You are on page 1of 2

Là một bản Hiến pháp ra đời nhằm thể hiện nhất quán đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của dân cũng như đặt ra
cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Hiến pháp 2013 đã có những điểm mới
nhất định so với bản Hiến pháp 1992 trước đó. Những sự thay đổi này thể hiện rõ nét tư
duy sáng suốt, nhanh nhạy và đổi mới của các nhà lập hiến nhằm phù hợp với sự biến
chuyển và phát triển theo nhiều chiều hướng của đất nước. Nổi bật phải kể đến như việc
lần đầu tiên chữ Nhân dân được viết hoa trong Hiến pháp ở khoản 2, Điều 1 Hiến pháp
2013. Tiếp đó, có thể khẳng định đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến, nguyên tắc
kiểm soát quyền lực Nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp tại khoản 3 Điều 1 Hiến
pháp 2013 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tại Điều
6 Hiến pháp 2013, lần đầu tiên trong kỹ thuật lập Hiến quy định Nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước không chỉ bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội, Hội đồng nhân dân mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Tiếp
theo là sự xuất hiện của chương III: Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công
nghệ và môi trường. Hiến pháp 2013 đã sáp nhập chương II và chương III của Hiến pháp
1992 thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa kinh tế với sự phát triển của các lĩnh vực khác trong
xã hội, cùng với đó bổ sung thêm nội dung mới là môi trường thể hiện rõ nhãn quan thực
tế, thực tiễn của các nhà lập hiến khi nhìn nhận ra tầm quan trọng của điểm mới này trong
đời sống hiện nay. Cùng với đó, một điểm mới đáng lưu ý nữa đó chính là Chương V:
Quốc hội. Tại chương này, Hiến pháp không chỉ điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn
của Quốc hội mà còn quy định điểm mới rất “đắt”. Tại khoản 7 Điều 70 quy định "Sau
khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án
nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp". Thủ
tục tuyên thệ nhậm chức này lần đầu được đưa vào Hiến pháp đã thể hiện rõ tinh thần
thượng tôn pháp luật, đề cao vai trò của ý chí nhân dân trong công tác quản lý, điều hành
và nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. Hiến pháp
2013 còn rất nhiều sự làm mới đáng chú ý nữa so với Hiến pháp 1992 nhưng trong số đó,
điểm mới mà em tâm đắc nhất đó là sự xuất hiện của Chương II “Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Được đặt tại vị trí trang trọng ngay sau Chương I về Chế độ chính trị, điểm mới
này đã thể hiện vô cùng sâu sắc tư duy và nhận thức của các nhà lập hiến, đồng thời phản
ánh đúng tinh thần cốt lõi của Hiến pháp đó chính là thể hiện quyền con người, quyền cơ
bản của công dân. Là sự thành công lớn nhất khi làm Hiến pháp 2013, ngoài những điểm
mới về mặt hình thức như đặt tên mới và đưa “Quyền con người” lên trước “Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân”, chương II này còn đặt ra những điều khoản mới mang ý
nghĩa vô cùng lớn. Tại Điều 26, Hiến pháp 2013 đã đặt ra những điểm mới quy định
“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ
hội bình đẳng giới” ở khoản 1 và “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” ở khoản 3. Điều
này đã thể hiện rõ nét tư duy hiện đại của các nhà lập hiến, mang lại ý nghĩa to lớn cho sự
vận hành và phát triển của đời sống xã hội. Ngoài ra, bản Hiến pháp này còn quy định
những điểm mới thể hiện sự quan tâm đến đời sống của nhân dân tại Điều 34 “Công dân
có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” và tại Điều 43 “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Đời sống nhân dân giờ
đây được quan tâm và thúc đẩy phát triển hơn bao giờ hết.

You might also like