You are on page 1of 1

BỊ PHẠT LÀM THƠ

Âu Dương Tu và hai người nữa cùng đố nhau để uống rượu, mỗi người kể hai
câu thơ, nội dung nhất định phải là chuyện phạm tội bị tống ngục và bị hình
phạt.
Một người nói trước : “Cầm dao bịp quả phụ, xuống biển cướp thuyền người”.

Người thứ hai nói : “Giết người đêm trăng tối, phóng lửa ngày gió to”.
Âu Dương Tu nói : “Rượu dính tay áo một lần nữa, ghét hoa vành mũ lệch”.
Người bên cạnh hỏi : “Như thế có ăn nhằm gì với phạm tội bị tống ngục
chứ ?”
Âu Dương Tu nói : “Khi xảy ra chuyện này, thì so với tội bị tống ngục càng
nặng hơn mà cũng phải làm !”
(Phủ Chưởng lục)

Suy tư:

Những người thích uống rượu thì luôn có đủ lí do đến uống, và nếu không có
lí do, thì cũng moi óc tìm cho ra để có cớ mà uống, gọi là “uống rượu hợp
pháp”, các bợm nhậu thường đưa ra câu đố để ai thua thì trả tiền uống rượu,
đó là cách thông thường nhất của họ, bởi vì ở không là cội rễ mọi sự dữ.

Trong giáo xứ có những lớp học giáo lí, lớp tìm hiểu thánh kinh để bồi dưỡng
đức tin cho giáo dân, nhưng có hai hạng giáo dân rất ít khi đến tham dự :
hạng thứ nhất là các tín hữu lớn tuổi, hạng thứ hai là các tín hữu thanh niên
nam nữ, họ rất ít khi tham dự bởi vì họ có rất nhiều lí do để từ chối, mà câu
từ chối thông thường nhất là : bận việc ; thế nhưng ở đâu có tiệc tùng nhậu
nhẹt thì hai hạng người này đều có mặt tương đối đông đủ và rất “tích cực”
tham gia...

Học hỏi đố vui giáo lí để mở mang kiến thức cũng như để bồi dưỡng đời sống
đạo thì không mấy ai thích, nhưng chuyện rượu chè nhậu nhẹt thì ai cũng
thích nó, bởi vì : đường dẫn đến sự sống thì chật hẹp, mà đường dẫn đến sự
chết thì rộng thênh thang... ai có tai thì hãy nghe và ai có óc thì hãy suy...

You might also like