (đối
với vàng bạc) = 28,35 gram.

3.2. Phương pháp xác định số lượng


 Quy định số lượng cụ thể:

Cách quy định này thường dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc,
hàng hóa dễ cân đong đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ. Các bên quy định chính
xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay khi ký kết hợp đồng. Số lượng không
thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Các quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng các đơn vị
cái, chiếc, hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm
chính xác, hoặc mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa. (Ví dụ 100 chiếc xe ô tô Honda).

- 34 -
 Quy định số lượng phòng chừng:

Các bên có thể giao nhận hàng hóa theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số
lượng quy định trong hợp đồng. Khoảng chênh lệch này gọi là dung sai (Tolerance).
Các chữ cái thường dùng “about” (khoảng chừng); approximately (xấp xỉ); “more
less” (hơn kém), “Plus, minus” (cộng trừ); “from…to…”.

Thường dùng đối với việc mua bán các mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ
cốc, than, quặng, dầu mỏ … hay những mặt hàng có tỷ lệ hao hụt tự nhiên để thuận
tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận lợi cho việc thuê tàu, tránh được hao hụt
trong quá trình vận chuyển và sai số trong cân đo hàng hóa.

Hợp đồng quy định rõ ai có quyền lựa chọn dung sai, giá dung sai tính theo
giá thị trường khi giao hàng hay tính theo giá hợp đồng.

Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì áp dụng
phạm vi dung sai theo tập quán hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc
có dung sai: +-5%; cà phê: +- 3%, cao su: +-2.5%; gỗ: +-10%, máy thiết bị +-5%
trọng lượng hàng giao.

Ví dụ: Hợp đồng mua/bán 100MTs. Dung sai ghi +/- 5%. Có nghĩa là người
bán được quyền giao từ 95 MTs đến 105 MTs đều được. Dĩ nhiên, người bán giao
98 MTs thì người mua thanh toán 98 MTs, người bán giao 103 MTs thì người mua
thanh toán 103 MTs.

Tại sao dung sai cần thiết?

 Dung sai bảo vệ được người bán

Trong trường hợp dây chuyền sản xuất bị hỏng, người bán không thể giao đủ
số lượng 100 MTs, chỉ giao được 98 MTs, lúc này người mua không thể bắt người
bán đền bù thiệt hại do giao thiếu hàng.

Trong trường hợp người bán phải cố dùng hết nguyên liệu đầu vào, sản xuất
ra và giao hết 103 MTs, lúc này người mua buộc phải lấy 03 MTs giao dư và không
thể bắt người bán đền bù thiệt hại do giao thừa hàng ngoài dự kiến.

 Dung sai bảo vệ được người mua

Tương tự cách phân tích trên, nếu người bán giao hàng thiếu quá nhiều so
với 100 MTs, sẽ gây khó khăn cho người mua trong việc đáp ứng các đơn hàng với
khách hàng của họ (thậm chí phải đền bù hợp đồng). Do vậy, quy định dung sai
- 35 -
khiến người

- 36 -
bán thực hiện đúng/đủ trách nhiệm giao hàng của mình (trong khoản thiếu cho phép
mà thôi);

Tình huống khác, nếu người bán giao hàng dư quá nhiều so với 100 MTs, sẽ
đẩy người mua vào tính huống nhận hàng không mong muốn, chưa kể phát sinh các
chi phí lưu kho, hoặc tệ hơn là không biết bán lượng hàng thừa đi đâu. Do vậy, quy
định dung sai giúp người mua khống chế và kiểm soát được việc này (người bán chỉ
được giao thừa trong khoản cho phép mà thôi).

3.3 Địa điểm xác định số lượng và trọng lượng


Hợp đồng có thể quy định

 Trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng (trong lúc bốc - shipped weight).
Mọi rủi ro về lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển do người mua phải
chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do cơ quan kiểm định cấp ở cảng đi có
giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
 Trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến (trọng lượng dỡ - landed weight).
Mọi rủi ro về lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển do người bán phải
chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do cơ quan kiểm định cấp ở cảng đến có
giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
 Tỷ lệ miễn trừ (franchise): là tỷ lệ chênh lệch cho phép mà nếu người bán
giao hàng trong phạm vi tỷ lệ này thì không phải chịu trách nhiệm. Hay nói
cách khác, người bán được miễn trách nhiệm nếu mức hao hụt tự nhiên thấp
hơn tỷ lệ miễn trừ đã được quy định.

Có hai loại tỷ lệ miễn trừ:

 Miễn trừ có trừ: Khi xác định số lượng để thanh toán thì người ta có trừ đi tỷ
lệ miễn trừ
 Miễn trừ không trừ: Khi xác định số lượng để thanh toán thì người ta không
trừ đi tỷ lệ miễn trừ

*** Phân biệt dung sai và tỷ lệ miễn trừ

Tiêu chí Dung sai Tỷ lệ miễn trừ

- 37 -
Trường Số lượng hàng người bán
hợp sử giao không chính xác như Số lượng hàng người bán giao đến
dụng trên hợp đồng do nguyên người mua không đúng như trên hợp
nhân chủ quan đến từ người đồng do nguyên nhân khách quan (sự
sản xuất (do máy móc, thiết hao hụt tự nhiên của hàng hóa trong
bị, nguyên vật liệu) dẫn đến quá trình vận chuyển)
thiếu hoặc thừa hàng hóa

Áp dụng Số lượng hàng không nằm Số lượng hàng không nằm ngoài
ngoài khoảng cho phép thì khoảng cho phép thì đơn hàng vẫn
đơn hàng vẫn hợp lệ và hợp lệ và người mua vẫn phải thanh
người mua chỉ cần thanh toán giá trị theo như hợp đồng đã thỏa
toán giá trị đúng bằng phần thuận từ ban đầu (TLMT không trừ)
hàng mà mình nhận được hoặc trừ giá trị phần giao thiếu để
thanh toán (TLMT có trừ)

Thể Tolerance: +/-a% “Quantity at loading port is final


hiện quantity.” hay “Shortage of a% of
trên hợp weight is acceptable.”
đồng

Đối với dung sai, chỉ cần bạn giao hàng với tỷ lệ thiếu hụt hoặc dư thừa
không vượt quá con số ghi trên hợp đồng, thì vẫn hợp lệ. Đương nhiên, bạn giao
bao nhiêu hàng, thì bạn sẽ được thanh toán chừng đó.

Đối với hao hụt, một số mặt hàng do bản chất tự nhiên của hàng hóa nên
trong quá trình giao hàng sẽ bị hao hụt về trọng lượng, số lượng. Đối với những mặt
hàng này, người mua và người bán có thể tự quy định một tỷ lệ miễn trừ. Miễn trừ
(Franchise) là tỷ lệ hao hụt cho phép nếu bên bán giao hàng nằm trong tỷ lệ này sẽ
được miễn trách. Những mặt hàng thường có tỷ lệ miễn trừ là: xăng dầu. bóng đèn,
đồ tươi sống, …

Ví dụ:

Điều khoản số lượng ghi:

“100MTs = 1,000 bags of rice per container x 25kg per bag = 04×20’DC.
Tolerance: +/- 5%”
- 38 -
- 39 -
Số lượng hàng thực tế giao là 98 MTs, nằm trong tỷ lệ dung sai cho phép, vì
vậy người bán sẽ không bị phạt vi phạm hợp đồng. Đương nhiên, người mua sẽ chỉ
thanh toán cho người bán tiền hàng của 98 MTs gạo.

Một ví dụ khác, khi giao hàng hoa quả tươi, trong hợp đồng ghi rõ trọng
lượng hàng được giao là 100 MTs và quy định thêm: “Quantity at loading port is
final quantity.” hay “Shortage of 2% of weight is acceptable.” thì tại cảng đến, nếu
trọng lượng hàng là 98 MTs, người bán sẽ được hưởng tỷ lệ miễn trừ này và đương
nhiên vẫn được thanh toán toàn bộ tiền hàng như quy định trong hợp đồng

3.4. Cách xác định trọng lượng


Trọng lượng cả bì (Gross Weight):Trọng lượng của hàng hóa với trọng lượng
bao bì của các hàng hóa đó.

Trọng lượng tịnh (Net Weight): Trọng lượng thực tế của hàng hóa, không
bao gồm trọng lượng bao bì.

2 cách xác định trọng lượng

(1) Trọng lượng cả bì

GW = Net Weight + Tare

(2) Trọng lượng tịnh

Net Weight = GW - Tare

Trọng lượng tịnh của hàng hóa có thể được quy định cụ thể hơn gồm có:

 Trọng lượng tịnh thuần túy (net net weight): chỉ bao gồm trọng lượng của
bản thân hàng hóa mà không có bất kỳ loại bao bì nào
 Trọng lượng tịnh nửa bì: bao gồm trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng
với trọng lượng của những bao bì vật liệu trực tiếp

Phân loại theo mức độ tiếp xúc sản phẩm lấy ví dụ loại hàng hóa là dược
phẩm (thuốc viên)

o Bao bì cấp 1: là những loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm ( Có
thể kể đến như là vỉ xé, nút, vỉ bấm hoặc chai lọ dược phẩm).
o Bao bì cấp 2: Là bao bì đóng gói các bao bì cấp 1 riêng lẻ lại với
nhau, Đây chính là loại bao bì nằm ở bên ngoài bao bì cấp 1 mà nó sẽ
không tiếp xúc cùng thuốc trực tiếp. Đó có thể là nắp chụp hoặc là

- 40 -
hộp giấy

- 41 -
o Bao bì cấp 3: Là những container và kiện lớn chứa nhiều bao bì cấp 2
riêng lẻ
 Trọng lượng tịnh luật định: là trọng lượng chỉ dùng để tính thuế hải quan chứ
không dùng để mua bán

IM tax = Thuế suất * Giá tính thuế * Trọng lượng tịnh

Trong thực tế, do không thể thay đổi bất cứ yếu tố nào trong 3 yếu tố cấu
thành thuế hải quan nói trên nên các doanh nghiệp có thể sẽ tăng trọng lượng bao bì
để giảm trọng lượng tịnh. Để tránh trường hợp này nhiều nước đã áp dụng trọng
lượng tịnh luật định để tính trị giá hải quan.

Các cách xác định trọng lượng bì

1) Trọng lượng bì thực tế: đem cân tất cả các bao bì rồi tính tổng bao bì
2) Trọng lượng bao bì quen dùng: trong số toàn bộ bao bì, người ta rút ra một
số bao bì nhất định để cân lên tính bình quân
3) Trọng lượng bao bì ước tính: tính trọng lượng bao bì bằng cách ước lượng
thông qua cân thực tế
4) Trọng lượng bao bì ghi trên hóa đơn: trọng lượng bao bì được xác định căn
cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra

4. Điều khoản giá cả (Price)


Đây là một điều khoản rất phổ biến trong mỗi hợp đồng ngoại thương. Theo
quy định của luật pháp gần lớn các quốc gia thì điều khoản giá cả là một trong
những điều khoản bắt buộc trong nội dung của một hợp đồng mua bán quốc tế.

Điều khoản về giá cả thông thường quy định đơn vị tiền tệ của giá cả (đồng
tiền dùng để tính giá), mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảm giá và điều kiện
cơ sở giao hàng tương ứng.

4.1. Đơn vị tiền tệ của giá cả


Đồng tiền được sử dụng làm đơn vị tiền tệ của giá cả trong một hợp đồng
mua bán ngoại thương có thể là đồng tiền của một trong hai bên tham gia hợp đồng,
hoặc có thể là đồng tiền của một bên thứ ba (ngoại tệ tự do chuyển đổi - USD, JPY,
…)

Việc lựa chọn đồng tiền tính giá thông thường căn cứ vào các cơ sở sau:

- 42 -
 Tập quán mua bán hàng hoá quốc tế của ngành hàng

- 43 -
 Tương quan giữa người bán và người mua

 Chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước

 Vị trí, sức mua của đồng tiền được sử dụng

 Ý đồ của một trong hai bên

Ví dụ: 1 doanh nghiệp của Việt Nam đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu
hàng hoá của công ty sang Mỹ. Giả sử trong khoảng thời gian đó, đồng VND đang
trên xu hướng sụt giá so với đồng USD, hay nói cách khác 1 USD quy đổi ra được
nhiều VND hơn. Khi đó có thể doanh nghiệp Việt Nam sẽ muốn chọn đồng tiền tính
giá và đồng tiền thanh toán là USD, và lượng USD khi thu được sẽ giúp DN đổi ra
được nhiều VND hơn so với thời điểm 2 bên ấn định mức giá, do sự mất giá của
VND. Tất nhiên, ví dụ này chỉ mang tính minh hoạ, vì thực tế việc quyết định đồng
tiền ghi giá sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như đã trình bày.

Cần chú ý rằng, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán thực sự có thể sẽ
khác nhau.

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khi ghi đồng tiền, trong hợp
đồng phải ghi đủ tên nước và tên đồng tiền. Một số ngoại tệ được sử dụng thường
xuyên có thể được kể đến như USD, SGD, JPY, ...

4.2. Đơn vị tính giá


Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đơn vị tính giá có thể được quy
định dựa theo số lượng ( ví dụ: cái, chiếc, chục, trăm…), theo trọng lượng (ví dụ:
USD/kg), theo thể tích (ví dụ: USD/ m3), theo diện tích (ví dụ: USD/ m2), theo độ
dài (ví dụ: USD/m)…

Với mỗi loại mặt hàng khác nhau, với chất lượng, chủng loại, đặc tính lý hóa
kỹ thuật khác nhau thì quy định đơn vị giá cũng sẽ không giống nhau. Chẳng hạn,
với hàng hóa như nông sản (chuối, dưa hấu…) thì đơn vị thường sẽ tính theo trọng
lượng, còn với những loại hàng mà bản thân một đơn vị hàng hóa có giá trị rất cao
thì người ta có thể sẽ tính theo số lượng, chẳng hạn như máy tính, máy in…

Có những hàng hóa, sản phẩm được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau.
Nếu luật pháp yêu cầu phải tính thuế riêng biệt cho từng bộ phận cấu tạo nên những
sản phẩm đó thì cần phải quy định giá riêng cho từng bộ phận. Điều này thường xảy
ra với những thiết bị công nghệ, máy móc.

- 44 -
Ví dụ: Đối với máy móc hàng hóa thuộc chương 84, 85 & 90 – Danh mục
hàng hóa XNK đáp ứng chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất
nhập khẩu Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 97 Thông tư số
128/2013/ TT-BTC của Bộ Tài Chính thì cần khai báo theo máy chính và kê khai
các phụ tùng, linh kiện đi kèm; theo đó khi quy định giá nên quy định theo bộ đề sau
này tính thuế xuất nhập khẩu theo bộ. Còn với những máy móc thiết bị phải tính
thuế theo từng bộ phận riêng biệt thì phải quy định giá riêng cho từng bộ phận đó.

Ngoài ra, khi tính giá theo trọng lượng, cần chú ý đến bao bì sản phẩm. Các
bên cần thỏa thuận kĩ càng xem bao bì có nằm trong giá không. Với những loại bao
bì có giá trị lớn (bằng gỗ, bằng da lông…) thì cần phải quy định giá riêng cho bao bì
để khai báo hải quan và tính thuế riêng. Với những loại bao bì rẻ tiền thì không cần
phải làm như vậy trừ khi phải tính vào thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp này, bao bì rẻ tiền sẽ được xếp vào loại hàng hóa không có mã
riêng.

4.3. Phương pháp quy định giá


Trong phần này sẽ trình bày và so sánh nội dung của các phương pháp quy
định giá.

Khi phân loại cách quy định giá, có thể chia làm 2 loại chính: Giá không thay
đổi và giá có thể thay đổi. Trong đó

Giá không thay đổi bao gồm:

 Giá cố định (Fixed Price)

 Giá quy định sau (Deferred Fixing Price)

Giá có thể thay đổi bao gồm

 Giá linh hoạt (Flexible Price)

 Giá trượt (Sliding Scale Price)

Giá cố định

Khái niệm: Là giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Cách ghi giá này là cách ghi giá cụ thể, chính xác, giúp cho cả bên mua và
bên bán nắm rõ được thông tin về giá cả mà không cần quan tâm đến sự thay đổi

- 45 -
của giá thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, chính vì đặc điểm giá không thay đổi
trong suốt

- 46 -
quá trình thực hiện hợp đồng, nên mức giá được 2 bên cam kết sẽ không linh hoạt
với thị trường.

Do sự thiếu linh hoạt với thị trường nên giá cố định thường được áp dụng với
những mặt hàng mà giá của chúng có ít biến động, trong những hợp đồng có hiệu
lực ngắn, thời gian từ khi giao kết hợp đồng đến khi thanh toán được 2 bên xác
định là nhanh, hoặc mua bán ở một số thị trường đặc biệt.

Ví dụ: USD 500/MT – FOB Saigon Port, Incoterms 2020

Giá quy định sau

Đây là loại giá không được xác định ngay trong khi ký kết hợp đồng mua
bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng, chủ
yếu các bên sẽ xác định thời điểm xác định giá cũng như các nguyên tắc để xác
định mức giá. Điều đó có thể được thực hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn như đàm
phán, thỏa thuận, hay dựa vào mức giá thế giới tại một thời điểm nhất định nào đó.

Cách xác định giá này thường được áp dụng với những hàng hóa mà giá cả
của chúng có sự biến động mạnh mẽ, hoặc trong thời kì lạm phát cao. Trong các
trường hợp đó, hàng hóa có thể lên giá hoặc mất giá một cách rất bất ổn định, do đó
các bên sẽ không áp dụng giá quy định trước để tránh bị thiệt hại về quyền lợi.

Ví dụ: “Giá được xác định vào thời điểm trước khi giao hàng”, “Giá được
xác định tại thời điểm thanh toán theo giá bán trên thị trường chính của mặt hàng”,
“Price will be set in September, 2023 at the price of 85 USD/MT lower than posted
price for Robusta Coffee grade 1 at LIFFE”

Giá linh hoạt

Là loại giá được quy định trong lúc ký kết hợp đồng. Mức giá có thể được
tính lại theo giá thị trường trong tương lai, nếu như vào lúc giao hàng, giá thị
trường biến động vượt quá một tỷ lệ được các bên quy định từ trước.

Trong hợp đồng, các bên phải quy định:

+,giá gốc,

+, thời gian định lại giá,

+, tỷ lệ biến động mà nếu vượt quá sẽ tính lại giá,

+, nguồn tài liệu tham khảo.

- 47 -
Một số nguồn tài liệu tham khảo có thể kể đến như: Các tạp chí hoặc
chuyên san về giá cả quốc tế; Thông qua các nguồn từ bạn hàng nhập khẩu
hàng hóa tương tự; Dựa vào mức giá quốc tế được niêm yết trên sàn giao dịch;
Dựa vào phân tích giá cả trong xuất nhập khẩu: Thông qua đường cong xuất
nhập khẩu…

VD về nguồn tài liệu tham khảo:

Giá cà phê trên thị trường thế giới (tháng 4/1999) được công bố trên một số
tạp chí chuyên ngành:

– Tại thị trường London cà phê Robusta: 1.489 USD/MT

– Tại thị trường singapore cà phê Robusta: 1.516 USD/MT

– Tại thị trường New York cà phê Arabica: 2.847 USD/MT

– Tại thị trường Tokyo cà phê Robusta: 20.530 JPY/Lb (20.530 Yên/tạ)

– Tại thị trường Tokyo cà phê Arabica: 18.700 Yên/bao (69 kg/bao) (18.700
JPY/Bushel)

Phương pháp định giá này thường được áp dụng chẳng hạn như trong các
hợp đồng dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghệ, lương thực… Người ta
thường thỏa thuận điều khoản cho phép điều chỉnh lại giá khi giá thị trường biến
động dến 5% hay 10%.

