You are on page 1of 21

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................................3
LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................................4
1. PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT.......................................................................5
1.1. Các quan niệm về vật chất trong lịch sử............................................................................5
1.1.1 Quan niệm về vật chất trong triết học thời kỳ cổ đại.......................................................................5
1.1.2 Quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây.........................................................................6
1.2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin...........................................................................9
1.2.1. Vật chất là một phạm trù triết học............................................................................................10
1.2.2. Vật chất là thực tại khách quan.................................................................................................10
1.2.3. Vật chất là nguồn gốc của cảm giác và ý thức của con người.................................................12
1.2.4. Vật chất là phản ánh hiện thực khách quan.............................................................................13

2. Ý NGHĨA.........................................................................................................................14
2.1. Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học:....14
2.2. Phê phán quan điểm về vật chất, ý thức của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật
siêu hình và khắc phục hạn chế trong quan điểm của các nhà triết học trước đó:...................15
2.3. Làm sáng tỏ việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, tạo nền tảng cho việc phân
tích các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lich sử:..............................................................................17
2.4. Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ giữa
triết học duy vật biện chứng với khoa học.....................................................................................17
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ PHÊ PHÁN.......................................................................18
3.1. Liên hệ thực tiễn................................................................................................................18
3.2. Phê phán.............................................................................................................................22
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................23
Giáo trình Triết học, Sưu tập: Tô Thanh Lê..........................................................................23
Website:....................................................................................................................................23
LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên xin cho chúng em gửi lời đến cô Dương Hoàng Anh đã dành tâm sức của
mình để dạy và cho chúng em thực hành những kiến thức bổ ích về môn Triết Học
này, tạo điều kiện cho nhóm em nghiên cứu sâu hơn về môn học. Với số lượng kiến
thức được học trong suốt những buổi qua rất có ích cho sau này, và nhóm em xin cố
gắng hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Dù có đào sâu nghiên cứu như thế nào thì ở vị trí sinh viên không thể tránh khỏi sự sai
sót và một số lỗi trình bày. Qua bài báo cáo này chúng em học thêm được nhiều điều
và bổ sung thêm vào lượng kiến thức của mình và đó cũng là một cơ hội để chúng em
được biết nhiều hơn. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để sửa
chữa những thiếu sót của bản thân.

Chúng em chân thành cảm ơn.

1
1. PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT
1.1. Các quan niệm về vật chất trong lịch sử

1.1.1 Quan niệm về vật chất trong triết học thời kỳ cổ đại

Ngay từ thời kỳ cổ đại, mặc dù những tài liệu khoa học về tự nhiên còn rất ít, tri
thức khoa học chuyên ngành chưa ra đời, sự hiểu biết của con người về thế giới chủ
yếu cũng dựa vào những tài liệu cảm tính, những quan sát trực tiếp, ngay từ khi đó các
nhà triết học ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Hy Lạp cổ đại, trong khi giải thích với thế giới
đã nêu ra quan niệm của mình về vật chất. Nhũng quan niệm đó tuy còn thô sơ, mộc
mạc, chủ yếu là những phỏng đoán, nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển sau này của tư tưởng triết học về
phạm trù vật chất.

 Ấn Độ:
Theo như quan niệm vật chất của người Ấn Độ cổ đại: Thế giới được tạo thành
do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và các yếu tố tinh thần (Danh)

Danh và sắc chỉ tạm thời hội tụ, rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất
của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên
nhân đầu tiên, do vậy thế giới không do ai sáng tạo ra và cũng không có cái gì vĩnh
viễn tồn tại” Vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức, mà ý thức như một yếu tố
ngang hàng với yếu tố vật chất. VD: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có
thực mới vực được đạo" ý là vật chất quyết định nhận thức của con người. Khi con
người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động. Bộ
não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhấ

 Trung Quốc:
Mỗi sự vật đều có âm và dương. Sự chuyển hoá giữa âm và dương trong sự vật
quy định sự vận động của mọi sự .vật, hiện tượng trong thế giới. Ví dụ như đất trời là
âm và dương.
Phái Ngũ hành cho rằng có 5 yếu tố vật chất nguyên thuỷ là Kim (Kim loại), Mộc
(Cây cối), Thuỷ (Nước), Hoả (Lửa), Thổ (Đất). Các yếu tố vật chất nguyên thuỷ ấy
không ở trạng thái tĩnh tại, đứng im mà luôn vận động, không cô lập với nhau mà quan
hệ mật thiết với nhau và chuyển hoá lẫn nhau tạo nên các vật trong thế giới. Cơ chế
của sự chuyển hoá đó được biểu hiện ở chỗ: Cái này sinh ra cái kia (tương sinh), hoặc
2
cái này khắc cái kia, kìm hãm, chế ngự, thủ tiêu cái kia (tương khắc) theo một chu kỳ
tuần hoàn

Quá trình tương sinh (bồi đắp, bồi dưỡng) và tương khắc (ức chế) diễn ra không
ngừng, là quá trình tồn tại của vật chất.

