You are on page 1of 63

Đại Học Huế

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Đề tài:
Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam khi thực hiện thanh toán quốc tế.

Giáo viên hướng dẫn: Nhóm: 3


Nguyễn Thị Diệu Linh Ngô Văn Toàn
Dương Đắc Quang Hảo Hồ Ngọc Thể
Trần Nguyên Vũ
Nguyễn Hoàng
Trần Công Thái
Đặng Phan Nhật Tân
Nguyễn Tuân Sao

Huế, 2013

-1-
Mục lục
Phần 1 : Đặt vấn đề..................................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:...............................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................................5
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.................................................................................................7
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thanh toán trong thương mại quốc tế.........................................................7
1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế........................................................................................................7
1.2 Tầm quan trọng của thanh toán trong thương mại quốc tế............................................................7
1.3 Tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế...........................................................................................8
1.3.1 Khái niệm và các loại tỷ giá....................................................................................................8
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá...........................................................................................9
1.3.3 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương................................................................9
1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế.............................................................................................10
1.4.1 Hối phiếu...............................................................................................................................10
1.4.2 Lệnh phiếu............................................................................................................................11
1.4.3 Séc.........................................................................................................................................11
1.4.4 Thẻ thanh toán......................................................................................................................12
1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế...........................................................................................12
1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt......................................................................................................12
1.5.2 Phương thức ghi sổ...............................................................................................................12
1.5.3 Phương thức chuyển tiền......................................................................................................13
1.5.4 Phương thức nhờ thu.............................................................................................................14
1.5.5 Phương thức giao chứng từ trả tiền.......................................................................................17
1.5.6 Phương thức tín dụng chứng từ............................................................................................17
1.5.7 thanh toán điện tử..................................................................................................................19
Chương 2: Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp
xuất nhâp khẩu Việt Nam......................................................................................................................20
I. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam...........20
1. Thực trạng và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam..........................................................................................................................21
2. Thực trạng phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...........................23
3. Thực trạng phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.. . .23
3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):........................................................................24
3.1.1 Khái niệm:........................................................................................................................25
3.1.2 Chứng từ trong phương thức nhờ thu:.............................................................................25
3.1.3 Các hình thức thanh toán nhờ thu:...................................................................................25
3.1.5 Ví dụ áp dụng phương thức nhờ thu................................................................................28
3.2. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance):................................................................29
3.2.1. Khái niệm:.......................................................................................................................30
3.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền:..................................................................30
3.2.3.Hình thức chuyển tiền:.....................................................................................................32
3.2.4. Nhận xét:.........................................................................................................................33
3.2.5 Ví dụ về áp dụng của phương thức chuyển tiền:..............................................................34
3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit):.........................................34
3.3.2. Quy trình nghiệp vụ........................................................................................................35

-2-
3.3.3. Các loại thư tín dụng.......................................................................................................36
3.3.4. Ưu và nhược điểm:..........................................................................................................39
3.3.5 Ví dụ áp dụng phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam:...........................................39
II. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong hoạt động thanh
toán quốc tế....................................................................................................................................41
1. Thuận lợi:.......................................................................................................................................41
2. Khó khăn........................................................................................................................................41
2.1 Những khó khăn do biến động tỷ giá hối đoái.........................................................................41
2.2 Khó khăn về phương thức thanh toán......................................................................................43
2.2.1 Phương thức nhờ thu.............................................................................................................43
2.2.2 Phương thức chuyển tiền......................................................................................................47
2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ............................................................................................49
Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam...............................................................................................................................50
1. Giải pháp phòng ngừa những khó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái:...................................50
2. Giải pháp khắc phục những khó khăn trong phương thức thanh toán quốc tế..............................50
3. Một số giải pháp khác....................................................................................................................52
Phần 3: Kết luận và kiến nghị................................................................................................................54
1. Kết luận..........................................................................................................................................54
2. Kiến nghị:......................................................................................................................................54
2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...............................................................................54
2.2 Đối với các ngân hàng.............................................................................................................55
2.3 Đối với Nhà nước....................................................................................................................57

-3-
Phần 1 : Đặt vấn đề

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:


Xuất nhập khẩu có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt
động kinh doanh này. Thông qua xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải
thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ,
tiếp cận được phương thức quản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm
công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và ngoại, nâng cao mức sống của
người dân.
Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng
như hoạt động xuất khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác càng khẳng
định là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch buôn bán. Đối
với đơn vị xuất khẩu, việc thanh toán chính là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy, việc xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động
thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết.
Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy ảnh hưởng đến
doanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia. Thông qua hoạt động thanh toán,
chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị.
Chính vì vậy xem xét tình hình thanh toán là một trong những cơ sở để tìm đối tác, bạn
hàng trong quan hệ kinh doanh sao cho có lợi cho mình nhiều nhất. Có thể nói rằng, kinh
tế đối ngoại có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán quốc
tế có được thực hiện tốt hay không. Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao
chất lượng hàng hóa, thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia
Chính vì những lý do đó, nhóm quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Những thuận
lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi thực hiện thanh
toán quốc tế”.

-4-
2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu:
 Mục tiêu chung:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
khi thực hiện thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp.
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa về những lý luận thanh toán quốc tế.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán quốc tế của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2013 như thế nào?
- Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có
những thuận lợi và khó khăn gì?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu: Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Lãnh thổ Việt Nam.


- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập dự kiến 2006 – 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:

-5-
 Các loại thông tin cần thu thập:
- Lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Thông tin về tình hình các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Thông tin về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam.
 Nguồn thu thập: Báo cáo khoa học, luận văn và các giáo trình có liên quan,
Internet...
 Cách thu thập:
 Từ trang web của sở công thương , trang web các công ty xuất nhập khẩu
Việt Nam, các bài báo,…
 Thư viện, trung tâm học liệu, sách báo, thông qua các thông tin trên Internet.

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Tổng hợp, so sánh dựa vào các dữ liệu thu thập được.

-6-
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thanh toán trong thương mại quốc tế
1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ
thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát
sinh giữa các nước với nhau.

1.2 Tầm quan trọng của thanh toán trong thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như
quy trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, sẽ có tác
động thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệụ quả sử dụng vốn của các đơn vị
xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ có tác động khuyến khích các nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng
hàng hoá mua bán, mở rộng giao dịch giữa các quốc gia với nhau.
 Đối với nền kinh tế:
- Hoạt động thanh toán quốc tế là công cụ và là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại,
quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ.
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập với quốc tế.
- Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế chúng ta có thể tận dụng được vốn, công
nghệ nước ngoài để thực hiện quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới.
 Đối với ngân hàng thương mại:
- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có
nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp
vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các

-7-
dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn đồng thời mang lại
nguồn thu đáng kể cho ngân hàng cả về số lượng và tỷ trọng.
- Là một mắt xích chắp nối các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Thanh toán
quốc tế không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn là một nghiệp vụ không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển.
- Là khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần tạo điều kiện
để đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, góp phần tăng thu nhập và nâng cao năng lực cạnh
tranh cho ngân hàng.
- Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại nếu được thực hiện tốt còn giúp cho
ngân hàng nâng cao uy tín và tạo niềm tin ngày càng vững chắc nơi khách hàng.
 Đối với doanh nghiệp:
- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình
thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do trong thương mại quốc tế, vị trí địa lý của các bạn
hàng thường cách xa nhau dẫn đến việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người
mua, của bên nợ là rất hạn chế. Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện
nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu ngày càng nhiều.
- Chính vì thế, tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh
được những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.

1.3 Tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế

1.3.1 Khái niệm và các loại tỷ giá


Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng số
lượng đơn vị tiền tệ của nước khác
 Các loại tỉ giá:
− Tỉ giá chính thức:

 Do ngân hàng trung ương công bố, chính thức xác nhận tỷ lệ chuyển đổi
giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.
 Tỷ giá chính thức là tỷ giá chủ đạo đối với các loại tỷ giá khác.

-8-
− Tỷ giá thương mại:

 Tỷ giá do các ngân hàng xác định và công bố để áp dụng trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối.
 Phân loại: Căn cứ vào phương thức kinh doanh có tỷ giá mua và tỷ giá
bán. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có tỷ giá mở cửa và tỷ giá
đóng cửa. Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch có: tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ
hạn.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá


− Nhân tố khách quan:

 Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế giới.
 Chiến tranh, cấm vận, thiên tai.

− Nhân tố chủ quan:

 Sự ổn định về tình hình chính trị.


 Tỷ lệ lạm phát và sức mua của đồng nội tệ.
 Chênh lệch thặng dư hoặc thiếu hụt trong cán cân thanh toán.
 Tăng hay giảm lãi suất của ngân hàng.
 Mức dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
 Lượng tiền tệ đưa vào lưu thông.

1.3.3 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương
Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác
động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm
thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, có nghĩa là giá trị của đồng nội tệ giảm, các
doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán bằng ngoại tệ sẽ cố gắng thực hiện việc thanh toán
càng sớm thì càng có lợi. Điều này ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu.

-9-
Do vậy tỷ giá có tác động rất lớn đến ngoại thương, đặc biệt là trong hoạt động
thanh toán quốc tế. Tỷ giá không phải là bất biến mà luôn biến động theo tình hình thị
trường, theo sự phát triển kinh tế của một quốc gia, do đó việc thanh toán quốc tế có rất
nhiều rủi ro bị chi phối bới tỷ giá

1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế

1.4.1 Hối phiếu


a) Khái niệm:
Hối phiếu (Bill of exchange/Draft hay B/E): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ
phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày
xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho
người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
b) Các bên tham gia hối phiếu:
- Người ký phát hối phiếu (Drawer): Là người bán hàng, người xuất khẩu.
- Người trả tiền (Drawee): Là người mua hàng hay có trách nhiệm trả tiền.
- Người thụ hưởng (Bereficiary): Là người nhận thanh toán số tiền đó.
c) Các loại hối phiếu:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn.
Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ.
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng có 3 loại:
 Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, loại
hối phiếu này không được chuyển nhượng.
 Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu: Tức là loại hối phiếu vô danh,
trên hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi mà mà chỉ ghi trả cho
người cầm hối phiếu.
 Hối phiếu theo lệnh: Là hối phiếu ghi “Trả theo lệnh của …” (Pay to
order of …) Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu.

- 10 -
1.4.2 Lệnh phiếu
a. Khái niệm:
Lệnh phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa
trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên lệnh phiếu hoặc theo
lệnh của người này để trả cho một người khác.
b. Đặc điểm:
− Kỳ hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ mệnh lệnh này.

− Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để cam

kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi.
− Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm

bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.


− Lệnh phiếu chỉ có 1 bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho

người hưởng lợi trên lệnh phiếu đó.

1.4.3 Séc
a. Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô diều kiện của người chủ tài khoản tiền
gửi ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình, trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất
định để trả cho người cầm séc hoặc người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người
này.
b. Các bên tham gia thanh toán bằng Séc:
- Người phát hành séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, người
mua hàng, người nhận cung ứng, người lập ra séc để trả nợ.
- Ngân hàng thanh toán: Là người trích trả tiền trên tờ séc từ tài khoản của
người phát hành séc cho người hưởng lợi séc.
c. Một số quy định về séc
− Điều kiện để được phát hành séc:

- 11 -
 Người ký phát phải có tài khoản ở ngân hàng, tài khoản đó phải có đủ
số dư để chi trả khi séc được phát hành.
 Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ nên séc phải được làm
bằng văn bản, phải có đầy đủ sự ghi chú bắt buộc theo luật định.
 Thông thường séc được in theo mẫu, người ký phát phải ghi đầy đủ,
chính xác các nội dung trên séc.
− Theo ULC, thời hạn hiệu lực của séc được quy định như sau:

 8 ngày nếu séc lưu thông trong cùng một nước.


 20 ngày nếu séc lưu thông ra ngoài nước nhưng trên cùng một châu.
 70 ngày nếu séc lưu thông giữa các nước nhưng khác nhau.

1.4.4 Thẻ thanh toán


a. Khái niệm
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó
để rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử
dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ và còn là
phương tiện để chủ thẻ có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần gặp nhân viên
ngân hàng.
b. Ưu và nhược điểm.
− Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.

− Nhược điểm: rủi ro cao, hiệu quả thấp.

1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt


Là phương thức thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao
hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.
Phương thức này tuy đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện nhưng ít được áp dụng
trong thanh toán quốc tế vì rủi ro cao và hiệu quả thấp.

1.5.2 Phương thức ghi sổ

- 12 -
Là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để
ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp
dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm, ...) người mua sẽ trả tiền
cho người bán.

 Quy trình nghiệp vụ:

3
Ngân hàng xuất khẩu Ngân hàng nhập khẩu

3 2 3
Xuất khẩu Nhập khẩu
1

− Giải thích quy trình:

(1) Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua.
(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.
(3) Đến hạn trả nợ người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán.
− Điều kiện áp dụng: Phương thức ghi sổ có lợi cho người mua hơn người bán,

chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa các công ty mẹ và công ty con, các
công ty có quan hệ lâu đời trong buôn bán, số lượng hàng hóa không lớn, thanh
toán tiền hoa hồng và tiền gửi bán.

1.5.3 Phương thức chuyển tiền

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một
số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.
Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở trong nước người thụ
hưởng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
 Các hình thức chuyển tiền:

- 13 -
1. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfers –T/T).
2. Hình thức chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfers –MT).
 Quy trình nghiệp vụ:
3
Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý

2 5 4
1
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Giải thích quy trình:
1. Trên cơ sở hợp đồng được ký kết, người bán thực hiện việc cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người mua đồng thời chuyển giao bộ chứng từ cho người mua.
2. Người mua sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì viết lệnh chuyển
tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho ngườibán.
3. Ngân hàng kiểm tra khả năng thanh toán của người mua, nếu thấy đủ điều
kiện sẽ trích tài khoản của người bán để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã
thanh toán cho người mua.
4. Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay bằng điện báo) cho ngân hàng
đại lý ở nước ngoài để trả cho người bán.
5. Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

1.5.4 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi
trên tờ hối phiếu đó.
 Các hình thức nhờ thu:
1. Nhờ thu trơn: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn
chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ:
6
Ngân hàng nhận ủy Ngân hàng đại lý
thác thu
3
2 7 5 4
- 14 -
Người xuất khẩu 1 Người nhập khẩu
Giải thích quy trình:
1. Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ gửi người mua.
2. Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu
hộ tiền hối phiếu đó.
3. Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên người mua.
4. Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả
tiền.
5. Người mua kiểm tra hối phiếu, nếu thấy hoàn toàn hợp lệ thì viết lệnh
chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người bán.
6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán báo có cho người bán.
2. Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo, với điều kiện nếu
người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa.
Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại:
 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ( Document against payment –D/P): được
sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.
 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Document against acceptance –
D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kì hạn hay mua bán
chịu.

- 15 -
Quy trình nghiệp vụ:
7
Ngân hàng nhận ủy Ngân hàng đại lý
thác thu
3
2 8 5 6 4

Người xuất khẩu 1 Người nhập khẩu

Giải thích quy trình:


1. Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa hai bên đợn
vị, tổ chức xuất khẩu thực hiện nghiệp vụ gởi hàng sang nước nhập
khẩu.
2. Trên cơ sở gởi hàng đi, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền tổ
chức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gởi đến ngân hàng phục
vụ mình để nhờ thu hộ.
3. Ngân hàng nhờ thu gởi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa, kèm theo thư ủy
nhiệm gởi ngân hàng đại lý nước nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền.
4. Ngân hàng đại lý sau khi kểm tra, giữ lại toàn bộ chứng từ còn hối phiếu
gởi cho tổ chức nhập khẩu yêu cầu thanh toán kèm theo hóa đơn.
5. Tùy thời gian thanh toán, chia thành 3 trường hợp:
- Nếu nhờ thu trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents against payment)
thì tổ chức nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao
bộ chứng từ.
- Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền giao chứng từ (D/A – Documents
against acceptance) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối
phiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ.
- D/OT mục trên đã trình bày.
6. Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu
để nhận hàng (ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán).

- 16 -
7. Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gởi giấy báo có
hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu hoặc
thông báo từ chối thanh toán của tổ chức nhập khẩu.
8. Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoặc chuyển hối
phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhập
khẩu.

1.5.5 Phương thức giao chứng từ trả tiền

Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài
khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ
những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
 Quy trình nghiệp vụ:

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


2
3 1
4 5
Ngân hàng

Giải thích quy trình:


1. Người nhập khẩu tài khoản tín thác cho người xuất khẩu.
2. Người xuất khẩu giao hàng.
3. Người xuất khẩu xuất trình những chứng từ yêu cầu tại ngân hàng.
4. Ngân hàng ghi Có cho người xuất khẩu và ghi Nợ tài khoản kí quỹ của
người nhập khẩu.
5. Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà nhập khẩu.

1.5.6 Phương thức tín dụng chứng từ

- 17 -
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu
cầu của khách hàng cam kết sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc
chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này
xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong
thư tín dụng.
Thư tín dụng ( Letter of credit – L/C): Là văn bản pháp lý trong đó 1 ngân hàng
theo yêu cầu của 1 khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng 1 số tiền
nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ra
trong thư tín dụng.

 Các loại L/C:


1. Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo trước cho người hưởng lợi L/C.
Loại thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng bởi vì L/C này chỉ là lời hứa trả
tiền chứ không phải sự cam kết.
2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of credit): Là 1 loại
thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ
chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý
sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy
bỏ thì nó không thể hủy bỏ.
3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of
credit).
4. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit).
5. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse
L/C).
6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).
7. Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C).
8. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).
9. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C).
10. Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C).

- 18 -
11. Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C).
 Quy trình nghiệp vụ
2

Ngân hàng mở L/C 6 Ngân hàng thông báo


L/C
7
1 5 3
1 9 8
0

Người nhập khẩu Người xuất khẩu


4

Giải thích quy trình:


(1) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cần ngân hàng mở L/C mở L/C cho người
xuất khẩu thụ hưởng.
(2) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển
L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
(3) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã
mở.
(4) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
(5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào
ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở
L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền
chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng, nếu
không phù hợp thì từ chối thanh toán.
(8) Ngân hàng thông báo ghi Có và báo có cho người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo Nợ cho người nhập khẩu.
(10) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ
chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.

1.5.7 thanh toán điện tử


- 19 -
Thanh toán điện tử là một mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đã phổ biến
trên thế giới. Có rất nhiều hình thức thanh toán điện tử nhưng thông qua thẻ ATM,
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử Payoo, Payment Gateway, thanh toán qua điện
thoại, …

Chương 2: Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán
quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhâp khẩu Việt Nam.

I. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam.
Hoạt động thanh toán quốc tế qua những hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện. Trong những năm vừa
qua, các hợp đồng xuất nhập khẩu mà ngày càng tăng và việc vận dụng các phương thức
thanh toán ngày càng hiệu quả. Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, các doanh nghiệp đã chú trọng
hơn cho khâu thanh toán trong hoạt động của mình. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại trong
thanh toán xuất nhập khẩu cần được quan tâm.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế
ở việc không xem xét kỹ hợp đồng xuất nhập khẩu, "Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, chưa chú
trọng đến các chi tiết có tính nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế khi tiến hành thương thảo
hợp đồng với các đối tác nước ngoài".
Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị
trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể
xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

- 20 -
Một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước
ngoài. Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính
sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị
rủi ro. Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn
không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế.
Theo những kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đặc
biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻ
bất ngờ. Bởi những hàng hoá giá quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ
ràng. Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao
hàng đúng và đủ như thoả thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo
hiểm, tài chính không lành mạnh.
Các doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhập
khẩu hàng hoá như thông tin về công ty giao nhận, mở L/C, bảo hiểm tín dụng... nhằm
đảm bảo hạn chế và phòng tránh được rủi ro.
Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông các doanh nghiệp
vẫn e ngại với thanh toán điện tử. Họ ngại bởi phải thay đổi thói quen, nghi ngờ tính an
toàn của thanh toán điện tử vì thiếu việc “ ký và đóng dấu” .
Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để doanh nghiệp gia tăng tính
hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Thực tế, nhiều chi phí phát sinh ở nước ngoài mà bản thân
doanh nghiệp không thể kiểm soát hết.

1. Thực trạng và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Trong thanh toán quốc tế, việc thanh toán tiền hàng giữa các đối tác trong và ngoài
nước có liên quan đến đồng tiền thanh toán giữa các nước, liên quan đến ngoại tệ, tất yếu
có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Một chính sách tỷ giá linh hoạt và ổn định sẽ hạn chế được
rủi ro cho cả người mua, người bán và ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
Mọi biến động của tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế khác như dịch vụ
du lịch, kiều hối,… từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia.
Những biến động của tỷ giá hối đoái không những ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán

- 21 -
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại mà còn tác động trực tiếp
đến hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thời gian qua, ngân hàng Nhà nước
với vai trò điều tiết vĩ mô của mình, luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ về diễn biến thị
trường trong và ngoài nước, kịp thời đưa ra các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi xuất, tỷ
giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền
tệ, đa đề ra và vận hành vào thực tiễn nhiều biện pháp thích hợp để điều hành chính sách tỷ
giá linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường trong từng thời kỳ nhất định. Nhờ đó đã góp
phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam.

