You are on page 1of 2

NHAI 1 BÊN

Nguyễn Thái Duy Châu – RHM2019

Trong vận động sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn thì hai hàm luôn luôn vận động đối xứng và
phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để nghiền nát thức ăn. Từ đó, thức ăn sẽ được cắt và
nghiền nhỏ trước khi được đưa xuống dạ dày để tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, ở
một số người, có thể vì bất kỳ một lý do nào đó mà khiến cho việc nhai thức ăn không thể diễn ra
đều ở cả hai bên mà có xu hướng đẩy thức ăn về một phía của miệng để nhai. Nhiều người cho
rằng nhai thức ăn một bên hàm là một việc hết sức bình thường, vô hại nhưng có thật sự nó bình
thường như nhiều người nghĩ?
1. Nguyên nhân nhai 1 bên? [1]
Tình trạng nhai một bên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất đó chính
là tình trạng đau răng. Khi chẳng may đau răng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi
kích thích vào bên hàm đó. Để tránh cảm giác đau này, người bệnh thường có xu hướng nhai về
phía còn lại.
Ngoài ra, tình trạng mất răng, răng lung lay, các bệnh lý về nha chu cũng có thể dẫn đến tính
trạng nhai một bên. Và cũng có trường hợp, nhai một bên chỉ đơn giản là một thói quen từ nhỏ.
2. Nhai một bên có những tác hại nào? [2][3][4]
Việc nhai một bên có thể không gây đau ở thời gian đầu, tuy nhiên về lâu về dài nó có thể gây ra
những hậu quả răng miệng khá phức tạp.
- Răng bị mòn nhiều
- Rối loạn khớp thái dương hàm do áp lực tác động lên hàm không đều ở 2 bên
- Đau nhứt cơ cắn
- Lệch mặt do sự mất cân đối cơ nhai
- Tăng tích tụ mảng bám ở phía đối diện có thể dẫn đến sâu răng, bệnh nha chu.
- Giảm hiệu quả nhai làm thức ăn không được nghiền nát trước khi được đẩy xuống dạ
dày, có thể gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa
- Ngoài ra, nhai một bên còn có thể làm ảnh hưởng đến thính lực.
Theo một vài nghiên cứu, tỉ lệ người nhai một bên chiếm một tỉ lệ khá cao và nó không phụ
thuộc vào việc người đó thuận bên nào mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mất răng,
sâu răng,…. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi thói quen nhai một bên để tránh mắc phải những
hậu quả mà nhai một bên có thể gây ra bằng cách điều trị nguyên nhân và tập một thói quen tốt.
Nếu đã nhai một bên trong thời gian dài, hãy đến những phòng khám nha khoa uy tín để được
khám và điều trị kịp thời. [4]

Tài liệu tham khảo:


[1] Vinita Pankaj Ved, “The Correlation of Unilateral Chewing Habit with
Temporomandibular Joint Disorders”, 2017, DOI: 10.17354/ijss/2017/144:
https://journals.indexcopernicus.com/api/file/viewByFileId/480615
[2] Eun-Hee Park, Department of Oral Medicine, School of Dentistry, Dankook University,
D.D.S, “Occlusal Analysis of the Subjects with Chewing Side Preference Using the T-
Scan II System”, 2006: https://koreascience.kr/article/JAKO200615536394349.pdf

[3] Joo-Young Lee, “Unilateral Mastication Evaluated Using Asymmetric Functional Tooth
Units as a Risk Indicator for Hearing Loss”, 2019, PMID: 30344198: Unilateral
Mastication Evaluated Using Asymmetric Functional Tooth Units as a Risk Indicator for
Hearing Loss (nih.gov)
[4] Shreyasi Tiwari, “Chewing side preference - Impact on facial symmetry, dentition and
temporomandibular joint and its correlation with handedness”, 2017, Page: 22-27,
ISSN: 0975-8844:https://jofs.in/article.asp?

You might also like