 Hy Lạp
Các nhà triết học ở Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vật
chất. Em sẽ nêu về Đêmôcrit.
Đêmôcrit ho rằng khởi nguyên thế giới là các nguyên tử (tức tồn tại) và khoảng
không (tức cái không – tồn tại). Nguyên tử và khoảng không có nhiều đặc tính khác
nhau: Nguyên tử thì đậm đặc, vững chắc không thể phân chia, khoảng không thì trống
rỗng; nguyên tử thì đa dạng, khoảng không thì thuần nhất; nguyên tử thì có kích thước
hình dạng nhất định, còn khoảng không thì vô tận và không có hình dạng nhất định
nào cả.
Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của
nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước,
sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên
tử. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi
sinh vật chết.

1.1.2 Quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây
Bối cảnh: Khoa học tự nhiên trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, nhiều môn khoa
học mới ra đời tạo điều kiện cho sự khái quát triết học về phạm trù vật chất phát triển
thêm 1 bậc. Đại diện cho giai đoạn này là các nhà triết học người Ý, Anh, Pháp, Hà
Lan và Đức.

 Giordano Bruno (1548 – 1600) – nhà triết học người Ý


Thế giới quan của Bruno chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng triết học cổ đại, tư tưởng
duy vật và khoa học đương thời. Phạm trù triết học trung tâm của ông là "cái duy
nhất"- Uno. "Cái duy nhất" chính là thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên được
hiểu như một thế giới độc lập chứ không phải do cái gì sáng tạo ra. Trong thực tế
ông chỉ thừa nhận Thượng đế trên danh nghĩa vì mọi sự vật chỉ là những dạng biểu

3
hiện của "cái duy nhất", sự vật thì biến đổi không ngừng trong khi "cái duy nhất" là
bất biến.
 Galileo Galilei (1564-1642)- nhà triết học người Ý
Ông khẳng định tính thống nhất vật chất của toàn vũ trụ và cho rằng thế giới là vô
tận, vật chất là vĩnh viễn, tự nhiên là thống nhất. Tuy nhiên do quá đề cao toán học
nên ông coi ngôn ngữ cơ bản về giới tự nhiên là ngôn ngữ hình học, từ đó ông quy
sự vật, hiện tượng tự nhiên về dạng hình học như hình tam giác, hình vuông, hình
chữ nhật…, đó là quan niệm duy vật máy móc về giới tự nhiên.
 Francis Bacon (1561-1626) – nhà triết học người Anh
Bacon coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp những vật thể có
những chất lượng muôn màu muôn vẻ. Vận động là một tính chất không thể tách rời
vật chất; ông nêu lên 19 dạng vận động bao gồm cả đứng yên và bắt đầu tính bảo
toàn của vận động vật chất.
 Thomas Hobbes (1588-1679)- nhà triết học người Anh
Cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, không do thần thánh tạo ra và không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Song, thế giới vật chất của ông là thế giới
những vật thể riêng lẻ, đều được quy về quan hệ số lượng cơ học và toán học. Ông
không thừa nhận sự đa dạng của thế giới và cho rằng đó chẳng qua là đặc tính tri
giác của con người. Ông thừa nhận thế giới vật chất luôn luôn vận động, song ông
quy mọi vận động về vận động cơ học.
 René Descartes (1596-1650)- nhà triết học người Pháp
Ông cho rằng vật chất bao gồm những hạt nhỏ có thể phân chia đến vô tận và các hạt
vật chất luôn luôn vận động, thường xuyên thay đổi vị trí trong không gian; bản chất
của vật chất là quảng tính (chiều rộng chiều dài, chiều cao); trừ thần linh ra không
có một lực lượng nào tồn tại bên ngoài vật chất. Tuy nhiên ông lại cho rằng sự vận
động của vật chất là do Thượng đế.
 Benedict Spinoza (1632-1677)- nhà triết học người Hà Lan
Ông cho rằng giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, tồn tại hoàn toàn độc lập do
nguyên nhân tự nó. Giới tự nhiên có các đặc tính là:
+ Nó đang tồn tại trọn vẹn và đầy đủ, không phải thêm cái gì vào nữa. Điều này
khẳng định tính khách quan của giới tự nhiên.