- 22 -
Năm 2007, do tác động của kinh tế thế giới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn,
Ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam để khuyến khích
xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tuy nhiên trong bối cảnh đồng USD đang giảm giá so với
các ngoại tệ mạnh và các dòng vốn lớn đang vào Việt Nam làm phức tạp thêm nỗ lực ngăn
cản VND lên giá.
So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND năm 2008 đã tăng khoảng 9%, vượt xa mức
thay đổi quanh 1% những năm gần đây, trong khi đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phối
trong thanh toán quốc tế( khoảng 70%). Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi
phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu,
chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao.
Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong nửa đầu năm 2008
(giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sản
xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Trên thực tế, có doanh nghiệp nhập khẩu đầu tháng vay USD của ngân hàng để nhập
khẩu nguyên liệu được tính tỷ giá 16.243 đồng/USD, cuối tháng doanh nghiệp mua USD
để trả nợ vay chỉ với tỷ giá 16.015 đồng/USD, nhờ tỷ giá giảm mà doanh nghiệp được lãi.
Trong khi đó, có doanh nghiệp xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu tiền
xuất khẩu trong tháng 8/2007 thì sẽ được chuyển ra VND với tỷ giá 16.245 đồng/USD,

- 23 -
nhưng xuất khẩu tại thời điểm tháng 1/2008 thì chỉ còn 15.599 đồng/USD, doanh nghiệp
sẽ thất thu 26 triệu đồng.
Năm 2010, tỷ giá USD/VND tăng cao (USD lên giá còn VND giảm giá), thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong tình trạng nhập siêu
khá lớn. Khi tỷ giá USD/VND tăng không những xuất khẩu tăng mà nhập khẩu cũng tăng,
đáng chú ý là mức tăng của nhập khẩu mạnh hơn mức tăng của xuất khẩu (khoảng 0.83%),
nghĩa là cán cân thương mại vẫn thâm hụt. Đó là do ở Việt Nam có sự phụ thuộc quá cao
giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nên khi tỷ giá tăng, xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng tăng
theo và tăng nhiều hơn mức tăng của xuất khẩu, điều này lý giải tại sao cán cân thương
mại vẫn thâm hụt mặc dù xuất khẩu có gia tăng khi VND giảm giá.

2. Thực trạng phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Từ năm 1954 đến năm 1999, hối phiếu và lệnh phiếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại. Các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành hối phiếu đòi tiền thương
nhân hoặc ngân hàng nước ngoài mặc nhiên áp dụng Luật Thống nhất về hối phiếu ULB-
1930.
Với chính sách mở cửa, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng quan
hệ với các nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng được đổi mới.
Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hối phiếu trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu trong các hợp đồng mua bán ngoại thương.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang sử dụng hối phiếu trong
thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, hối phiếu được sử dụng làm phương tiện
thanh toán và tín dụng quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương với vai trò là phương tiện đòi
tiền của các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu và thư bảo lãnh.
Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng hối phiếu với tư cách là người
bị ký phát khi nhập khẩu hàng hóa và là người thụ hưởng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ doanh số thanh toán có sử dụng thương phiếu (thanh toán bằng L/C và nhờ thu)
chiếm đa phần, khoảng trên 80% tổng doanh số thanh toán quốc tế ở hầu hết các ngân
hàng thương mại.

- 24 -
Các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phương thức nhờ thu thường sử dụng hối
phiếu làm công cụ đòi tiền người nhập khẩu. Phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ
trong thanh toán hàng xuất khẩu ở Việt Nam nên lượng hối phiếu phát sinh từ phương thức
này cũng ít hơn nhiều so với phương thức tín dụng chứng từ.
Séc cũng là 1 phương tiện thanh toán quốc tế đã được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên
nó vẫn chưa thực sự phổ biến.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn e ngại với thanh toán điện tử. Họ ngại
bởi phải thay đổi thói quen, nghi ngờ tính an toàn của thanh toán điện tử.

3. Thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
Dịch vụ thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng
hiện nay khá đa dạng, nhưng xung quanh 3 phương thức chính: Phương thức thanh toán
bằng thư tín dụng (L/C); Phương thức chuyển tiền, loại này không thông qua L/C; Phương
thức nhờ thu.
Ví dụ: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
tại công ty XNK Tổng hợp I-Bộ thương mại.
Đơn vị: (%)
Năm
2006 2007 2008
Phương thức
Phương thức chuyển tiền 7,1 7,2 2,6
Phương thức nhờ thu 21,5 9,8 7,7
Tín dụng chứng từ 71,4 83 89,7
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm 2006-2008)
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam sử dụng chiếm đa số trong các phương thức thanh toán, điều này thể hiện các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã dần có những thị trường lớn, có nhiều khách hàng
mới nên công tác thanh toán cần phải đảm bảo hết sức an toàn và cẩn trọng, tạo được sự
tin cậy cho bạn hàng mới từ đó tạo ra thêm những bạn hàng lâu dài về sau. Bên cạnh đó,
những bạn hàng thân tín, tin cậy, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, các doanh nghiệp Việt

- 25 -
Nam vẫn tiếp tục áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu bởi sự nhanh
chóng và hiệu quả.

3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):

- Đây là một phương thức thanh toán mà hầu hết các ngân hàng đều sử dụng và các
ngân hàng luôn có những cải cách sao cho trình tự tiến hành nghiệp vụ ngày càng đơn giản
mà vẫn đảm bảo được yêu cầu an toàn và có lợi nhuận trong kinh doanh
- Ví dụ: Để nhờ thu hàng nhập khẩu qua Ngân hàng công thương Việt  Nam, bạn chỉ
cần đưa Ngân hàng công thương Việt Nam vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng
ngoại thương.
- Trong phương thức nhờ thu, có hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Các Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng
từ, khi đó chứng từ gửi hàng sẽ được gửi kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu. Người mua
muốn lấy được chứng từ để đi nhận hàng sẽ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán lên
hối phiếu.

3.1.1 Khái niệm:

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành xong
nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối
phiếu. Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và được
hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được.

3.1.2 Chứng từ trong phương thức nhờ thu:

o Chứng từ tài chính (financial documents): hối phiếu đòi nợ (bill of exchange),
hối phiếu nhận nợ (promissory note), séc (cheque),…
o Chứng từ thương mại (commercial documents): hoá đơn thương mại (invoice),
chứng từ vận tải (transport documents), chứng từ sở hữu hoă ̣c các chứng từ khác
có giá trị tương đương, hoặc chứng từ khác không phải là chứng từ tài chính.

3.1.3 Các hình thức thanh toán nhờ thu:

- 26 -
a. Nhờ thu trơn (clean collection):
Là phương thức nhờ thu mà sau khi người bán (nhà xuất khẩu) giao hàng hoá hoặc
thực hiện dịch vụ sẽ gửi chứng từ tài chính nhờ ngân hàng đòi tiền người mua (nhà
nhập khẩu) mà không kèm theo chứng từ thương mại.
 Quy trình nghiệp vụ
(3)
Ngân hàng Ngân hàng
bên bán bên mua
(6)
(2) (7) (5) (4)

Người bán Người mua


(1)
Giải thích quy trình:
(1) Người bán giao hàng lập bộ chứng từ gửi thẳng người mua.
(2) Người bán ký hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền của
hối phiếu đó.
(3) Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân
hàng này thu hộ tiền ở người mua.
(4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả tiền.
(5) Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
thiện chí của họ. Nói chung sau khi nhận hàng người mua mới trả tiền.
(6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền
cho ngân hàng bên bán.
(7) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền
cho người bán.
 Trường hợp áp dụng:
− Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường áp dụng phương thức này

khi hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau.


− Dùng đề thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,…

− Phương thức này chỉ áp dụng cho hình thức trả ngay và trả sau.

- 27 -
b. Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection):
Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng thay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ
tiền người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
hàng hóa gửi kèm theo, với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận
trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa.
 Tuỳ theo thời hạn trả tiền ta chia phương thức này làm 2 loại:
 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (deliver documents against payment-D/P):
người mua phải thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ.


dụ thực tế: ta có
bảng hợp
đồng nhờ thu
sau

- 28 -
Hợp đồng ngoại thương này được ký kết bởi:
Nhà xuất khẩu: Công ty cổ phần hải sản Bình Đông, địa chỉ: đường 49 bến Bình
Đông, phường 11, quận 8, Tp HCM.
Và nhà nhập khẩu: Effegi Service S.P.A, địa chỉ: Via Spallanzani, 2 46100
Mantova, Italy.
Theo hợp đồng, sẽ tiến hành thanh toán bằng phương thức D/P trả ngay, theo đó Công
ty Bình đông Fisheries Joint stock sẽ sản xuất và giao hàng lên tàu, sau đó làm bộ chứng từ
đưa lên ngân hàng Đông Á, ngân hàng Đông Á sẽ gửi bộ chứng từ tới ngân hàng người
mua và ngân hàng này sẽ giao bộ chứng từ cho Effegi Service S.P.A với điều kiện Công ty
này phải trả tiền thanh toán ngay.
 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (deliver documents against acceptance-
D/A): Người mua không phải thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ mà phải ký chấp
nhận thanh toán trên hối phiếu và sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn.
 So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ có tính
an toàn trong thanh toán cao hơn vì ngân hàng thay mặt người bán dùng bộ chứng từ
khống chế người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ
cũng không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyê ̣t đối với người xuất khẩu vì việc
nhờ ngân hàng thu hộ tiền chỉ diễn ra sau khi người xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụ
giao hàng.

- 29 -
3.1.4. Nhận Xét:

 Ưu điểm: An toàn cho cả người mua và người bán (đối với hình thức D/P)
- Người mua: Chủ động trong việc thanh toán
- Người bán: Đảm bảo việc thanh toán từ người mua (đối với hình thức D/P).
 Nhược điểm:
- Người mua:
 Nhận Bộ Chứng Từ giả.
 Không đảm bảo về số lượng và chất lượng của lô hàng.
- Người bán:
 Tốc độ thanh toán chậm.
 Không bảo đảm quyền lợi cho người mua vì việc thanh toán tuỳ thuộc
vào ý thiện chí của người mua.
 Người mua không nhận hàng.
 Trong phương thức thanh toán này người bán chịu rủi ro cao nhất.

