You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN KỸ THUẬT HOÁ LÝ & PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Môn học: Cơ sở vật liệu và bảo vệ ăn mòn
ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU COMPOSITE VÀ ỨNG DỤNG
GVHD: TS. Nguyễn Văn Dũng

Danh sách sinh viên thực hiện - Nhóm 4

STT Họ và tên MSSV

1 Trần Đông Hải 1937063

2 Nguyễn Văn Nam 1914244

3 Trần Huỳnh Ái Như 2011782

4 Võ Thành Phú 1916080

5 Nguyễn Anh Quân 2014274

6 Nguyễn Trí Thông 2012134

7 Trần Lư Văn Vũ 2010798

8 Trần Thảo Vy 1916034

TPHCM, 03-2022
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1

1. Giới thiệu về vật liệu composite .......................................................................................... 2

1.1. Khái niệm về vật liệu composite................................................................................. 2

1.2. Lịch sử phát triển vật liệu composite .......................................................................... 2

1.3. Thành phần và cấu tạo ................................................................................................ 3

2. Chất nền ................................................................................................................................ 4

2.1. Vai trò của chất nền .................................................................................................... 4

2.2. Vật liệu composite với chất nền kim loại ................................................................... 5

2.3. Vật liệu composite với chất nền polymer ................................................................... 5

2.3.1. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi thủy tinh ... 6

2.3.2. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi carbon ..... 7

2.3.3. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi aramid ..... 7

2.3.4. Vật liệu composite với chất nền polymer có các vật liệu cốt khác .................. 8

2.4. Vật liệu composite với chất nền ceramic (CMCs) ...................................................... 8

3. Vật liệu cốt............................................................................................................................. 8

3.1. Vai trò vật liệu cốt ...................................................................................................... 9

3.2. Vật liệu cốt là dạng hạt ............................................................................................... 9

3.2.1. Dạng hạt mịn .................................................................................................. 9

3.2.2. Dạng hạt thô ................................................................................................... 9

3.3. Vật liệu cốt dạng sợi ................................................................................................. 10

3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố hình học sợi ............................................................... 10

3.3.2. Phân loại vật liệu cốt dạng sợi ...................................................................... 12

3.3.3. Kích thước và vật liệu làm cốt sợi ................................................................. 12

ii
3.3.4. Các loại composite cốt sợi phổ biến ............................................................. 14

4. Một số vật liệu composite mới ........................................................................................... 17

4.1. Vật liệu carbon-carbon composite ............................................................................ 17

4.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 17

4.1.2. Tính chất của vật liệu carbon-carbon composite .......................................... 17

4.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu carbon-carbon composite ................... 18

4.2. Vật liệu composite lai ............................................................................................... 18

4.2.1. Khái niệm và phân loại ................................................................................. 18

4.2.2. Tính chất ........................................................................................................ 19

4.2.3. Ưu điểm ......................................................................................................... 20

4.2.4. Nhược điểm ................................................................................................... 20

4.3. Vật liệu nano-composite ........................................................................................... 21

4.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 21

4.3.2. Phân loại ....................................................................................................... 21

4.3.3. Đặc điểm của vật liệu nano-composite ......................................................... 21

4.3.4. Ưu điểm của vật liệu nano-composite ........................................................... 22

5. Ứng dụng của vật liệu composite....................................................................................... 22

5.1. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền kim loại ........................................... 22

5.2. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền polymer........................................... 24

5.2.1. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi thủy tinh ...... 24

5.2.2. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi aramid ........ 25

5.3. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền ceramic ........................................... 26

5.4. Ứng dụng của vật liệu composite cốt hạt .................................................................. 26

5.4.1. Dạng hạt mịn ................................................................................................. 26

5.4.2. Dạng hạt thô .................................................................................................. 27

5.5. Ứng dụng của vật liệu carbon-carbon composite...................................................... 28

5.6. Ứng dụng của vật liệu composite lai......................................................................... 29

iii
5.7. Ứng dụng của vật liệu nano-composite .................................................................... 30

6. Ưu điểm của sản phẩm tạo thành từ vật liệu composite ................................................. 31

6.1. Độ bền riêng cao ....................................................................................................... 32

6.2. Trọng lượng nhẹ........................................................................................................ 32

6.3. Mở ra nhiều lựa chọn thiết kế ................................................................................... 32

6.4. Chống ăn mòn và chống hư hỏng tốt ........................................................................ 33

6.4.1. Chống ăn mòn ............................................................................................... 33

6.4.2. Chống hư hỏng .............................................................................................. 33

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 36

DANH MỤC HÌNH ẢNH

iv
Hình 1.1: Sơ đồ thành phần vật liệu composite [6] .................................................................... 3

Hình 1.2: So sánh sự lan truyền vết nứt [6]................................................................................ 4

Hình 3.1: Hình ảnh chụp dưới kính của vật liệu có cốt WC liên kết với nền Co (cacbua xi
măng) [18] ................................................................................................................................ 10

Hình 3.2: Sơ đồ phân bố và định hướng cốt sợi [19] ............................................................... 11

Hình 3.3: Composite polymer - sợi thủy tinh [21] .................................................................... 14

Hình 3.4: Tấm vật liệu composite sợi thủy tinh [22] ................................................................ 15

Hình 3.5: Cấu trúc vật liệu composite sợi carbon [23] ............................................................ 15

