You are on page 1of 2

Chiến lược xuất khẩu :

Mục tiêu xây dựng chiến lược:

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

-Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ,từ đó đưa ra đánh giá kết
quả thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa.

-Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi chiến lược xuất nhập khẩu hàng
hóa và bài học rút ra cho Việt Nam.

-Dự báo các kịch bản xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và đề xuất phương án lựa
chọn.

- Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam .

+ Phạm vi chiến lược :

- Những vấn đề về xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tập trung vào các nhóm sảnphẩm chủ lực và thị trường trọng điểm.

-Tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm hoặc thị trường liên quan đến xua hàng hóa của Việt
Nam.

Phương pháp xây dựng chiến lược :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu.

- Phân tích định tính và định lượng để xác định những nhóm hàng ưu tiên chiến lược.

- Tham vấn các nhà quản lý, các chuyên gia và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển các ngành hàng xuất nhập khẩu.

Chiến lược toàn cầu :

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm:

- Các công ty toàn cầu tìm cách tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thiết kế của mình càng nhiều
càng tốt.

=> Việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao cho phép công ty có thể sản xuất khối lượng
lớn trên quy mô toàn cầu với chi phí thấp, tăng cường mạnh mẽ hình ảnh marketing của công ty, có thể
làm giảm gánh nặng của công ty trong việc đưa vào sản xuất các dòng sản phẩm khác.

Định vị cơ sở sản xuất để tối đa hóa lợi thế theo chiều rộng :

- Công ty phải tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trên toàn bộ hệ thống thị trường, vùng
miền theo chiều rộng. Đòn bẩy công nghệ để phát triển thị trường :

-Việc tăng cường chiều sâu công nghệ trong sản phẩm làm cho sản phẩm đắt hơn khi phát triển
và đưa vào thương mại hóa.Chi phí R&D cao thường đi kèm với sản phẩm phức tạp tinh vi hơn và do đó
phát triển sản xuất quy mô toàn cầu là cần thiết để bù đắp phí tổn ban đầu.(R&D: Chi phí nghiên cứu và
phát triển)

Phối hợp các hệ thống marketing và tiêu thụ trên quy mô toàn cầu:

-Hầu hết nỗ lực marketing được thực hiện trong từng thị trường địa phương. Hoạt động
marketing đòi hỏi tiếp xúc gần gũi với để đảm bảo chắc chắn rằng công ty đáp ứng được các nhu cầu của
khách hàng.

Chiến lược xuyên quốc gia (transnational Strategy)

You might also like