3.1.5 Ví dụ áp dụng phương thức nhờ thu.

Ngày 1/1/2011, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu 1 lô hàng gỗ mỹ nghệ qua bên
Mỹ cho doanh nghiệp X, trị giá lô hàng là 100 triệu đồng chưa bao gồm thuế và chi phí bốc
dỡ. Hai bên thỏa thuận thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn. Tức là tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai sau khi giao trực tiếp hàng hóa cho bên doanh nghiệp X đồng thời sẽ giao cả bộ
chứng từ hàng hóa cho doanh nghiệp X.
Sau đó Hoàng Anh Gia Lai sẽ gửi hối phiếu đòi nợ cho ngân hàng đại diện bên mình
yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền hàng cho tập đoàn. Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ bao
gồm hối phiếu nhờ thu, bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Ngân hàng tiếp nhận chứng từ và đóng
dấu đã nhận vào hồ sơ “ Received”, sau đó kiểm tra các chứng từ, hoàn thiện hồ sơ nhờ thu,
gửi chứng từ và xử lý thông tin. Ngân hàng đại diện bên doanh nghiệp X, tức ngân hàng
Liên Việt Bank sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài. Liên Việt
Bank sẽ thông báo cho khách hàng của mình – Doanh nghiệp X nêu rõ giá trị bộ chứng từ
nhờ thu và điều kiện thanh toán.

- 30 -
Nếu doanh nghiệp X thanh toán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho ngân hàng của mình.
Liên Việt Bank tiến hành hạch toán, thu phí, gửi lệnh thanh toán của doanh nghiệp X cho
bên ngân hàng xuất khẩu bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp X, sau
đó lưu hồ sơ. Ngân hàng đại diện bên Hoàng Anh Gia Lai sau khi nhận thông báo thanh
toán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho khách hàng của mình bằng cách ghi có vào tài khoản
tiền gửi của Hoàng Anh Gia Lai, lưu hồ sơ.

3.2. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance):

Đây là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng mà các doanh nghiệp Việt Nam
thường sử dụng khi giá trị đơn hàng nhỏ, các bên có mối quan hệ lâu dài, tin tưởng nhau.
Tuy nhiên, phương thức này lại thiếu an toàn.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam,... đã gia nhập hệ thống thanh toán viễn
thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), có thể liên hệ nhanh chóng với hơn 18000 ngân
hàng và tổ chức tài chính trên thế giới  thuận lợi cho thanh toán chuyển tiền.
Đặc biệt với ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) thông qua mạng SWIFT được
coi như trung tâm thanh toán ngoại tệ của các ngân hàng tại Việt  Nam, là ngân hàng có chất
lượng thanh toán tốt nhất với tỷ lệ trên 95% điện được hoàn toàn xử lý tự động với độ an
toàn và bảo mật cao.
Các phương thức chuyển tiền cũng được đa dạng hoá bằng SWIFT, liên ngân hàng và
Moneygram. Chuyển tiền bằng SWIFT nhanh, với chất lượng cao, chính xác ( theo sự đánh
giá của ngân hàng nước ngoài, chất lượng giao dịch qua mạng SWIFT của VCB Việt Nam
đạt 98% chính xác và nhanh chóng ), phí cạnh tranh, chuyển tiền Moneygram chủ yếu cho
dịch vụ chuyển tiền kiều hối với ưu điểm của dịch vụ này là nhanh, thuận tiện và an toàn
cao.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt Nam
cũng như các nước khác trên thế giới. Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng phương thức
này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến
xuất nhập khẩu như chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường,…Tuy nhiên, trong thực tế các
tổ chức xuất khẩu Việt Nam thường sử dụng chuyển tiền trả trước, trong đó yêu cầu tổ chức
nhập khẩu phải chuyển tiền trước ngày giao hàng từ 3 đến 5 ngày.

- 31 -
3.2.1. Khái niệm:

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền,
người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích
từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người bán, người
xuất khẩu, chủ nợ,…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.

3.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền:

 Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước (toàn bộ):
MT;TT
Ngân hàng
Ngân hàng
dịch vụ
bên mua
(2a)
(3) (1) (2b)

Người bán Người mua


(4)

Giải thích qui trình:


(1) Người mua đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết
theo yêu cầu của ngân hàng (hợp đồng ngoại thương một bản chính, một bản
sao, giấy phép nhập khẩu nếu có…).
(2) Nhân viên ngân hàng sau khi kiểm tra hồ sơ của nhà nhập khẩu thì thực hiện
chuyển tiền bằng điện (TT) hoặc bằng thư (MT) cho ngân hàng đại lý của mình
ở nước ngoài, đồng thời thông báo cho nhà nhập khẩu biết lệnh chuyển tiền của
họ đã được chấp thuận (2b).
(3) Ngân hàng dịch vụ đại lý báo cho người bán.
(4) Người bán giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký.
MT;TT
 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay Ngân hàng
hoặc trả chậm:
Ngân hàng chuyển
đại lý tiền
(4)
(5) (2) (3)
- 32 -
Người bán Người mua
(1)
Giải thích quy trình:
(1) Sau khi thoả thuận đi đến ký hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu
thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, đồng thời
chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn… viết lệnh chuyển tiền gửi
đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài
khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã
thanh toán cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của
mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua
ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

3.2.3. Hình thức chuyển tiền:

a. Hình thức điện báo (telegraphic transfer-T/T)


Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho
ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.

- 33 -
Ví dụ thực tế: Ta có bảng hợp đồng ngoại thương sau:

 Giải thích:
Hợp đồng ngoại thương giữa:

- 34 -
Nhà xuất khẩu: Công ty Phong Cách Việt. địa chỉ: 16/38 đường 304,
phường 25, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Và nhà nhập khẩu: Carmen Wallstein, địa chỉ: 8 Steen Lane, Somerset
West 7129 Capetown, South Africa.
 Theo qui định hợp đồng áp dụng phương thức thanh toán T/T theo qui định
hợp đồng, Carmen Wallstein sẽ trả trước 50% giá trị của hợp đồng tức là số
tiền 549 USD, phần còn lại sẽ được trả sau khi Carmen Wallstein nhận được
bản B/L qua fax từ Công ty Phong Cách Việt.
b. Hình thức thư chuyển tiền (mail transfer-M/T):
Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho
ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi.
 Trong hai hình thức trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi chi nhà xuất
khẩu vì nhận tiền nhanh nhưng điện phí cao.

3.2.4. Nhận xét:

 Ưu điểm:
− Qui trình đơn giàn, dễ thực hiện.

− Chi phí rẻ.

− Thủ tục nhanh chóng.

− Hạn chế sử dụng tiền mặt.

 Nhược điểm:
− Người mua:

 Trả ngay khi nhận bộ chứng từ: không yên tâm về chất lượng, số lượng
hàng hoá.
 Trả trước: Người bán không giao hàng, giao hàng thiếu.

− Người bán: Không nhận được tiền thanh toán từ người mua.

- 35 -
3.2.5 Ví dụ về áp dụng của phương thức chuyển tiền:

Công ty Bắc Sinh (Nguồn: do chị Dương Thị An Ry, nhân viên xuất nhập khẩu của
Công ty Bắc Sinh cung cấp)
− Địa chỉ: 170 QL1A, phường Tân Thới Nhất, Quâ ̣n 12, TP.HCM

− Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên về lĩnh vực gia công hàng may mặc

xuất khẩu.
− Thị trường xuất khẩu: Châu Âu nhưng chủ yếu là Mỹ.

− Phương thức thanh toán quốc tế mà Công ty áp dụng: do là một đơn vị gia

công nên Công ty sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng hình
thức T/T.
Do Công ty làm ăn dựa trên sự tin tưởng với khách hàng và giá trị hợp đồng không
cao  khả năng xảy ra rủi ro thấp. Vì vậy theo Công ty, nhà nhập khẩu không cần đặt
cọc trước số tiền thanh toán.

3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit):

Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam thường lựa chọn phương thức này là chủ yếu khi thanh toán. Ở
các ngân hàng thương mại Việt  Nam, giá trị thanh toán L/C liên tục tăng mạnh trong
các năm qua và chiếm tỷ lệ lớn trong thanh toán quốc tế -  xấp xỉ 90%. Có thể nói, bất
cứ ngân hàng nào có thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đều có sử dụng phương
thức tín dụng chứng từ.
Có những lúc, do ưu thế của việc chi phí thấp và thanh toán nhanh gọn của
phương thức chuyển tiền và nhờ thu nên khách hàng chuyển sang thanh toán theo hai
phương thức đó. Tuy nhiên, trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực những
năm 1997, 1998, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, phương thức tín dụng chứng từ
lại thường được sử dụng bất chấp chi phí cao và thủ tục phiền hà.
Những loại L/C mà các ngân hàng thương mại Việt  Nam thường mở là những loại
L/C thông dụng nhất như L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận.

- 36 -
Đôi khi, có ngân hàng cũng mở các loại L/C huỷ ngang hay L/C giáp lưng nhưng số
lượng rất hạn chế, thậm chí hầu như không có.

3.3.1. Khái niệm:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu
người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra
trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là văn bản pháp lí trong đó một ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền
nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ra
trong thư tín dụng.

3.3.2. Quy trình nghiệp vụ 2

Ngân hàng mở L/C 6 Ngân hàng thông báo


L/C
7
1 5 3
1 9 8
0

Người nhập khẩu Người xuất khẩu


4

Giải thích quy trình:


(1) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cần ngân hàng mở L/C mở L/C cho người
xuất khẩu thụ hưởng.
(2) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L.C
sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
(3) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở.
(4) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
(5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào
ngân hàng thông báo để được thanh toán.

- 37 -
(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở
L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền
chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng, nếu không phù
hợp thì từ chối thanh toán.
(8) Ngân hàng thông báo ghi Có và báo có cho người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo Nợ cho người nhập khẩu.
(10) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ
chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.

3.3.3. Các loại thư tín dụng.

a. Thư tín dụng có thể hủy ngang( Revocable Letter of Credit):


Nhận dạng loại L/C này:
− Theo UCP -400, nếu L/C không ghi rõ chữ “Irrevocable” hoặc ghi rõ chữ

“Revocable” thì đều là các loại L/C có thể hủy bỏ.