Hình 3.6: Tấm vật liệu composite sợi carbon [24] ................................................................... 16

Hình 3.7: Tấm phíp vàng Epoxy - Phíp nhựa sợi thủy tinh Epoxy [25] ................................... 16

Hình 3.8: Tấm Nhôm nhựa composite ...................................................................................... 16

Hình 4.2: Sự thay đổi độ bền của vật liệu kỹ thuật theo nhiệt độ............................................. 17

Hình 4.3: Cấu trúc cốt phổ biến của composite carbon-carbon .............................................. 18

Hình 4.4: Sự sắp xếp của sợi carbon và sợi thủy tinh trong vật liệu composite lai [30] ......... 20

Hình 4.5: Mô hình cấu trúc vật liệu nano composite ............................................................... 21

Hình 5.1: Kính viễn vọng không gian Hubble [32] .................................................................. 23

Hình 5.2: Vật liệu cắt làm từ chất nền coban kết hợp các hạt vonfram cacbit [33] ................ 23

Hình 5.3: Động cơ xe Porsche 718 Boxster [34] ..................................................................... 24

Hình 5.4: Mô hình hóa vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi aramid
trong ứng dụng làm áo chống đạn [36] .................................................................................... 25

Hình 5.5: Cặp cánh lái của NASA X-38. Kích thước 1.5 x 1.5 x 0.15 m. Khối lượng 69kg.
Làm từ C/SiC. ........................................................................................................................... 26

Hình 5.6: Các lõi roto, stato làm từ vật liệu composite nền ceramic. ...................................... 26

Hình 5.7: Vật liệu Thoria Dispersed Nickel. ............................................................................ 27

Hình 5.8: Vật liệu Sintered Aluminium Powder. ...................................................................... 27

Hình 5.9: Vật liệu bê tông – composite hạt thô nền ceramic [38] ............................................ 28

Hình 5.10: Vành bánh xe ô tô từ sợi carbon ............................................................................ 29

Hình 5.11: Thành phần cấu tạo vỏ máy bay với một nửa là từ vật liệu composite lai............. 29

v
Hình 5.12: Cấu trúc vật liệu của cầu West Mill (gồm dầm chính bằng composite lai
GFRP/CFRP, sàn GFRP, dầm lan can bê tông) [40] .............................................................. 30

Hình 5.13: Sử dụng các bộ phận polymer nano-composite trong ngành công nghiệp ô tô ..... 31

DANH MỤC BẢNG

vi
Bảng 1.1: Thông số hiệu quả khi sử dụng vật liệu thay thế composite ..................................... 3

Bảng 2.1: Các đặc tính của PMCs [13] ..................................................................................... 6

Bảng 3.1: Cơ tính và tỷ trọng của các loại sợi ......................................................................... 13

vii
MỞ ĐẦU

Từ thuở sơ khai, con người đã biết cách kết hợp những thành phần vật liệu khác nhau để
tổng hợp thành một cấu trúc vật liệu mới với đặc tính nổi bật hơn hẳn, từ hỗn hợp cát nước
kết dính nguyên thủy cho đến xi măng, bê tông cốt thép kiên cố của thế kỉ trước. Suốt khoảng
thời gian ấy, ý tưởng kết hợp của con người là không giới hạn và không ngừng phát triển, cho
đến thế kỉ XX, một loại vật liệu mới đã lần đầu được chính thức đặt tên và được xem là một
loại vật liệu kỹ thuật đầy hứa hẹn mang lại triển vọng mới cho công nghệ hiện đại, hay còn
được gọi với cái tên vật liệu composite – loại vật liệu đang đứng đầu trong chuỗi “tiến hóa”
kéo dài của ngành kỹ thuật vật liệu thế giới. [1]

Vật liệu composite là vật liệu dị hướng, không đồng nhất và thường có các đặc tính độc
đáo, có thể linh hoạt trong thiết kế vì nó có thể được đúc thành các hình dạng phức tạp khác
nhau [2]. Vật liệu composite nhìn chung cũng có tỷ lệ độ bền và module đàn hồi trên trọng
lượng cao hơn nhiều so với vật liệu kỹ thuật truyền thống, các tính năng này có thể làm giảm
trọng lượng của vật liệu từ 20 đến 30%, và chính từ việc tiết kiệm trọng lượng này sẽ chuyển
thành tiết kiệm năng lượng hoặc tăng thêm hiệu suất cho vật liệu mà chúng ta đang thiết kế.
Ngoài ra, vật liệu tổng hợp tiên tiến này còn có khả năng chống trượt cao, các đặc tính giảm
chấn tốt và tính năng chống mỏi vượt trội [3]. Bởi lẽ vậy mà vật liệu composite được ứng
dụng một cách rộng rãi khắp mọi lĩnh vực về kĩ thuật hiện nay.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại vật liệu này cũng như những giá trị tuyệt
vời mà nó mang lại, đó cũng chính là lí do mà nhóm chọn đề tài này để cung cấp những kiến
thức tổng quan nhất về vật liệu composite cũng như những ứng dụng của nó trong đời sống
ngày nay từ đó làm rõ câu hỏi “ Tại sao phải chế tạo vật liệu composite?”.

