You are on page 1of 1

Module: Thực hành Y khoa Nội khoa Bài 4

CA LÂM SÀNG: KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG


I. LÝ DO
Sau khi học xong ca lâm sàng, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học
về giải phẫu, chẩn đoán hình ảnh, sinh lý, hóa sinh, bệnh học, để giải thích xây dựng sơ
đồ tư duy tiếp cận bệnh nhân bị tăng huyết áp.
II. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nhận định được các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp.
2. Đề xuất được các thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng
tăng huyết áp.
3. Định hướng được các nguyên nhân gây tăng huyết áp và các cơ quan tổn thương do
tăng huyết áp gây nên.
III. CÂU HỎI CHUẨN BỊ TẠI NHÀ
1. Trình bày các nội dung cần hỏi và khám thực thể trước 1 bệnh nhân tăng huyết áp?
2. Liệt kê các thăm dò cận lâm sàng cần làm trước 1 bệnh nhân tăng huyết áp?
3. Trình bày các nội dung đánh giá tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp?
4. Liệt kê các nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp?
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
Sinh viên phải đọc tài liệu trước đây trước khi bước vào buổi học thảo luận ca lâm
sàng:
1. Vũ Mạnh Tân (2018), Tăng huyết áp, trong Bài giảng Bệnh nội khoa tập 1 (chủ biên:
Nguyễn Thị Dung, Phạm Văn Nhiên), tái bản lần 3 có sửa chữa, bổ sung. NXB Y
học, Hà Nội, tr. 140 - 155.
2. Khuyến cáo 2022 của Hội tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết
áp.

V. CA LÂM SÀNG
Tại phòng khám tim mạch, BN nam 40 tuổi đi khám vì đo HA ở trạm y tế là 155/90
mmHg và được tư vấn đi khám tại bệnh viện.
Áp dụng những kiến thức về y học cơ sở, hãy giải thích vì sao nhân viên y tế lại
khuyên bệnh nhân như vậy?

Đại học Y Dược Hải Phòng Hướng dẫn sinh viên

You might also like