4
+ Thực thể tồn tại hoàn toàn độc lập. Ngoài toàn bộ giới tự nhiên như một thực thể
duy nhất ra thì không còn cái gì khác. Thực thể là nguồn gốc chung, là nền tảng,
đồng thời là bản chất chung của mọi vật, cả vật chất lẫn tinh thần
+ Thực thể là vô cùng tận về không gian và vĩnh hằng về thời gian. Thực thể không
đồng nhất với các vật mà tách rời với các vật, là một cái siêu không gian và siêu
thời gian, và không thể phân chia được.
 Denis Diderot (1713-1784)- nhà triết học người Pháp
Ông cho rằng vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, ở trạng thái động, vận động là
năng lực sống động của vật chất, không chỉ bao gồm sự dịch chuyển vị trí mà còn
gồm các hình thức vận động khác nhưng chưa phân biệt rõ các hình thức vận động
khác nhau của vật chất; vận động có cả ở vật đang vận động lẫn dạng đứng yên.
Trong quá trình vận động và phát triển của vật chất, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những
gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật chất không thích
nghi. Nhờ vậy, cấu trúc của sinh vật là kết quả lâu dài quá trình tiến hóa của giới tự
nhiên. Ông chính là người đầu tiên nêu ra giả thiết về quá trình tiến hoá của giới
sinh vật, là bậc tiền bối của thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin. Tất nhiên đây mới
chỉ là giả thiết trừu tượng, chưa được chứng minh bằng các tài liệu nghiên cứu khoa
học thực tế.
 Julien Offray de La Mettrie (1709-1751)- nhà triết học người Pháp
Lametri coi thế giới là thực thể vật chất. Thực thể vật chất là nguồn gốc của mọi sự
vật, hiện tượng, kể cả con người. Thực thể vật chất ấy có quảng tính, có “chứa đựng
một lực lượng làm nó sống động và là nguyên nhân trực tiếp của mọi quy luật vận
động”, có năng lực cảm giác. Năng lực cảm giác chỉ xuất hiện "ở các vật thể có tổ
chức đặc biệt" - đó là giới sinh vật. Hình thức biểu hiện của thực thể vật chất là giới
vô cơ, giới thực vật và giới động vật. Giữa các hình thức đó không có sự khác nhau
về chất. Con người thuộc giới động vật.
 Immanuel Kant (1724 – 1804)– nhà triết học người Đức
Kant coi các sự vật của thế giới là “vật tự nó” tồn tại ở bên ngoài ý thức của con
người. “Vật tự nó” tác động lên các giác quan cho ta những cảm giác về chúng,
những cảm giác ấy không phải là hình ảnh sự vật mà là những hiện tượng của “Vật
tự nó”. Thế giới hiện tượng này liên quan đến kinh nghiệm cảm tính. Còn “vật tự
nó” với cách hiểu là bản chất của mọi sự vật khách quan tồn tại ngoài ta là thuộc thế
5
giới siêu nghiệm, về nguyên tắc con người không nhận thức được chúng. Do vậy,
học thuyết “vật tự nó” của Kant là mâu thuẫn, “dung hòa chủ nghĩa duy vật và duy
tâm”.
 Ludwig Andreas Feuerbach (1804 - 1872) – nhà triết học người Đức
Theo Feuerbach, bản chất của thế giới là vật chất, giới tự nhiên không hề phụ thuộc
vào con người, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, không do một ai sáng tạo ra
và không ai có thể tiêu diệt được. Do đó, cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay
trong lòng giới tự nhiên.

1.2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin

Định nghĩa vật chất của Lê Nin bao hàm ba nội dung chính sau đây :

 Vật chất với tư cách là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan :

Theo Lênin vật chất là kết quả của sự trừu tượng hóa, mang tính khái quát những
thuộc tính cơ bản và phổ biến nhất của các dạng biểu hiện vật chất. Theo ông, vật chất
tồn tại khách quan trong hiện thực, tức sự hiện diện của nó không bị phụ thuộc vào ý
thức và quan niệm của con người. Ông cho rằng đặc tính duy nhất của vật chất là đặc
tính tồn tại với tư cách hiện thực khách quan, tồn tại ngoài ý thức của chúng ta. Đặc
tính này dùng để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

 Vật chất là thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo Lênin vật chất với tư cách là thực tại khách quan là cái có trước ý thức,
không phụ thuộc vào ý thức; còn ý thức (tức cảm giác) là cái có sau vật chất, do vật
chất mà ra, phụ thuộc vào vật chất. Khi tác động vào các giác quan của con người, vật
chất đem lại cho con người cảm giác. Như vậy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính
thứ hai. Do tính trước – sau nên vật chất không phụ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lại
lệ thuộc vào vật chất. Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan, là nguyên nhân
phát sinh ra ý thức; không có cái bị phản ánh là vật chất sẽ không có cái phản ánh là ý
thức.

 Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại.
6
Qua nhận định trên thì Lênin muốn khẳng định rằng, bằng các phương pháp như
chép lại, chụp lại, phản ánh lại con người có thể cảm nhận được thế giới vật chất. Vì
vậy trong thế giới vật chất không có gì là chúng ta không thể không biết, chỉ có những
cái đã biết và những cái chưa biết do hạn chế của con người tùy thuộc vào giai đoạn
lịch sử nhất định. Do đó theo định nghĩa trên thì không có phạm trù vật chất nào không
thể nhận thức. Chỉ có những phạm trù vật chất chưa được nhận thức mà thôi.

1.2.1. Vật chất là một phạm trù triết học

Theo định nghĩa của Lênin, ông cho rằng vật chất là một phạm trù của triết học vì :
Vật chất là kết quả tổng hợp của sự khái quát hóa, trừu tượng hoá cũng như hệ thống
hoá những đặc tính, những mối liên hệ sẵn có giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ trong
cuộc sống hàng ngày ta có thể thấy các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió..ta có thể
nói mưa là một dạng vật chất nhưng không thể đồng nhất vật chất với mưa được. Điều
này là hoàn toàn sai lầm và thể hiện sự đồng nhất vật chất với một số dạng cụ thể của
vật chất. Vật chất không thể được hiểu theo nghĩa “hẹp” như vậy bởi theo định nghĩa
vật chất của Lênin ông cho rằng vật chất phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng nhất,
rộng đến cùng cực mà không thể có một phạm trù nào rộng hơn nó. Vật chất phản ánh
cái chung, vô cùng, không sinh ra cũng như không biến mất, còn tất cả các sự vật, hiện
tượng xung quanh ta chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể nhất của vật chất nên nó có
quá trình sinh trưởng, phát triển, chuyển hoá. Do đó, không thể đồng nhất vật chất với
một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của nó được. Vì vậy, về mặt phương pháp luận,
chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất bằng cách đem đối lập nó với phạm trù ý thức,
xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác”.
Theo những nghiên cứu gần đây nhất của nhiều nhà khoa học về Triết học thì định
nghĩa về vật chất của Lê Nin đươc xem là một định nghĩa kinh điển hoàn chỉnh nhất về
Vật Chất.

1.2.2. Vật chất là thực tại khách quan

Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.

7
Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong
muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.

Theo đó chúng ta thấy được TỒN TẠI KHÁCH QUAN là một thuộc tính cốt
yếu nhât cùa Vật Chất, nên chúng ta sẽ tìm hiều sâu hơn về khái niệm Tồn Tại và
Khách Quan như sau:

 Tồn Tại

Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng
tính nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật
chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. mặt khác, sự tồn
tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và
chuyển hóa,…Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.

Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian;
tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy,
vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài
không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất
vận động.

Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không
gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính
khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn.

8
Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều. tính
ba chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về
quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động.

 Khách quan

Khách quan được biết đến cơ bản chính là một khái niệm trừu tượng và có tính
tương đối, nên bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ không thể định nghĩa chính xác khách
quan là gì hay khách quan bao gồm những gì. Chúng ta cũng sẽ có thể tham khảo khái
niệm phạm trù về khách quan trong triết học cụ thể như sau:
- Phạm trù khách quan trong triết học được dùng để nhằm mục đích chỉ tất cả
những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một
hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm
vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó.Nói đến khách quan cũng chính là
nói đến tất cả những gì hiện đang tồn tại độc lập, bên ngoài và nó không lệ
thuộc vào chủ thể hoạt động cụ thể.
Như vậy thuộc tính Tồn Tại Khách Quan là một thuộc tính quan trọng không thể
thể tách rời khỏi Vật Chất. Một phạm trù thiếu đi một trong hai yếu tố trên thì không
phài là Vật Chất.

1.2.3. Vật chất là nguồn gốc của cảm giác và ý thức của con người
“Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại”

9
Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi tác động lên các giác quan của
con người (thuộc tính phản ánh). Có thức của con người trước hết là do có vật chất
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác quan (ngũ giác quan). Như thế ý thức là
sự phản ánh hiện thức khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động,
sáng tạo. Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật chất,
Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của
mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của sự vật, hiện tượng cụ thể,
tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các
thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác.
Mặc dù, không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi tác động
lên giác quan của con người đều được các giác quan con người nhận biết, có cái
phải qua dụng cụ khoa học, thậm chí có cái bằng dụng cụ khoa học những cũng
chưa biết, có cái đến nay vẫn chưa có dụng cụ khoa học để biết được; song, nếu nó
tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của
con người thì nó vẫn là vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật
chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con
người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là
tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác; còn cảm giác là cái có sau, là tính thứ hai,
là cái phụ thuộc vào vật chất.