1
1. Giới thiệu về vật liệu composite

1.1. Khái niệm về vật liệu composite

Composite là vật liệu tổ hợp của nhiều loại vật liệu (thường là 2 loại). Sự pha trộn các
loại vật liệu này với nhau sẽ tạo ra một loại vật liệu mới có bản chất hoàn toàn khác so với
các loại vật liệu hình thành ban đầu. Từ composite xuất phát từ nguồn gốc tiếng Anh có nghĩa
là “hỗn hợp, tổng hợp, phức hợp,…”. Trong nhiều tài liệu khoa học, thuật ngữ “vật liệu mới”
đồng nghĩa với vật liệu composite. [4]

1.2. Lịch sử phát triển vật liệu composite

Vật liệu composite đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống. Sự phát triển của vật liệu này
đã được khẳng định và mang tính đột biến vào những năm 1930 khi mà Stayer và Thomas đã
nghiên cứu, ứng dụng thành công sợi thuỷ tinh; Fillis và Foster dùng gia cường cho Polyeste
không no và giải pháp này đã được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy
bay, tàu chiến phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ II.

Năm 1950 bước đột phá quan trọng trong ngành vật liệu composite đó là sự xuất hiện
nhựa Epoxy và các sợi gia cường như polyester, nylon. Từ năm 1970 đến nay vật liệu
composite nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và
dân dụng, y tế, thể thao, quân sự.

Tại sao cần phải chế tạo vật liệu composite ?

Với mục tiêu tạo ra loại vật liệu tốt nhất nhưng chi phí lại thấp nhất, đáp ứng các yêu cầu
trong đời sống, công nghiệp, kỹ thuật, nên quá trình tạo ra composite là sự tiến hoá trong
ngành vật liệu. Cụ thể trong từng lĩnh vực, khi các vật liệu khác như vật liệu kim loại - hợp
kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer chưa đáp ứng được hoàn toàn trong việc sử dụng (ví dụ
như chi phí, khối lượng, khả năng bền nhiệt, khả năng chịu lực, khả năng chống ăn mòn) thì
vật liệu composite được nghiên cứu phát triển, thay thế cho các loại vật liệu khác.

Thống kê ở bảng 1.1 cho thấy ví dụ về hiệu quả của việc dùng composite polymer sợi
carbon (CPSC) cho máy bay tàu lượn AN-124 của Nga: [5]

2
Bảng 1.1: Thông số hiệu quả khi sử dụng vật liệu thay thế composite

Hiệu quả Giá trị

Giảm được trọng lượng máy bay (kg) 800

Tăng hệ số sử dụng vật liệu (%) 85

Giảm số lượng các chi tiết (%) 120

Giảm mức độ phức tạp khi chế tạo (%) 300

Tiết kiệm hợp kim nhôm (kg) 600

Tăng khối lượng chuyển tải (tấn.km) 1.106

Tiết kiệm nhiên liệu (tấn) 1,2.104

1.3. Thành phần và cấu tạo

Vật liệu composite gồm 2 thành phần chính: vật liệu nền và vật liệu cốt (hay còn gọi là
vật liệu gia cường). Có 3 loại vật liệu nền chính là polymer, kim loại và ceramic. Vật liệu nền
đóng góp rất nhiều vào đặc tính của vật liệu composite vì đây là pha liên tục, chiếm tỷ lệ
nhiều nhất trong vật liệu tổng hợp. Do đó, việc lựa chọn vật liệu nền được dựa vào các đặc
tính của sản phẩm mà ta mong muốn. Trong khi đó, vật liệu cốt quyết định rất nhiều đến độ
bền, độ cứng và mật độ của vật liệu composite. Vật liệu cốt cũng gồm 2 dạng chính là dạng
sợi và dạng hạt. Thành phần của vật liệu composite có thể tóm tắt qua sơ đồ ở Hình 1.1

Hình 1.1: Sơ đồ thành phần vật liệu composite [6]

Theo như thành phần của vật liệu composite, tính chất của nó phụ thuộc vào tính chất của
vật liệu nền; tính chất và sự phân bố của vật liệu cốt; tính chất của liên kết giữa vật liệu nền và
vật liệu cốt.

3
Khi quan sát cấu trúc vật liệu composite ở cấp độ vi mô, ta thấy vật liệu nền bao quanh
các vật liệu cốt và phân tách chúng với nhau. Điều này rất có lợi cho vật liệu composite chống
lại sự hỏng hóc so với các vật liệu chỉ có vật liệu nền vì hỏng hóc xảy ra khi có đủ năng lượng
được tích tụ bên trong vật liệu và năng lượng đó sau đó bị tiêu tán dưới dạng các vết nứt.
Càng nhiều năng lượng được thêm vào vật liệu thì vết nứt xuất hiện càng nhiều và làm vật
liệu bị hỏng hóc. Nhờ có vật liệu nền bao bọc các vật liệu cốt nên tải trọng có thể được truyền
đến bề mặt vật liệu cốt. Do sự phân tách vật liệu cốt, các vết nứt không thể chạy từ vật liệu cốt
này sang vật liệu cốt khác. Kết quả là khi vết nứt lan truyền trong vật liệu, nó va vào vật liệu
cốt và buộc phải đổi hướng để đi vòng qua vật liệu cốt làm cho khoảng cách di chuyển của vết
nứt lớn hơn nghĩa là nhiều năng lượng hơn được hấp thụ bởi vật liệu composite. Sự so sánh
việc lan truyền vết nứt giữa vật liệu composite và vật liệu chỉ có vật liệu nền được thể hiện ở
Hình 1.2