Ví dụ: USD300/MT FOB Saigon port, Incoterms 2020. The price will be
changed if on the delivery date, if market price varies more than 5%.

Giá di động

Là giá được khẳng định vào lúc ký kết hợp đồng, nhưng tại thời điểm thanh
toán thì được xác định lại trên cơ sở giá gốc và sự thay đổi của các yếu tố cấu
thành lên nó.

Chẳng hạn, trong một hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng điều kiện CFR
của Incoterms 2020. Ở đây người mua mua với giá CFR = FOB + F (người mua gửi
tiền cước tàu cho người bán thanh toán), cho lô hàng chia thành nhiều lần giao. Để
an toàn, người bán sẽ cố định mức giá FOB, còn tiền cước tàu sẽ thỏa thuận theo
từng đợt giao hàng, vì cước tàu thay đổi liên tục.

- 48 -
Ngoài ra, tư duy định giá di động cũng thường áp dụng với những mặt hàng
có thời hạn chế tạo lâu dài, như các thiết bị lớn trong công nghiệp, dây chuyền
sản xuất toàn bộ, tàu biển... Khi áp dụng giá ghi động, người ta quy định một
mức giá ban đầu và quy định cơ cấu của giá đó. Cách xác định giá tại thời điểm
thanh toán như sau (Được UBKT Châu Âu của LHQ đề ra trong văn bản “điều kiện
chung cung cấp thiết bị”):

P1 = P0 x (a + b. m1/m0 + c. s1/s0)
Trong đó: P1: Giá thanh toán

P0: Giá gốc

a: Tỷ lệ chi phí cố định trong giá cả 30%, 40%, …

b: Tỷ lệ chi phí NVL trong giá cả %...

c: Tỷ lệ chi phí nhân công %...

m1, m0, s1, s0: m1, s1 là giá lúc thanh toán và m0, s0 là giá lúc mới ký hợp
đồng

Trong cách quy định giá này, các bên cần phải làm rõ với nhau về:

+, Giá gốc hàng hóa

+, Tỷ lệ cấu thành nên giá của hàng hóa đó

+, Thời gian tính lại giá

+, Nguồn tài liệu tham khảo

So sánh các mức giá

Giá cố Giá quy Giá linh hoạt Giá di động


định định sau

Thời điểm Lúc ký Sau lúc ký Lúc ký kết hợp đồng Lúc ký kết hợp
quy định kết hợp kết hợp đồng
mức giá đồng đồng
(gốc)

- 49 -
Có thay đổi Không Không Có thể Có thể
hay không

Thay đổi Tính lại theo giá thị Dựa trên biến động
như thế nào
~ ~ trường nếu giá thị trường của chi phí cấu
thay đổi vượt quá tỷ lệ thành trong thời
quy định (vào lúc giao gian thực hiện hợp
hàng) đồng

4.4. Giảm giá


Trên thực tế, trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên thường dành
cho nhau những ưu đãi, ví dụ người bán thưởng khuyến khích cho người mua, hoặc
người mua ứng trước tiền hàng cho người bán. Thông thường thì người bán sẽ dành
nhiều ưu đãi cho người mua hơn, để kích thích quá trình ra quyết định mua của
người mua. Một trong những cách ưu đãi phổ biến là giảm giá.

Thông thường, với những hợp đồng ngắn hạn, các bên sẽ tính toán số tiền
gốc và số tiền phải trả sau khi giảm giá.

Tuy nhiên, trong các hợp đồng dài hạn, hoặc với những trường hợp mà các
bên chưa chắc chắn rằng có đủ điều kiện áp dụng giảm hay không, hay áp dụng
hình thức giảm giá nào, thì người ta thường quy định: Điều kiện giảm giá, hình thức
giảm giá tương ứng và mức giảm giá cụ thể.

Phân loại giảm giá:

+ Xét về nguyên nhân giảm giá:

- Giảm giá do mua số lượng lớn: Cách giảm giá này khuyến khích người
mua mua nhiều hàng hơn.

VD: mua 2 thì giảm 5%

- Giảm giá thời vụ: khuyến khích người mua vào lúc trái thời vụ, lúc nhu
cầu ít căng thẳng. Điều này giúp bên bán giải quyết được số lượng hàng tồn, bên
mua mua được hàng với giá rẻ hơn.

- 50 -
Ngoài ra, vào thời vụ cũng có thể áp dụng giảm giá thời vụ. Khi thời vụ diễn
ra, cung lớn hơn cầu, người bán có thể giảm giá để bán được nhiều hàng. Cách giảm
giá trong thời vụ ít phổ biến hơn giảm giá vào lúc trái mùa

- Giảm giá do trả tiền sớm: Người bán nhằm mục đích khuyến khích người
mua thu xếp việc thanh toán sớm và được hưởng tỷ lệ giảm giá theo thời gian thanh
toán sớm, đồng thời rút ngắn được thời gian vòng quay vốn của mình.

Cách tính: Các bên có thể quy định sẵn, cụ thể mức giá được giảm nếu
thanh toán sớm (chẳng hạn: Giảm giá 2% nếu thanh toán sớm), hoặc có thể tính
mức giảm giá tương đương với lãi suất phát sinh do trả tiền chậm như sau:

Padv = Pcod / (1+r)^n, trong đó:

Pad là giá thanh toán trước;

Pcod là giá thanh toán ngay;

r là lãi suất chậm trả tính theo ngày; n số ngày chậm trả.

- Giảm giá do hoàn lại hàng mà trước đó đã mua: Trong hợp đồng có thể
thêm điều khoản nếu hàng lỗi thì người mua sẽ trả lại cho người bán và được giảm
giá cho phần hàng lỗi. Điều này giúp cho người mua đảm bảo được quyền lợi của
mình. Đương nhiên sẽ kèm theo điều khoản quy định về giới hạn hàng lỗi, hàng
hỏng mà nếu vượt quá người bán sẽ chịu trách nhiệm đền bù hợp đồng, ngoài ra
cũng có thể quy định về khoản thời gian trả lại hàng mà nếu vượt quá thời gian đó,
bên bán không có trách nhiệm hoàn lại số tiền cho phần hàng hóa bị hỏng.

Ngoài ra, phương pháp giảm giá do hoàn lại hàng mà trước đó đã mua còn áp
dụng khi người mua đổi hàng với lý do hàng cũ, hàng cần nâng cấp. Khi đó, thường
là bên bán người mua đổi lại hàng để tận dụng hay sửa lỗi. Việc giảm giá khi đổi
hàng như vậy thường được áp dụng theo chương trình cụ thể trong khoảng thời gian
nhất định.

- Giảm giá nếu trên thị trường đang có sự cạnh tranh lớn của đối thủ:
Người bán áp dụng hình thức này nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút người
mua về phía mình.

+ Xét về cách tính giảm giá:

 Giảm giá đơn: giảm giá 1 lần cho toàn bộ các nguyên nhân, thường được
biểu thị bằng một mức % so với giá chào hàng.

- 51 -
 Giảm giá kép: mức ưu đãi giảm giá do nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên
nhân có tỷ lệ giảm giá nhất định: vd: giảm giá 5% do mua hàng với số lượng
nhiều, giảm 2% do mua hàng trái thời vụ...

 Giảm giá lũy tiến: giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng hóa được
mua bán trong một đợt giao dịch nhất định.

 Giảm giá tặng thưởng: Giảm giá mà người bán thưởng cho người mua
thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định tổng số tiền mua hàng đạt
được tới một mức nhất định. Người bán thưởng cho người thường xuyên
mua hàng hóa khi tổng lượng mua trong nhiều lần giao dịch trong một
khoảng thời gian nhất định (6 tháng, l năm) vượt quá một kim ngạch nhất
định nào đó. Vì đối tượng được hưởng là người mua hàng nhiều nên phương
pháp này thường áp dụng để thưởng cho các kênh đại lý phân phối.

*Phân biệt giữa giảm giá lũy tiến và giảm giá tặng thưởng:

 Giống: Cả hai đều giảm giá với tư duy chung là càng mua nhiều càng được
giảm nhiều, để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn.

 Khác: Giảm giá lũy tiến chỉ áp dụng cho một đợt giao dịch, còn giảm giá
tặng thưởng bị giới hạn về mặt thời gian (6 tháng, 1 năm…). Trong khoảng
thời gian đó có thể diễn ra nhiều đợt giao dịch, và khi tổng giá trị các giao
dịch vượt quá một mức nhất định thì bên mua sẽ được hưởng giảm giá.

→ Do đó, trong giảm giá tặng thưởng giới hạn giá trị giao dịch cần đạt
được để được ưu đãi sẽ cao hơn giảm giá lũy tiến, và do đó nó thường áp dụng
cho các kênh đại lý phân phối.

TUY NHIÊN, SUY CHO CÙNG, GIẢM GIÁ CHỈ LÀ SỰ PHÂN CHIA
LỢI NHUẬN GIỮA CÁC BÊN.

4.5. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng


Trong việc xác định giá cả, người ta luôn ghi rõ điều kiện cơ sở giao hàng có
liên quan đến giá cả đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng
được ghi bên cạnh 1 điều kiện cơ sở giao hàng nhất định. Hiện nay trong các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các điều khoản trong Incoterms 2010 và 2020
thường được sử dụng.

- 52 -
Ví dụ: Unit Price, USD 777/MT FOB (Incoterms 2020) Saigon port, Ho Chi
Minh City, Vietnam.

4.6. Ghi giá


Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giá trị sẽ được ghi bằng tổng trị
giá và giá trên một đơn vị. Tổng giá trị sẽ được ghi bằng số và bằng chữ.

Ví dụ:

Article 4. Price

Unit price: USD 20/MT. FOB (HCMC Port) – Incoterms 2020

Total amount: USD45,050.75

In words: US Dollars forty five thousand fifty and seventy five cents only.

5. Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery)


Trong điều khoản này, hai bên cần thỏa thuận các nội dung sau:

 Thời gian giao hàng (Kết hợp với việc ràng buộc thanh toán)

 Địa điểm giao hàng

 Phương thức giao hàng:

 Giao hàng từng phần hay một lần

 Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng

 Giao hàng đầy cont hay lẻ cont

 Thông báo giữa hai bên trong lúc giao hàng

5.1. Thời hạn giao hàng


- Thời hạn giao hàng có định kỳ:

Có thể quy định thời hạn giao hàng:

+ Hoặc vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 31/01/2023

+ Hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng, ví
dụ: không chậm quá ngày 31/01/2023

- 53 -
+ Hoặc bằng một khoảng thời gian như: quý 1 năm 2023, tháng 5 năm 2023

+ Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một
trong hai bên, ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng tùy theo sự lựa chọn
của người bán (within 06 months after concluding, at seller’s option) hay từ tháng 2
đến tháng 7 tùy người mua lựa chọn (delivery Feb/July at Buyer’s option).

Lời khuyên: Người bán không nên chấp nhận giao hàng vào một ngày chính
xác. Người mua cũng không nên bắt người bán phải giao hàng vào một ngày chính
xác.

Vì rất nhiều rủi ro cho người bán:

 Khả năng chuẩn bị hàng của người bán có thể không kịp ngày giao hàng đã
cam kết;

 Người bán tự tin làm hàng đúng ngày giao nhưng phải phụ thuộc vào tàu và
lịch tàu. Nếu tàu delay thì khả năng người bán không đáp ứng được yêu cầu
ngày giao hàng rất cao;

 Một lý do nữa là, trong trường hợp thanh toán bằng L/C, nếu người bán
không đáp ứng được ngày giao hàng chính xác (do chủ quan hay khách quan
như nêu trên), dẫn tới thông tin ngày giao hàng trên chứng từ bị thể hiện bị
so với yêu cầu của L/C dẫn tới ngân hàng sẽ charge phí bất hợp lệ chứng từ
hoặc tệ hơn là ngân hàng từ chối thanh toán.

Và theo tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên thường chọn thời gian
giao hàng theo tháng. Ví dụ: In May, 20**. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai
bên sẽ tiếp tục trao đổi với nhau lựa chọn lịch tàu chạy trong tháng đó, sao cho phù
hợp nhất với cả hai bên.

- Thời hạn giao hàng ngay:

+ Giao nhanh (prompt)


+ Giao hàng ngay lập tức (immediately)
+ Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible – ASAP)
+…
Các thuật ngữ trên được hiểu theo các cách khác nhau ở từng nơi, từng vùng.
Theo UCP 500 Điều 46, giao ngay (tất cả các thuật ngữ trên) là “yêu cầu gửi hàng
trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng”. Vì vậy, tốt nhất nên quy định

- 54 -
rõ cách hiểu thống nhất giữa các bên khi sử dụng một thuật ngữ nào đó trong hợp
đồng.

UCP: The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit” (Quy tắc
thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), là ấn phẩm của phòng thương mại quốc
tế (International Chamber of Commerce - ICC). Trong đó quy định quyền hạn của
các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới
tài chính, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu về một
văn bản quy định đầy đủ, dễ áp dụng và được chấp nhận một cách thống nhất trong
việc mở và xử lý một thư tín dụng (Letter of Credit – L/C).

UCP 500: là bản sửa đổi lần thứ 5 (1993) có hiệu lực từ 01/01/1994.

- Thời hạn giao hàng không có định kỳ (ít dùng)

Có thể quy định là:

+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).
+ Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).
+ Giao hàng sau khi nhận được L/C (Subject to the opening of L/C).
+ Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).

5.2. Địa điểm giao hàng


Có các cách quy định địa điểm giao hàng thường dùng trong hợp đồng mua
bán quốc tế sau:

- Quy định chính xác cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông qua.

- Quy định nhiều cảng (ga) gửi hàng và nhiều cảng (ga) đến.

Nếu quy định một cảng giao nhận hàng sẽ rất dễ bị động và phát sinh tranh
chấp cũng như các loại chi phí do thay đổi cảng giao nhận hàng.

5.3. Phương thức giao hàng


* Hợp đồng cần quy định rõ giao hàng là:

Hai bên sẽ tự thỏa thuận hình thức giao hàng đối với từng loại hàng hóa khác
nhau

- Giao hàng toàn bộ (Total shipment): giao toàn bộ hàng vào một thời điểm..
- Giao hàng từng phần (Partial shipment):

- 55 -
Giao hàng từng phần là việc hai bên tách nhỏ lô hàng (thường là số lượng
lớn) để giao làm nhiều đợt trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đó, thay vì chỉ
giao một lần (deliver in one lot). Trong trường hợp người mua cho phép giao hàng
từng phần thì hai bên nên thỏa thuận rõ:

 Lịch giao hàng với số lượng cụ thể của từng lần;

 Chế tài/Phạt khi vi phạm nếu người bán không tuân thủ lịch giao hàng hoặc
người mua không tuân thủ lịch nhận hàng như đã thỏa thuận.

Ví dụ, người mua ký hợp đồng và hứa sẽ lấy hàng 03 lần trong 03 tháng, với
số lượng lần lượt là 100 tấn, 200 tấn và 400 tấn. Nhưng thực tế người mua này lại
trì hoãn lấy hàng, thay vì 03 lần, họ đã lấy hàng 06 lần trong 06 tháng, dù tổng số
lượng vẫn là 700 tấn. Điều này khiến cho người bán tốn hàng loạt chi phí: lưu trữ
hàng tồn kho, vốn vay ngân hàng, chi phí xuất khẩu nhiều lần, nhận tiền thanh toán
trễ, giá thị trường biến động… Ở chiều ngược lại, nếu người bán không tuân thủ
lịch giao hàng, kéo dài và/hoặc chia nhỏ lượng hàng giao làm nhiều lần, sẽ khiến
người mua không chủ động được kế hoạch sản xuất và/hoặc không có hàng để giao
cho đối tác của họ. Lúc này, để bù đắp cho các khoản thiệt hại, hai bên cần quy
định rõ mức phạt nếu vi phạm hợp đồng – không tuân thủ lịch giao hàng/lấy hàng.

Lưu ý: Nếu dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người ta
có thể sử dụng phương thức “chuyển tải”

Chuyển tải (Transhipment)

Chuyển tải là việc con tàu chở hàng sẽ đổi từ tàu này sang tàu khác tại
một/một vài cảng trung chuyển.

Một ví dụ về Cảng Singapore – một cảng trung chuyển lớn của khu vực châu
Á Thái Bình Dương. Tàu từ khắp các tuyến đường biển sẽ đến cảng này để phân
loại lại hàng hóa, tuyến đường… rồi mới đổi tàu đi tiếp. Việc này là nhằm tối ưu
hóa chi phí vận chuyển, đôi khi là nhằm bảo vệ an toàn trên đường vận chuyển.

Ngược với khái niệm chuyển tải và khái niệm Tàu đi thẳng (direct hoặc
straight) – có nghĩa là tàu đi thẳng từ cảng đi đến cảng đích mà không ghé vào một
– hoặc một vài cảng trung chuyển ở giữa.

Cùng một tuyến đường, nhưng một số hãng tàu có thể có cả tàu chạy chuyển
tải và tàu đi thẳng.

- 56 -
Chuyển tải Đi thẳng

Chi phí Rè do tối ưu hơn Có thể cao


hơn

Thời Chậm hơn do phải dừng tại một số cảng và việc bốc dỡ Nhanh hơn
gian hàng hóa có thể làm phát sinh rủi ro hàng hóa

* Hợp đồng còn phải quy định việc giao nhận được tiến hành tại một địa
điểm nào đó là giao nhận về chất lượng hay số lượng. Có 4 cách quy định:

- Trọng lượng và chất lượng bốc hàng (Shipped weight and shipped quality).
Phải có giấy chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc
hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc hai bên.

- Trọng lượng và chất lượng dỡ hàng (Landed weight and landed quality).
Phải có giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng bốc hàng và giấy chứng nhận chất
lượng ở cảng dỡ hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai bên.

- Trọng lượng bốc hàng và chất lượng dỡ hàng (Shipped weight and landed
quality). Phải có giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng bốc hàng và giấy chứng nhận
chất lượng ở cảng dỡ hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai
bên.

- Trọng lượng dỡ hàng và chất lượng bốc hàng (Landed weight and shipped
quality). Phải có giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng dỡ hàng và giấy chứng nhận
chất lượng ở cảng bốc hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai
bên.

Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng (C/Q) là những chứng từ
do bên thứ ba cấp. Bên này thường là một công ty kiểm định độc lập có uy tín được
người mua và người bán thỏa thuận chọn lựa trong hợp đồng mua bán.

Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quantity) là chứng từ xác nhận
số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà
trị giá tính trên cơ sở trọng lượng.