− Nhưng theo UCP -500, trên L/C phải ghi rõ “Revocable L/C” thì mới coi là loại

L/C có thể hủy bỏ.


Đây là loại L/C mà ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ
L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại L/C có thể
hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực chất
chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết.
 Những trường hợp áp dụng L/C có thể hủy ngang:
Người mua mở L/C có thể hủy bỏ để người bán có cơ sở xin phép giấy phép xuất
khẩu. Sau khi nhận được giấy phép xuất khẩu, có 2 trường hợp:
− Thư tín dụng có thể hủy ngay tự động có hiệu lực như một thư tín dụng không

thể hủy ngang. Điều này cần phải quy định rõ trong L/C .
− Người mua yêu cầu ngân hàng mở tín dụng không thể hủy ngang có nô ̣i dung

tương tự như thư tín dụng hủy ngang đã mở.

- 38 -
Các hợp đồng mua bán được kí kết qua điện thoại, telex, fax, email thường không
được tin cậy và không đầy đủ để thực hiện hợp đồng. Do đó người mua thường mở thư
tín dụng có thể hủy ngang để dễ dàng bổ sung và hoàn thiện. Khi người bán chấp nhận
thư tín dụng này thì người mua mở thư tín dụng không thể hủy ngang cho người bán .
Đối với thư tín dụng có thể hủy ngang, ngân hàng mở thư tín dụng vẫn có một
số trách nhiệm như sau:
− Hoàn trả tiền cho chi nhánh hoặc ngân hàng khác khi nơi này đã thanh toán

những khoản tiền thanh toán ngay, chấp nhận hoặc chiết khấu theo đúng các
điều khoản của thư tín dụng trước khi nhận được thông báo của ngân hàng phát
hành về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ thư tín dụng đó.
− Hoàn lại tiền cho chi nhánh hoặc ngân hàng khác khi nơi này đã thanh toán

những khoản trả chậm theo đúng các điều khoản của thư tín dụng trước khi nhận
được thông báo của ngân hàng phát hành về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ thư tín
dụng đó.
b. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
− Việc hủy bỏ hay sửa đổi L/C phải được chấp thuận của Người thụ hưởng, ngân

hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có).


− Được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế bởi vì nó đảm bảo

quyền lợi cho nhà xuất khẩu.


− Theo UCP500, nếu tín dụng thư ghi không rõ có thể hủy ngang hay không hủy

ngang thì được coi là không thể hủy ngang.


− Theo UCP600, thư tín dụng là bất cứ sự thỏa thuận nào, dù được gọi hay mô tả

như thế nào thì nó cũng không hủy ngang và vì vậy tạo thành cam kết chắc chắn
của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán Bộ chứng từ hợp lệ.

- 39 -
Ví dụ thực tế, ta có hợp đồng ngoại thương sau:

- 40 -
− Giải thích bảng hợp đồng ngoại thương trên:

Hợp đồng ngoại thương giữa:


Nhà nhập khẩu: Công ty Phương Đông, địa chỉ :107 Võ Trần Toản, Phường
2, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Và nhà xuất khẩu: B.Q Plast Public Company Limited, địa chỉ: 19/111 Moo
7 Thkarm Rd, Samaedam Bangkhuntien, Bangkok 10150, Thailand.

Theo hợp đồng sẽ thanh toán bằng phương thức L/C trả ngay không hủy ngang giá trị
hóa đơn. Theo đó ngày 12/3/09, Công ty Phương Đông đến ngân hàng Đông Á đề nghị
mở L/C trị giá 37400USD. Ngân hàng Đông Á sau khi xem xét và tiến hành mở L/C dựa
trên hợp đồng số PN 387 ngày 07/03/09.
Sau đó ngân hàng Đông Á gửi L/C đến ngân hàng người thụ hưởng là Bankok bank
publicCo.LTD, khi nhâ ̣n được L/C, ngân hàng này sẽ thông báo đến BQ. Plast Public
Company Limited; nếu không tu chỉnh thì nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng theo qui
định trong hợp đồng. Tiếp theo nhà xuất khẩu sẽ hoàn chỉnh bô ̣ chứng từ và đem đến cho
Bankok bank publicCo.LTD kiểm tra và nhận tiền .

3.3.4. Ưu và nhược điểm:

− Ưu điểm: Rất an toàn cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu

− Nhược điểm:

 Chi phí cao


 Thời gian thanh toán chậm.

- 41 -
 Phức tạp
 Tuy an toàn nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro.

3.3.5 Ví dụ áp dụng phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam:

Công Ty Cổ Phần Thủ Công Mỹ Nghệ Phong Cách Việt – Viet Style Handicrafts
Corporation (Nguồn: do chị Lê Thị Trúc Mai, nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty
Phong Cách Việt cung cấp).
− Địa chỉ: 16/38 đường 304, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

− Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên về lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thủ công

mỹ nghệ như: tranh sơn mài, các loại bàn ghế bằng mây, tre…
− Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Âu.

− Các phương thức thanh toán quốc tế mà Công ty thường sử dụng trong các hợp

đồng:
 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Đối với những trường hợp: giá trị đơn đặt hàng lớn, bảo đảm đúng thời gian cho
nhà nhập khẩu …, những khách hàng mà Công ty không tin tưởng vào khả năng
thanh toán của họ (Châu Phi)  Công ty thường áp dụng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ. Các bước thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
của công ty và nhà nhập khẩu hoàn toàn tương tự như lý thuyết đã nêu ở trên. Ngân
hàng thông báo của Công ty là ngân hàng Vietcombank. Loại L/C mà Công ty
thường áp dụng là L/C không huỷ ngang.
 Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng hình thức điện báo (T/T)
(thường áp dụng nhiều nhất):
Đối với phương thức thanh toán bằng T/T, đa phần khách hàng của Công ty
phải đặt cọc 40% số tiền thanh toán. Sau khi Công ty hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng và fax B/L cho nhà nhập khẩu thì nhà nhập khẩu sẽ chuyển 60% số tiền thanh
toán còn lại cho Công ty và Công ty sẽ gửi bộ chứng từ cho người bán.

- 42 -
Công ty chọn giải pháp đặt cọc tiền để tránh trường hợp nhà nhập khẩu không
nhận hàng hoặc nếu có thì thiệt hại sẽ được giảm bớt.Trong trường hợp đối tác là
khách hàng tin cậy, làm ăn lâu năm, Công ty sẽ giảm số tiền đặt cọc xuống. Công ty
thường áp dụng phương thức này đối với những hợp đồng có giá trị không cao chỉ
vào khoảng 5-10 triệu USD.

II. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong hoạt
động thanh toán quốc tế.

1. Thuận lợi:
- Thị trường tài chính Việt Nam những năm qua đang có bước phát triển nhanh.
- Hệ thống các ngân hàng thanh toán có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng
tăng và uy tín như: Exim Bank, Vietcom Bank, Sacombank,…Với sự đầu tư về cơ sở
vật chất cũng như hệ thống thanh toán hiện đại, chất lượng thanh toán ngày càng cao,
thời gian thanh toán được rút ngắn,…
- Có nhiều phương thức thanh toán tại các ngân hàng để doanh nghiệp có thể lựa chọn
được phương thức phù hợp với doanh nghiệp mình, đảm bảo thuận lợi cho quá trình
thanh toán cũng như lợi ích giữa các bên.
- Thị trường hối đoái Việt Nam tương đối ổn định, đồng Đôla Mỹ là đồng tiền thường sử
dụng để thanh toán xuất nhập khẩu.

2. Khó khăn.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam vẫn tồn tại những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động thanh toán nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.
- Trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam còn hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán, đây là một nhược
điểm lớn.

- 43 -
- Hiện nay, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, tỷ giá ngoại tệ liên tục thay đổi, tình
hình chính trị tại nhiều nước không ổn định có thể gây rủi ro rất lớn đối với hoạt động
xuất nhập khẩu nói chung cũng như hoạt động thanh toán nói riêng.
- Hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, ký kết các
hợp đồng xuất nhập khẩu cùng vấn đề về thực hiện thanh toán quốc tế khi khả năng
thanh toán của bạn hàng giảm sút.
- Rủi ro trong khâu thanh toán luôn có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào mà nhiều khi
không thể lường trước được. Thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã
gặp phải những vấn đề, rủi ro do khâu thanh toán gây nên.
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, liên quan
nhiều tới lĩnh vực pháp luật vì nó bị nhiều nguồn luật điều chỉnh như: nguồn luật quốc
gia của các bên tham gia kí kết hợp đồng, các tập quán quốc tế, án lệ…Tuy nhiên hiện
nay nước ta vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn giao dịch thanh
toán quốc tế làm chuẩn hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp
và ngân hàng vẫn thường sử dụng cuốn “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ (UCP)” để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên cạnh đó có thêm ISBP 681 để bổ sung. Trên
thực tế, đôi khi hai văn bản này khá khó hiểu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
nên gây ra những sai biệt, có nhiều điểm vẫn còn mâu thuẫn đã gây khó khăn cho cả
phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Ở một số ngân hàng, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với các quốc
gia khác trên thế giới. Thời gian giao dịch thanh toán còn chậm do phụ thuộc nhiều vào
thao tác của con người; hệ thống máy tính, đường truyền không theo kịp khối lượng
giao dịch, gây sự tắc nghẽn đường truyền, lỗi hệ thống. Do vậy mà việc thanh toán của
các doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn, chậm trễ hơn, chịu lãi suất cao hơn, rủi ro cao
hơn.