Hình 1.2: So sánh sự lan truyền vết nứt [6]

2. Chất nền

2.1. Vai trò của chất nền

Chất nền là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong vật liệu composite, nó là một pha đồng
nhất nơi mà các vật liệu gia cố sẽ được nhúng vào và cố định ở đó. Chất nền có một số vai trò
sau: [7] [8]

Chất nền giúp vật liệu cốt ổn định vị trí đồng thời phân bố đều trong nó tạo ra một mạng
lưới cản trở sự lan truyền của các vết nứt trong vật liệu. Ví dụ khi một số sợi riêng lẻ bị hỏng,
sự đứt gãy tổng hợp sẽ không thể xảy ra cho đến khi có một số lượng đủ các sợi gần đó bị
hỏng và tạo thành một cụm sợi hỏng có kích thước tới hạn.

Chất nền là môi trường truyền tải trọng từ các lực bên ngoài đến vật liệu cốt cũng như
truyền tải trọng ấy giữa các vật liệu cốt, điều này cho phép các vật liệu cốt sử dụng hết khả
năng của chúng.

4
Chất nền giúp bảo vệ vật liệu cốt không bị hư hại do tác động cơ học gây mài mòn hoặc
tác động hóa từ môi trường. Ngoài ra, chính bản thân vật liệu nền sẽ quyết định đến độ bền
nhiệt, một phần tính chất cơ học, vật lý và một số đặc tính khác của vật liệu composite được
tạo ra.

Cuối cùng, chất nền cung cấp một khuôn mẫu rắn cho vật liệu composite, hỗ trợ xử lý
trong quá trình sản xuất các sản phẩm. Điều quan trọng trong việc lựa chọn chất nền chính là
độ bền liên kết giữa sợi và chất nền. Lực liên kết này phải cao để giảm thiểu hiện tượng kéo
sợi. Độ bền sau cùng của vật liệu composite đa phần phụ thuộc vào độ lớn của liên kết này và
một liên kết thích hợp là điều cần thiết để tối đa hóa truyền ứng suất từ chất nền yếu đến các
sợi mạnh. [9]

2.2. Vật liệu composite với chất nền kim loại

Trong vật liệu composite với chất nền kim loại (MMCs), người ta thường sử dụng các
kim loại dễ uốn để làm chất nền. Hiện tại các kim loại được sử dụng làm chất nền phổ biến là
nhôm, đồng, sắt, magiê, niken và titan [10]. Những kim loại này được bổ sung vật liệu cốt
giúp tăng nhiệt độ hoạt động, độ cứng riêng, độ bền riêng, khả năng chống mòn, dẫn nhiệt và
ổn định kích thước so với các vật liệu kim loại cơ bản. Vật liệu composite với chất nền kim
loại cũng có vài ưu điểm hơn so với vật liệu với chất nền polymer: nhiệt độ hoạt động cao hơn,
tính không cháy và khả năng chống chịu khi phân hủy với các chất lỏng hữu cơ. Tuy nhiên,
vật liệu composite với chất nền kim loại lại đắt hơn so với vật liệu composite chất nền
polymer.

Tuy có nhiều ưu điểm so với vật liệu kim loại thông thường, vật liệu composite với chất
nền kim loại vẫn có nhược điểm là một số chất nền kim loại và vật liệu cốt của nó lại xảy ra
phản ứng ở nhiệt độ cao. Điều này dẫn tới nguyên nhân làm cho vật liệu composite xuống khi
xử lý ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng vật liệu composite có chất nền nói trên ở nhiệt độ cao.

Chúng ta vẫn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách phủ một lớp bảo vệ cho vật liệu cốt
hoặc sửa đổi chính thành kim loại trong hợp kim. [9]

Thông thường, quy trình xử lý vật liệu composite với chất nền kim loại thường gồm 2
giai đoạn: hợp nhất hoặc tổng hợp (đưa vật liệu cốt vào chất nền), thực hiện các thao tác định
hình. Với các kỹ thuật hợp nhất đã có sẵn, một số trong đó khá phức tạp, vật liệu composite
với chất nền kim loại dạng sợi không liên tục có thể được tạo hình từ một số quy trình định
hình kim loại tiêu chuẩn (chẳng hạn như đùn, rèn, cán). [9]

2.3. Vật liệu composite với chất nền polymer


5
Vật liệu composite với chất nền polymer (PMCs) là vật liệu được tạo thành từ các sợi
nhúng trong một nền polymer hữu cơ. Các sợi ấy có thể là sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi
aramid, được thêm vào để nâng cao các đặc tính của vật liệu [11]. PMCs được chia thành 2
loại dựa vào độ cứng và độ bền của nó là: nhựa gia cường (reinforced plastics) và vật liệu
composite cao cấp (advanced composites). Tuy nhiên sự phân biệt này là không có ranh giới
rõ ràng. Nhựa gia cường tương đối rẻ tiền, thường bao gồm nhựa polyester được gia cố bằng
sợi thủy tinh có độ cứng thấp. Vật liệu composite cao cấp mới được sử dụng trong khoảng 15
năm trở lại đây, có độ bền và cứng tương đối vượt trội đồng thời cũng tương đối đắt tiền,
chúng chủ yếu chứa các sợi có hiệu suất cao như sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi aramid [12].
Bài luận này chủ yếu thảo luận về vật liệu composite cao cấp (advanced composites).

