You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

KẾ TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ


Bài 1:
Công ty MINH KHẢI tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 12/N có tình hình sửa
chữa lớn TSCĐ như sau: (ĐVT: Đồng)
A. SDĐK:
- Số dư Có TK 352 – 11.000.000 (Chi tiết trích trước chi phí sửa chữa lớn bộ phần phân
xưởng)
- Dư Nợ TK 335 – 1.000.000 (chi tiết tiền lương nghỉ phép của công nhân)
B. Trong tháng có tình hình phát sinh sau:
1. Trích trước theo kế hoạch tháng 12:
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng : 1.000.000
- Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất : 2.000.000
2. Nhận TSCĐ thuộc phân xưởng sửa chữa lớn hoàn thành do đơn vị nhận thầu X bàn giao,
theo hóa đơn phải thanh toán giá chưa thuế là 25.000.000, thuế GTGT 10%. DN đã chuyển
tiền gửi ngân hàng trả nợ đơn vị X. Kế toán đã xử lý số chênh lệch giữa số thực tế và số
trích trước chi phí sữa chữa lớn.
3. Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX trong tháng 12/N là 1.500.000. Kế toán
đã xử lý chênh lệch giữa số thực thế với số trích trước lương nghỉ phép.
4. Công việc sửa chữa TSCĐ ở bộ phận QLDN (giao thầu cho công ty Y) đã hoàn thành
nhưng chưa được nghiệm thu, kế toán tính trước vào chi phí kỳ này là 10.000.000

Yêu cầu:
a. Tính toán và định khoản tình hình trên
b. Phản ánh lên sở đồ tài khoản 352, 335 (chi tiết)

Bài 2:
Đầu năm N công ty MINH KHÁNH tính thuế theo phương pháp khấu trừ, có kỳ kế toán
theo tháng. DN lập kế hoạch sữa chữa lớn dàn máy móc thiết bị sử dụng tại phân xưởng sản xuất,
dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa vào tháng 12 với tổng chi phí kế hoạch là 72.000.000 đồn, kế toán
trích trước chi phí sửa chữa lớn này vào chi phí hàng tháng (từ tháng 1 đến tháng 12)
Ngày 14/12/N: Doanh nghiệp thuê công ty HẢI THÀNH sửa chữa dàn máy móc thiết bị trị giá
dịch vụ chưa thuế là 89.000.000 đồng, thuế GTGT 10% chưa trả tiền cho bên sửa chữa. Công
việc sửa chữa đã hoàn thành bàn giao.
Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài 3:
Tại công ty KIM ANH tổ chức tiêu thụ hàng hóa thông qua các chi nhánh ở các tỉnh thành
trong cả nước. Trong năm N, công ty KIM ANH dự tính đóng cửa 1 cửa hàng ở Sài Gòn do kinh
doanh không hiệu quả. Dự kiến thực hiện vào tháng 4/N+1.
1. Doanh nghiệp dự toán chi phí phát sinh như sau:
- Bồi thời tiền thuê mặt bằng 60 triệu đồng
- Bồi thường hợp đồng công nhân viên: 120 triệu đồng
- Chi phí vận chuyển thiết bị qua cửa hàng khác là 35 triệu
- Chi phí đào tạo lại cho nhân viên là 80 triệu đồng.
2. Đến tháng 4/N+1, công việc thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh đã hoàn thàn,
chi phí phát sinh như sau:
- Bồi thưởng tiền thuê và các chi phí liên quan đến mặt bằng 52 triệu bằng tiền gửi ngân
hàng
- Bồi thường cho nhân viên nghỉ việc là 92 triệu đồng bằng tiền mặt
- Di chuyển thiết bị qua chi nhánh khác trả bằng tiền mặt là 13 triệu đồng.
- Chi phí đào tạo lại cho nhân viên là 84 triệu đồng bằng tiền mặt.
Yêu câu:
a. Hãy xác định khoản nào được lập dự phòng năm N và ghi nhận bút toán lập dự phòng
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế và xử lý dự phòng sau khi hoàn tất cơ cấu.

Bài 4: Công ty NIMA sản xuất sản phẩm X, thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Sản phẩm X có thời gian bảo hành 1 năm.
1. Năm N là năm công ty NIMA mới bắt đầu có doanh thu sản phẩm X. Mức độ bảo hành
tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng của sản phẩm X. Công ty A ước tính như sau:
- Khả năng không hư hỏng: 90%
- Khả năng hư hỏng nhẹ 7%. Chi phí sửa chữa 2% x DT
- Khả năng hư hỏng nặng: 3%. Chi phí sửa chửa 5%x DT
- Trong năm 2020, Công ty NIMA bán đựơc 4.000 sp, doanh thu 200 tỷ đồng.
2. Năm N+1, chi phí bảo hành phát sinh như sau: (Cty A không có bộ phận bảo hành độc
lập).
- Xuất kho nguyên vật lịêu sửa chữa 360 triệu đồng.
- Nhân công sửa chữa phải trả 80 triệu đồng.
- Mua công cụ phục vụ cho sửa chữa phân bổ 1 lần 20 triệu đồng, thanh toán bằng tiền
mặt.
- Chi phí khác bằng tiền mặt 40 triệu đồng.
- Doanh thu năm N+1 là 280 tỷ.
Yêu cầu:
a. Hãy trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm cuối niên độ N và N+1
b. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh năm N+1 liên quan đến bảo hành sản phẩm

Bài 5: Sử dụng lại dữ liệu của bài 4


1. Công ty NIMA có một đơn vị trực thuộc BETA thực hiện bảo hành sản phẩm. Công ty NIMA
khoán choBETA thực hiện bảo hành sản phẩm năm N+1, giá chưa thuế là 500 triệu đồng,
thuế GTGT 10%.
2. Chuyển khoản thanh toán tiền bảo hành sản phẩm cho BETA
Yêu cầu:
a. Hãy trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm cuối niên độ N và N+1
b. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh năm N+1 liên quan đến bảo hành sản phẩm

You might also like