2.1 Những khó khăn do biến động tỷ giá hối đoái.


Rủi ro tỷ giá trong XNK là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các
công ty hoạt động XNK. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc

- 44 -
chi trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh XNK ảnh hưởng đáng kể.
Sự biến động của tỷ giá khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà không
lường trước và tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Nhiều hợp đồng
kinh doanh đã lỗ nặng khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt khiến doanh nghiệp phải
điêu đứng.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài cho biết, một DN có tiếng trên thị
trường từng phải đối diện với khoản lỗ do tỷ giá tăng. Bởi với kim ngạch nhập khẩu
khoảng 400 triệu USD/năm, chỉ cần tỷ giá ngoại tệ tăng lên 1%, DN này sẽ phải bỏ ra chục
tỷ đồng để bù đắp cho sự biến động này. DN khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các
sản phẩm làm từ cao su cũng đã chịu khoản lỗ đến 15 tỷ đồng do biến động tỷ giá.
Ví dụ: Một vụ “lỗ” do biến động tỷ giá điển hình là ở Công ty LG Electronics Vietnam.
Vào năm 2008, do không sử dụng các biện pháp phòng rủi ro tỷ giá, thậm chí còn vay
nhiều bằng tiền USD nên DN này đã mất tới 3 triệu USD chỉ trong một lần biến động tỷ
giá lớn vào năm đó. Bà Trần Hải Hạnh, Trưởng phòng Tài chính kế toán của LG
Electronics Vietnam cho biết, công ty này nhập khẩu linh kiện nhiều, trong khi xuất khẩu
hàng hóa đầu ra thường xuyên ít hơn do một phần hàng hóa sản xuất xong bán ngay trong
nước nên lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu luôn ít hơn lượng cần cho nhập khẩu. Nên
khả năng dự báo biến động tỷ giá cũng là một trong những rủi ro rất lớn của công ty.
Chính vì không chủ động khoanh vùng rủi ro từ tỷ giá mang lại, các DN thường xử lý
ở thế bị động bằng cách tăng giá bán hàng hóa dịch vụ. Nhưng rõ ràng, việc tăng giá trong
bối cảnh hàng tồn kho cao, cạnh tranh hàng hóa giữa các công ty trong nước và giữa các
nước ngày càng gay gắt thì đây không hẳn là giải pháp hay, thậm chí còn khiến DN kinh
doanh càng thêm khó khăn hơn.
Trong khi biến động tỷ giá luôn là một ẩn số đối với các DN XNK và biến động này
có thể gây nên thua lỗ lớn, số lượng DN thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
hiện nay vẫn còn quá ít.

- 45 -
Những dẫn chứng đưa ra ở trên cho thấy một thực tế luôn đúng: Phòng hơn chống.
Nếu chủ động, dù mất thêm một phần chi phí nhỏ nhưng bù lại, DN được bảo hiểm và
miễn nhiễm khỏi rủi ro tỷ giá biến động.

2.2 Khó khăn về phương thức thanh toán.

2.2.1 Phương thức nhờ thu.

 Những tồn tại, vướng mắc về thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức
nhờ thu của các doanh nghiệp Việt Nam:
Nghiệp vụ nhờ thu là một nghiệp vụ phụ thuộc khá chặt chẽ vào tình hình xuất nhập
khẩu nói riêng và tình hình kinh tế đất nước nói chung. Bước vào hoạt động trong bối cảnh
Việt Nam đứng trước những khó khăn, thử thách hết sức gay gắt: hạn hán, lũ lụt xảy ra
liên tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống
của nhân dân làm cho thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài bị giảm sút.
Tuy có an toàn hơn chuyển tiền nhưng không thể chắc chắn được việc thanh toán có
thể thực hiện được. Khi gặp những khách hàng không thiện chí, họ không thể thanh toán
hay không chấp nhận hối phiếu, doanh nghiệp có thể tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc
trong việc thu hồi hàng hoá. Một bất lợi nữa của nhờ thu là khi hàng được gửi bằng đường
hàng không hoặc bằng một vài hình thức vận tải nào khác, trong đó vận đơn đường biển

- 46 -
được thay bằng một vận đơn hàng không hoặc một chứng từ tương tự nhưng khác với vận
đơn đường biển, chúng không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Do đó, quyền kiểm soát
hàng hoá sẽ được chuyển cho người mua khi giao hàng, dù thậm chí việc thanh toán chưa
được thực hiện. Khi đó là người xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi.
a. Tồn tại, vướng mắc trong phương thức nhờ thu phiếu trơn:
 Khó khăn cho nhà xuất khẩu:
Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ
hàng hoá, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát. Do đó còn nhiều tồn tại,
vướng mắc gây khó khăn cho nhà xuất khẩu:
- Năng lực tài chính của nhà nhập khẩu còn yếu kém nên việc thanh toán dây dưa,
chậm trễ và tốn kém.
- Một số nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay
từ chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
- Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán
hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của nhà nhập
khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể
kiện ra toà nhưng tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.
 Khó khăn đối với nhà nhập khẩu:
- Rủi ro phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiện nghĩa vụ thanh
toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi
nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã
thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
- Như vậy, rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán
của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ
áp dụng trong những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn
nhau, cụ thể là nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, còn nhà nhập khẩu thì phải có
thiện chí thanh toán.
b. Tồn tại, vướng mắc trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
 Đối với nhà xuất khẩu:

- 47 -
- Khi ngân hàng xuất trình, trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để đi nhận
hàng hoá trước khi nhà nhập khẩu thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Rủi ro xảy ra đối
với nhà xuất khẩu là không thu được tiền hàng hay bị kéo dài thời gian thanh toán tiền
hàng dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Còn rủi ro đối với ngân hàng nếu xảy ra tranh chấp thì
ngân hàng sẽ mất uy tín trên trường quốc tế. Trường hợp này có thể xảy ra ở một số quốc
gia, khi mà ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệ với doanh nghiệp trong nước lên trên trách
nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
- Ngân hàng chuyển chứng từ sẽ không chịu bất kỳ rủi ro nào nếu ngân hàng xuất trình
có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì rủi ro này đều do nhà xuất khẩu phải tự
chịu:
 Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc.
 Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (hay theo
lệnh của) ngân hàng xuất trình với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước. Ngoài ra,
ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao
hàng hay dỡ hàng hoá.
 Đối với nhà nhập khẩu:
- Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán hay chấp
nhận thanh toán, nhưng hàng hoá thì có thể đã không được kiểm định, chưa được bảo hiểm
đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng thương mại. Nhà nhập
khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót, hay cố
tình gian lận thương mại để đi nhận hàng. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi
chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với
chứng từ.
- Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), nhà nhập
khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra toà nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn.
Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dùng các lý do “chính đáng” để bào chữa cho việc
thanh toán của mình như: nhà xuất khẩu đã không giao hàng, hay giao hàng có sai sót
nghiêm trọng… Điều này hàm ý, một nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu
kỳ hạn, thì buộc phải thanh toán khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu không

- 48 -
có thể bị ra toà. Sự không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến
danh tiếng thương mại của con nợ.
- Nếu hoá đơn thanh toán bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho đến khi
thanh toán.
 Ví dụ:
Ngày 01/05/2008 Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát xuất trình bộ chứng từ nhờ thu
trả chậm (D/A ) 90 ngày sau ngày B/L, trị giá USD 585,000, xuất khẩu cá ba sa cho Công
ty Hoogland Foods BV của Hà Lan với ngân hàng thu hộ là Fortis Bank, ngày giao hàng là
26/04/2008, ngày đến hạn thanh toán là 25/07/2008.
Nhưng việc thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, đến ngày đáo hạn
25/07/2008 Cty Minh Phát vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ đối tác. Công ty
Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands) để đăng ký kinh doanh
tại Hà Lan.
Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands
nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Công ty Hoogland Foods BV thì...
không có người nghe máy, lý do là Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người
(ông Gert.J Hoodlands)để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan.
Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài ( Hoogland Foods
BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ -
người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu). Tuy
nhiên sau khi giao hàng “đối tác” này cứ...lần lữa không thanh toán. Người giao dịch với
phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám đốc Công ty Hoogland Foods
BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là Công ty Star Procurement
Inc.
Trước tình huống trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải thuê luật sư để
nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được tiền hàng.Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt
Nam ở nước ngoài, như Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh
báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận
phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại
cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới.

- 49 -
Một ví dụ khác đó là trường hợp công ty TNHH xuất khẩu Navico trong năm 2001, sau
khi giao hàng xuất khẩu cá basa đi Mỹ cho người bán là Seafoods company. Công ty đã
lập bộ chứng từ xuất khẩu và nhờ NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô gửi nhờ thu
theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm sau 50 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn.
NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui trình
nhờ thu của ngân hàng, gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Bank of American nhờ thu hộ số
tiền trên hối phiếu và chứng từ 47.500 USD, ngân hàng Bank of American sau khi nhận
chứng từ đã xử lý theo đúng thủ tục của nghiệp vụ nhờ thu đã điện báo chấp nhận trả lại số
tiền cho Navico vào ngày đáo hạn. Nhưng đến ngày đáo hạn, người mua không thanh toán,
NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã điện tra soát, đôn đốc ngân hàng nước ngoài trả
tiền cho người bán, nhưng người mua không thanh toán và gửi trả hàng cho người bán vì
ngân hàng Bank of American đã gửi trả chứng từ cho người bán.
Trong tình huống này, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã thu được nợ chiết
khấu từ Navico từ nguồn tiền bán hàng khác. Tuy nhiên, công ty Navico cũng phải gánh
chịu tổn thất giảm giá hàng và tìm đối tác khác bán lô hàng này và phải giảm đến 50% trị
giá lô hàng.

2.2.2 Phương thức chuyển tiền

Thanh toán bằng chuyển tiền hoàn toàn dựa trên uy tín và quan hệ tốt đẹp giữa các bên.
Nếu người mua không có thiện chí, sau khi nhận hàng có thể từ chối trả tiền hoặc thậm chí
từ chối việc thực hiện hợp đồng bằng cách không nhận hàng và không thanh toán tiền
hàng. Lường trước được những hạn chế đó, các Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ
dùng phương thức chuyển tiền với một số ít khách hàng quen thuộc.
Nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu Việt Nam thường có vị thế không cao trong
quan hệ mua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán hay đòi
tiền. Khi nhập khẩu thì bị các nhà xuất khẩu nước ép thanh toán ứng trước, còn khi xuất
khẩu thì ngược lại là bị đối tác nước ngoài trì hoãn việc thanh toán.
Thanh toán chuyển tiền thì người bán hàng luôn “cầm dao đằng lưỡi”. Anh Lương
Quang Diệu, Phó giám đốc phụ trách về xuất nhập khẩu của Công ty TNHH luật Việt Á,
cho rằng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu quốc tế bằng TT tiềm ẩn rủi ro cao, nhất

- 50 -
là thời kinh tế khó như hiện nay. Tất cả chỉ dựa bằng uy tín, nhiều khách hàng không cố
tình quỵt đơn hàng, mà họ cũng là nạn nhân bị nhà phân phối không có khả năng thanh
toán, dẫn đến “đẩy” gói rủi ro sang cho nhà sản xuất.
 Ví dụ:
Gần đây, một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu ở tỉnh Đồng Nai đã gặp phải tình
trạng khách “xù” tiền hàng, có nơi thì bị làm giá lại rất bất lợi. Chủ một doanh nghiệp làm
hàng mây tre đan xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) kể, đầu năm nay doanh
nghiệp xuất một đơn hàng trị giá 30 ngàn USD cho khách hàng quen ở Hàn Quốc. Hàng
sang đến nơi nhưng khách cứ dây dưa không chịu thanh toán. Hơn 5 tháng qua, mỗi khi
đòi tiền đều nhận được trả lời: hàng bán không được, lại đang gặp khó khăn về tài chính
nên sẽ thanh toán chậm. Chậm đến bao lâu doanh nghiệp cũng không được xác định.