PMCs được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì các ưu điểm như là dễ chế tạo, chi phí chế
tạo thấp nhưng lại có độ bền cao, các đặc tính cơ học và chống ăn mòn tốt. Bảng 2.1 thể hiện
các đặc tính của PMCs:

Bảng 2.1: Các đặc tính của PMCs [13]

Tuy có nhiều đặc tính mong muốn nhưng PMCs lại bị giới hạn nhiệt độ hoạt động dưới
600oF (316oC), trên nhiệt độ này, chất nền polymer bắt đầu phân hủy. [12]

2.3.1. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh chỉ đơn giản là một hỗn hợp các sợi thủy tinh, có thể liên tục hoặc không
liên tục, được chứa trong một chất nền polymer. Vật liệu composite với loại sợi này được sản
xuất với số lượng lớn nhất và sợi thủy tinh cũng là vật liệu cốt được sử dụng rộng rãi nhất
trong các loại vật liệu cốt dạng sợi vì các lí do sau:

Thủy tinh dễ dàng kéo thành sợi có độ bền cao khi ở trạng thái nóng chảy. Thủy tinh có
sẵn và có thể sử dụng để chế tạo thành nhựa gia cố bằng thủy tinh nhằm mục đích kinh tế
bằng nhiều kỹ thuật sản xuất composite. Sợi thủy tinh liên kết với nhau rất chặt, và khi được

6
nhúng vào chất nền polymer, nó tạo thành một hỗn hợp có độ bền rất lớn. Khi kết hợp với các
loại nhựa khác nhau, thủy tinh có tính trơ về mặt hóa học làm cho composite hữu ích hơn
trong các môi trường ăn mòn. [9]

Trong quá trình chế tạo, đặc tính bề mặt của sợi thủy tinh là vô cùng quan trọng bởi vì
những sai sót rất nhỏ trên bề mặt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đặc tính kéo. Bề
mặt có thể xuất hiện các khuyết tật hoặc bị yếu đi khi cọ xát, mài mòn hoặc tiếp xúc với môi
trường bình thường.. Vì vậy, các sợi mới kéo thường được phủ một lớp chất bảo vệ bề mặt
nhằm tránh khỏi tổn hại không mong muốn. Lớp bảo vệ này sẽ được loại bỏ trước khi chế tạo
composite và thay thế bằng một chất kết nối hoặc chất hoàn thiện nhằm tạo liên kết giữa sợi
thủy tinh và chất nền.

Tuy nhiên, vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi thủy tinh vẫn có
những hạn chế nhất định. Mặc dù sợi thủy tinh có độ bền cao, chúng lại không quá cứng hoặc
không đủ cứng cho một số ứng dụng. Hầu hết các vật liệu cốt là sợi thủy tinh được giới hạn
nhiệt độ hoạt động nhỏ hơn 200ºC; ở nhiệt độ cao hơn, các polymer sẽ nóng chảy và xấu đi.
Dù vậy, ta vẫn có thể nâng mức nhiệt này lên 300ºC bằng cách sử dụng sợi silica nóng chảy
có độ tinh khiết cao và nhựa polymer có nhiệt độ nóng chảy cao như nhựa polyimide.

2.3.2. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi carbon

Sợi carbon là sợi có hiệu suất cao nhất và được sử dụng làm vật liệu gia cố phổ biến nhất
trong vật liệu composite với chất nền polymer tiên tiến. Sau đây là những nguyên nhân cho
điều này: [9]

Sợi carbon có giá trị module riêng và độ bền riêng cao; Sợi carbon vẫn giữ được những
giá trị trên ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, sự oxy hóa ở nhiệt độ cao vẫn có thể gây ra những trở
ngại; Ở nhiệt độ phòng, sợi carbon không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhiều loại dung môi, acid
và base; Sợi carbon đa dạng về đặc tính vật lý và cơ học, cho phép tổng hợp nên những vật
liệu composite có những đặc tính cụ thể, như mong muốn; Quy trình sản xuất sợi carbon và
composite của vật liệu này đã được phát triển tương đối rẻ và hiệu quả cao.

2.3.3. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là sợi aramid

Sợi aramid là vật liệu có độ bền, module cao, được công bố vào đầu những năm 1970.
Chúng đặc biệt được ưa chuộng nhờ tỷ lệ độ bền trên trọng lượng (độ bền riêng) vượt trội,
trong đó vượt trội hơn cả kim loại. Về mặt hóa học, vật liệu này có tên gọi là poly
(paraphenylene terephthalamide). Vật liệu aramid có vài loại, phổ biến nhất là Kevlar và
Nomex (tên thương mại). Về mặt cơ học, sợi aramid có độ bền kéo dọc và module kéo cao
7
hơn so với các vật liệu sợi cao phân tử khác, nhưng chúng lại tương đối yếu trong việc nén.
Ngoài ra, chúng còn có độ dẻo, khả năng chống va đập, chống rão và hỏng hóc rất tốt. Mặc dù
các sợi aramid là chất dẻo nhiệt, chúng lại có khả năng chống cháy và ổn định ở nhiệt độ
tương đối cao, phạm vi nhiệt độ mà các sợi này vẫn giữ được các đặc tính cơ học là từ -200ºC
đến 200ºC. Về mặt hóa học, sợi aramid dễ bị phân hủy bởi acid, base nhưng tương đối trơ ở
các dung môi, hóa chất khác. [7]