- 57 -
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa C/Q (certificate of quality) là giấy
chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất nói
riêng hoặc các tiêu chuẩn quốc tế nói chung.

Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (Certificate of weight) là bằng chứng
xác nhận số lượng thực tế của hàng hóa mà bên bán giao đã giao cho bên mua.

5.4. Thông báo giao hàng


Cần quy định rõ:

- Thời điểm thông báo giao hàng (thường phải có thông báo trước khi nhận
hàng và thông báo sau khi nhận hàng)

- Số lần thông báo giao hàng

- Những nội dung cần được thông báo trong mỗi lần thông báo

Ví dụ, hai bên có thể làm rõ các nội dung:

 Bao giờ người bán gửi booking cho người mua/hoặc ngược lại?

 Bao giờ người mua phải gửi S/I cho người bán?

 Sau tàu chạy, người bán phải báo cho người mua biết?

 Hàng đến, người mua nhận được hàng sẽ báo cho người bán biết về tình
trạng hàng?

VÍ DỤ VỀ ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG HOÀN CHỈNH

Time of delivery

Delivery shall be made in May 2017 after the payment for 100% of contract
value is effected and the evidence of such payment is sent to the Seller within 03
working days prior to ETD date.

Place of delivery

Pick-up place: Seller’s warehouse

POL: HCMC Port, VN

POD: Hong Kong Port, HK

Final Destination: Macau, CN.

- 58 -
 Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging

 Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading

 Tên sân bay đi = Loading Airport

 Tên sân bay đến = Discharging Airport

 Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place

 Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging

 Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading

 Điểm đến cuối cùng = Final Destination

Transhipment (Transshipment): Not Allowed

Partial shipment: Allowed. The shipment schedule shall be as follows:

 In May: 02FCLs = 50MTs

 In June: 02FCLs = 50MTs

 In July: 02FCLs = 50MTs.

The both parties must execute this obligation strictly. In case the Buyer and
the Seller fails to do this, each party shall take all responsibility related to risks and
costs caused to the other side.

Communication/Notice between two parties during delivery

 The Seller shall send the Buyer the Booking Note within 07 days prior to
ETD date

 The Buyer shall give S/I (Shipping Instruction) to the Seller within 02 days at
least before ETD date.

SI (Shipping instruction) hay còn gọi là hướng dẫn làm hàng, đây là một tài
liệu, chứng từ được cung cấp bởi shipper tới hãng tàu, công ty giao nhận vận tải
forwarder, bao gồm chi tiết thông tin vận chuyển hàng hóa của lô hàng đó.

 Within 02 days after B/L date, the Seller shall inform the Buyer details of
shipment.

- 59 -
 Within 07 working days after Notice of Arrival date, the Buyer shall give all
their ideas or complaints to the Seller in written, otherwise, any claim from
Buyer on quality or quantity is out of validity.

6. Điều khoản thanh toán (Payment)


6.1. Đồng tiền thanh toán
Trong thương mại quốc tế, đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán
có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba
tùy theo sự thỏa thuận của các bên liên quan.

Đồng tiền của nước thứ ba được lựa chọn làm đồng tiền thanh toán trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần đáp ứng các đặc điểm sau:

- Là đồng tiền tự do chuyển đổi, có thể dễ dàng mua bán, chuyển đổi sang
các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối quốc tế. Các đồng tiền phổ biến được
dùng là USD, EUR, JPY, GBP...

- Là đồng tiền ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị dẫn
đến biến động lớn về tỷ giá.

- Đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các bên. Ví dụ bên mua dễ dàng tiếp
cận nguồn ngoại tệ để thanh toán, bên bán có thể sử dụng đồng tiền đó để nhập
nguyên vật liệu, đầu tư...

- Phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của các nước có liên quan.

- Đáp ứng các yêu cầu về giao dịch, thanh toán quốc tế như: tự do chuyển
tiền, chi phí giao dịch thấp...

Như vậy, các bên cần cân nhắc các yếu tố trên để lựa chọn đồng tiền thanh
toán phù hợp, hạn chế rủi ro và thuận lợi cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang lên giá, còn người mua
muốn trả bằng đồng tiền đang giảm giá.

Ví dụ:

Có công ty Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 1 đơn hàng 200.000 CNY
(Nhân dân tệ). 2 công ty thoả thuận với nhau có thể thanh toán sau 3 tháng bằng
USD hoặc CNY. Tỷ giá lúc đó là:

- 60 -
1 USD = 23.000 VND

1 CNY = 3.500 VND

1 CNY = 0.15 USD

Sau 3 tháng, tỷ giá lúc đó là:

1 USD = 22.000 VND (giảm)

1 CNY = 4.000 VND (tăng)

1 CNY = 0.15 USD

Nếu thanh toán bằng USD:

 200.000 CNY x 0,15 = 30.000 USD

 30.000 USD x 22.000 VND = 660.000.000 VND

Nếu thanh toán bằng CNY:

 200.000 CNY x 4.000 VND = 800.000.000 VND

Như vậy, nếu thanh toán bằng CNY thì Công ty TQ sẽ nhận được nhiều tiền
hơn (800 triệu so với 660 triệu VND). Còn thanh toán bằng USD thì công ty Việt
Nam sẽ phải trả ít tiền hơn.

Để lựa chọn đồng tiền, người ta thường dựa vào các cơ sở sau:

– Giá trị của đồng tiền: Người ta thường xem xét giá trị của đồng tiền để
quyết định lựa chọn đồng tiền thanh toán. Đồng tiền có giá trị ổn định và mạnh sẽ
được ưu tiên hơn.

 Đồng tiền mạnh là đồng tiền có giá trị cao và ổn định so với các đồng tiền
khác.

 Một đồng tiền được gọi là mạnh khi tỷ giá của nó so với các đồng tiền khác
tăng hoặc ít biến động.

Ví dụ:

 Đồng USD hiện nay được xem là đồng tiền mạnh do giá trị của nó khá ổn
định và cao so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới.

- 61 -
 Khi đổi 1 USD ra VND, người ta sẽ nhận được số tiền VND lớn hơn so với
trước đây. Điều này cho thấy USD là đồng tiền mạnh hơn so với VND.

– Mục đích của các bên: Người bán và người mua có những mục đích khác
nhau khi lựa chọn đồng tiền thanh toán. Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang
lên giá để tăng giá trị thu nhập, trong khi người mua muốn trả bằng đồng tiền đang
giảm giá để tiết kiệm chi phí.

– Hiệp định thương mại: Các hiệp định thương mại có thể quy định đồng
tiền thanh toán trong các giao dịch. Ví dụ, trong một hiệp định thương mại, có thể
quy định rằng đồng tiền của nước xuất khẩu sẽ được sử dụng cho thanh toán.

 Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước/khối thương mại
thường có chương hoặc điều khoản riêng về hợp tác tiền tệ, tài chính.

 Trong đó sẽ quy định cụ thể về đồng tiền được sử dụng để thanh toán cho các
giao dịch thương mại giữa các bên tham gia FTA.

 Mục đích là tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tăng khối lượng
giao dịch giữa các bên thông qua việc cung cấp các biện pháp hỗ trợ về mặt
tiền tệ, tài chính.

 Điều này giúp các bên mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ với nhau, gia tăng lợi ích kinh tế thực tế từ FTA.

Như vậy, các FTA đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lý
và thống nhất đồng tiền thanh toán cho các giao dịch thương mại giữa các nước
thành viên. Điều này thúc đẩy quan hệ thương mại và giảm thiểu rủi ro tiền tệ cho
các bên.

– Mặt hàng: Loại mặt hàng cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn đồng tiền
thanh toán. Ví dụ, Trong một giao dịch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung
Quốc, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể được sử dụng làm đồng tiền thanh
toán thay vì đồng Việt Nam đồng vì Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất
của Việt Nam, chiếm gần 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, việc sử
dụng đồng Nhân dân tệ sẽ thuận tiện hơn cho các giao dịch thương mại thường
xuyên giữa hai nước.

Tuy nhiên trong khi đó, 80% trữ lượng dầu mỏ trên thế giới được thanh toán
bằng USD. Có một vài lý do chính dẫn đến việc đồng USD chiếm tới 80% giá trị
thanh toán cho các giao dịch dầu mỏ trên thế giới:

- 62 -
 USD là đồng tiền dự trữ chủ yếu của hầu hết các nước, chiếm khoảng 60%
dự trữ ngoại hối toàn cầu. Do đó, việc sử dụng USD trong thương mại dầu
mỏ là thuận tiện.

 Thị trường tài chính của Mỹ phát triển sâu rộng, có thể cung cấp các công cụ
tài chính phức tạp để phòng ngừa rủi ro. Điều này giúp các bên yên tâm hơn
khi sử dụng USD.

 Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp Mỹ là nhà nhập
khẩu dầu lớn, tạo nhu cầu lớn về đồng USD để thanh toán.

 Gắn với đồng USD là hệ thống ngân hàng và tài chính Mỹ vững mạnh, đồng
USD dễ dàng được chấp nhận trên toàn thế giới.

 Mỹ có ảnh hưởng lớn tới Trung Đông - khu vực cung cấp dầu lớn nhất thế
giới. Điều này gián tiếp thúc đẩy việc sử dụng đồng USD.

Như vậy, sự thống trị của đồng USD trong thanh toán dầu mỏ là do sức mạnh
kinh tế và ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường năng lượng toàn cầu.

Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính
giá. Nếu đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán là hai đồng tiền khác nhau, ví
dụ đồng tiền tính giá là USD, còn đồng tiền thanh toán là EUR thì phải quy định tỷ
giá quy đổi hai đồng tiền đó.

Dựa vào những đặc điểm riêng biệt, người ta chia thành các loại tỷ giá khác
nhau như sau:

1. Căn cứ theo đối tượng xác định tỷ giá hối đoái

Theo cách phân loại dựa trên cơ sở này sẽ được chia làm 2 loại. Đó là:

Tỷ giá hối đoái chính thức: được Ngân hàng Nhà nước xác định và công
bố. Theo đó các ngân hàng thương mại, các đơn vị và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào tỷ
giá này để tính toán được tỷ giá bán ra, mua vào hoặc là hoán đổi của một cặp tiền
tệ.

 Ví dụ, giả sử ngân hàng Trung ương quyết định đặt tỷ giá chính thức là 1 USD
= 20.000 VNĐ. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai muốn đổi 1 đô la Mỹ thành
tiền Việt Nam, họ sẽ nhận được 20.000 đồng.

 Tuy nhiên, tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành dựa trên cung cầu của
thị trường. Nó phản ánh sự mua bán tự do của các loại tiền tệ giữa các nhà
- 63 -
giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá thị trường có thể thay đổi theo thời
gian và được xác định bởi sự cung và cầu của các loại tiền tệ trên thị trường.

 Ví dụ, giả sử tỷ giá thị trường là 1 USD = 21.000 VNĐ. Điều này có nghĩa là
khi bạn đổi 1 đô la Mỹ thành tiền Việt Nam trên thị trường ngoại hối, bạn sẽ
nhận được 21.000 đồng.

Tỷ giá hối đoái thị trường: được xác định dựa theo quy luật về mối quan hệ
cung - cầu trên thị trường ngoại hối.

 Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường có thể khác nhau do nhiều yếu tố. Các
cơ quan quản lý tiền tệ có thể can thiệp vào thị trường và mua bán tiền tệ để
duy trì tỷ giá chính thức, trong khi tỷ giá thị trường phản ánh sự biến động tự
nhiên của thị trường.

 Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các
nước có quan hệ thương mại vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với
mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

2. Căn cứ theo giá trị của tỷ giá

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ nhưng không
tính đến yếu tố lạm phát.

Tỷ giá hối đoái hoán thực: tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ và đã tính đến
yếu tố lạm phát.

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

 Tỷ giá USD/VND là 23.500 đồng (không tính đến lạm phát của 2 nước)

 Tỷ giá hối đoái thực

 Tỷ giá USD/VND là 25.000 đồng (đã tính đến lạm phát của Mỹ là 2% và
Việt Nam là 4%)

3. Căn cứ theo cách chuyển ngoại hối

Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện. Đây là loại tỷ giá
thường được niêm yết tại những ngân hàng và là cơ sở để xác định được các loại tỷ
giá khác.

- 64 -
Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư và loại tỷ giá này sẽ có giá
trị thấp tỷ giá điện hối.

Chuyển tiền bằng thư (tỷ giá thư hối) là phương thức chuyển tiền truyền
thống giữa các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau bằng cách sử dụng thư tín như
sau:

 Bên chuyển tiền (người gửi) ra lệnh chuyển tiền bằng ngoại tệ cho ngân hàng
của mình. Ngân hàng này sẽ cấp một giấy báo Nostro chứng nhận giao dịch.

 Ngân hàng của bên gửi sau đó sẽ gửi một bức thư điện tín (SWIFT) cho ngân
hàng đại lý ở nước nhận tiền, yêu cầu chuyển một khoản tiền nhất định bằng
ngoại tệ sang tài khoản của bên nhận.

 Khi ngân hàng đại lý nhận được yêu cầu, họ sẽ chuyển tiền vào tài khoản của
bên nhận và gửi thư xác nhận giao dịch cho ngân hàng bên gửi.

 Thời gian chuyển tiền bằng thư thường kéo dài, từ 3-5 ngày làm việc. Phí
chuyển tiền cao hơn so với chuyển điện tử.

Như vậy, chuyển tiền bằng thư là phương thức truyền thống, chậm và tốn phí
hơn so với chuyển điện tử ngày nay.

ví dụ:

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

 Tỷ giá USD/VND là 23.500 đồng (không tính đến lạm phát của 2 nước)

 Tỷ giá hối đoái thực

 Tỷ giá USD/VND là 25.000 đồng (đã tính đến lạm phát của Mỹ là 2% và
Việt Nam là 4%)

4. Căn cứ theo thời điểm tiến hành giao dịch ngoại hối

Tỷ giá mua: là loại tỷ giá mà ngân hàng đồng ý mua ngoại hối.

Tỷ giá bán: là loại tỷ giá ngân hàng chấp nhận bán ngoại hối ra.

Một lưu ý là tỷ giá mua bao giờ cũng sẽ thấp hơn tỷ giá bán. Khoản chênh
lệch giữa hai tỷ giá này giúp đảm bảo lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được thông qua
dịch vụ mua bán của mình.

- 65 -
Ví dụ: Công ty A là một doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Công ty nhận
được đơn đặt hàng 100.000 USD từ đối tác nước ngoài.

Các tỷ giá tại thời điểm giao dịch như sau:

 Tỷ giá chính thức: 1 USD = 23.100 VND

 Tỷ giá ngân hàng thương mại:

o Mua vào: 1 USD = 22.900 VND

o Bán ra: 1 USD = 23.500 VND

Khi xuất hóa đơn cho khách hàng, Công ty A có thể lựa chọn sử dụng:

 Tỷ giá chính thức: 23.100 VND/USD

 Hoặc tỷ giá bán ra của ngân hàng: 23.500 VND/USD

Lựa chọn tỷ giá bán ra sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp trong trường hợp này.

5. Căn cứ theo kỳ hạn thanh toán

Tỷ giá giao ngay: Đây là loại tỷ giá do cơ quan, đơn vị tín dụng niêm yết
ngay tại thời điểm giao dịch hoặc do 2 bên đưa ra thỏa thuận. Quá trình thanh toán
buộc phải thực hiện ngay trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết được đưa ra.

Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá do cơ quan tín dụng tự tính hay là thỏa thuận
giữa hai bên. Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn phải được nằm trong biên độ quy định về tỷ
giá hối đoái kỳ hạn mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

=> Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn
hình thức quy đổi tỷ giá phù hợp để tối ưu hoá lợi ích.

6.2. Thời hạn thanh toán


Thường quy định cụ thể thời hạn trả tiền trong hợp đồng. Nếu không quy
định cụ thể thì việc trả tiền thường thực hiện sau một số ngày khi người bán đã
thông báo cho người mua rằng hàng đó nằm trong quyền điều động của người mua,
hoặc một số ngày sau khi người bán thông báo cho người mua là “hàng đã gửi” theo
tập quán thương mại quốc tế.

- 66 -
Việc áp dụng các thời hạn thanh toán khác nhau cho từng loại hàng hóa là có
cơ sở và nên áp dụng trong một số trường hợp:

 Đối với hàng hóa có giá trị lớn, cần nhiều vốn đầu tư như máy móc thiết bị, ô
tô, tàu thuyền...thì thời hạn thanh toán nên dài hơn để mua hàng có thời gian
chuẩn bị vốn.

 Hàng tiêu dùng nhanh, giá trị thấp thì có thể áp dụng thời hạn ngắn hơn để
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

 Đối với khách hàng có uy tín và mua hàng thường xuyên thì có thể áp dụng
thời hạn dài hơn để tạo điều kiện cho họ.

 Hàng hóa dễ hỏng, nhanh hết hạn sử dụng thì nên áp dụng thời hạn ngắn để
tránh tồn kho, lãng phí.

Như vậy, việc phân loại hàng hóa và áp dụng thời hạn thanh toán linh hoạt,
phù hợp với từng loại là cần thiết. Điều này vừa tạo điều kiện cho khách hàng, vừa
giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền và kho hàng hiệu quả.

Dưới đây là một số ví dụ về việc áp dụng các thời hạn thanh toán khác nhau
cho từng loại hàng hóa:

 Máy móc, thiết bị: Do giá trị lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nên có thể áp
dụng thời hạn thanh toán 60-90 ngày.

Ví dụ: Mua máy in offset cho nhà máy in thì thời hạn thanh toán là 90 ngày
kể từ ngày giao hàng.

 Hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống: Do giá trị thấp, sản phẩm dễ hỏng nên
áp dụng thời hạn ngắn 7-15 ngày.

Ví dụ: Mua rau củ quả tươi sống cung cấp cho siêu thị thì thời hạn thanh
toán là 7 ngày kể từ ngày giao hàng.

 Hàng may mặc: Giá trị trung bình, thời hạn thanh toán 30-45 ngày.

Ví dụ: Gia công may áo thun cho công ty XYZ thì thời hạn thanh toán là 45
ngày kể từ ngày giao hàng.

 Khách hàng thân thiết: Có thể kéo dài thời hạn lên 60-90 ngày.

Ví dụ: Khách hàng A là đại lý bán hàng lâu năm của công ty thì được hưởng
thời hạn 90 ngày cho mọi giao dịch.
- 67 -
6.3. Các hình thức thanh toán
6.3.1. Thanh toán trả trước (Advanced Payment)
Thanh toán trả trước: Trước khi người bán giao hàng thì người mua trả cho
người bán một phần hoặc toàn bộ trị giá tiền hàng.

Trong thực tế, các mốc thời gian làm căn cứ trả tiền trước có thể là:

- Ngay khi kí kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng.

- Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

- Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định (sau khi nhận được tiền
một thời gian nhất định thì mới giao hàng).

Như vậy, việc trả tiền trước luôn xảy ra trước khi hàng hóa được chuyển giao.

