You are on page 1of 5

CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ

PHAN ĐÌNH PHÙNG

t ư ợng đ ài Phan Đ ình Ph ùng


Phan Đình Phùng 1847 – 21 tháng 1 năm 1896) hiệu Châu Phong ,tự Tôn Cát, là một nhà
cách mạng Việt Nam, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân
Pháp trong phong trào Cần Vương
-Sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái,huyện La Sơn (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ),
tỉnh Hà Tĩnh ,trong một gia đình trí thức phong kiến.
-Năm 1876 đỗ cử nhân,1877 thi đậu đình nguyên đồng tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện Yên
Khánh (tỉnh Ninh Bình).
-Sau đó được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.
-Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa
cụ bị cách chức.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu
tập lực lượng chống Pháp, từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
-Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh,gây cho Pháp nhiều tổn
thất nặng nề.Tiêu biểu là trận Vụ Quang(10-1894).Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình
Phùng lãnh đạo là đỉnh cao của phong trào Cần vương chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
- ngày 28 tháng 12năm 1895, Chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ cuối cùng đã khiến Phan Đình
Phùng suy sụp, ông chết vì bệnh kiết lỵ khi bị quân Pháp bao vây, Phan Đình Phùng đã qua đời
tại bản doanh (núi Quạt), thọ 49 tuổi.Năm 1896 cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã hoàn toàn bị trấn
áp..

CAO TH ẮNG
Cao Thắng người làng Lê Động, huyện Hương Sơn,Tỉnh Hà Tĩnh

Từ lúc nhỏ được người anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thuật đem về nuôi.

Khi Phan Đình Phùng khởi nghĩa (1886), Cao Thắng cùng với em là Cao Nữu và bạn là Nguyễn Kiêu về
theo và được phong chức quản cơ.

Tại chiến khu của Phan Đình Phùng (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có riêng một xưởng chế tạo súng
đạn theo kiểu Âu Tây, đặt dưới quyền của Cao Thắng.

-Khi lánh ra Bắc, Cao Thắng ở nhà cùng với mấy anh em, đồng chí là Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên về
ẩn phục trong vùng rừng núi thuộc làng Lê Động, rồi tìm cách chiêu mộ thêm quân sĩ.

- Khi nhân thấy binh lực đã tạm đủ, Cao Thắng liền cho người đem mật thư ra Bắc mời chủ tướng Phan
Đình Phùng về để tiếp tục cuộc kháng chiến.
-Sau đó, Cao Thắng từng dự nhiều trận đánh với Pháp, lập được nhiều chiến công oanh liệt. Năm 1892,
Cao Thắng đã dùng mưu bắt sống được Tuần vũ Đinh Nho Quang làm chấn động dư luận Nghệ Tĩnh hồi
đó.

-Vào khoảng tháng mười, năm 1893, ông tình nguyện dẫn một đội quân cảm tử mở cuộc tấn công
xuống Nghệ An cốt phá nơi đóng quân và tích lương của địch, cũng để gây thanh thế cho nghĩa quân.

-Sau khi chiếm được mấy tiền đồn, đến đồn Nõ, chẳng may ông bị trúng đạn và mất, năm ấy ông mới 29
tuổi. Di hài đem về an táng tài Ngàn Trươi (Núi Vụ Quang).

- giúp nghĩa quân chế tạo sung

Cao Thắng mất, cụ Phan Đình Phùng thương tiếc vô cùng và tự tay viết hai câu liễn để thờ:
“ Ý trời làm sao xét nổi tướng thần chưa chiến thắng,
Anh hùng thôi vậy, ngậm buồn chí lớn chẳng thành công.
Việc cầu thành công bởi mái chèo quyết đánh quân giặc nước,
Nay nhân dự liệu giữ vọng lâm đành vắng bóng người trung”.

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:
* Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của
nghĩa quân.
- Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn
luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
- Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa
quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

- Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập
nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

- Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

- Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian
dài rồi tan rã.

-Theo giúp Phan Đình Phùng, có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quảng Cư,
Ấm Ninh (Lê Ninh),...và rất nhiều chỉ huy xuất thân từ nhân dân lao động nghèo khổ như Cao
Thắng, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Can, Phan Đình Phong, Nguyễn Mục,
Phan Bá Niên,...

Căn cứ cuộc khởi nghĩa: Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh

Địa bàn hoạt động: gồm bốn tỉnh: Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bỉnh

Phương thức chiến đấu: lựa chọn lối đánh du kích với lợi thế dựa vào địa hình hiểm trở cùng hệ thống
công sự chằng chịt. Một số lối đánh như chặn đường tiếp tế, công đồn, dụ đối phương…

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là một số
nguyên nhân chính:

Mặc dù là tập kết nhiều nghĩa sĩ trên 4 vùng rộng lớn, thế những cuộc khởi nghĩa Hương Khê vẫn chưa
liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc

Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đâu, sự chênh lệch về vũ khí, đạn dược

Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê


Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc

Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là điển hình nhất trong phong trào Cần Vương

Địa bàn hoạt động và quy mô chiến đấu của nghĩa quân lớn, trải rộng ở bốn tỉnh thành như Nghệ An,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình

Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương: 10 năm. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong
trào Cần Vương thất bại.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân và các dân tộc thiểu số
Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức chặt chẽ và quy cũ kỉ luật, gồm 15 quân thứ đều do tướng lĩnh tài
ba lãnh đạo.

M Ở R ỘNG
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê khác với các cuộc khởi nghĩa Cần
Vương ở điểm nào ?
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh.

+ Thời gian tồn tại 10 năm

+Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay
đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức
nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong
kiến.
+ sản xuất được vũ khí đó là súng trường kiểu 1874 của Pháp

+cuộc khởi nghĩa có giai đoạn chuẩn bị rõ ràng


+tổ chức quân đội chặt chẽ chia làm 15 quân thứ, quân đội tổ chức ở các địa phương thì ntn
có tổ chức chặt chẽ trong quần chúng nhân dân

You might also like