Giám đốc doanh nghiệp này nói: “Làm ăn với nhau cũng mấy năm nay rồi, thấy họ
thanh toán tiền đàng hoàng, không khi nào bị trễ cả, nên tôi cũng không biết họ khó thật
hay khó giả và liệu có trả tiền hay không”.
Thời gian đầu, doanh nghiệp này xuất khẩu hàng đều thực hiện L/C, sau hơn 1 năm
thấy khách hàng khá tốt và họ đề nghị thanh toán bằng TT để không bị đọng vốn, bởi nếu
thanh toán bằng L/C, nhà nhập khẩu phải nộp số tiền tương ứng giá trị đơn hàng vào ngân
hàng tại Hàn Quốc ngay sau khi ký hợp đồng, như vậy từ khi ký hợp đồng đến lúc nhận
được hàng thời gian tới gần 2 tháng. Thấy đề nghị phía khách hàng có lý, đồng thời muốn
giữ khách thời kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đã  đồng ý. Sau gần 4 năm làm ăn với nhau
khá xuôi chèo mát mái, thì nay doanh nghiệp này đã vấp phải rủi ro.

- 51 -
Cũng tại phường Tân Biên, giữa năm 2012 một doanh nghiệp làm đồ gỗ xuất khẩu đã
“hứng trọn” một hợp đồng 50 ngàn USD khi hàng đi mà không thấy tiền về. Chủ doanh
nghiệp sang tận Mỹ tìm để đòi tiền nhưng chỉ thêm tốn tiền vé máy bay. 
Cùng trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu, ông H, chủ một DNTN ở phường Long
Bình (TP.Biên Hòa) mới đây cũng bị khách hàng trừ 20% tiền hàng với lý do hàng bị hư.
Theo ông H thì đây là “chiêu” mà doanh nghiệp phải chấp nhận. Nếu không, có nguy cơ
không lấy được tiền. “Nếu đúng hàng hư, khách hàng phải chụp hình sản phẩm rồi gửi cho
mình xem. Đằng này họ không làm theo yêu cầu trên và nêu ra lý do đã bán cho nhà phân
phối với giá rẻ rồi” - ông H chia sẻ.
Trường hợp người mua phải thanh toán ứng tiền thì rủi ro lớn cho người mua, người
mua sẽ rất dễ mất khoản tiền đã ứng trước nếu người bán gặp khó khăn hoặc không trung
thực.

2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ

Ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ
( L/C ) chiếm tỷ trọng khoảng trên 60%, thậm chí theo thống kê ở một số ngân hàng,
phương thức này chiếm tỷ trọng lên tới 80-90% các phương thức thanh toán quốc tế, cho
thấy phương thức này được các doanh nghiệp lựa chọn rất nhiều trong thanh toán quốc tế
vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 70% chứng
từ xuất trình theo L/C bị ngân hàng từ chối do có sai sót.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu trong việc lập bộ chứng từ.
Những sai sót tưởng như rất nhỏ bé, đơn giản như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng và cả
những sai sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi
sai người ký phát đều gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán. Trên thực tế,
để có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là một điều rất khó khăn nếu như không
nhận được thiện chí từ phía người mua.
Đa phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước không có bộ phận chuyên trách
để chuyên lập và xử lí chứng từ L/C hoặc bộ phận này chỉ kiêm nhiệm.
Hoạt động của một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay còn bán chuyên nghiệp,
thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế.

- 52 -
Gần đây các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều gian lận trong thanh toán quốc tế
và ngày càng phức tạp.
Gặp rủi ro trong giao dịch, nhẹ (nói dối về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng), nặng
(lừa đảo trong khối lượng hàng hóa và gian lận thanh toán).
Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cẩn trong thanh toán quốc tế. Điểm yếu của
doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không
hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy
đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lí rủi
ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỉ giá…Điều này là hệ quả của việc nguồn nhân lực chưa đạt
tiêu chuẩn.
Một ví dụ điển hình đã xảy ra tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương
Mại đó là một hợp đồng xuất khẩu sợi bông sang Singapore, hợp đồng đã ký kết, thoả
thuận, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ và Công ty đã giao hàng. Trong
quá trình hàng được vận chuyển, bên nước người nhập khẩu, giá sợi bông giảm hơn rất
nhiều so với giá mà Công ty xuất khẩu và họ đã không muốn mua lô hàng này với giá đó
nữa. Rất không may, trong bộ chứng từ Công ty lập ra có một sai sót, dù rất nhỏ về địa chỉ
giao hàng, sai sót này có thể hoàn toàn thương lượng được nhưng bên nhập khẩu không
chấp nhận và ngân hàng phục vụ cho bên nhập khẩu từ chối thanh toán. Trước tình huống
đó, Công ty đã phải tiền hành thương lượng với phía nhập khẩu, chấp nhận hạ giá thành
xuồng so với hợp đồng để giải quyết số hàng và với hợp đồng này, Công ty đã phải chịu
thiệt hại.

- 53 -
Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

1. Giải pháp phòng ngừa những khó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái:
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có những biện pháp tự bảo vệ mình trước những
biến động không lường trước được. Để tránh những rủi ro do sự biến động tỷ giá, doanh
nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn đồng tiền thanh toán sao cho có lợi nhất. Hiện nay, trong
nước tỷ giá USD/VND vẫn được duy trì khá ổn định, do vậy USD là đồng tiền tối ưu mà
các doanh nghiệp thường sử dụng trong thanh toán quốc tế.

2. Giải pháp khắc phục những khó khăn trong phương thức thanh toán quốc tế
Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước
ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý, đối với khách hàng mới quen
hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký
kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức
thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương
thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn để đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Lựa chọn ngân ngân hàng đích danh có uy tín ngay từ khâu ký kết hợp đồng.

- 54 -
 Phương thức nhờ thu
Doanh nghiệp Việt Nam không nên chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P
(thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt
là giao dịch với những đối tác mới, vì rất dễ xảy ra những trường hợp bên người mua
không chịu trả tiền hàng.
- Đối với nhà xuất khẩu, để tránh việc nhà nhập khẩu thanh toán dây dưa, chậm trễ và
tốn kém hay một số nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh
toán hay từ chối chấp nhận thanh toán. Nếu xảy ra những vấn đề này thì nhà xuất khẩu có
thể kiện ra toà nhưng tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền. Do vậy, các nhà
xuất khẩu nên lựa chọn bạn hàng uy tín để tránh xảy ra những sự việc trên gây khó khăn
cho doanh nghiệp.
- Đối với nhà nhập khẩu cũng vậy, phải lựa chọn đối tác có thiện chỉ, để tránh những
rủi ro phát sinh như khi hối phiếu đòi tiền đến trước và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa
vụ thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới,
hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng
như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
 Phương thức chuyển tiền.
 Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền. Ví dụ: Chuyển trước bao nhiêu % tại thời
điểm nào? Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?...
 Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
 Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?
 Chuyển tiền là phương thức thanh toán, quyền lợi của người bán không được
đảm bảo chắc chắn vì việc chuyển tiền hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và năng
lực của người mua.
 Chỉ nên sử dụng đối với các đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín.
 Phương thức tín dụng chứng từ
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước nên có bộ phận chuyên trách để
chuyên lập và xử lí chứng từ L/C.

- 55 -
- Lập L/C phải chính xác phải bám sát với các điều khoản trên hợp đồng đối với
người lập chứng từ.
- Điều kiện ràng buộc phải chặt chẽ.
- Tôn trọng điều khoản trong hợp đồng, tránh mâu thuẫn.
- Doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế phải xem kỹ các chứng từ L/C,
hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; nắm bắt được một cách đầy đủ
về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lí
rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỉ giá…
- Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thường gặp đối với từng chứng từ lập và cách
khắc phục.
- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu từ khâu ký hợp đồng ngoại thương về các
chứng từ cần xuất trình khi thanh toán.
- Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần.

3. Một số giải pháp khác.


 Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu:
Một nhược điểm lớn và cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam là trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn hạn chế, ảnh hưởng tới quá trình
thanh toán qua ngân hàng.
Để thực hiện các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu có hiệu quả, tất yếu doanh
nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế vững nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ,
nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống. Muốn có được nguồn nhân lực như vậy, phải
thật chú trọng vào công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế để
đạt được tiêu chuẩn như mong muốn.
 Cập nhật thông tin, văn bản pháp lý liên quan tới thanh toán xuất nhập khẩu:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc nhanh nhạy nắm bắt thông tin thị
trường là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Hiện nay, giá cả hàng
hóa lên xuống thất thường, tỷ giá ngoại tệ liên tục thay đổi,…có thể gây rủi ro rất lớn
đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung cũng như hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu nói riêng.

- 56 -
Để phần nào giảm thiểu được những rủi ro do những yếu tố này gây ra đòi hỏi
doanh nghiệp phải rất sát xao trong việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin trên thị trường,
phòng khi có sự biến động còn kịp thời có phương án hanhg động. Để làm được điều
này, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống thông tin cũng như minh bạch thông tin
trong toàn doanh nghiệp, cán bộ thanh toán phải nắm vững những văn bản pháp lí mới
nhất liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế như chính
sách quản lý ngoại hối, quyết định của ngân hàng nhà nước về biên độ tỷ giá, thuế xuất
nhập khẩu của Bộ Tài Chính,… để chủ động lên kế hoạch hoạt động cho doanh
nghiệp, nhanh chóng áp dụng vào các hợp đồng xuất nhập khẩu.
 Lập kế hoạch cho hoạt động thanh toán quốc tế
Hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam chưa thật sự thoát khỏi suy thoái.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, ký kết
các hợp đồng xuất nhập khẩu cùng vấn đề về thực hiện thanh toán quốc tế khi khả năng
thanh toán của bạn hàng giảm sút. Vì vây, việc lên kế hoạch cụ thể cho từng thị trường,
đối tác để từ đó vạch ra kế hoạch cho hoạt động thanh toán quốc tế là thật sự cần thiết.
 Lựa chọn điều kiện thanh toán quốc tế hợp lí.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải xem xét thật kỹ lưỡng về các
điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là điều khoản thanh toán để tránh những bất lợi cho
mình trong quá trình thực hiện thanh toán. Những điều kiện này là về:
- Phương thức thanh toán: với các bạn hàng lâu năm, làm ăn uy tín, doanh nghiệp có
thể lựa chọn thanh toán bằng chuyển tiền hoặc nhờ thu, nhưng nếu muốn an toàn hơn
nên áp dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C. Còn đối với những bạn hàng mới,
doanh nghiệp cần áp dụng triệt để phương thức an toàn nhất là L/C để giàm thiểu rủi ro
xuống mức thấp nhất.
- Điều kiện về đồng tiền thanh toán: doanh nghiệp có thể nghiên cứu, lựa chọn đồng
tiền thanh toán sao cho có lợi nhất. Hiện nay trong nước tỷ giá USD/VND vẫn đang
được duy trì khá ổn định bởi chính sách kích cầu của chính phủ đi kèm với nới lỏng
tiền tệ, do vậy việc sử dụng USD trong thanh toán vẫn là sự lựa chọn tối ưu.