Mục đích của việc thanh toán trước

Thanh toán trước trong ngoại thương nhằm mục đích:

- Hoặc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu ;
- Hoặc nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà nhập khẩu.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa về mục đích của việc thanh toán trước
trong ngoại thương:

1. Nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu:

 Công ty A (Việt Nam) nhập khẩu máy móc từ công ty B (Nhật Bản). Do công
ty B đang gặp khó khăn về dòng tiền nên công ty A đồng ý thanh toán 50%
giá trị hợp đồng trước khi nhận hàng. Như vậy công ty A đã cấp tín dụng cho
công ty B.

2. Nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà nhập khẩu:

 Công ty C (Anh) xuất khẩu linh kiện điện tử cho công ty D (Việt Nam). Do lo
ngại công ty D không có khả năng thanh toán nên công ty C yêu cầu công ty
D đặt cọc 50% giá trị hợp đồng trước khi giao hàng. Như vậy nhằm đảm bảo
công ty D sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên

1. Đối với nhà nhập khẩu

- 68 -
- Uy tín và khả năng của người bán (Trustworthiness and capability of the
seller): Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng
thiếu, không có khả năng giao hàng như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản.

Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh thực hiện
hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

- Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển? Người
hưởng lợi bảo hiểm phải là người nhập khẩu ngay cả trong trường hợp nhà xuất
khẩu mua bảo hiểm hàng hóa.

2. Đối với nhà xuất khẩu

- Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong
khi đó hàng hóa đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu
chi phí quản lí, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như hàng đã gửi đi, thì phải
chở hàng quay trở về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm
giá bán.

- Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của ngân hàng phục vụ
mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào tài khoản của người bán.

- Khi đã nhận được tiền hàng thanh toán đầy đủ, người bán có nghĩa vụ bảo
đảm giao hàng theo đúng đơn đặt hàng của người mua, đồng thời thu xếp vận
chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người bán chịu trách nhiệm làm việc
này.

Có 3 loại trả trước:

 Trả trước với mục đích cấp tín dụng cho người bán: xảy ra khi người bán có
nhu cầu về vốn.

 Trả trước với mục đích là tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng (Performance Bond
- PB): Thường là do người bán không tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp
đồng của người mua nên bắt người mua phải đặt cọc.

 Trả trước để hưởng ưu đãi của người bán: Trong trường hợp này, người mua
trả trước một khoản tiền để được hưởng các ưu đãi do người bán cung cấp,
như:

o Giảm giá

o Tặng quà tặng


- 69 -
o Gia hạn thời gian bảo hành

o Ưu tiên giao hàng

o Các dịch vụ hậu mãi khác

Việc trả trước để hưởng ưu đãi thể hiện sự cam kết mua hàng của khách hàng
đối với người bán. Đổi lại, người bán cũng có thể cung cấp những lợi ích, chính
sách ưu đãi để thu hút khách hàng.

6.3.2. Thanh toán trả ngay (Sight Payment)


Nếu lấy thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa làm mốc, thì thanh
toán ngay bao gồm:

(1) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt hàng hóa dưới
quyền định đoạt của người mua, nhưng hàng hóa chưa được bốc lên phương tiện
vận tải. Căn cứ vào điều kiện thương mại quốc tế, thì người mua phải trả tiền cho
người bán sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Nghĩa vụ giao hàng theo Incoterms có thể là: Giao hàng tại xưởng (EXW),
giao dọc mạn tàu (FAS), giao tại biên giới (DAF), giao cho người chuyên chở
(FCA).

(2) Việc thanh toán diễn ra ngày khi người xuất khẩu đặt hàng hóa dưới
quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải. Vì hàng hóa đã được sắp
xếp trên phương tiện vận tải, nên trên chứng từ vận tải phải thể hiện "Shipper on
board", "On board" hay "Laden on board".

(3) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt bộ chứng từ hàng
hóa dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ
chứng từ thanh toán mà bộ chứng từ có thể được người mua chuyển trực tiếp, qua
bưu điện, qua thuyền trưởng hoặc qua hệ thống ngân hàng quốc tế.

(4) Việc thanh toán diễn ra ngay sau khi nhà nhập khẩu nhận xong hàng hóa
tại nơi qui định. Địa điểm nhà nhập khẩu nhận hàng có thể tại nước nhà xuất khẩu,
tại nước người nhập khẩu hay tại nước thứ ba theo thỏa thuận.

6.3.3. Trả sau (Deffered Payment)


Cũng lấy thời điểm chuyển giao hàng hóa làm mốc, trả tiền sau hàm ý người
bán giao hàng trước và thu tiền sau, hay nói cách khác, người bán cung cấp cho
người mua một khoản tín dụng theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

- 70 -
 Theo truyền thống, thì các khoản nợ này được hoàn trả bằng tiền, tuy nhiên,
ngày nay do phát triển hình thức gia công, hay hợp đồng hợp tác kinh tế, mà
việc hoàn trả có thể thực hiện bằng hàng hóa do chính hợp đồng hợp tác tạo
ra.

6.3.4. Thanh toán hỗn hợp (Combined Payment)


Trong thực tế người ta thường kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau
trong một hợp đồng.

Đây là một số ví dụ về các hình thức thanh toán trong buôn bán quốc tế:

Thanh toán trả trước (Advanced Payment)

Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) nhập khẩu máy móc từ Công ty B (Đức). Theo
hợp đồng, Công ty A sẽ trả trước 50% giá trị hợp đồng là 50.000 EUR cho Công ty
B trước khi Công ty B giao hàng.

Thanh toán trả ngay - COD (Cash on Delivery)

Ví dụ: Công ty C (Nhật Bản) bán linh kiện điện tử cho Công ty D (Mỹ). Khi
linh kiện về tới cảng Mỹ, Công ty D sẽ kiểm tra hàng và thanh toán ngay bằng tiền
mặt cho đại lý làm thủ tục nhập khẩu của Công ty C.

Thanh toán trả sau

Ví dụ: Công ty E (Anh) bán hàng may mặc cho Công ty F (Úc). Theo hợp
đồng, Công ty F có thể thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn của
Công ty E.

Thanh toán hỗn hợp

Ví dụ: Công ty G (Brazil) bán cà phê cho Công ty H (Việt Nam). Công ty H
trả trước 30% giá trị hợp đồng, thanh toán 60% bằng L/C và 10% còn lại thanh
toán sau 60 ngày kể từ khi nhận hàng.

6.4. Phương thức thanh toán


6.4.1. Phương thức trả tiền mặt (Cash payment)
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt trong điều khoản thanh toán có
nghĩa là việc thanh toán giữa bên mua và bên bán được thực hiện bằng tiền mặt,
không thông qua các công cụ thanh toán khác.

- 71 -
6.4.2. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức này gây ra không
ít rủi ro cho hai bên. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số
tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.

Trên thực tế có nhiều trường hợp nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng
cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập
khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng
tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy
đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp
chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng,
đặt cọc, tạm ứng,…

Phương thức chuyển tiền (remittance) thường được sử dụng trong các trường
hợp sau:

 Khi các bên đã có quan hệ hợp tác lâu dài, tin tưởng lẫn nhau

 Khi nhà nhập khẩu có uy tín tín dụng tốt, có khả năng thanh toán

 Khi hàng hóa, dịch vụ được giao nhận trước khi thanh toán

Ưu điểm:

 Thủ tục đơn giản, chi phí thấp

 Tiện lợi, nhanh chóng

 Giúp nhà xuất khẩu có dòng tiền ngay sau khi giao hàng mà không cần
chứng từ phức tạp

Nhược điểm:

 Rủi ro cao nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm thanh toán

 Khó khăn trong giải quyết tranh chấp nếu phát sinh

 Nhà xuất khẩu phụ thuộc vào uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu

Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:

- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền

- 72 -
Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán nốt phần
còn lại tại thời điểm nào?…

- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.

- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

=> Phải quy định rõ ràng từng trường hợp trong hợp đồng.

6.4.3. Phương thức ghi sổ (Open Account)


Phương thức thanh toán ghi sổ (Open account) là một phương thức trong
đó quy định rằng, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng cơ sở,
người ghi sổ sẽ mở một quyển sổ cái để ghi nợ Người bị ghi sổ bằng một đơn vị tiền
tề nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa
năm). Người bị ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho Người
ghi sổ.

 Nếu hợp đồng cơ sở là hợp đồng thương mại quốc tế, thì Người ghi sổ là
Người xuất khẩu; Người được ghi sổ là Người nhập khẩu.

 Nếu hợp đồng cơ sở là loại hợp đồng phi thương mại, thì Người ghi sổ là
người có nghĩa vụ cung ứng một dịch vụ quy định trong hợp đồng, Người bị
ghi sổ là người nhận các dịch vụ đó.

Đặc điểm của phương thức này

 Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng
với chức năng là người mở tài khoản và thu tiền cho Người ghi sổ.

 Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên. Nếu Người bị ghi sổ mở sổ để


theo dõi thì sổ số không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.

 Với giác độ thu tiền, phương thức này chỉ có hai thành phần tham gia
phương thức thanh toán: Người ghi sổ và Người bị ghi sổ.

 Giá cả hàng hóa hay dịch vụ thuộc hợp đồng cơ sở sử dụng phương thức ghi
sổ thông thường cao hơn giá cả thuộc hợp đồng cơ sở thanh toán trả tiền
ngay, bởi vì thực chất của phương thức thanh toán ghi sổ là Người ghi sổ cấp
tín dụng cho Người bị ghi sổ. Thời gian cấp tín dụng là bằng thời gian định
kỳ thanh toán của phương thức ghi sổ. Lãi suất tín dụng là do hai bên thỏa
thuận trong đàm phán ký kết hợp đồng cơ sở.

- 73 -
 Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là
một phương thức tài trợ nhập khẩu, do đó rủi ro thanh toán là người bạn
đường của phương thức tài trợ này. Để phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất
khi xảy ra rủi ro, Người ghi sổ thường yêu cầu Người bị ghi sổ phải có
những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định trong hợp
đồng cơ sở:

+ Cầm cố tài sản là việc Người bị ghi sổ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho Người ghi sổ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán quy định trong
hợp đồng cơ sở.

+ Thế chấp tài sản là việc Người bị ghi sổ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp đồng cơ sở đối với
Người ghi sổ và không chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho Người ghi sổ.

+ Đặt cọc là việc Người bị ghi sổ giao cho Người ghi sổ một khoản tiền
trong một thời hạn hiệu lực của hợp đồng cơ sở để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán quy
định trong hợp đồng cơ sở;

+ Bảo lãnh là việc một Người bảo lãnh cam kết với Người ghi sổ sẽ thanh
toán thay cho Người bị ghi sổ, nếu khi đến thời hạn quy định trong từng định kỳ
thanh toán mà Người bị ghi sổ không thanh toán cho Người ghi sổ.

Quy trình nghiệp vụ

 Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ Người bị ghi sổ

 Người bị ghi sổ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền để thanh toán theo định kỳ.

 Ghi nợ tài khoản Người bị ghi sổ.

 Phát lệnh chuyển tiền cho ngân hàng trung gian.

 Ngân hàng trung gian báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền.

 Ngân hàng trung gian báo Có tài khoản Người ghi sổ.

Trường hợp áp dụng

 Hai bên ký hợp đồng cơ sở phải thực sự tin cậy lẫn nhau.

 Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần,
thường xuyên trong một thời kỳ nhất định (6 tháng, một năm).

- 74 -
 Dùng trong phương thức gia công: Người ghi sổ là người cung ứng nguyên
liệu cho gia công và Người bị ghi sổ nhận thành phẩm gia công. Người bị ghi
sổ là người nhận nguyên liệu gia công và là Người ghi sổ giao thành phẩm
gia công. Cách thanh toán là bù trừ giữa hai sổ cung ứng nguyên liệu và giao
thành phẩm.

 Phương thức này chỉ có lợi cho Người bị ghi sổ.

 Dùng trong thanh toán phi thương mại như: Tiền cước phí vận chuyển, tiền
phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho
vay và đầu tư.

Các loại ghi sổ

- Căn cứ vào việc đảm bảo thanh toán, có thể chia ra các loại ghi sổ

 Ghi sổ có đảm bảo: Là phương thức trong đó quy định Người được ghi
sổ phải được đảm bảo thanh toán cho Người ghi sổ đúng định kỳ thanh
toán. Đảm bảo thanh toán có thể bằng Thư bảo lãnh của ngân hàng hay
Thư tín dụng dự phòng hoặc bằng tiền đặt cọc.

 Ghi sổ không có đảm bảo:Là phương thức trong đó không quy định bất
cứ một hình thức đảm bảo thanh toán nào cho Người ghi sổ, Người ghi sổ
hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thanh toán của Người bị ghi sổ.

- Căn cứ vào cách thanh toán khi đến hạn, có thể chia ra các loại

 Ghi sổ chủ động: Là phương thức trong đó quy định đến định kỳ thanh
toán, Người ghi sổ ký phát hối phiếu hoặc lập hóa đơn để ủy thác cho
ngân hàng thu tiền Người bị ghi sổ.

 Ghi sổ bị động: Là phương thức trong đó quy định khi đến định kỳ thanh
toán, Người bị ghi sổ sẽ tự động chuyển tiền cho Người ghi sổ hoặc là
chuyển tiền T/T hoặc là chuyển tiền M/T do hai bên thỏa thuận trong hợp
đồng…

Những điểm cần lưu ý khi áp dụng

Cho đến nay, chưa có luật và tập quán quốc tế ICC điều chỉnh phương thức
thanh toán ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái
và/hoặc thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng, nếu có.

- 75 -
 Quy định đồng tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ: Tiền tệ ghi nợ trên
sổ cái của Người ghi sổ phải là đồng tiền thể hiện giá cả và tính toán tổng trị
giá của hợp đồng cơ sở.

 Quy định đồng tiền thanh toán mà Người bị ghi sổ trả cho Người ghi sổ, nếu
hợp đồng cơ sở quy định tính giá bằng đồng tiền này, thanh toán bằng đồng
tiền khác. Trong trường hợp sử dụng hai tiền tệ trong hợp đồng cơ sở nói
trên, cần thỏa thuận tỷ giá thanh toán trong từng định kỳ thanh toán:

+ Loại tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào;

+ Tổ chức công bố tỷ giá thanh toán;

+ Thời điểm công bố tỷ giá.

 Căn cứ ghi nợ trên sổ cái là hóa đơn thực hiện.

 Căn cứ nhận nợ của Người bị ghi sổ, hoặc là dựa vào trị giá hóa đơn thực
hiện hoặc là dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy định.

 Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải thỏa
thuận thống nhất giữa hai bên.

 Nếu áp dụng trong hợp đồng thương mại, thì giá hàng trong phương thức ghi
sổ này thường cao hơn giá hàng thanh toán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền
lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh
toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận.

 Quy định chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán:

+ Phạt và mức phạt thanh toán chậm, thiếu;

+ Giải quyết tranh chấp do không thanh toán: Tòa án hay trọng tài, ở
đâu, quy tắc tố tụng nào, luật điều chỉnh.

 Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ
và số tiền nhận nợ của Người bị ghi sổ thì giải quyết thế nào?

6.4.4. Phương thức nhờ thu (Collection)


Thanh Toán Nhờ Thu (Collection of Payment) là phương thức thanh toán
trong đó Nhà xuất khẩu (Bên bán) ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình (Ngân
hàng thu hộ) xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng nhờ thu tới Nhà nhập
khẩu (Bên mua) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều
- 76 -
kiện và điều

- 77 -
khoản khác. Chứng từ nhờ thu có thể là chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ
vận tải…) và/hoặc chứng từ tài chính (hối phiếu hoặc các chứng từ tài chính khác.

Vai trò của ngân hàng khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu chỉ là
trung gian đòi tiền và chuyển tiền không quyết định được tính chất của giao dịch
trong trong thanh toán nên khi sử dụng nhờ thu nếu hai bên chưa thực sự tin tưởng,
hoặc không đàm phán kỹ nhà xuất khẩu sẽ gặp nhiều bất lợi khi đòi tiền hàng vì nhà
nhập khẩu thường trả chậm hoặc trả thiếu.

Đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu

 Dựa vào chứng từ để quyết định thanh toán chứ không phải hợp đồng

 Quá trình nhờ thu chỉ diễn ra khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
cho người mua

Chừng từ được sử dụng trong phương thức nhờ thu gồm:

 Chứng từ thương mại: Hóa đơn (invocie, bill of lading, C/0, C/Q, packing List)

 Chứng từ tài chính: Là những chứng từ được phát hành mục đích thu tiền:
Hối phiếu, kỳ phiếu, sec.

Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

 Drawer – Người nhờ thu – tức là người xuất khẩu

 Drawee – Người thanh toán – người nhập khẩu

 Remitting Bank – Ngân hàng chuyển tiền : là Ngân hàng đại diện cho người
nhờ thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ
thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho
họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy.

 Collecting Bank – Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng đại diện cho người trả
tiền, thông th ường ở nước người trả tiền là ngân hàng thu hộ, trường hợp
ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này có thể do
ngân hàng chuyển chỉ định

Phân loại các phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

Trong thanh toán nhờ thu có 2 loại hình thức thanh toán chính là nhờ thu trơn
và nhờ thu kèm chứng từ.

- 78 -
Nhờ thu trơn – Clean Collection

Được hiểu là người được hưởng tiền không thể tự thu được nên phải ủy thác
uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với
điều kiện chuyển giao chứng từ.

Nhận xét về hình thức thanh toán nhờ thu trơn:

 Quá trình nhận hàng không liên quan tới việc thanh toán nên sẽ gặp rủi do
cho người xuất khẩu vì gặp tình trạng người nhập khẩu trả châm hoặc không
trả tiền.

 Chức năng của ngân hàng chỉ đơn thuần là bên thông báo chứ không có chức
năng thanh toán khi chưa có chỉ định của nhà nhập khẩu, không giám sát
kiểm tra, đốc thúc thanh toán.

 Chỉ nên sử dụng thanh toán nhờ thu khi: Hai bên mua- bán hoàn toàn tin cậy
lẫn nhau.

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Có nghĩa là người xuất khẩu dùng chứng từ tài chinh và chứng từ thương mại
tạo sức ép cho nhà nhập khẩu để thanh toán – Hóa đơn thương mại có thể thay cho
hối phiếu. Điều kiện trao chứng từ thường xử dụng:

 D/P: Documents Against Payment -Đây là phương thức thanh toán giao tiền
thì giao chứng từ

- 79 -
 D/A: Documents Against Acceptance – nhà nhập khẩu được phép nhận bộ
chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân
hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60
ngày hoặc 90 ngày

 D/TC: Documents Against other Terms & Conditions – là một số điều kiện
trao chứng từ khác trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng:Trao
đổi chứng từ giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay)

Phân tích cụ thể các hình thức nhờ thu kèm chứng từ:

Phương thức thanh toán D/A: có nghĩa là nhà nhập khẩu được phép nhận
bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân
hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc
90 ngày

 Đối với phương thức D/A nhà nhập khẩu nhận được bộ chứng từ khi chấp
nhận ký giấy thanh toán tiền hàng trả sau (hối phiếu). Tức đối với D/A nhà
nhập khẩu được phép nợ tiền hàng, và được quyền thanh toán tiền hàng sau
trong kỳ hạn ghi trong hợp đồng.

