You are on page 1of 20

ĐỀ TÀI:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ


CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG


NỘI DUNG : GIỚI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT


BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

I. Một số khái niệm

- Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến
nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống của con
người, xác định vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Giới chỉ khác biệt về xã hội và
quan hệ về quyền lực giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và
khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác
biệt này được nhận thấy một cách rõ rang trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và
thuận lợi của các giới tính.

- Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi
cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hướng thụ từ sự phát triển của
gia đình của đất nước.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 3


II. Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới
- Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chi tiêu khác
nhau. Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã
đưa ra 2 chỉ số:
+ Chỉ số phát triển giới (GDI). Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự
như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo bất bình
đẳng giới
Bảng 1. So sánh giá trị và xếp hạng theo HDI và GDI một số nước chọn lọc năm 1999

HDI GDI

Tên nước Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng

Na Uy 0.939 1 0.937 1

Xingapo 0.876 26 0.871 26

Lucxămbua 0.924 12 0.907 19

Ai Cập Xê Út 0.74 68 0.719 75

Thái Lan 0.757 66 0.757 58

Xrilanka 0.735 81 0.732 70

Việt Nam 0.682 101 0.680 89

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 4


+ Thước đo vị thế giới (GEM). Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không
phải là khả năng (năng lực) của họ. Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên 3 khía cạnh.
• Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ có ghế trong
quốc hội của phụ nữ và nam giới.
• Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ các vị trí lãnh
đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trị trong nghành kỹ thuật,
chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.
• Quyền đối với các nguồn kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới
(PPP-USD).

Vì vậy bình đẳng giới được coi là vấn đề trung tâm của phát triển, là mục tiêu của
phát triển, đồng thời là một yếu tố để năng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia
và xóa đói giảm nghèo.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

I. Tỷ số giới tính khi sinh (SRB)

- Tỷ lệ giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ sơ sinh gái được
sinh ra. Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 105 đến 108 bé trai được sinh ra so với
100 bé gái, bởi vì tỷ lệ chết ở trẻ trai thường cao hơn trẻ gái một chút do vậy khi đến tuổi
trưởng thành số nam và nữ sẽ cân bằng nhau. Tỷ số sinh khi sinh có thể coi là một trong các
chỉ số để đo vị thế của phụ nữ ở khía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao rõ rang nhận
thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và phá thai có sự lựa chọn giới
tính. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ suất này chênh lệch khỏi mức sinh học bình
thường điều này phản ánh những can thiệp có chủ định ở các mức độ khác nhau đến sự mất
cân bằng tư nhiên.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 6


Bảng 2. Bảng số liệu: SRB ở Việt Nam 2005 – 2009.

Năm điều tra Nguồn Thời gian điều tra SRB

2005 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2005 106.0

2006 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2006 110.0

2007 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2007 111.6

2008 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2008 112.1

2009 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2009 110.5

Tỷ lệ SRB năm 2005-2009


114
112
110
108
106
104
102
2005 2006 2007 2008 2009
SRB

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 7


II. Bất bình đẳng giới trong chính trị
- Ngày nay người phụ nữ không chỉ lo việc bếp núc mà phải đi ra ngoài làm việc, cuộc sống nâng
cao thì cả chồng cả vợ mới có thể đủ khả năng chăm sóc gia đình và nuôi nấng con cái. Tại công
sở, người phụ nữ nếu mà được những chức vụ cao, những chức vụ khá quan trọng, thì vấn đề bình
đẳng giới tự nhiên bị đặt ra như một rào chắn, hay một vấn đề mà người phụ nữ đó phải phấn đấu
để vượt qua. Để khẳng định được mình trong vị trí lãnh đạo và quản lý thì thứ nhất bản thân những
phụ nữ đó phải có năng lực, phải có trình độ, được đồng nghiệp tín nhiệm. Thực tế hiện nay nhiều
phụ nữ có năng lực và có trình độ. Nam giới họ cũng khẳng định về năng lực và trình độ đó. Tuy
nhiên do quan niệm cho rằng phụ nữ lãnh đạo thì hiệu quả sẽ không cao bằng nam giới, nên tỷ lệ
phụ nữ có chức vụ cao vẫn còn hạn chế được thể hiện dưới bảng các bảng số liệu sau đây:
Bảng 3. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp

Khoá 1999-2004 Khoá 2004-2011


Các cấp
Nữ Nam Nữ Nam

Tỉnh/thành phố 22,33 76,67 23,8 76,2

Quận/huyện 20,12 79,88 23,2 76,8

Xã/phường 16,56 83,44 20,1 79,9

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 8


Bảng 4. Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%)

Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011

Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

Chủ tịch 1,64 5,46 3,46 1,56 3,92 4,09

Phó chủ tịch 8,19 11,42 5,57 26,56 19,64 10,61

Bảng 5. Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính (%)

Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011


Các cấp
Nữ Nam Nữ Nam

Tỉnh/thành phố 6,4 93,6 8,61 91,39

Quận/huyện 4,9 95,1 6,40 93,60

Xã/phường 4,54 95,46 3,99 96,01

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 9


- Tỷ lệ cán bộ, công chức của nước ta còn rất thấp so với nam giới, hiện tỷ lệ nữ giới trong Quốc
Hội Việt Nam nhiệm kỳ 12 này chiếm 25,8% với 127 đại biểu. Điều này phản ánh cơ hội phấn
đấu trong công việc của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới, từ tình hình thực tế đã cho
thấy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong hoạt động chính trị. Nhưng so với các nước khác ở
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cao nhất.

Nữ Đại biểu Quốc hội trẻ nhất là Quảng Thị Nguyệt

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 10


III. Bình đẳng giới trong giáo dục
- Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Nếu
chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả
năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em
trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân
lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế.