2.3.4. Vật liệu composite với chất nền polymer có các vật liệu cốt khác

Sợi thủy tinh, carbon, aramid là những vật liệu gia cố được sử dụng phổ biến nhất để kết
hợp với chất nền polymer. Một số vật liệu gia cố khác được sử dụng ít phổ biến hơn có thể là
Bo, Cacbua Silic, Oxit Nhôm. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu gia cố là
sợi boron được sử dụng trong các máy bay quân sự, cánh quạt máy bay trực thăng và đồ thể
thao. Vật liệu gia cố là sợi Cacbua Silic, Oxit Nhôm được sử dụng trong vợt tennis, bảng
mạch, áo giáp quân sự, phần đầu của tên lửa.

2.4. Vật liệu composite với chất nền ceramic (CMCs)

Vật liệu composite với chất nền ceramic gồm các hạt, sợi ceramic liên kết với nhau cấu
thành nền ceramic. CMCs đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhằm khắc phục những
nhược điểm của các vật liệu ceramic kỹ thuật thông thường, đó là tính giòn cố hữu và ứng
dụng hạn chế của vật liệu từ đá nguyên khối. Rõ ràng mục đích chính của việc tạo ra vật liệu
composite với chất nền ceramic là tăng cường độ dẻo dai vì ceramic nguyên khối rất giòn.

Thông thường, người ta kí hiệu kỹ thuật là bao gồm sự kết hợp của “loại sợi / loại ma
trận”. Ví dụ như C/SiC là đối với cacbua silic được gia cố bằng sợi carbon. Các CMC có sẵn
trên thị trường là C/C; C/SiC, SiC/SiC và Al2O3/Al2O3. [14]

CMCs bao gồm 2 loại là CMCs có oxit và CMCs không có oxit

Tính chất của vật liệu composite nền ceramic: Chống sốc nhiệt; Độ bền được duy trì ở
nhiệt độ cao; Khả năng chịu nhiệt độ cao; Khả năng chống ăn mòn và mài mòn tuyệt vời; Trơ
với hóa chất mạnh; Độ bền kéo và nén cao, vì vậy ít bị hỏng hơn so với ceramic kỹ thuật
thông thường; Độ dẻo được tăng lên khi được gia cố; Giảm được mật độ nên giép cho nhẹ
hơn. [15]

3. Vật liệu cốt

Vật liệu cốt hay còn gọi là vật liệu gia cường (Reinforced composite ): có các thành phần
bất liên tục, nó giúp cho vật liệu composite gia tăng các cơ lý tính. Ví dụ: sợi thủy tinh, sợi
8
carbon, sợi Bo, sợi cacbua silic, sợi amide…, hạt silica, CaCO3, vẩy mica, vảy kim loại, bột
khoáng, cao lanh, đất sét, bột talc, graphite, carbon… Hình dạng, kích thước, hàm lượng và sự
phân bố vật liệu cốt là những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu composite. [16]

3.1. Vai trò vật liệu cốt

Về cơ bản, có hai kiểu vật liệu cốt là composite cốt hạt, composite cốt sợi. Mục đích
chính của vật liệu cốt: [17]

Do có các thành phần bất liên tục liên kết với nền nên giúp cho vật liệu gia tăng độ cứng
và độ bền cao cho vật liệu theo một hướng nhất định khi cốt thép chịu tải dọc; Nâng cấp thêm
tính dẫn điện, dẫn nhiệt, giãn nở vì nhiệt được kiểm soát hơn; Khả năng chống ăn mòn, tính
kháng hóa chất của môi trường và nhiệt độ được cải tiến; Dạng được sử dụng nhiều nhất để
gia cố trong vật liệu composite là dạng sợi kéo (do có các bó sợi không bị xoắn); Dễ đúc
khuôn, giảm bớt sự tạo bọt khí trong nhựa có độ nhớt cao; Đóng vai trò là điểm chịu ứng suất
tập trung; Giúp phân tán tốt vào vật liệu nền.Thân thiện với môi trường bên ngoài.

3.2. Vật liệu cốt là dạng hạt

Vật liệu composite gia cường bằng hạt có cấu trúc gồm các phân tử cốt dạng hạt phân bố
đều và liên tục trong nền. Các phần tử cốt này thường bền và cứng hơn so với nền, ví dụ như
các hạt oxit, borit, nitric,… Nhưng cũng có thể là các hạt cốt mềm như mica, graphit trong các
vật liệu chống ma sát. Vì vậy, người ta chia vật liệu composite gia cường bằng hạt ra 2 loại là
vật liệu composite hạt mịn (mềm) và vật liệu composite hạt thô (cứng).

3.2.1. Dạng hạt mịn

Hạt mịn là loại hạt được thêm vào vật liệu để tăng cường và làm cứng bằng sự phân tán
đồng đều làm cho vật liệu cứng và trơ. Các pha phân tán này có thể là kim loại, phi kim hoặc
có thể là oxit. Các phần tử cốt trong vật liệu có kích thước nhỏ (thường là nhỏ hơn 0,1 μm).
Vì vậy, nó có tính bền, cứng và ổn định ở nhiệt độ cao như các hạt oxit, borit, nitric,… Cơ chế
gia cường này do sự tương tác giữa các hạt, lệch vị trí của chúng trong chất nền và sự đông
cứng của kết tủa. Nên sự gia tăng độ bền có thể biến mất khi ta tăng nhiệt do tăng kết tủa hoặc
có thể hòa tan.