 Phương thức thanh toán D/A rủi do cao với nhà xuất khẩu vì theo D/A nhà
nhập khẩu có thể trả tiền bất cứ thời điểm nào mà họ muốn nên có thể sẽ
thanh toán trễ hẹn hoặc không trả, Chỉ nên sử dụng D/A

- 80 -
D/P viết tắt là Documents against payment. Tính chặt chẽ trong D/P Cao
hơn D/A vì nhà nhập khẩu muốn nhận hàng cần có chứng từ ngân hàng chỉ đưa
chứng từ khi được thanh toán bởi nhà nhập khẩu tức là – thanh toán giao tiền thì
giao chứng từ theo chỉ định của nhà xuất khẩu.

D/P có thể chia thêm thành nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

 Thanh toán từng phần- trả ngay trả tiền thì đưa chứng từ: Một phần theo giá
trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.

 Thanh toán trả chậm: tức là ngân hàng giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền,
thư cam kết, biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp
dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng chặt chẽ hơn vì có giấy cam kết
mới trả chứng từ.

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế

- 81 -
Dưới đây là so sánh giữa 2 phương thức thanh toán nhờ thu trong thanh toán quốc tế:

1. Nhờ thu trơn (Clean collection)

 Không yêu cầu giao nhận chứng từ

 Ngân hàng chỉ đóng vai trò thông báo việc nhờ thu cho người trả tiền

 Rủi ro cao cho người xuất khẩu vì không có chứng từ bảo đảm

 Thích hợp khi các bên có quan hệ tín nhiệm cao

2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)

 Yêu cầu giao nhận chứng từ đi kèm

 Có các điều kiện giao nhận chứng từ như D/P, D/A

 Ngân hàng có vai trò giám sát việc giao nhận chứng từ

 Rủi ro thấp hơn nhờ có chứng từ bảo đảm

 Thích hợp với các đối tác chưa thực sự tin cậy

Như vậy, nhờ thu kèm chứng từ mang lại sự an toàn cao hơn cho người xuất
khẩu nhưng cũng phức tạp và tốn kém hơn so với nhờ thu trơn. Cần cân nhắc điều
kiện thực tế để lựa chọn phương thức phù hợp.

- 82 -
6.4.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C)
Thư tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện
nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với
Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi
Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với
qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

 Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập
khẩu hàng hóa.

 Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu
hàng hóa.

 Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho
người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

 Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân
hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.

 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating
bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có
hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và
sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Bản chất thư tín dụng chứng từ (L/C)

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan
đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu
xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức
thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng
dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.

Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

 Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao
dịch này.

 Thứ hai, do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ
có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

- 83 -
Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C

 Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa.

 Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi,
người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.

 Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.

 Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.

 Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những
yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:

 Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc
gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán
bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.

 Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của
hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ những yếu
tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C:

 Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC

 Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có
thể không đúng chất lượng

 Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

Các loại thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thông thường có 4 loại thư tín dụng chứng từ phổ biến nhất đó là:

 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng
mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến
hành một cách đơn phương.

 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng
sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân
hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên Trong thương mại
quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.

- 84 -
 Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C) :
Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo
trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.

 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng
không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả
hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh
của người hưởng lợi đầu tiên.

Ngoài ra còn nhiều loại khác nữa, tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng thường
sử dụng L/C không thể hủy bỏ có xác nhận. Nhưng cần lưu ý nếu L/C không ghi rõ
là L/C “irrevocable” hay “revocable” thì đó là Irrevocable tức là không được hủy
bỏ. Tương tự như vậy, nếu L/C không ghi rõ là L/C “confirmed” thì đó là L/C
“inconfirmed” tức là không có xác nhận.

Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C)

Có rất nhiều loại L/C khác nhau nhưng nhìn chung chúng thường có những
nội dung cơ bản sau đây:

(1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C(No of L/C, place and date of issuing).

 Số hiệu.

 Địa điểm mở (place of issuing): Là nơi mà ngân hàng mở L/C câm kết thanh
toán cho người xuất khẩu.

 Ngày mở (issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết ngân hàng mở
với người xuất khẩu là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC và là căn
cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc
mở L/C đúng hạn như trong hợp đồng đã quy định hay không.

(2) Loại thư tín dụng.

Mỗi loại L/C đều có tính chất và nội dung khác nhau quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác định loại thư tín
dụng cần mở.

(3) Tên địa chỉ của người thụ hưởng.

Có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

(4) Số tiền của thư tín dụng.

- 85 -
Số tiền của thư tín dụng (Amount of money) vừa ghi bằng số
và ghi bằng chữ thống nhất với nhau hoặc có thể chỉ cần số tiền bằng số.Trong đó
đồng tiền thanh toán phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số
giới hạn mà người xuất khẩu có thể đặt được.Những từ “khoảng chừng, độ
khoảng hoặc những từ ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ số tiền của L/C cho
phép xê dịch không quá 10% tổng số tiền đó.

(5) Thời hạn hiệu lực (Expiry date).

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả cho nhà xuất khẩu nếu nhà
xuất khẩu xuất trình đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó và trong nội dung L/C
yêu cầu.

(6) Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date).

Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối
phiếu của người xuất khẩu ký phát thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và
do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có thể có thể có quan hệ chặt
chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

(7) Thời hạn giao hàng (Shipment date).

Là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi
L/C có hiệu lực.

(8) Những nội dung về hàng hóa (Description of goods).

Bao gồm tên hàng hóa, số lượng hàng, trọng lượng hàng(có thể bao gồm cả
sai lệnh cho phép) giá cả, quy cách, phẩm chất...cũng phải được ghi vào thư tín
dụng.

(9) Những nội dung về vận tải(Shipment term).

(10) Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for payment).

Là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong
thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.

(11) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.

Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của
ngân hàng mở L/C.

- 86 -
(12) Những điều kiện đặc biệt khác.

- 87 -
Như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối
với ngân hàng chiết khấu, tham chiếu theo UCP nào….

(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

Điều kiện mở L/C

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng các giấy tờ sau:

 Giấy đăng ký kinh doanh

 Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng (muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500
USD vào tài khoản chuẩn bị mở) cùng với các giấy tờ sau:

o Quyết định thành lập Công

o Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.

Cách thức mở L/C

Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C đối với từng loại L/C
thì sẽ có những giấy tờ đi kèm sẽ khác nhau.Nhưng hồ sơ xin mở L/C của khách
hàng mảng doanh nghiệp thường bao gồm những giấy tờ cụ thể sau:

 Đơn yêu cầu mở L/C.

 Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần
đầu).

 Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).

 Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần
đầu).

 Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị
phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).

 Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có).

 Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc
Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng
năm của Thủ tướng Chính Phủ).

 Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn
phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả

- 88 -
chậm).

- 89 -
 Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có).

 Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc
chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký
quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản
phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản
gốc:

 Cam kết thanh toán.

 Hợp đồng vay vốn.

 Hợp đồng mua bán ngoại tệ.

 Đơn xin mở L/C của khách hàng.

 Bản giải trình mở L/C.

Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C:

 Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập
khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.

 Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu.
Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4
chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và
chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác.

 Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập
khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

 Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ
quyền lợi cho mình.

Ký quỹ mở L/C

a, Nội dung ký quỹ mở L/C

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ (100%; dưới 100% hoặc
không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

 Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.

- 90 -
 Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

 Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp.

 Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.

 Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập
khẩu.

b, Cách thức ký quỹ

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân
hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu
trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang
Phòng Kế toán để thực hiện.

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách
sau:

 Mua ngoại tệ để ký quỹ.

 Vay ngoại tệ để ký quỹ.

Thanh toán phí mở L/C

Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ: Ví dụ: Tại
Vietcombank

Ký quỹ Phí mở L/C:

 Nếu ký quỹ 100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở.

 Nếu ký quỹ 30 - 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở.

 Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 200 USD).

 Miễn ký quĩ 0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 300 USD ).

 Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà
nhập khẩu phải trả thêm 0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng
nhập khẩu.

- 91 -

o Phương thức bảo lãnh và tín dụng dự phòng:

L/C dự phòng (Stand By Letter of Credit – SLOC) là một loại thư tín
dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng, đảm bảo sẽ thanh
toán và được thực hiện ngay cả khi khách hàng của họ không thể thực hiện thanh
toán.

Bản chất của L/C dự phòng là: cam kết dự phòng; độc lập; không thể hủy
ngang; kèm chứng từ; ràng buộc trách nhiệm các bên.

Hoặc có một cách hiểu khác về thư tín dụng dự phòng như sau:

 Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit) Là loại hình thư tín dụng
chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành
tới người thụ hưởng:

 Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc
được ứng trước.\

 Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

 Một số trường hợp LC dự phòng có chức năng bồi thường thiệt hại cho
người thụ hưởng khi người mở LC không thực hiện nghĩa vụ của mình.

 Có thể xem L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu
đề phòng rủi ro cho các bên.
- 92 -
Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng

- L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán
- L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ của
người phát hành LC không được thực hiện.

Sự khác biệt giữa L/C thương mại và L/C dự phòng

Chỉ tiêu L/C thương mại L/C dự phòng

Mục đích sử  Là phương tiện thanh  Là công cụ bảo lãnh


dụng toán

Phạm vi sử  Hợp đồng thương mại  Lĩnh vực tài chính, tín
dụng hàng hóa (dịch vụ) dụng, thương mại, xây
dựng, thuế vụ, hải quan,
thầy khoán,…

Cơ sở thực  Khi người hưởng lợi  Khi người xin mở L/C


hiện cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ không thực hiện đúng
thanh toán của mình theo hợp đồng nghĩa vụ trong hợp đồng
của ngân cơ sở
hàng

Chứng từ  Lập bộ chứng từ sau khi  Lập bộ chứng từ nếu


xuất trình tiến hành giao hàng người xin mở không thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa
 Thể hiện việc chuyển
thuận trong hợp đồng cơ
giao hàng hóa trên cơ sở
sở
hợp đồng thương mại
(hối phiếu đòi tiền, hóa  Mang tính chất chủ quan.
đơn, chứng từ vận tải, Chỉ là sự tuyên bố hay
đóng gói,…) chứng minh thể hiện sự vi
phạm hợp đồng của người
xin mở L/C

- 93 -
Cơ sở pháp  UCP 600  UCP 600
lý của giao
 ISP 98
dịch
 UNCITRAL 1995

Quy trình hoạt động của L/C dự phòng diễn ra như thế nào

Nhìn chung quy trình hoạt động của L/C dự phòng được diễn ra như sau:

 Trường hợp người bán không thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng trên
L/C thì tín dụng thư dự phòng sẽ thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu
mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước trong quá trình giao - 80 -ịch
có thể nhận lại được tiền đã mở LC

 Ở Khía cạnh khác thfi nếu người mở L/C không thanh toán được sẽ có người
khác đứng ra trả tiền cho người sản xuất

Phân loại L/C dự phòng ( kind of Stand By L/C)

Tùy vào nhu cầu mở L/C bảo vệ quyền lợi cho bên bán hay bên mua mà
ngân hàng sẽ đề xuất cho doanh nghiệp nhiều loại hình L/C khác nhau:

1. L/C dự phòng đảm bảo thực hiện: đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của
người xin mở L/C trong đó kèm theo cả trách nhiệm bồi thường trong trường

- 94 -
hợp xảy ra vi phạm. Lĩnh vực áp dụng: hợp đồng thương mại, đầu tư, xây
dựng,…

2. L/C dự phòng cho khoản ứng trước

3. L/C dự phòng đảm bảo dự thầu: là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán một
khoản tiền cho người hưởng lợi trong trường hợp người xin mở L/C trúng
thầu nhưng rút lui không thực hiện. Thời của L/C được tính tới thời điểm
người dự thầu trúng thầu và ký kết hợp đồng thương mại.

4. L/C dự phòng đối ứng

5. L/C dự phòng tài chính: bảo lãnh trách nhiệm trả tiền cho một khoản tiền đã
vay. Giá trị L/C có thể lên đến 100% giá trị hợp đồng cơ sở

6. L/C dự phòng trả tiền trực tiếp: đảm bảo thanh toán khi đến hạn theo quy
định của hợp đồng cơ sở; không quan tâm có xảy ra vi phạm hay không;
không còn mang tính chất dự phòng nữa mà chắc chắn được thực hiện; chưa
có hình thức bảo lãnh tương ứng.

7. L/C dự phòng bảo hiểm: là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán
khoản phí bảo hiểm nếu người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng không nộp
phí bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đúng hạn.

8. L/C dự phòng thương mại: bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của người xin mở
L/C dự phòng trong trường hợp không thanh toán bằng các hình thức thanh
toán khác.

Vai trò của L/C dự phòng trong thanh toán quốc tế

1. Vai trò đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong thanh toán quốc tế

 Trường hợp dùng để làm bảo lãnh: chứng từ chứng minh vi phạm nếu các
bên liên quan cần cung cấp thông tin

 L/C dự phòng: chứng từ chứng minh vi phạm do người thụ hưởng tự lập

2. Vai trò như một công cụ tài trợ trong thanh toán quốc tế

 L/C dự phòng đảm bảo tiền ứng trước: khoản tín dụng thương mại cấp cho
người bán và hỗ trợ thực hiện trên hợp đồng; đảm bảo cho khoản tiền ứng
trước của người mua.

 L/C dự phòng bảo hiểm: sử dụng phí bảo hiểm để quay vòng vốn kinh doanh.
- 95 -
 L/C dự phòng thanh toán trực tiếp: được cho vay thanh toán với mức lãi suất
ưu đãi.

3. Vai trò đôn đốc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa 2 bên tham gia

Mặc dù có những đặc điểm hữu ích như vậy tuy nhiên L/C dự phòng cũng có
những điểm trừ cần được biết khi doanh nghiệp cân nhắc sử dụng loại hình thư tín
dụng này.

L/C dự phòng đươc mở ra mới mục đích khắc phục tình trạng nợ xấu cho
doanh nghiệp

Ưu, nhược điểm của L/C dự phòng

Chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C
ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện dẫn
tới phát sinh chi phí mở L/C và ký quỹ nếu doanh nghiệp tin tưởng nhau thì không
cần sử dụng thư tín dụng dự phòng.

Mỗi loại thư tín dụng L/C sẽ được mở tùy thuộc vào mặt hàng, phương thức
bán hàng và thời gian giao dịch giữa người mua và người bán tùy vào tính chất giao
dịch và đối tác làm ăn mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn loại hình L/C tương
ứng.

- 96 -
6.5. Địa điểm thanh toán
Phương thức và địa điểm thanh toán có mối liên hệ tương quan với nhau. Các
bên lựa chọn phương thức thanh toán theo cách nào thì địa điểm thanh toán có thể
thay đổi để phù hợp với phương thức thanh toán đã chọn. Trong hợp đồng các bên
cần có các điều khoản quy định rõ về phương thức, địa điểm thanh toán để thuận
tiện cho cả 2 bên.

 Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản,

 Phương thức thanh toán bằng tiền mặt

 Phương thức thanh toán quẹt thẻ/ quẹt post

 …

Trường hợp nếu thanh toán bằng chuyển khoản thì chuyển khoản về tài
khoản nào, của ngân hàng nào. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì địa điểm
thanh toán ở trụ sở của người mua hay người bán và ai là người nhận…

6.6. Phạt chậm thanh toán


Điều khoản quy định về phạt chậm thanh toán thường bị bỏ qua. Tuy nhiên
đây lại là điều khoản quan trọng để bên bán, bên cho thuê hay người lao động
không bị thiệt hại khi thanh toán chậm. Đây là điều khoản giúp các bên thực hiện
nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và tránh tranh chấp xảy ra.

Ví dụ:

 Trường hợp thanh toán chậm lãi suất là 18%/năm. Thời gian thanh toán lãi
suất vào ngày 25 hàng tháng.

 Trường hợp thanh toán chậm lãi suất là 12%/năm. Thời gian thanh toán lãi
suất khi thanh toán tiền hàng.

Tùy vào từng loại hợp đồng cụ thể sẽ có những quy định riêng về vấn đề phạt
chậm thanh toán/ phạt không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp thuộc các
lĩnh vực đặc thù có những quy định riêng, thỏa thuận trong hợp đồng cần tuân thủ
theo thỏa thuận giữa các bên và tuân thủ theo quy định riêng của Luật liên quan.

Ví dụ: Tại Điều 301, Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng:

- 97 -
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật
này.”

Như vậy, mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng thương mại không được
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

6.7. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến thanh toán chậm

Trong nội dung hợp đồng nên có điều khoản quy định rõ ràng về trường hợp
bất khả kháng để tránh rủi ro cho các bên. Trường hợp bất khả kháng là các sự kiện
xảy ra theo quy định tại Khoản 1, Điều 156, Bộ luật dân sự 2015:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép.”

Các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh, các
thay đổi của chính sách pháp luật… khiến bên có nghĩa vụ thanh toán không thể
thực hiện được nghĩa vụ dân sự của mình dẫn đến thanh toán chậm cần được quy
định cụ thể như:

 Thời gian chậm thực hiện thanh toán là bao lâu (hoặc được tính như thế nào);

 Trường hợp thanh toán chậm (chậm quá thời hạn đã gia hạn theo quy định
khi xảy ra trường hợp bất khả kháng) thì tính lãi như thế nào;

 Mức phạt đối với việc chậm thanh toán;

 Bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

Trong trường hợp các bên giao kết là hợp đồng thương mại có thể thực hiện
theo thỏa thuận và theo Điều 296, Luật Thương mại 2005 quy định về việc kéo dài
thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng.

- 98 -
II.2. CÁC ĐIỀU KHOẢN TÙY NGHI

1. Điều khoản bao bì (Packing and Marking)


Điều khoản bao bì thường có các nội dung sau: Chất lượng bao bì, phương
thức cung cấp bao bì, phương thức xác định giá cả bao bì.

1.1. Chất lượng bao bì


Có 2 cách quy định chất lượng bao bì:

 Bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó. (Trong buôn bán
quốc tế đã hình thành một số tập quán quốc tế về các loại bao bì phù hợp với
các phương thức vận tải).

 Bao bì phù hợp với vận chuyển đường bộ

 Bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt

 Bao bì phù hợp với vận chuyển đường biển

 Bao bì phù hợp với vận chuyển đường hàng không

Ví dụ: Sở dĩ người ta có thể thoả thuận chung chung như vậy, mà vẫn hiểu
nhau được là vì trong buôn bán quốc tế, đã hình thành một số tập quán quốc tế về
các loại bao bì này.

Theo tập quán đó bao bì đường biển thường có hình dạng là hình hộp, ít khi
là những hình khác, có độ bền khá đủ để chịu đựng sức ép của những hàng hoá khác
chất xếp trong cùng hầm tầu trong khi chuyên chở, có kích thước là những số
nguyên của đơn vị đo lường. Trong chuyên chở hàng hoá đường biển, ít khi người
đóng chung những mặt hàng có suất cước khác nhau vào cùng một kiện hàng, bởi vì
trong trường hợp như vậy, các hãng tàu có quyền áp dụng một suất cước cao nhất
trong số các suất cước của hàng hoá đóng gói chung để tính cước cho cả kiện hàng.