1.2.4. Vật chất là phản ánh hiện thực khách quan

Vật chất là sự phản ánh hiện thực khách quan, là sự phản ánh các sự vật, vật chất
tồn tại độc lập với ý thức của con người, là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan.
Đây là đặc trưng thứ tư của V.I.Lênin qua cách hiểu về vật chất. Vật chất không chỉ là
những hiện tượng tác động trực tiếp lên giác quan, cảm nhận của con người. Mà còn
rất nhiều vật chất khác mà con người chỉ nhận biết một cách gián tiếp thông qua các
công cụ và các phương pháp khoa học hiện đại. VD: từ trường, sóng, tia UV,…

Qua đó chống lại thuyết bất khả tri. Thuyết cho rằng các tuyên bố về thần học về sự
tồn tại của Chúa Trời hay các vị Thần là chưa biết và không thể biết được. Theo
10
Leenin thế giới vật chất là vô hạn bao gồm các quá trình khác nhau của vật chất,
nhưng các quá trình là những dạng biểu hiện khác nhau của vật chất. Do đó không nên
lẫn lộn học thuyết khoa học cụ thể về cấu tạo vật chất, các thuộc tính, các hình thức
của nó với quan niệm triết học về vật chất, bởi lẽ đây là khái niệm chung nhất, không
phân tích chi tiết, mang tính chuyên biệt như các khoa học cụ thể khác

2. Ý NGHĨA

Định nghĩa vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

2.1. Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học:

Vấn đề cơ bản của triết học đó là mối quan hệ của vật chất và ý thức. Tuy nhiên vấn đề
lại có hai mặt và Lê Nin đã giải quyết một cách triệt để cả hai:

- Mặt thứ nhất của vấn đề: mặt bản thể luận (là câu hỏi về thứ tự sự có mặt của
vật chất và ý thức, cái nào quyết định cái nào?)

Với định nghĩa vật chất, thì Lê Nin đã khẳng định rằng vật chất có trước, tức là “thực
tại khách quan” phải có trước thì nó mới có thể tác động đến các giác quan. Ý thức là
sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ não của con người.

Tuy nhiên vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức. Và vật chất chính quyết định ý
thức. Như vậy, với ý nghĩa đầu tiên của định nghĩa vật chất, Lê Nin đã đứng trên lập
trường “nhất nguyên duy vật” để khẳng định rõ ràng vật chất có trước.

Ví dụ: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật
chất quyết định nhận thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức
khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những
hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất.

- Mặt thứ hai của vấn đề: mặt nhận thức luận (con người có khả năng về nhận
thức hay không?).

11
Trong định nghĩa vật chất, Lê Nin đã khẳng định rõ ràng con người có khả năng nhận
thức về Thế giới thông qua từ: chép lại, chụp lại, phản ảnh,… để đưa ra được dẫn
chứng này, Lê Nin đã đứng trên lập trường “khả tri luận”: là học thuyết khẳng định
khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Ví dụ: con người có nhận thức về tầm quan trọng của tiền bạc, của cải, nên con người
kiên trì trau dồi kiến thức để phát triển bản thân trong công việc nhằm nâng cao khả
năng kiếm tiền cho bản thân.

1.1. Phê phán quan điểm về vật chất, ý thức của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa
duy vật siêu hình và khắc phục hạn chế trong quan điểm của các nhà triết
học trước đó:
a> Phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất, ý thức:
- Phê phán chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có
trước và quyết định đến thế giới tự nhiên, vật chất. Thế giới tự nhiên chỉ là một
dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng ý thức con người có trước, cảm giác có
trước (Quan niệm Beccoly – coi toàn bộ thế giới là tổ hợp các cảm giác của con
người.)
 Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng lực lượng tinh thần có trước (Quan
niệm của Platon (khoảng 427 - 347 tr.CN) - coi ý niệm là nguồn gốc của thế
giới, sinh ra mọi vật, Hegel ((1770-1831) - chỉ có một thực tại duy nhất là Tinh
Thần Tuyệt Đối (hay Ý Tưởng Tuyệt Đối) là căn nguyên phát sinh ra tất cả vũ
trụ vạn vật.)

Ví dụ: từ thuở sơ khai, nước, mặt đất, cây cối đã được hình thành nên trước sau đó con
người mới nhận thức thông qua việc ghi chép vào não, từ đó cho thấy cụ thể vật chất
có trước ý thức.

- Chống lại thuyết nhị nguyên: cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập song
song.

- Phê phán thuyết bất khả tri: Thuyết bất khả tri là quan điểm triết học cho
rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần
12
học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được
hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các
tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.