Trẻ em gái vùng cao được đến trường nâng cao trình độ văn hóa và học vấn

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 11


Bảng 6. Tỷ lệ học sinh, sinh viên nữ trong các trường cao đẳng, đại học (%)

Bậc học 2004-2005 2005-2006 2006-2007

Các trường đại học 46,95 47,23 54,99

Các trường cao đẳng 50,98 53,09 53,88

Chung đại học và cao đẳng 47,79 48,49 53,32

Bảng 7. Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học

1999 2004 2006


Chức danh
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Thạc sĩ 29,11 70,89 39,1 60,9 30,53 69,47

Tiến sĩ khoa học 13,04 86,96 17,50 82,50 9,76 90,2

Tiến sĩ 15,44 84,58 17,02 82,98


Giáo sư 4,3 95,70 3,10 96,90 5,10 94.90

- Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của
đất nước. Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình,
giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát
từ việc bình đẳng giới trong giáo dục.
Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 12
IV. Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động – việc làm.

- Khi nói đến bình đẳng giới ở nơi làm việc, có nhiều người cho rằng đó là một phong trào nữ quyền
nhằm nâng cao phụ nữ và hạ thấp đàn ông, hoặc là phong trào đưa phụ nữ vào thay thế đàn ông ở các
vị trí kinh tế và xã hội quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến đổi trong
mối quan hệ giữa nam và nữ, phong trào bình đẳng giới là một hiện tượng lịch sử mang tính trí tuệ,
chính trị, xã hội, nhân văn và kinh tế tất yếu phải xảy ra.
- Bình đẳng giới ở nơi làm việc không có nghĩa là tỉ lệ nam nữ trong công ty phải cân bằng, mà có
nghĩa là mọi người đều được tiếp cận các cơ hội và nguồn lực giống nhau, cũng như được nhận thù
lao như nhau cho những công việc tương đương, không phân biệt giới tính. Bình đẳng giới là bãi bỏ
những rào cản để phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong lực lượng lao động; là không phân
biệt giới tính trong bất cứ ngành nghề nào, bao gồm các vị trí lãnh đạo; là loại bỏ phân biệt đối xử
trên cơ sở giới tính, nhất là trong các vấn đề liên quan đến gia đình và trách nhiệm chăm sóc gia đình.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 13


- Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao (83% so
với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh
vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao.
Bảng 8. Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm (%)

Chia theo ngành kinh tế quốc dân Nữ Nam


Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51,6 48,4
Khai khoáng 31,1 68,9
Công nghiệp chế biến, chế tạo 51,7 48,3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước… 27,4 72,6
Thương nghiệp, sửa chữa động cơ, xe máy…. 61,5 38,5
Khách sạn, nhà hàng 71,6 28,4
Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm 52,5 47,5
Hoạt động khoa học, công nghệ 34,0 66,0
Kinh doanh tài sản, dịch vụ hành chính, tư vấn hỗ trợ 42,2 57,8
Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội… 24,7 75,3
Giáo dục và đào tạo 69,2 30,8
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 59,6 40,4
Hoạt động văn hoá thể thao 48,8 51,2
Phục vụ cá nhân, làm thuê công việc gia đình… 45,5 54,5
Làm việc trong các tổ chức quốc tế 51,4 48,2
Tổng số 49,4 50,6
Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 14
- Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu
nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động
nữ làm việc trong khu vực này còn
rất nhiều hạn chế. Vị thế việc làm
của lao động nữ cũng có sự thay đổi
tích cực. Sự tiến bộ của phụ Nữ
Việt Nam là toàn diện do đó cần
tiếp tục, phấn đấu hoàn thành tốt
chiến lược quốc giá.

Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 15


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở VIỆT NAM
I. Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Nguyên nhân

Trọng nam khinh nữ Nhận thức xã hội

Thiên chức của phụ nữ

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 16


II. Giải pháp khắc phục hạn chế bất bình đẳng giới

- Chính phủ cần sớm nghiên cứu, ban hành chiến lược, chính sách và mục tiêu quốc gia về bình
đẳng giới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp
với các nguyên tắc bình đẳng giới.

- Cần sớm tiến hành việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động về bình đẳng giới. Tiếp tục tiến hành
lồng ghép giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách, chương trình, đề án về an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Để phụ nữ có quyền bình đẳng hơn, cần chú trọng các giải pháp như tạo thêm việc làm có thu
nhập cho phụ nữ, đảm bảo di cư an toàn và đầu tư vào y tế, giáo dục chất lượng cao.

- Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữ cần
tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình
đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ
công việc gia đình; đối xử công bằng đối với các thành viên nam, nữ.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 17


III. Giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Thứ nhất, trong công tác giáo dục, vấn đề dạy chữ viết cho phụ nữ DTTS là
ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai, tăng cường mở các lớp tập huấn giảng dạy về kiến thức, kỹ năng
cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và có từ đó và kế
hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Thứ ba, hiện nay lao động nữ thanh niên DTTS vẫn bị tụt hậu so với mặt
bằng chung của xã hội do rào cản ngôn ngữ và hạn chế về trình độ học vấn.

Thứ tư, cần tiếp tục đầu tư và củng cố cơ sở hạ tầng ở một số vùng sâu vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn để giúp phụ nữ DTTS tiếp cận tốt hơn với các
dịch vụ giáo dục và y tế.
Phụ nữ vùng nuối phải làm việc cực khổ

Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đã khẳng định trong các
văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp và đã được thể chế hóa trong hầu
hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng
cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 18


MỘT SỐ NGƯỜI PHỤ NỮ VĨ ĐẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Minh Khai Nguyễn Thị Thứ

Nguyễn Thị Suốt Võ Thị Sáu

Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 19


Nguyễn Hoàng Vũ 30/4/2022 20

You might also like