Trong chuyên chở đường sắt, bao bì cũng cần khá chắc chắn bởi vì hàng hoá
có thể phải qua nhiều khâu sang toa, dịch chuyển. Đồng thời bao bì đường sắt cũng
cần kích thước phù hợp với quy định của cơ quan đường sắt, nơi hàng đi qua.
Những hàng hoá có bao bì quá dài và có trọng lượng quá nặng, thường gặp khó
khăn trong khi đăng ký xin toa, cũng như khi bốc dỡ.

Bao bì thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay, phải là bao bì nhẹ, có
kích thước phù hợp với quy định của công ty hàng không. Có như vậy, mới giảm
được chi phí chuyên chở, bởi vì suất cước máy bay cao hơn rất nhiều so với suất
- 99 -
cước

- 100 -
của các phương thức chuyên chở khác. Ngoài ra, để tránh nguy hiểm cho hàng hoá
và công cụ vận tải, người ta tránh dùng những vật liệu dễ bốc cháy trong việc chế
tạo bao bì máy bay.

Điểm lại các tập quán có liên quan đến bao bì, chúng ta thấy rằng cách quy
định chung chung về chất lượng bao bì vẫn có thể gây nên sự không thống nhất
trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì.

Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì, như:

 Yêu cầu về vật liệu làm bao bì:

Vật liệu bao bì rất đa dạng: từ giấy bìa, tấm carton gợn sóng, nhựa bao gồm
màng nhựa và các dạng chai, thùng từ nhựa, đến thủy tinh, kim loại, gỗ… với tính
chất mềm, cứng, bán cứng khác nhau.

Ví dụ như bao bì làm từ nhựa cũng sẽ có những phân loại nhựa và tiêu
chuẩn phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau: nhựa PE làm từ hạt nhựa
Polyethelene phù hợp dùng chứa đồ, chứa chất lỏng ngoại trừ chất tẩy rửa ăn mòn
và dầu mỡ… Các mặt hàng thực phẩm thường được đóng gói kích cỡ và trọng
lượng lớn như các loại hạt, ngũ cốc thì phù hợp với loại bao bì được làm từ nhựa
PP. Hay các bình, chai, hộp nhựa chứa thực phẩm thì thường được làm từ nhựa PC
do có khả năng chịu lực tốt, độ bền và độ cứng khá cao.

 Yêu cầu về hình thức bao bì: Hòm, bao, thùng, cuộn, hộp…

 Yêu cầu về kích cỡ của bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó

Trên thực tiễn, bao bì bao gói có thể nhiều lớp khác nhau với các công nghệ
ngày càng tiên tiến. Các bao bì chống rung lắc gồm có xốp, màng hút… bao bì
chống ăn mòn bằng màng nhựa, cao su… và bao bì thùng, hộp giấy bằng duplex,
carton sóng… Thậm chí, có thể quy định chi tiết từng lớp bao gói như:

Lớp 1: PP/PE film: chống muỗi xâm thực

Lớp 2: Plastics box: chống tự gãy, va đập

Lớp 3: EPS (Expandable polystyrene): chống va đập với vật khác

Lớp 4: Corrugated Carton Case: hộp vận chuyển bên ngoài

 Yêu cầu về đai nẹp của bao bì

- 101 -
VD: hòm phải có ba lượt nẹp, mà bề rộng từ 2cm trở lên, mỗi góc hòm phải
có săt cooc-ne…

 Yêu cầu về kẻ mã hiệu và hình thức, nội dung chữ viết và ký hiệu trên bề mặt
bao bì (Trình bày bao bì)

1.2. Phương thức cung cấp bao bì


- Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua.

- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng
bên mua phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá
trị cao.

- Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói. Phương pháp này áp dụng khi
bao bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán (khi cầu lớn hơn
cung).

1.3. Phương thức xác định giá cả bao bì


Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai
bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về việc xác định giá bao bì. Việc xác định
giá bao bì có thể có mấy trường hợp:

- Giá của bao bì được tính theo giá hàng hóa: Packing charges included (giá
hàng hóa đã bao gồm cả giá bao bì)

- Giá của bao bì do bên mua trả riêng

- Giá của bao bì được tính như giá của hàng hóa.

Để tính được giá bao bì cũng có các phương pháp xác định trọng lượng bao
bì. Xác định được trọng lượng bao bì để tính trị giá có phương pháp sau:

 Cân tất cả hàng hóa theo mã hàng, tách riêng bao bì vận chuyển riêng.
Phương pháp này rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Áp dụng cho các hàng
hóa vận chuyển tàu chuyến có số lượng lớn. Dùng cân điện tử cân cả xe
hàng, trừ trọng lượng xe và bỏ lại các bao bì không cần thiết.

 Phương pháp ước tính: dựa trên cơ sở những thông lệ về bao gói hàng
hóa trước đó, sẽ ước tính cho trọng lượng bao bì.

Ví dụ: Bao gạo thường 50kg làm bằng bao PP có trọng lượng từ 100-200g.
- 102 -
Ước tính trọng lượng của loại bao bì và nhân với số lượng bao.

- 103 -
 Tính trên cơ sở báo cáo của người bao gói. Nhà sản xuất hay người bán
thường thực hiện việc bao gói và xếp hàng sẽ có các thông số chi tiết về
trọng lượng thực, trọng lượng bao bì và trọng lượng tổng. Khi mua bán các
hàng hóa đó có ghi rõ trọng lượng trên bao bì, chứng từ vận chuyển thì lấy
làm căn cứ tính toán trị giá bao bì và trọng lượng hàng thực.

 Tính theo trọng lượng thực tế sau khi đã trừ bì. Đối với hàng hóa vận
chuyển trong ngoại thương cần phải có các chỉ dẫn trên bao bì gọi là “Ký mã
hiệu - Marking”. Cách quy định trên hợp đồng cũng dựa vào hai phương
pháp chính là yêu cầu ghi mã hiệu theo phương pháp chỉ định và yêu cầu ghi
ký mã hiệu thông tin bao gồm tên hàng hóa, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả
bì, người gửi, người nhận, xuất xứ.

Ví dụ về điều khoản bao bì:

Một điều khoản đầy đủ quy định về bao gói và ký mã hiệu thể hiện như sau:

Article 7: Marking and Packing

 Marking: “Name of goods”

FR:

TO:

 Packing: suitable for road and sea transportation, according to export


standard, in a full loading container 20 feet.

2. Điều khoản bảo hành (Warranty)


Bảo hành là việc người bán (người sản xuất) bảo đảm cho một số chỉ tiêu
chất lượng nhất định của hàng hóa trong một khoảng thời gian. Thời gian này gọi là
thời gian bảo hành.

Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được 3 yếu tố:

2.1. Thời gian bảo hành


 Thời gian bảo hành thường tính từ khi nhận hàng hoặc từ khi người mua đưa
hàng vào sản xuất.

 Đơn vị tính thời hạn bảo hành có thể theo thời gian hoặc theo công suất
hoạt động.
- 104 -
VD:

Thời hạn bảo hành theo thời gian: Thiết bị điện tử như TV thông thường các
hãng họ bảo hành 24 tháng kể từ ngày kích hoạt bảo hành hoặc 30 tháng kể từ ngày
sản xuất.

Thời hạn bảo hành theo công suất hoạt động: KIA có chế độ bảo hành chung
với các dòng xe Morning, CBU, Soluto là sau khi chạy được 100.000km.

 Thời hạn bảo hành ngắn hay dài tùy thuộc vào

 Tính chất của hàng hóa

 Theo tương quan giữa người mua và người bán

2.2. Nội dung bảo hành


Người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các
tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng, với
điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử
dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật
của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

Có các loại bảo hành như sau:

- Bảo hành chung: là đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của hàng hóa.

- Bảo hành cơ khí: là bảo đảm cho sự lắp ráp đúng sơ đồ.

- Bảo hành đúng chỉ tiêu thực hiện: là bảo đảm máy móc, thiết bị chạy đúng
công suất, hiệu suất quy định.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên


* Bên mua:

 Được sự sửa chữa, thay thế miễn phí của người bán trong suốt thời gian bảo
hành.

 Được kéo dài thời gian bảo hành tương đương với thời gian mà máy móc,
thiết bị được dừng để bảo hành.

VD: Bạn mua một cái TV mà nó gặp lỗi trong thời gian bảo hành, bạn đem
nó đi bảo hành mất khoảng 5 ngày, thì thời gian bảo hành của cái TV đó sẽ được
kéo dài thêm 5 ngày nữa.

- 105 -
 Phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của người bán.

 Khẩn trương báo cho người bán biết khi có hỏng hóc.

 Không được tự sửa chữa trừ trường hợp gọi hai lần mà người bán không
đến nhưng phải giữ lại hóa đơn trả tiền để đòi tiền người bán, nếu người bán
không trả thì người mua có thể khiếu nại (người bán chịu chi phí).

* Người bán:

 Được từ chối bảo hành nếu người mua không sử dụng theo đúng hướng dẫn
của người bán.

 Được từ chối bảo hành nếu hàng hóa bị hỏng ở những bộ phận hao mòn.

Mỗi một hàng hóa thì sẽ có những bộ phận hao mòn khác nhau. Giả dụ như
xe máy có bộ phận hao mòn là lốp xe, khi bạn sử dụng xe máy trong khoảng thời
gian nhất định thuộc thời gian bảo hành, lốp xe bị mòn tự nhiên, thì bạn sẽ không
được đem lốp đi để bảo hành đổi một lốp mới.

3. Điều khoản khiếu nại (Claim)


Khiếu nại trong thương mại là yêu cầu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của bên bị thiệt hại đối với bên gây thiệt hại. Theo luật pháp của hầu hết các quốc
gia, khiếu nại được coi là bước đầu tiên bắt buộc trong một số lĩnh vực tranh chấp,
chẳng hạn như tranh chấp về hiệp định ngoại thương, tranh chấp về hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa, v.v.

“Khiếu nại thương mại" dùng để phân biệt với hành vi “khiếu nại” theo quy
định của Luật khiếu nại. Đối tượng của “Khiếu nại thương mại” là chất lượng,
khiếm khuyết, mất mác hoặc sự tổn hại của bên mua đối với hàng hoá, dịch vụ. Như
vậy “Khiếu nại thương mại” là việc bên mua hay bên sử dụng dịch vụ yêu cầu bên
bán, bên cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là bên bán) ghi nhận, khắc phục và bồi
thường các thiệt hại nếu có.

3.1. Các trường hợp khiếu nại


Để biết khiếu nại người bán trong những trường hợp nào, người mua cần dựa
vào những căn cứ sau:

Thứ nhất, trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương mà các bên đã ký
kết. Hợp đồng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Do đó, khi
- 106 -
quyền lợi của người mua bị người bán xâm phạm thì người mua có quyền khiếu nại
người bán.

Thứ hai: Theo điều ước quốc tế, luật áp dụng cho hợp đồng và thực tiễn mua
bán quốc tế, người ta giải thích quyền của người mua không chỉ được quy định
trong hợp đồng mà còn được quy định trong điều ước quốc tế, trong luật quốc
gia áp dụng cho các hợp đồng và tập quán thương mại quốc tế. Vì vậy, khi các
quyền này bị người bán vi phạm thì người mua cũng có quyền khiếu nại. Cụ thể,
khiếu nại đối với người bán hàng thường bao gồm các trường hợp sau:

Các trường hợp khiếu nại thường gặp:

- Khiếu nại về thiếu số lượng, trọng lượng hàng hóa Người mua có quyền
khiếu nại người bán về việc thiếu số lượng hàng hóa khi hàng hóa thực tế giao cho
tàu tại cảng bốc ít hơn số lượng quy định trong hợp đồng . Người mua cũng có
quyền yêu cầu cân nặng hàng hóa khi hàng hóa đóng trong bao không đủ so với bao
bì hoặc trọng lượng ghi bên ngoài bao.

- Khiếu nại chất lượng, nếu bên bán giao hàng kém chất lượng so với chất
lượng quy định trong hợp đồng, hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng khi hợp đồng
không quy định gì về chất lượng thì bên mua có quyền khiếu nại. Khiếu nại với
người bán về chất lượng hàng hóa.

- Khiếu nại về bao bì sơ sài, không đúng quy cách. Khi người bán giao hàng
hóa có bao bì xấu, hoặc bao bì không phù hợp, tức là không đúng với loại bao bì đã
quy định trong hợp đồng hoặc theo cách sử dụng thương mại, thì người mua có
quyền khiếu nại với người bán. Ngay cả trong trường hợp người bán cung cấp bao
bì sơ sài, không bảo đảm gây hư hại cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
người mua cũng có quyền khiếu nại người bán.

- Khiếu nại về việc không giao hàng hoặc giao hàng trễ.

- Khiếu nại người bán về việc không giao hoặc chậm giao tài liệu kỹ thuật,
phiếu kiểm nghiệm, không hoặc chậm thông báo giao hàng lên tàu.

3.2. Thể thức khiếu nại


a, Hình thức và nội dung

Để khiếu nại người bán, người mua phải nộp đơn khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại
bao gồm đơn khiếu nại và các tài liệu kèm theo làm bằng chứng.

- 107 -
Khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản. Hình thức văn bản có thể là thư
bảo đảm, điện báo (telex), fax; Nếu sử dụng điện báo phải có công văn xác nhận.

Khiếu nại gửi đến người bán phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, câu văn
lịch sự, có cả phần đầu và phần cuối. Đơn yêu cầu bồi thường hợp lệ, nghĩa là, nó
phải bao gồm tất cả các nội dung cần thiết. Thông thường, nội dung yêu cầu của
đơn khiếu nại bao gồm:

 Họ, tên, địa chỉ của bên khiếu nại, người bị khiếu nại;

 Số hàng bị khiếu nại, số vận đơn, số hợp đồng mua bán;

 Nội dung khiếu nại: Khiếu nại về việc gì? giao hàng chậm, không giao hàng
hoặc giao hàng tùy theo chất lượng, lý do và động cơ;

 Yêu cầu bồi thường cụ thể cho người bán.

Cần lưu ý rằng nếu nội dung khiếu nại thiếu bất kỳ chi tiết cần thiết nào thì
khiếu nại được coi là không hợp lệ.

b, Chứng từ cần thiết để chứng minh

Tài liệu đính kèm đơn khiếu nại là thông tin bắt buộc trong hồ sơ khiếu nại
để cung cấp bằng chứng cho việc khiếu nại. Những tài liệu này thường bao gồm:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bạn có thể sao chép toàn bộ hợp đồng
và gạch dưới những điều khoản mà người bán đã vi phạm, hoặc chỉ cần trích sao
những điều khoản mà người bán đã vi phạm.

- Chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải

- Điều khoản mà người bán đã vi phạm, hoặc chỉ sao chép những điều khoản
mà người bán đã vi phạm.

- Vận đơn: Đó có thể là vận đơn đường biển, vận đơn đường sắt, vận đơn
hàng không... tùy thuộc vào phương tiện vận tải mà hàng hóa được vận chuyển. Vận
đơn là một chứng từ xác nhận số lượng hàng hóa bị khiếu nại, số lượng hàng hóa
người bán thực giao, ngày giao hàng v.v... và trên cơ sở này có thể đối chiếu với các
điều khoản có liên quan của hợp đồng.

- Báo cáo giám định (đánh giá chất lượng, đánh giá số lượng, khối lượng,
trọng lượng kiện hàng, đánh giá tổn thất hàng hóa do bao bì kém). Biên bản giám
định thường được lưu giữ tại cảng đến hoặc tại kho của người nhận hàng. Biên bản

- 108 -
giám định được thực hiện tại nước người mua là tài liệu quan trọng đảm bảo việc
khiếu nại có thành công hay không, vì vậy cần chú ý đến giá trị pháp lý của biên
bản giám định, xét về bản chất pháp lý, có thể có hai loại về biên bản giám định:
biên bản giám định quyết định và biên bản giám định không quyết định.

C, Cách tính ngày khiếu nại

Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào
sử dụng. Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo
hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính
từ khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện
trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời
hạn khiếu nại về chất lượng

3.3. Thời hạn khiếu nại người bán hàng


Thời hạn khiếu nại người bán hàng là một khoảng thời gian nhất định dành
cho người mua hàng khiếu nại người bán. Nếu người mua bỏ qua thời hạn khiếu nại
rồi mới tiến hành khiếu nại thì sẽ bị khước từ khiếu nại và cũng mất luôn quyền đi
kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền. Do đó, người mua phải tuân thủ
nghiêm ngặt thời hạn khiếu nại, tức là phải nộp hồ sơ khiếu nại người bán trong thời
hạn khiếu nại quy định.

Thời hạn khiếu nại chia làm hai loại thời hạn khiếu nại theo luật định và thời
hạn khiếu nại quy ước.

- Thời hạn khiếu nại theo luật định là thời hạn khiếu nại được quy định trong
luật mà các bên đương sự phải tuân theo, không được làm khác đi. Thời hạn khiếu
nại được quy định trong điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
thời hạn khiếu nại do luật định. Theo Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc
năm 1980 về mua bán quốc tế hàng hóa, thời hạn khiếu nại về hàng không phù hợp
là 2 năm kể từ ngày hàng đã thực sự được giao cho người mua.

Theo Điều 318 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, thời hạn khiếu nại là
3 tháng đối với khiếu nại về số lượng. Trong trường hợp hàng có bảo hành thì thời
hạn khiếu nại là

- 3 tháng đối với khiếu nại về số lượng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

- 6 tháng (kể từ ngày giao hàng) đối với khiếu nại về chất lượng

- 109 -
- 9 tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với
khiếu nại về các vi phạm khác.

- Thời hạn khiếu nại quy ước là thời hạn khiếu nại do các bên quy định trong
hợp đồng. Việc quy định thời hạn khiếu nại ngắn hay dài là do các bên tự thỏa thuận
quyết định, nhưng trong thực tế thì thời hạn khiếu nại quy ước thường ngắn hơn
thời hạn khiếu nại do luật định.

3.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc phát
đơn khiếu nại
a, Quyền hạn và nghĩa vụ

-Người mua:

Về nguyên tắc, các bên không được vin vào đơn khiếu nại làm cơ sở để
người bán từ chối giao hàng hay người mua từ chối nhận hàng đối với những lô
hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng.

 Người mua phải để nguyên trạng hàng hóa, có sự bảo đảm cẩn thận, đồng
thời báo cho người bán biết về nơi để hàng và thời hạn hàng đó sẵn sàng để
kiểm tra lại.

 Lập biên bản giám định về tất cả các khuyết tật đã được phát hiện, theo
những nguyên tắc hiện hành ở nước người mua

 Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng thủ tục và đúng thời hạn đã được
thỏa thuận.

-Người bán:

 Có quyền kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua bằng cách xem xét hàng
tại chỗ

 Sau một số ngày nhất định kể từ khi nhận được thông báo của người mua về
hàng đã sẵn sàng để xem xét, người bán phải cử đại diện đến để xem xét
hoặc phải ủy quyền cho một tổ chức có thẩm quyền tại nước nhập khẩu tiến
hành việc này.