- Khắc phục sai lầm về vật chất của Chủ nghĩa duy vật siêu hình (chủ nghĩa
duy vật cơ học): quan niệm của chủ nghia duy vật siêu hình do áp dụng các học thuyết
thời cận đại (thế kỷ 17-18, tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại Anh và Pháp) thì thế
giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ, mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái
biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và
do những nguyên nhân bên ngoài gây ra. Chủ nghĩa duy vật siêu hình đánh giá sự vật,
hiện tượng trong trạng thái đứng yên, không vận động và tách rời nhau. Các sự vật tồn
tại độc lập nên các sự vật không có sự thay đổi, phát triển. Quan điểm này không thừa
nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

Với định nghĩa về vật chất, Lê Nin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất với tư
cách là một phạm trù triết học dùng để nói đến thế giới hiện thực khách quan vô cùng,
vô tận, khắc phục triệt để những hạn chế trong quan niệm trực quan, siêu hình máy
móc về vật chất.

b. Khắc phục hạn chế trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học
trước đó:

“Vật chất” thường được hiểu là một hoặc một số chất, tự có trong giới tự nhiên,
đóng vai trò ban đầu trong việc sản sinh ra và cấu tạo mọi vật tồn tại trong thế giới.
Bởi vậy, phương pháp luận chung của các nhà duy vật này là: muốn hiểu được đúng
đắn thế giới thì cần phải nghiên cứu để hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên đó.
Họ chưa bao quát được mọi tồn tại của vật chất, chưa giải quyết được triệt để phạm trù
vật chất.

Những quan niệm như vậy có thể nhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học
thuyết duy vật thời cổ ở Trung Quốc (Đạo gia, thuyết Âm Dương - Ngũ Hành), trường
phái Lokayata ở Ấn Độ; trường phái nguyên tử luận ở Hy Lạp, hoặc các học thuyết
triết học duy vật thời cận đại ở các nước Anh, Pháp, Đức (triết học của Ph. Bêcơn, triết
học tự nhiên của R. Đềcáctơ, triết học tự nhiên của I. Kantơ,...).

13
Và theo định nghĩa về vật chất của Lê Nin, ông đã khắc phục được những hạn chế
trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học trước đó và là nền tảng cho những
nghiên cứu sau này.

1.2. Làm sáng tỏ việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, tạo nền tảng cho
việc phân tích các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lich sử:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định có tồn tại xã hội và tồn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội. Tuy nhiên, dựa vào định nghĩa về vật chất, Lê Nin xác định vật chất
trong xã hội chính là tồn tại xã hội.

Trong đó, tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội, là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số
v.v… trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Còn ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội gồm toàn bộ quan điểm, tư
tưởng, tình cảm của cộng đồng xã hội, sinh ra từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn phát triển. Và trên hết, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương
đối và tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.

1.3. Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt
chẽ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học.

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX với những phát minh mới trong khoa học tự
nhiên, con người có những hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên tử:

+ 1895: Roentgen phát hiện ra tia X


+ 1896: Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
+ 1897: Thomson phát hiện ra điện tử và cấu tạo của nguyên tử.

Cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu Vật Lý học xuất
hiện. Việc phát hiện ra điện tử đã làm đảo lộn quan niệm thống trị một thời gian dài
khi cho rằng nguyên tử là cái nhỏ nhất không thể phân tách được, cái được xem là
chân lí thống trị hàng nghìn năm trước đó.

14
Tư tưởng về một chất liệu cơ bản “ đầu tiên” tạo thành toàn bộ thế giới vẫn lớn
tới mức hầu như không nhà vật lý học nào thoát ra khỏi điều này. Do chỉ nhìn thấy
những việc trước mắt mà không có cái nhìn tổng thể nên vật lý học vào cuối thể kỷ
XIX đã tự coi mình là hình thức cuối cùng trong toàn bộ tiến trình phát triển của vất lý
học không những từ trước cho đến lúc đó mà còn cho mãi về sau.

Trước tình hình đó, Lê Nin đã tiến hành tổng kết những thành tựu mới nhất của
khoa học thời bấy giờ, đấu tranh chống biểu hiện của chủ nghia hoài nghi, duy tâm
đang nhầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con
người về vật chất, mưu toan bác bỏ chủ nghia duy vật , qua đó bảo vệ và phát triển
quan niệm duy vật biện chứng về phạm trù vật chất.

Định nghĩa vật chất đã tạo ra niềm tin và định hướng cho các nhà khoa học tiếp
tục đi sâu vào nghiên cứu sự tồn tại của Thế giới. Bên cạnh đó, định nghĩa này cũng
xác lập một sự tin tưởng tuyệt đối, khi các nhà khoa học có phát hiện ra bất kì điều gì
thì những thứ đó vẫn đang nằm trong “thực tại khách quan” của của định nghĩa vật
chất từ Lê Nin. Chỉ có điều, có những cái con người đã biết và con người chưa thể
biết.