- 57 -
- Điều kiện về thời gian thanh toán: tùy theo từng bạn hàng, doanh nghiệp nên lựa chọn
điều kiện về thời gian thanh toán sao cho phù hợp như: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả
tiền sau hay thời gian thanh toán hỗn hợp.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro đối với hoạt động thanh toán quốc
tế.
Trong bất kỳ hoạt động nào, công tác quản lý, giám sát đều đóng vai trò quan trọng. Trong
hoạt động thanh toán quốc tế, công tác này là cực kỳ cần thiết để giàm thiểu rủi ro cũng như
nắm rõ những mặt còn hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp để từ đó
có những điều chỉnh, giải pháp cho phù hợp.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị


1.Kết luận
- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề rất cần thiết trong
hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay.
- Để hoạt động xuất nhập khẩu phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi bên cạnh
những biện pháp tác động trực tiếp, hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất khẩu
hàng hoá cũng phải hết sức được coi trọng làm sao cho thật thông suốt, ổn định.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, của khoa học kỹ thuật,
nhiều phương thức thanh toán mới xuất hiện để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
lựa chọn. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp khi lựa chọn phải có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng dựa trên hoạt
động kinh doanh của mình.
- Trong thời gian tới, trước nhiều khó khăn và thử thách mới, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam đang cố gắng tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu của mình
và hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế.

2.Kiến nghị:

2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.


- Một nhược điểm lớn và cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng là trình độ nghiệp vụ ngoại thương và
thanh toán quốc tế còn hạn chế, ảnh hưởng tới quá trình thanh toán qua ngân hàng.

- 58 -
Do vậy, việc nắm chắc và thường xuyên cập nhật các kiến thức về ngoại thương và
thanh toán quốc tế như: các thông lệ quốc tế (incoterms, UCP500,UCP 600,
UR522...), luật pháp của nước đối tác, các phương thức giao hàng và thanh
toán...làm cơ sở cho đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương sao cho đạt được
những thoả thuận có lợi về phía mình.
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn giỏi về hoạt động thanh toán quốc tế. Để có được như vậy, cần:
 Tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn để đào tạo sâu hơn về
chuyên môn thanh toán quốc tế trong đó quan trọng nhất là thanh toán tín
dụng chứng từ. Mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy để các nhân
viên thanh toán có điều kiện trau dồi cả nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ
 Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán
quốc tế trong nước cũng như nước ngoài để tiếp cận với các kiến thức hiện
đại.
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng cần thường xuyên liên kết, phối
hợp hoạt động thanh toán với các ngân hàng, đúng đắn trong việc lựa chọn ngân
hàng uy tín như Vietcombank, Eximbank,…để thực hiện hoạt động thanh toán một
cách hiệu quả nhất.
- Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng để được tư vấn kỹ về các
phương thức thanh toán đặc biệt là đối với phương thức LC để tránh những sai sót
trong việc lập bộ chứng từ thanh toán dẫn đến không thanh toán được. Mối quan hệ
tốt với các ngân hàng còn giúp công ty thu thập thông tin từ phía khách hàng giúp
công ty có những đánh giá tốt hơn về tiềm lực tài chính của đối tác.
- Các doanh nghiệp nên có những biện pháp giám định khả năng thanh toán của
khách hàng trước khi lựa chọn phương thức thanh toán và đi đến ký kết hợp đồng,
đặc biệt là đối với phương thức thanh toán TT và CAD.
- Doanh nghiệp cần có nhiều cố gắng hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ với
các khách hàng truyền thống. Biết phát huy lợi thế các khách hàng thân thuộc để có
thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp giúp công ty tiết kiệm được thời gian

- 59 -
và chi phí thanh toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phát triển bền vững.

2.2 Đối với các ngân hàng.


- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện cho các hoạt động thanh toán.Quá
trình thanh toán như ta đã biết, có sự tham gia rất quan trọng của ngân hàng. Các
chủ thể của hoạt động xuất khẩu ở các nước khác nhau, việc thanh toán chủ yếu
được tiến hành thông qua mạng lưới ngân hàng. Công nghệ thanh toán càng hiện
đại, càng thuận tiện thì việc thanh toán càng nhanh chóng, nhất là trong thời đại
khoa học kỹ thuật ngày nay. Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, toàn bộ hệ
thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã rất tích cực trong việc đổi mới công
nghệ Ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, quá trình hiện đại hoá công nghệ
ngân hàng đang từng bước được tiến hành tuy nhiên nhiều khi còn mang tính chắp
vá, sự an toàn, bảo mật kém. Thêm vào đó, còn thiếu sự cập nhật tin tức về công
nghệ ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện các công nghệ và dịch vụ ngân hàng mới
liên tục ra đời và thay đổi. Quan trọng hơn cả là thiếu vốn đầu tư cho công nghệ
nên mặc dù đã có những dự án về đổi mới công nghệ ngân hàng nhưng chưa thể
triển khai trên diệc rộng.
- Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần từng bước thực hiện một số giải pháp
công nghệ sau:
 Tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc, thiết bị sẵn có tiến tới
giảm bớt các công việc giấy tờ bằng cách chuyển toàn bộ việc nhận/lập,
phân loại, chuyển và quản lý các loại điện/thư sử dụng trong quá trình thanh
toán sang thực hiện trên hệ thống máy tính thông qua mạng máy tính.
 Chỉnh sửa và hoàn thiện các chương trình phần mềm phục vụ công tác thanh
toán xuất nhập khẩu.
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho các ứng dụng và
dịch vụ ngân hàng trong đó có thanh toán xuất nhập khẩu.
 Thường xuyên nâng cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ công tác
thanh toán (chủ yếu là các máy vi tính hiện đại,, có tốc độ xử lý công việc
nhanh).
- 60 -
 Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và mạng cục bộ.
 Phát triển các hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu.
 Xây dựng kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trợ cho ứng dụng quản lý thông tin
và ra các quyết định điều hành kinh doanh một cách nhanh chóng.

2.3 Đối với Nhà nước


- Xây dựng những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán quốc tế.
- Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu được diễn ra thông qua hệ thống các ngân
hàng thương mại, là một hoạt động không chỉ đơn thuần là mối quan hệ mang tính
nội bộ trong nước mà còn là mối quan hệ mang tính chất quốc tế. Với vai trò quan
trọng như vậy, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống khung pháp lý
làm cơ sở cho hoạt động thanh toán quốc tế. Dựa trên cơ sở đó, các ngân hàng
thương mại có thể hoạt động một cách chặt chẽ, có quy tắc và hiệu quả hơn.
- Mặt khác một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch
thanh toán quốc tế là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa
các bên trong quy trình thanh toán. Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay , hầu hết các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế thường sử dụng phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ thì ngoài UCP500 (điều lệ và thực hành thống
nhất tín dụng chứng từ) và một số thông lệ quốc tế khác , ta không có một văn bản
dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương
của người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng. Khi có
tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, trọng tài quốc tếcó thể ra phán quyết đối với
quan hệ của hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ thanh toán giữa các
ngân hàng. Như vậy, chỉ áp dụng UCP vào giao dịch tín dụng chứng từ là chưa đủ
với các ngân hàng Việt Nam khi có tranh chấp phát sinh.
- Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa
hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu lên nghĩa
vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ: nhà nhập khẩu,
nhà xuất khẩu và các ngân hàng trung gian phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội, tập
quán và môi trường đầu tư của Việt Nam; ban hành các quy định về quy trình thực
- 61 -
hiện thanh toán quốc tế áp dụng tại Việt Nam trên cơ sở các thông lệ quốc tế và
cách xử lý các tranh chấp trong thanh toán quốc tế, quy định mẫu biểu về các loại
chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế thống nhất với quốc tế, ban hành quy chế
chiết khấu chứng từ hàng hoá xuất khẩu ...

Tài liệu tham khảo :


1. http://luanvan.net.vn/luan-van/thuc-trang-ve-hieu-qua-hoat-dong-thanh-toan-
quoc-te-cua-ngan-hang-ngoai-thuong-viet-nam-43285/
2. http://luanvan.co/luan-van/thuyet-trinh-thi-truong-thuong-phieu-viet-nam-thuc-
trang-va-giai-phap-40038/
3. http://123doc.vn/document/110901-rui-ro-trong-thanh-toan-quoc-te-o-viet-
nam.htm
4. http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-xu-ly-thanh-toan-theo-phuong-thuc-nho-thu-
nho-thu-tron-va-nho-thu-chung-tu-21482/
5. http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-xu-ly-thanh-toan-theo-phuong-thuc-nho-thu-
nho-thu-tron-va-nho-thu-chung-tu-21482/
6. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-hoan-thien-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-
doi-voi-hoat-dong-xuat-khau-o-cong-ty-xuat-nhap-khau-tong-hop-i-bo-24351/
7. http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-tim-hieu-ve-bo-chung-tu-trong-thanh-toan-
xuat-nhap-khau-thuc-trang-va-cac-giai-phap-hoan-thien-tai-viet-nam-29019/
8. http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-
phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-trong-hoat-dong-xuat-khau-gao-tai-cong-ty-co-
27474/

- 62 -
9. http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2F123doc.vn%2Fdocument
%2F61485-thuc-trang-su-dung-cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-o-viet-
nam-doc.htm&h=XAQGTJ1xe
10. http://123doc.vn/document/64259-danh-gia-thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-
nang-cao-hieu-qua-su-dung-cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-tai-xi-nghiep-
may-mac-hang-xuat-khau-3-2-protrade.htm

- 63 -

You might also like