 Người bán có trách nhiệm xem xét kĩ hơn đơn khiếu nại và thông báo không
chậm trễ quyết định của mình về việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn
khiếu nại. Nếu trong thời hạn quy định, người bán không trả lời đơn khiếu

- 110 -
nại,

- 111 -
thì người bán coi như đã chấp nhận việc khiếu nại và người mua có quyền
đưa việc khiếu nại ra trọng tài với mọi chi phí do người bán chịu. Trong hợp
đồng phải thỏa thuận: Nếu khiếu nại được thừa nhận là có cơ sở, thì mọi chi
phí liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại do người bán chịu; nếu
khiếu nại bị coi là vô căn cứ thì người mua phải chịu chi phí khiếu nại và giải
quyết khiếu nại.

b, Trách nhiệm

Căn cứ Điều 40 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với
hàng hóa không phù hợp với hợp đồng như sau:

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

- Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá
nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những
khiếm khuyết đó;

- Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại
theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường
hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau
thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Khắc
phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Căn cứ Điều 41 Luật Thương mại 2005 quy định về khắc phục trong trường
hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn
giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng
trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp
với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng
hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá
trong thời hạn còn lại.

- Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà
gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền
yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó

- 112 -
3.5. Cách thức giải quyết khiếu nại
Tùy theo nội dung khiếu nại mà giữa người mua và người bán có thể thương
lượng đưa ra cách giải quyết khác nhau.

Khiếu nại về thiếu số lượng, trọng lượng hàng, nếu người bán nhận thấy
mình có lỗi và tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán có thể giải quyết
khiếu nại bằng cách

 Giao đủ số hàng thiếu hoặc trả lại số tiền hàng giao thiếu ( Phải quy định rõ
cách thức giao bù về thời gian, số lượng, phương thức

Khi khiếu nại về phẩm chất hàng không phù hợp, theo các điều ước quốc tế
có liên quan (Điều 41 Công ước La Háye 1964, Điều 46 và 50 Công ước Viên
1980) và luật của các nước có thể giải quyết bằng các cách sau đầy:

- Sửa chữa khuyết tật hàng: do người bán tự sửa chữa khuyết tật và chịu chi
phí, hoặc người mua sửa chữa và người bán hoàn lại chi phí.

- Thay thế hàng khuyết tật bằng hàng mới có phẩm chất phù hợp với quy
định của hợp đồng.

- Giảm giá hàng

- Khấu trừ tiền hàng

- Hủy hợp đồng. Người mua chỉ có quyền đòi hủy hợp đồng khi giao hàng
sai mẫu, khi hàng không đáp ứng được mục đích sử dụng của hợp đồng.

Khi khiếu nại về việc không giao hàng hoặc giao hàng chậm, không giao
hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật, không báo tin giao hàng v.v... thì các bên đương sự
có thể giải quyết khiếu nại với nhau bằng cách nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại
tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Người bán phải giải quyết khiếu nại cho người mua trong một khoảng thời
gian nhất định, khoảng thời gian đó gọi là thời hạn giải quyết khiếu nại. Thời hạn
giải quyết khiếu nại có thể được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy
định thời hạn giải quyết khiếu nại thì người bán phải giải quyết khiếu nại cho người
mua trong thời gian hợp lý

- 113 -
4. Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force Majeure)
Miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng
trong những trường hợp pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận trong mua bán
hàng hoá quốc tế.

Theo quy định tại Mục IV khoản 1 Điều 79 Công ước Viên 1980: Một bên
không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ
nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự
kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính
tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu
quả của nó.

4.1. Theo Công ước Viên 1980


Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hầu hết các hệ thống pháp luật cũng như trong thực tiễn thương mại, thuật
ngữ bất khả kháng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, CISG lại sử dụng thuật
ngữ “trở ngại”, thuật ngữ này được chọn vì nó phản ánh chính xác hơn thuộc tính
khách quan của hiện tượng xảy ra. Trở ngại tức là sự kiện xảy ra khách quan không
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể và gây khó khăn cản trở cho chủ thể đó. Trở ngại
này sau khi có đủ các dấu hiệu thì chủ thể gặp trở ngại sẽ được miễn trách nhiệm.

Miễn trách trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gặp “trở ngại”

Trên cơ sở quy định tại Điều 79 Công ước Viên 1980, trở ngại có đầy đủ ba
dấu hiệu:

+ Dấu hiệu thứ nhất: Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. Một sự
kiện muốn thỏa mãn dấu hiệu này cần thỏa mãn ba điều kiện: phải xảy ra khách
quan không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm; không có lỗi của bên vi phạm gây
ra trở ngại này; trở ngại phải hoàn toàn vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của họ hoặc
phạm vi trách nhiệm của họ.Sự kiện đó có thể là các hiện tượng tự nhiên nhu sóng
thần, động đất, núi lửa,…hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình
công, bạo loạn, chiến tranh…Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Dấu hiệu thứ hai: Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường
trước được trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là trở ngại đó phải không nhìn
thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các bên không biết hoặc
- 114 -
không buộc

- 115 -
phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường
xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật. Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện
hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa
vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.

+ Dấu hiệu thứ ba: Những trở ngại này không thể tránh được và không thể
khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra.

Để đáp ứng dấu hiệu này, khi trở ngại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra, bên
vi phạm cần nỗ lực hết sức để khắc phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất là tác động
tới hậu quả để lại của trở ngại nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại tổn thất mà trở
ngại đem lại. Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng
bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào
hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực
hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Miễn trách trong trường hợp bên thứ ba gặp “trở ngại”

Trong quan hệ thương mại quốc tế, hợp đồng không chỉ được ký kết giữa bên
bán và bên mua mà còn có sự tham gia của nhiều bên liên quan được gọi là bên thứ
ba. Trường hợp bên thứ ba gặp khó khăn, ngay lập tức ảnh hưởng tới việc thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; bên cạnh đó, khi một bên vi phạm hợp đồng, thường xảy ra tình
huống họ viện dẫn lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp
đồng để hưởng miễn trách nhiệm.

Khoản 2 điều 79 Công ước Viên 1980 quy định:

Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ
thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên
ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản 1

b. Người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp
dụng cho họ.

Bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi
phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người được bên vi phạm giao cho hoàn
thành toàn bộ hoặc một phần hợp đồng). Trong khi đó người thứ ba không hoàn
thành nghĩa vụ của mình và hậu quả là gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ

- 116 -
trường hợp nào

- 117 -
thiệt hại do bên thứ ba gây nên cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi
phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba
rơi vào “trở ngại” như trường hợp trên

Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm

Điều 80 Công ước Viên 1980 quy định: “Một bên không được viện dẫn một
sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện
nghĩa vụ đó là do chính những hành vi hay sơ suất của chính họ”.

Theo quy định trên, bên vi phạm nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm nếu như
nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị vi
phạm. Nói cách khác, bên vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách
nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó
xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên bị vi phạm. Quy định miễn
trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nguyên
tắc lỗi. Người gây ra việc thực hiện không đúng hợp đồng thì họ không thể viện dẫn
việc này để đem lại lợi ích cho chính họ, khi họ làm cho phía bên kia không thể
thực hiện đúng nghĩa vụ thì họ không có quyền buộc bên kia phải chịu trách nhiệm.

4.2. Theo Luật Thương Mại 2005


Các Trường hợp được miễn Trách theo điều 294 Luật Thương Mại 2005:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng".

Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường
hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm
hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng
hợp đồng. Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài
xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có
khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu
trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

- 118 -
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên vi
phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Ngoài
ra, khi xảy ra tình trạng miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải
thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm
và hậu quả có thể sảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không
kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

1. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

Các bên có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng về các trường hợp về bên vi
phạm được miễn trách nhiệm. Các trường hợp đó có thể không được pháp luật quy
định mà hoàn toàn theo sự thỏa thuận giữa các bên. Chính vì thế, yếu tố tự nguyện
khi giao kết hợp đồng là rất quan trọng, vì nếu chứng minh được là điều khoản được
miễn hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì điều khoản miễn
trách nhiệm sẽ bị vô hiệu. Điều này có nghĩa là người bán sẽ được miễn trách nếu
sự cố thuộc về các trường hợp miễn trách có trong hợp đồng

2. Xảy ra sự kiện bất khả kháng

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, bên vi
phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả
kháng. Điều này có nghĩa là hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện
bất khả kháng dẫn tới việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm vẫn được miễn trách
nhiệm.

Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ nghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ
miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và
điều kiện áp dụng. Xét theo mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, trong đó luật
thương mại là luật riêng trong lĩnh vực thương mại, còn Bộ luật dân sự là luật
chung, có thể dẫn chiếu quy định của Bộ luật Dân sự về sự kiện bất khả kháng để áp
dụng trong lĩnh vực thương mại. Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định: “Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép”. Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng (force majeure) thường
được hiểu có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt,
hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh,
bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tất
nhiên, việc chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên
vi phạm hợp đồng, nhưng

- 119 -
việc bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc
cơ quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay không.

3. Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia

Lỗi được coi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm dân sự. Lỗi
này có thể là hành động hoặc không hành động của bên vi phạm. Tuy nhiên, sự vi
phạm của 1 bên có nguyên nhân từ lỗi của phía bên kia, ví dụ: bên vi phạm đã làm
theo những chỉ dẫn không rõ ràng của bên bị vi phạm dẫn đến thiệt hại. Trong
trường hợp này, bên vi phạm đã loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên bị vi
phạm sẽ chịu những rủi ro về thiệt hại này.

Tuy nhiên, khi áp dụng căn cứ này việc vi phạm hợp đồng của một bên chỉ
được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên kia (cũng có hành vi vi phạm) khi việc
vi phạm này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm. Cần xác định lỗi của
bên kia trong trường hợp này phải là nguyên nhân trực tiếp và là tiền đề của việc
không thực hiện nghĩa vụ.

4. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng.

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi
phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn
tới hành vi vi phạm hợp đồng. Rõ ràng các bên không lường trước được những vi
phạm và thiệt hại khi có một quyết định của Nhà nước xen vào.

Ví dụ: Ngày 06/12/2018, Công ty An Nhiên (Bên A) ký hợp đồng mua bán
của công ty khai khác và mua bán khoáng sản Thiên Phú (Bên B) 05 tấn quặng. Hai
bên thỏa thuận ngày 05/1/2019 sẽ giao hàng. Tuy nhiên, ngày 01/01/2019 Thủ
tướng Chính phủ có quyết định cấm khai thác và mua bán quặng trong cả nước. Do
đó, đến ngày 05/01/2019 bên B không thể giao hàng được cho bên A. Ở ví dụ này có
thể thấy hợp đồng không thực hiện được là do có quyết định của người có thẩm
quyền nên hai bên không thể thực hiện được. Nên bên A không thể buộc bên B tiếp
tục.

Tuy nhiên, đối với trường hợp này pháp luật nên có hướng dẫn cụ thể về
quyết định nào của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định này được đưa ra với
mục đích gì thì sẽ trở thành căn cứ cho việc nhiễm trách nhiệm? Hay tất cả quyết
định của mọi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đều được coi là trường hợp miễn

- 120 -
trách nhiệm? Việc quy định rõ ràng về vấn đề này sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của
cơ quan nhà

- 121 -
nước khi ban hành quyết định, đồng thời minh bạch hóa các quy định của pháp luật
giúp các bên an tâm hơn khi tham gia vào quan hệ hợp đồng.

Lưu ý: Bên vi phạm hợp đồng thương mại có nghĩa vụ chứng minh các
trường hợp miễn trách nhiệm và thông báo cho bên bị vi phạm.

Cụ thể tại Điều 295 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương
mại thực hiện việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm như sau:

- Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về
trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

- Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo
không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

- Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp
miễn trách nhiệm của mình.

5. Điều khoản trọng tài (Arbitration)


Khái niệm: Theo khoản 1 Điều 3 trọng tài thương mại 2010 Trọng tài
thương mại được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp cho các bên thỏa
thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân theo quy định của Luật Trọng
tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên
có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài.

Ưu điểm:

 Tạo sự chủ động, linh hoạt cho các bên xét xử

 Phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được
toàn quyền tự lựa chọn trọng tài viên

 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai, giúp các bên bảo vệ uy
tín, bí mật kinh doanh

Một số tòa án trọng tài quốc tế:

 Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC (International chamber of commerce)


- 122 -
 Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn LCIA (Arbitration and ADR worldwide)

 Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực PCA (Permanent Court of Arbitration)

5.1. Loại hình trọng tài


 Trọng tài quy chế (Institutional arbitration):

Theo pháp luật Việt Nam, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng các
Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.

Khái niệm: Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một
Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật số: 54/2010/QH12 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 ( và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.

Đặc điểm của trọng tài quy chế:

- Thứ nhất, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các Trung tâm
trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống
cơ quan nhà nước.

Các Trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các Trọng tài viên
sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành
lập bởi Nhà nước. Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước (như trọng tài kinh tế nhà nước trước đây), cũng không thuộc hệ thống
cơ quan xét xử nhà nước (như toà án kinh tế hiện nay). Trung tâm trọng tài hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động của Trung tâm trọng tài theo nguyên
tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ Ngân sách Nhà nước.
Trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà
nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.

Là tổ chức phi chính phủ nhưng các Trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự
quản lý và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể quản lý đối với mọi mặt của
đời sống xã hội. Nhà nước quản lý các Trung tâm trọng tài thông qua việc ban hành
các văn bản pháp luật qua hoạt động của các hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm
quyền

Bởi vậy, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hoạt động của các Trung tâm
trọng tài cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. như hỗ trợ chỉ định, thay đổi
Trọng tài viên; hỗ trợ trong việc xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài; hỗ
trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hỗ trợ trong việc
- 123 -
hủy hoặc

- 124 -
không hủy Quyết định trọng tài; hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành Quyết định
trọng tài...

- Thứ hai, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức có tư cách pháp
nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật dân
sự năm 2015 bao gồm:

+ Được thành lập hợp pháp;

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mỗi Trung tâm trọng tài là một pháp nhân tồn tại độc lập và bình đẳng với
các Trung tâm trọng tài khác. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh Văn phòng
đại diện ở trong nước và nước ngoài.

- Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ.
Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm
trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm
có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung
tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên. Trung tâm trọng tài
có danh sách Trọng tài viên. Các Trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh
chấp khi được chọn hoặc chỉ định.

- Thứ tư, mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có
quy tắc tố tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động
của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ Trọng tài viên và phải
được ghi rõ trong Điều lệ của Trung tâm trọng tài.

 Trọng tài vụ việc:

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng
rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới
đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này. Tuy nhiên, quy định của pháp
luật các nước về hình thức trọng tài này cũng ở mức độ sâu, rộng khác nhau.

- 125 -
Khái niệm: Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy
định của Luật số: 54/2010/QH12 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và trình tự,
thủ tục do các bên thỏa thuận.

Đặc điểm của trọng tài vụ việc

- Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp. Tính chất “vụ việc”
hay “lâm thời” của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ, trọng tài chỉ được thành
lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa
các bên. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết
vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp trọng tài tự chấm dứt
hoạt động.

- Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy
điều hành (vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa thuận của
các bên) và không có danh sách Trọng tài viên riêng.

Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong
hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.

- Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng riêng.

Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên
quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng.
Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng
quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kì một quy tắc tố
tụng phổ biến nào (thông thường là quy tắc tố tụng của các Trung tâm Trọng tài có
uy tín ở trong nước và quốc tế).

Cách thức hình thành, quy trình tố tụng cũng như giá trị của phán quyết và
cơ chế bảo đảm thi hành quyết định của trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định
trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Trước khi ban hành Pháp lệnh
Trọng tài thương mại năm 2003, hình thức trọng tài vụ việc mới chỉ được ghi nhận
là một phương thức giải quyết tranh chấp mà chưa có bất kỳ quy định nào về cơ chế
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc. Bởi vậy, pháp luật về trọng tài vụ việc
ở Việt Nam suốt thời gian dài vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ đến khi ban hành Pháp lệnh
Trọng tài thương mại thì diện mạo của trọng tài vụ việc ở Việt Nam mới được khắc
họa rõ nét. Trọng tài vụ việc có một số ưu việt như giải quyết nhanh chóng, ít tốn
kém hay quyền lựa chọn Trọng tài viên của các bên không bị giới hạn bởi danh sách

- 126 -
Trọng tài

- 127 -
viên mà có thể lựa chọn bất kỳ Trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách Trọng
tài viên của bất kì Trung tâm trọng tài nào. Bên cạnh đó, trọng tài vụ việc có lợi thế
trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp.

So sánh Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc

Tiêu chí Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc

Khái Là hình thức trọng tài có tổ Là phương thức trọng tài do các bên
niệm chức được thành lập để hoạt tranh chấp thỏa thuận thành lập để
động một cách thường xuyên, giải quyết vụ việc giữa các bên và
có trụ sở và điều lệ và có quy trọng sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải
tắc xét xử riêng. quyết xong vụ tranh chấp.

Tổ chức Tổ chức thành trung tâm trọng Không có tổ chức, không có bộ máy,
tài, có tư cách pháp nhân, là tổ không có trụ sở, không có quy chế
chức phi chính phủ, có quy riêng, không có nguyên tắc tố tụng
chế riêng.

Thành Thành lập và chấm dứt theo Thành lập khi các bên phát sinh tranh
lập và các quy định của pháp lệnh chấp thỏa thuận lựa chọn. Chấm dứt
giải thể trọng tài khi giải quyết xong vụ việc

Ưu điểm và nhược điểm của Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc

Loại Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc


hình

Ưu -Điểm thuận lợi nhất của Hình thức trọng tài mang lợi thế lớn là sự
điểm hình thức này là quy trình tự quyết định của các bên. Quy trình tố
tố tụng chi tiết và độc lập, tụng hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận và
đảm bảo giải quyết tranh tuân theo. Nếu các bên hợp tác, vụ việc có
chấp không phụ thuộc vào thể giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém.
Các bên có quyền lựa chọn trọng tài và xác
định quy

- 128 -
sự tham gia của bên tranh tắc tố tụng, đồng thời có thể thỏa thuận để
chấp. bỏ qua thủ tục không cần thiết, giúp rút
ngắn thời gian giải quyết tranh chấp.
-Các tổ chức trọng tài
thường có chuyên gia đào
tạo tốt để đảm bảo quá
trình tố tụng diễn ra đúng
thời hạn và quản lý các
khoản phí trọng tài một
cách đúng đắn.

Nhược -Tốn kém nhiều chi phí. Hình thức trọng tài thiếu sự điều hành và
điểm Bao gồm các khoản phí hỗ trợ, khi gặp sự kiện ngoài dự tính hoặc
như thù lao cho các Trọng vấn đề phát sinh, các bên không có cơ quan
tài viên và các chi phí hoặc chuyên gia hỗ trợ, dẫn đến khả năng
hành chính khác. trọng tài không thể giải quyết được. Đồng
thời, trọng tài thường đến từ nhiều lĩnh vực
-Do các bên phải tuân thủ
khác nhau và thiếu đào tạo bài bản, dẫn đến
thời hạn của Quy tắc tố
khó khăn trong việc xử lý vấn đề trong quá
tụng nên các bên không
trình tố tụng.
thể rút ngắn thời hạn bất
kỳ nếu muốn như hình
thức Trọng tài vụ việc ở
trên.