Từ đó, ta mới thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa triết học duy vật biện chứng
với khoa học. định nghĩa này đã trang bị nền tảng: Thế giới quan duy vật biện chứng
cho các nhà khoa học, cung cấp cơ sở lý luận. Đồng thời, sự phát triển của khoa học,
định nghĩa ngày càng củng cố và giúp triết học duy vật biện chứng phản ánh đúng đắn,
đầy đủ, chính xác, khách quan về Thế giới.

2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ PHÊ PHÁN


2.1. Liên hệ thực tiễn
a) Đối với công cuộc đổi mới đất nước
Phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chỉ ra rằng
con người cần phải đưa ra mục đích hành động, kế hoạch, chủ trương, biện pháp hành
động dựa trên hoàn cảnh thực tế khách quan, tôn trọng những quy luật khách quan.

Điều này được Đảng và nhà nước áp dụng trong công cuộc đổi mới đất nước năm
1986. Giữa muôn vàn thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài lúc bây giờ, tình

15
hình kinh tế - xã hội đất nước khó khăn vô cùng, đất nước lâm vào một cuộc khủng
khoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp
từng bước tháo gỡ khó khăn. Nghị quyết lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa
IV về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, tháo gỡ các
rào cản, làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 31-1-1981 của Ban
Bí thư khóa V về cải tiến công tác khoán,mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động
và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp... đã tạo ra những bước đột phá nhất
định, song vẫn không làm thay đổi được đáng kể tình hình kinh tế - xã hội đất nước.
Cuộc cải cách giá - lương - tiền năm 1985 không những không cải thiện được tình
hình, mà còn làm cho đời sống của Nhân dân khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã được triệu tập. Đại hội đã hoàn toàn
nhất trí với những kết luận của Ban Chấp hành Trungương về đánh giá tình hình, tổng
kết kinh nghiệm, xác định mục tiêu và phương hướng, chính sách nhằm đưa sự nghiệp
cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.

Không đánh giá thấp những nguyên nhân khách quan, Đại hội cũng nghiêm khắc
nêu rõ, nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn, khủng hoảng là do những sai
lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Đại hội nhận định
trong những năm 1976 - 1980, trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng
trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không
còn phù hợp. Trong những năm 1981 - 1985, Đảng chưa cụ thể hóa đường lối kinh tế
trong chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan,nóng vội và bảo thủ,
trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm
sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, đã buông lỏng chuyên
chính vô sản trong quản lý kinh tế - xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hóa, trong
việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. “Những sai lầm
nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược
và về tổ chức thực hiện”. [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd,
t.47, tr.548] Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những
sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động
giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế - xã hội, không
chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng. Đó là những biểu hiện của
16
tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh,vừa hữu khuynh. “Những sai lầm và khuyết điểm
trong lĩnh vực kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong công tác tư tưởng,
tổ chức và công tác cán bộ của Đảng” [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng
toàntập, Sđd, t.47, tr.548]. Như thế vận dụng đúng quy luật về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, Đảng đã nhận ra và khắc phục những sai lầm của mình để thay đổi
đường lối phát triển đất nước. Và theo thời gian, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
mà đất nước Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến đến hội nhập cùng
thế giới.

b) Đối với công tác phòng chống dịch Covid 19

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi người dân đều nhận
thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh
dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng
đồng. Thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch được cho là nhờ một
số biện pháp quyết đoán, kịp thời và quyết liệt dựa vào các tình huống khách quan trên
thực tế. Ngay từ đầu và suốt trong thời gian chống dịch, Việt Nam đã có những chỉ thị,
quy định kịp thời từ Trung ương đến địa phương với nhiều biện pháp toàn diện và triệt
để. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh ủy, thành
ủy; các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy
đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Căn cứ tình
hình thực tế, Chính phủ Việt Nam đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành
động nghiêm khắc, quyết liệt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra; ngày 16/3/2020, yêu cầu tất cả mọi người thực
hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người; ngày
18/3/2020, Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập
cảnh vào Việt Nam, hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch; ngày 31/3/2020, Thủ tướng
ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống
dịch COVID-19, theo đó cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày.
Ngày 15/4, khi lệnh cách ly kết thúc, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu 28 tỉnh, thành phố có
“nguy cơ cao” và “nguy cơ” tiếp tục cách ly xã hội ít nhất đến hết ngày 22/4/2020. Sau
ngày 22/4, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam liên tục không tăng, lệnh dỡ bỏ cách ly