3.2.2. Dạng hạt thô

Đặc điểm: Vật liệu composite dạng hạt thô chỉ ra rằng nền và cốt không tương tác với
nhau ở mức độ nguyên tử và phân tử. Ngoài ra, có sự cản trở biến dạng của nền với vùng lân
9
cận của các hạt cốt lúc này thể hiện sự phân hóa bền cho vật liệu. Vật liệu composite hạt thô
rất phổ biến và sử dụng đa dạng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghiệp. Mặc khác,
sự hóa bền tốt nhất của vật liệu được thể hiện thông qua mật bộ bố trí hạt dày đặc và kém nhất
ở mật độ hạt thưa. Vậy composite loại này có tính chất phụ thuộc thành phần (hàm lượng cốt).
Một số composite loại này: Vật liệu composite dạng hạt thô được sử dụng với cả 3 loại
nền là kim loại, polymer và ceramic:
Composite hạt thô nền kim loại: thông thường loại vật liệu này có chứa các hợp kim cứng
được tạo ra thông qua phương pháp luyện kim là các cacbit: WC, TiC, TaC được liên kết với
kim loại nền Coban (Co). Vì vậy, vật liệu này cứng và rất phổ biến với hiệu quả kinh tế cao
thông qua dụng cụ cắt gọt.
Composite hạt thô nền polymer: các hạt cốt trong vật liệu này là chất độn vào polymer để
cải thiện độ bền kéo, nén, chống mài mòn, độ dai, khả năng ổn định kích thước và chịu nhiệt.
Các hạt cốt trong vật liệu này thường là Al2O3, thạch anh, đất sét, thủy tinh, đá vôi.
Composite hạt thô nền ceramic (ceramic): Bê tông là composite hạt thô nền ceramic được
sử dụng phổ biến nhất. Trong bêtông, cốt là các hạt rắn khá lơn như là đá, sỏi hay các hạt nhỏ
như cát vàng được liên kết với nền là xi măng (Hình 3.3)

Hình 3.1: Hình ảnh chụp dưới kính của vật liệu có cốt WC liên kết với nền Co (cacbua xi
măng) [18]

3.3. Vật liệu cốt dạng sợi

Khi vật liệu tăng cường có dạng sợi, ta gọi đó là vật liệu composite cốt dạng sợi, chất độn
dạng sợi gia cường tăng cơ lý tính cho polymer nền.

3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố hình học sợi

Sự phân bố và định hướng sợi thể hiện qua Hình 3.4

10
Hình 3.2: Sơ đồ phân bố và định hướng cốt sợi [19]

Trên thực tế, có nhiều kiểu phân bố và định hướng sợi, ở đây sợi được coi như thớ trong
kim loại, làm cho vật liệu có tính dị hướng rõ rệt. Do vật liệu làm cốt bao giờ cũng bền, cứng
hơn nền, nên theo phương cốt sợi composite thể hiện độ bền cao hơn các phương khác.

Khi các sợi phân bố song song với nhau theo một phương nào đó thì độ bền theo phương
dọc sợi sẽ cao hơn hẳn phương vuông góc với nó. Kiểu này được gọi là một chiều (hình a).

Khi cũng phân bố trên một mặt song theo hai phương vuông góc với nhau như vải (các
sợi đan vuông góc với nhau), thì khi thử theo hai phương dọc theo trục sợi độ bền nhận được
là cao hơn cả. Kiểu này được gọi là kiểu dệt (hình b).

Khi sợi phân bố ngẫu nhiên trên một mặt (không định hướng, nhiều phương) sẽ làm cho
composite có tính đẳng hướng (theo tất cả các phương trên mặt các tính chất đều như nhau).
Kiểu này được gọi là rối ngẫu nhiên trong một mặt (như cấu trúc của dạ, nỉ) (hình c).

Cuối cùng khi sợi được phân bố (đan, quấn) và định hướng theo ba phương vuông góc
với nhau thì composite có độ bền lớn nhất theo cả ba phương tương ứng. Tuy nhiên điều được
người ta quan tâm hơn cả có ảnh hưởng đến cơ tính của composite cốt sợi là yếu tố hình học
của sợi: chiều dài và đường kính hay tỷ lệ giữa chúng (hình d).

Ảnh hưởng của chiều dài sợi: Điều quan trọng nhất đối với composite kết cấu cốt sợi phải
có cấu trúc sao cho tải trọng đặt vào phải được dồn vào sợi là pha có độ bền cao, nếu chỉ tập
trung vào nền là pha kém bền hơn sẽ dẫn đến phá hủy pha này một cách nhanh chóng, nói
khác đi cơ tính phụ thuộc vào mức độ truyền tải trọng từ nền vào sợi.

11
Người ta đã tính được rằng khi sợi dài bằng hay dài hơn một chiều dài tới hạn lc mới làm
tăng một cách có hiệu quả độ bền và độ cứng vững của composite. Chiều dài tới hạn lc này
phụ thuộc đường kính d của sợi, giới hạn bền (σb)f của sợi (fiber) và sức bền liên kết giữa sợi
và nền (hay giới hạn chảy cắt của nền σm).