5.2. Địa điểm trọng tải

Địa điểm trọng tài có thể ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước bị cáo
nguyên cáo, nước thứ 3. Cụ thể địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng
trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên
hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận.

Tại Điều 11 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định địa điểm giải quyết
tranh chấp Trọng tài như sau:

- 129 -
- Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp
không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh
chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến
hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các
thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn
ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu
khác.

Khoản 1 Điều 20 Luật Mẫu UNCITRAL 2006 ( Ủy ban Liên hợp quốc về
luật thương mại quốc tế) quy định: “Các bên được tự do thỏa thuận nơi tiến hành
trọng tài. Nếu không thoả thuận, nơi tiến hành tố tụng trọng tài sẽ được Hội đồng
trọng tài quyết định căn cứ vào hoàn cảnh của vụ kiện, có tính tới sự thuận tiện cho
các bên”. Khoản 2 Điều 20 quy định thêm: “Dẫu có quy định của khoản 1 của điều
này, Hội đồng trọng tài có thể, trừ khi các bên có thoả thuận khác, tổ chức tại địa
điểm được xem là thích hợp cho việc hỏi ý kiến các ủy viên, cho việc mời nhân
chứng, chuyên gia hoặc các bên hoặc việc giám định hàng hoá, tài sản khác hoặc
văn bản”.

Như vậy việc chọn địa điểm là do các bên có quyền thỏa thuận trường hợp
không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh
chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

5.3. Trình tự tiến hành trọng tài


Trình tự chung:

 Thỏa hiệp trọng tài: Thỏa thuận này có thể được ghi trên hợp đồng, cũng có
thể là một thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng.

 Tổ chức Ủy ban trọng tài.

 Tiến hành xét xử.

 Hòa giải.

 Tài quyết

 Bốn bước tiếp theo thường là thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng và phù
hợp với tập quán về trình tự trọng tài.

Tuy nhiên, mỗi trung tâm trọng tài thì sẽ có những quy định cụ thể khác nhau
- 130 -
về trình từ

- 131 -
Ví dụ: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có quy định trình tự như sau:

- Bước 1: Nguyên đơn nộp Đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài

Đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung
vụ tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu
khác của Nguyên đơn; tên trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn.

Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải được lập thành 5 bản (Đối với trường
hợp Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên), hoặc 3 bản (Đối với trường hợp Hội
đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên).

Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải đồng thời nộp phí trọng tài.

Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện trước khi Hội đồng
Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

- Bước 2: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

VIAC kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền, thụ lý Đơn kiện và gửi thông báo
cho Bị đơn.

- Bước 3: Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên

Bản tự bảo vệ gồm ngày tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; căn cứ pháp lý để
tự bảo vệ; kiến nghị cụ thể của Bị đơn; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Ngoài ra,
Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền. Trong
trường hợp có Đơn kiện lại, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại
trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

Việc Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản VIAC tiếp tục quá
trình tố tụng trọng tài.

Nếu Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, hoặc Bản tự bảo vệ không đề cập đến
việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài viên cho Bị đơn.

- Bước 4: Thành lập hội đồng trọng tài

Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên: Nguyên đơn và bị đơn mỗi bên
chọn 1 Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định 1 Trọng tài viên.
Hai trọng tài viên được các bên chọn bầu 1 Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội
đồng trọng tài; trường hợp hai trọng tài viên không bầu được Chủ tịch Hội đồng
- 132 -
trọng tài trong thời hạn quy định thì Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên
khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Hội đồng trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất: Nguyên đơn và bị đơn
thống nhất chọn Trọng tài viên duy nhất hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định
Trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất
trong trường hợp các bên không thống nhất được Trọng tài viên duy nhất trong thời
hạn quy định.

- Bước 5: Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, thực hiện một số các công việc theo
thẩm quyền

Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa
thuận trọng tài và Quy tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng
xem xét yêu cầu của các Bên.

Hội đồng trọng tài thực hiện một số các công việc theo thẩm quyền như xác
minh sự việc, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời.

Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các
bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.

- Bước 6: Hội đồng Trọng tài triệu tập các Bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh
chấp

Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp. Theo yêu cầu
của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải thành, Hội
đồng trọng tài lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định công nhận hòa giải
thành.

Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng
Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Nếu các bên không tham dự họp giải quyết vụ tranh chấp mà không có lý do
chính đáng, Hội đồng Trọng tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công bố
Quyết định Trọng tài.

- Bước 7: Công bố Quyết định Trọng tài

- 133 -
Trường hợp không hòa giải hoặc không hòa giải thành, Hội đồng Trọng tài
ra Phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp giải
quyết tranh chấp cuối cùng.

Hội đồng Trọng tài gửi Phán quyết trọng tài tới Trung tâm ngay sau ngày
lập. Trung tâm gửi ngay tới các bên bản chính hoặc bản sao có chứng thực của
Phán quyết trọng tài.

Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc
đối với các Bên.

5.4. Chi phí trọng tài


Khái niệm: Điều 34 Luật trọng tài Thương mại năm 2010 quy định “Phí
trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài”. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định (Trường hợp vụ tranh chấp được
giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định)

Phí trọng tài trên thực tế được xác định gồm các khoản sau:

- Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;

- Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng
trọng tài;

- Phí hành chính;

- Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu
của các bên tranh chấp;

- Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.

Ai sẽ chịu án phí trọng tài?

Khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:

Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự
phân bổ khác.

Ngoài ra, chi phí trọng tài theo tập quán quốc tế nói chung là bên thua sẽ phải
chịu.

- 134 -
Lưu ý: Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh
chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn
định.

Ví dụ Trường hợp hoàn trả phí trọng tài tại VIAC (Ko đưa vào thuyết trình)

1. Trường hợp rút Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; rút Đơn
kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại:

a) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa
đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập,
VIAC hoàn trả 70% phí trọng tài.

b) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa
đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập,
VIAC hoàn trả 40% phí trọng tài.

c) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa
đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi VIAC gửi Giấy triệu tập Phiên họp giải
quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, VIAC
hoàn trả 20% phí trọng tài.

2. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh
chấp do thỏa thuận trọng tài không tồn tại hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc
thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, VIAC hoàn trả 30% phí trọng tài.

3. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh
chấp khi có Quyết định của Tòa án cho rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền
của Trọng tài, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.

4. Trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi hoàn trả không dưới
10.000.000 đồng.

5.5. Luật dùng để xét xử


Luật dùng để xét xử do hai bên thỏa thuận hoặc ủy ban trọng tài lựa chọn,
hoặc nếu hai bên không có quyết định trước thì chọn căn cứ vào địa điểm trọng tài

Căn cứ Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật áp dụng giải quyết
tranh chấp được quy định như sau:

1. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp
luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội
- 135 -
đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp
nhất.

2. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có
quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp
dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

5.6. Chấp hành tài quyết


Nên thỏa thuận quy định trước việc chấp hành tài quyết, hoặc dẫn chiếu tới
Công ước New York 1985 về việc “Công nhận cưỡng chế chấp hành tài quyết của
nước ngoài”, hoặc dẫn chiếu đến quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài được lựa
chọn. Ví dụ: “Mọi tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết
dứt khoát bởi trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc của trung tâm đó." (Any distribute arising in
connection with the present will be finally settled by the Vietnam International
Arbitration Centre attached to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry/
under the rules of this centre).

Phán quyết trọng tài có hiệu lực từ thời điểm nào?

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ
nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài được quy định tại khoản 10
Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Theo khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

"Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài. Phán
quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành."

Theo đó, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết
toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và phán quyết trọng tài là
chung thẩm, có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp bị hủy
hoặc bị từ chối thi hành.

Phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào? Có bắt buộc thi hành đối với
bên phải thi hành phán quyết không?

- 136 -
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành
án dân sự theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:

"Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài."

Như vậy, một phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi hành
phù hợp với luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi hành án dân sự của Việt
Nam mà không cần thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của Tòa án.
Nhà nước không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán
quyết trọng tài.

Tuy nhiên, khi hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi
hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết
trọng tài theo quy định thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn
yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bên phải thi hành phán quyết có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

"Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu
một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết
thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì
có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự
kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài."

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

"Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài

2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

- 137 -
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường
hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng
tài thì nội dung đó bị huỷ;

d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để
ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán
quyết trọng tài;

đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.

3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng
minh được xác định như sau:

a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết
thuộc một trong các trường hợp đó;

b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2
Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết
định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài."

Theo đó, 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu bên phải
thi hành phán quyết có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra
phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy, thì có
quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

Khi có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của một bên thì Tòa án sẽ xem
việc hủy phán quyết trọng tài đó. Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ
chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp
phán quyết trọng tài bị hủy nêu trên.

- 138 -
6. Điều khoản vận tải (Carriage)
6.1. Quy định về tiêu chuẩn phương tiện trên chặng vận tải chính chở hàng
Quy định về tiêu chuẩn phương tiện sẽ thay đổi tùy theo loại phương tiện cụ
thể.

Ví dụ:

Vào năm 1987, IMO (International Maritime Organization - tổ chức Hàng


hải Quốc tế) đã thông qua Nghị quyết A.600(15) để tạo ra số nhận dạng tàu IMO,
với mục đích là đảm bảo trong an toàn hàng. A.1117(30), theo đó việc ghi nhận số
nhận dạng đối với những đối tượng là tàu từ 100 gt (Gross Tonnage - là thước đo
phi tuyến tính của thể tích tổng thể bên trong của tàu) trở lên, trong đó gồm cả tàu
cá kết cấu vỏ thép và phi thép, tàu chở khách dưới 100 gt, tàu chở khách tốc độ cao
và các giàn khoan di động ngoài khơi và tất cả các tàu đánh cá nội địa có động cơ
dưới 100 gt với kích thước tổng chiều dài 12m, được phép hoạt động bên ngoài
vùng biển theo quyền tài phán quốc gia của Quốc gia treo cờ (quốc gia chủ sở hữu
tàu). Việc này là cần thiết và có hiệu quả, điều này cho phép các quốc gia có sự
phân minh rõ ràng, đảm bảo trong công tác quản lý tàu của quốc gia mình.

6.2 Quy định về mức độ bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ
1. Quy định về cách tính thời gian bốc, dỡ hàng hoá

Cách 1: Quy định theo thời gian vào một ngày nào đó cụ thể

Vấn đề tranh chấp về khái niệm "ngày" rất dễ xảy ra, các bên có liên quan
cần quy định cụ thể về ngày trong hợp đồng thuê tàu theo nghĩa bao gồm:

- Ngày: là ngày theo lịch.

- Ngày liên tục (Running Days hoặc Consecutive Days): là những ngày kế
tiếp nhau trên lịch kể cả ngày lễ và chủ nhật.

- Ngày làm việc: Căn cứ theo ngày làm việc chính thức mà chính phủ quy
định tại các nước hay các cảng có liên quan.

Ví dụ: Ở đây chỉ nói đến tính chất của ngày đó là ngày làm việc mà không
quan tâm đến việc có tiến hành xếp dỡ hay không, nên chẳng hạn chỉ xếp dỡ 2 tiếng
một ngày thì vẫn cứ được tính là 1 ngày.

- 139 -
- Ngày làm việc 24 giờ : căn cứ 24 giờ làm việc được tính là 1 ngày dù mất
nhiều ngày mới làm được tổng 24 giờ. định nghĩa này dựa theo số giờ làm việc, khi
nào số giờ đó đủ 24h thì được tính là 1 ngày.

- Ngày làm việc thời tiết tốt: Căn cứ vào ngày làm việc đó tại cảng nếu có
thời tiết tốt thì được phép tiến hành công việc xếp dỡ hàng. Những ngày có thời tiết
xấu như mưa, bão, gió lớn thì không thể tiến hành xếp hay dỡ hàng nên không được
tính vào thời gian xếp dỡ hàng.

Thời gian xếp dỡ hàng phổ biến nhất trong hàng hải quốc tế là ngày làm việc
24 giờ thời tiết tốt.

Hợp đồng phải quy định rõ chủ nhật, ngày lễ tránh xay ra tranh chấp có liên
quan. Theo đó nên xác định:

- Chủ nhật: Căn cứ theo hợp đồng thì nấu ngày này làm ngày có xếp dỡ hàng
thì vẫn tiến hành kể cả đó có có phải là ngày nghỉ thông thường như quy định của
Nha nước hay không

- Ngày lễ bao gồm những ngày lễ quốc gia và những ngày lễ quốc tế. Có tính
vào thời gian xếp dỡ hàng trong ngày này hay không là do hợp đồng quy định.

Từ những khái niệm về "ngày" ở trên, ta thấy thời gian tính làm hàng khác
hẳn so với thời gian là ngày tính trên lịch thông thường.

Cách 2: Quy định mức xếp dỡ hàng hóa cho toàn tàu hoặc cho một
máng trong ngày. Điều này được áp dụng đặc biệt cho hàng rời.

- Nếu mức xếp dỡ cho toàn tàu là 1500 MT (Metric ton – mét tấn) mỗi ngày
làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng
không tính

- Nếu mức xếp dỡ cho từng máng là 150 MT mỗi ngày làm việc thời tiết tốt
24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính.

Thời gian cho phép có thể tính quy định riêng cho xếp hàng, cho dỡ hàng tức
là tính thưởng phạt riêng cho từng cảng, hoặc quy định thời gian cho phép chung cả
xếp và dỡ hàng, tức là sau khi hoàn thành tất cả việc xếp và dỡ hàng mới tính
thưởng phạt.

- 140 -
Trong hợp đồng cũng phải quy định rõ: thời gian tàu phải chờ ở bến, tàu
chưa vào cầu, vào cảng, chưa làm xong thủ tục y tế, hải quan có được tính vào thời
gian làm hàng hay không.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, chủ tàu thường quy định "W,W,W,W",
nghĩa là: "thời gian xếp dỡ hàng vẫn tính dù tàu đã vào cảng, vào cầu, làm thủ tục
hải quan, thủ tục vệ sinh dịch tễ hay chưa".

 W: Whether in port or not: Thời gian xếp, dỡ hàng vẫn tính dù tàu đã vào cảng
 W: Whether in berth or not: Thời gian xếp, dỡ hàng vẫn tính dù tàu đã vào cầu
 W: Whether in free pratique or not: Làm thủ tục hải quan
 W: Whether in customs cleared or not: Thủ tục vệ sinh dịch tễ

Ngoài ra hợp đồng nên quy định có hay không miễn trừ tính thời gian làm
hàng trong các điều kiện đặc biệt như đình công , chiến tranh … khiến cho việc xếp
dỡ hàng bị gián đoạn

2. Thưởng phạt trong xếp dỡ hàng

Khi thỏa thuận về thời gian xếp dỡ phải quy định cả mức thưởng xếp dỡ
nhanh và phạt xếp dỡ chậm:

Nguyên tắc của phạt xếp dỡ chậm là: khi đã phạt thì luôn luôn bị phạt (One
on Demurrage, Always on Demurrage), tức là một khi đã bị phạt thì những ngày
tiếp theo kể cả chủ nhật, ngày lễ hoặc ngày xấu trời cũng bị phạt, trừ khi có quy
định sẽ không phạt vào ngày lễ và chủ nhật.

Mức tiền thưởng xếp dỡ nhanh thường chỉ bằng một nửa mức tiền phạt. Việc
thưởng phạt cho thời gian nào có 2 cách quy định :

+ Thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được (For all time saved), tức là tính
cả ngày lễ và chủ nhật.

+ Chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (For all working time
saved) có nghĩa là ngày lễ và chủ nhật không được tính.

Việc thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ giữa ai với ai, vào thời gian nào, ở
đâu…cũng cần được quy định cụ thể trong hợp đồng để tránh tranh chấp xảy ra.

- 141 -
Ví dụ: "Việc thanh toán thưởng phạt xếp dỡ giữa chủ tàu và người thuê tàu
trong vòng 1 tháng kể từ ngày thuyền trưởng ký vào biên bản thực tế (Statement of
Facts=SOF)".

3. Quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian bốc dỡ

Laytime hay còn được gọi với tên khác là Laydays. Trong tiếng Việt, thuật
ngữ này có nghĩa là thời gian làm hàng.

Thời gian làm hàng ở đây thực chất là thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống
tàu được hai bên thuê tàu và bên cho thuê tàu thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê
tàu. Khi thống nhất về thời gian làm hàng của lô hàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề
sau:

Nếu người thuê tàu tiến hành hoạt động xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn so với
thời gian quy định trong hợp đồng thì họ có thể được chủ tàu thưởng cho một khoản
tiền. Và khoản tiền được thưởng được gọi là Despatch Money hay tiền thưởng xếp
dỡ nhanh.

Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa chậm hơn so với thời gian làm
hàng quy định trong hợp đồng thì họ sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền. Và khoản
tiền phạt đó được gọi là Demurrage hay tiền phạt xếp dỡ chậm.

Cụ thể, có 3 cách quy định về thời gian làm hàng như sau:

Cách 1: Quy định số ngày làm hàng chính xác: Theo đó, hai bên cần đưa ra
một con số chính xác về số ngày dành cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho cả hoạt
động xếp dỡ hàng hóa. Ngày trong thời gian làm hàng có nhiều loại khác nhau nên
hai bên cần quy định rõ loại ngày để tránh sự nhầm lẫn.

Cách 2: Quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ hàng hóa: Đối với
những hàng hóa là hàng rời, hàng khối lượng nặng như than, phân bón, xi măng,
quặng,… thông thường, mọi người thường quy định thời gian làm hàng theo mức
xếp dỡ. Tức là tùy theo năng xuất xếp dỡ của cảng mà quy định số ngày xếp dỡ cụ
thể.

Cách 3: Quy định thời gian xếp dỡ theo tập quán (CQD): Trong một số hợp
đồng thuê tàu thường không quy định thời gian làm hàng theo số ngày cụ thể hoặc
mức xếp dỡ mà quy định hàng hóa được xếp dỡ theo tập quán của cảng.

4. Quy định về điều kiện để tổng đạt: Thông báo sẵn sàng bốc dỡ như:

- 142 -
 WIBON (whether in berth or not) : Dù ở cầu cảng hay chưa

- 143 -
 WIPON (whether in port or not) : Dù ở cảng hay chưa

 WIFPON (whether in free practque or not): Dù đã được tự do tiếp xúc với bờ


hay chưa

 WICCON (whether in custom’s or not): Dù đã thông quan hay chưa

 After dropping anchor at berth (sau khi đã hạ neo ở cầu cảng)

 Waiting time for berth not to count (không tính thời gian đợi bốc dỡ)

 Quy định về thưởng (despath money) và phạt (demurrage) bốc dỡ

 Các quy định khác: Điều khoản cấm chuyển bán; Điều khoản về quyền lựa
chọn; Điều khoản chế tài; Điều khoản quy định trình tự thay đổi hoặc hủy bỏ
hợp đồng; Điều khoản về cấm chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ hợp
đồng cho bên thứ ba, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên ký kết
hợp đồng còn lại,..

- 144 -

You might also like