17
được thông qua. Tuy nhiên mọi tình hình hoạt động vẫn đặt trong kiểm soát, ngày
24/4/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện phòng,
chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Đất nước chuyển sang giai đoạn chống
dịch dài hơi hơn, nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh
tế xã hội. Đồng thời, để an dân, đẩy mạnh tinh thần chống đại dịch, cũng như đẩy lùi
những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những
chính sách, nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân và
phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp
hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vật chất quyết định ý thức nên
tất cả những chiến lược được đưa ra để đối phó với tình hình dịch bệnh đều dựa trên
những chuyển biến về tình hình đại dịch trên thực tế, phân tích những yếu tố khách
quan, những tác động của đại dịch lên đời sống kinh tế xã hội, từ đó chính phủ có
những quyết sách phù hợp, quan trọng hơn cả đó chính là sự đồng thuận và đoàn kết
của người dân cùng chung tay ứng phó với dịch bệnh trong giai đoạn đầy khó khăn và
thử thách.

c) Đối với việc học tập

Bởi vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần xuất
pháp từ thực tế khách quan. Ví dụ, việc định hướng nghề nghiệp phải xuất pháp từ
thực tế xã hội, từ nhu cầu của thị trường năng động từ năng lực, sở thích cá nhân. Có
như thế, sinh viên mới phát huy được tối đa khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, tính
năng động, tích cực của ý thức cũng cần được đẩy mạnh. Nhận thức được điều này,
mỗi sinh viên cần chủ động trong việc tìm tòi và khai phá tri thức, nối dài ý thức của
chính mình. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất, tức là con người hoàn toàn có cơ
sở để thay đổi thực tiễn bằng tri thức của mình. Trì trệ và chờ đợi sự tự xảy ra là điều
cần loại trừ ngay từ khi xuất hiện dưới dạng mầm mống. Không ai mong muốn hợp tác
với những người như thế. Bản thân sinh viên cần nắm vững những ý nghĩa của phương
pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Hoàn cảnh khách quan có nhiều cơ
hội cũng như thách thách, nhận thức về nó, áp dụng và phát triển tri thức và kỹ năng
để cải tạo nó để có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Đối với những trẻ sinh ra có điều kiện học bằng các phương tiện như máy chiếu,
máy tính bảng, sách vở đầy đủ… thì những trẻ này có kiến thức và hiểu biết nhiều
18
hơn. Nếu một đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh còn nhiều thiếu thốn về vật chất thì lại
càng hạn chế hơn.

Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông
tin còn rất yếu, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng
như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin
học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng
định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy.

3.2. Phê phán

Thực tại hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm:

- Tôn giáo – Tín ngưỡng


- Mê tín dị đoan
a. Tín ngưỡng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy
định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ
nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về
tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
b. Tôn giáo:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy
định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
c. Mê tín dị đoan:
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và
không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh
và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra
cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính
mạng con người.

Phân tích thực tiễn dựa trên vấn nạn Bói toán:

- Bói toán là một loại hình dịch vụ: Sản phẩm được đưa ra mua bán ở đây là
Niềm tin. Khi con người chúng ta thiếu đi niềm tin vào bản thân, mọi người
xung quanh, cộng đồng và xã hội.
19
- Bói toán là một cách để chúng ta tìm kiếm niềm tin, từ những thứ không chắc
chắn, không có thật và không theo khoa học, thậm chí là nhảm nhí, mơ hồ.
- Những vấn đề được quan tâm khi sử dụng dịch vụ bói toán này như: Sức khỏe,
hạnh phúc, tiền bạc… là những nhu cầu vật chất cơ bản của con người. Mà đề
đạt được các nhu về vật chất, thì chúng ta cần phải tác động vào vật chất, vào
môi trường thông qua lao động.

Bài học:

- Mỗi người chúng ta cần học tập, lao động một cách nghiêm túc
- Có kế hoạch, định hướng rõ rang cho bản thân
- Từ đó có thể xây dựng niềm tin với cộng đồng và quan trọng nhất là tin tưởng
vào bản thân mình. Các vật chất có được đều phải trải qua lao động.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Triết học, Sưu tập: Tô Thanh Lê

Website:

- https://luatduonggia.vn/vat-chat-la-gi-tim-hieu-dinh-nghia-ve-vat-chat-cua-lenin/
-https://luatminhkhue.vn/thuyet-bat-kha-tri-la-gi-quan-niem-ve-thuyet-bat-kha-tri.aspx
- https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=112
- https://hoctot.nam.name.vn/triet-hoc-thoi-ky-phuc-hung-o-italia-c126a21034.html
- https://hoc360.net/quan-niem-ve-vat-chat-trong-lich-su-triet-hoc/

20

You might also like