Đối với composite sợi thủy tinh hay sợi carbon, chiều dài tới hạn này khoảng 1mm và
gấp 20 đến 150 lần đường kính sợi.

Người ta quy ước: Khi l > 15lc, composite là là loại cốt liên tục hay dài; Khi l < 15lc,
composite là loại cốt sợi không liên tục hay ngắn; trong đó khi l < lc nền bao quanh sợi bị
biến dạng đến mức không có sự truyền tải, tác dụng gia cường của sợi không có, được coi như
composite hạt.

3.3.2. Phân loại vật liệu cốt dạng sợi

Những vật liệu được sử dụng làm cốt sợi cho vật liệu composite rất đa dạng, dựa vào bản
chất mà chúng được chia thành những nhóm sau đây: [4]

Nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi ceramic; Nhóm sợi gốc khoáng chất:
sợi A-mi-ăng, sợi Silic; Nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol,
sợi Apyeil; Nhóm sợi gốc thực vật: giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, xơ dừa; Nhóm sợi kim loại:
thép, đồng nhôm; Nhóm sợi nhựa tổng hợp: sợi polyester, sợi polyamide.

3.3.3. Kích thước và vật liệu làm cốt sợi

Kích thước sợi: Như ta đã biết, độ bền của sợi cốt không những chỉ phụ thuộc vào bản
chất của vật liệu làm sợi mà còn phụ thuộc rất mạnh vào kích thước hình học mà cụ thể là
đường kính của nó. Với cùng vật liệu, do xác suất có mặt các khuyết tật (ví dụ các vết nứt
nhỏ) trên bề mặt sợi nhỏ sẽ thấp hơn ở sợi to, vì vậy sợi càng nhỏ có độ bền càng cao. Đây là
đặc điểm rất quan trọng để các nhà công nghệ quan tâm trước hết khi lựa chọn sợi cốt. Dựa
vào đường kính và đặc tính người ta phần cốt sợi thành ba loại: râu, sợi và dây nhỏ.

Râu (râu đơn tinh thể): Râu là sản phẩm có đường kính rất nhỏ (cỡ 1 - 2µm), tỷ lệ chiều
dài trên đường kính rất lớn (khoảng trên nghìn lần), nhận được bằng kỹ thuật nuôi đơn tinh
thể. Do kích thước nhỏ, các đơn tinh thể (râu) này có mức độ hoàn thiện tinh thể rất cao (hầu
như chỉ có một lệch xoắn) và không có nứt, rỗng nên có độ bền rất cao (gần bằng độ bền lý
thuyết). Tuy nhiên râu vẫn chưa được dùng rộng rãi vì quá đắt và rất khó gắn kết vào nền. Vật
liệu để chế tạo râu có thể là grafit, SiC, Si3N, Al2O3.

12
Sợi: Sợi được sản xuất bằng công nghệ kéo, chuốt. Chúng có thể là đa tinh thể hoặc vô
định hình với đường kính tương đối nhỏ (khoảng vài chục đến vài trăm µm) và tỷ lệ chiều
dài/đường kính rất khác nhau. Vật liệu chế tạo cốt sợi có thể là polymer polyamide, là ceramic
như thủy tinh, oxit nhôm, cacbua silic hoặc bo, carbon,..

Dây: Dây là loại có đường kính nhỏ, thường là bằng kim loại: thép carbon cao, vonfram,
molipđen, berili, titan. Loại cốt này được dùng để gia bền lốp ôtô, khung tên lửa, ống dẫn cao
áp

Tính chất của các vật liệu làm cốt sợi được thể hiện ở Bảng 3.1 [20]:

Bảng 3.1: Cơ tính và tỷ trọng của các loại sợi

Độ cứng Độ bền Độ giãn Tỷ trọng


(GPa) (GPa) (%) (kg/m3)

Thép 203 0.6 - 2 - 7.8

Nhôm 75 0.075 1.0 2.6

Sợi carbon (HS) 240 6.4 1.8 1.8

Sợi carbon (HM) 310 3.5 - 1.9

Sợi carbon (UHS) 825 - - 1.9

Sợi aramid (Kevlar) 180 3.5 3.0 1.5

Sợi thủy tinh (loại E) 76 3.5 4.7 2.9

Sợi thủy tinh (loại S) 96 4.8 - 2.9

Ống nano carbon 650 - 1000 150 - 180 - 1.8

Trong loại kích thước kể trên loại được dùng phổ biến nhất là sợi. Ta có các nhóm vật
liệu phổ biến để làm sợi cho composite chính là thủy tinh, carbon, polymer, bo và ceramic.

Thủy tinh: Thành phần hóa học của thủy tinh gồm các oxit SiO2, Al2O3, BO3. CaO, MgO,
Sở dĩ sợi thủy tinh được sử dụng rộng rãi làm cốt vì dễ chế tạo nó từ trạng thái mềm lỏng và
có độ bền cao. Trong quá trình kéo, bề mặt sợi bị cọ sát với bề mặt cứng khác nhờ đó làm mất
đi các vết nứt và như là được bọc bởi lớp áo mới, bám dính tốt với nền.

Carbon: Chính nhờ sự định hướng chủ yếu của các mặt đáy lục giác (chỉ với liên kết đồng
hóa trị) song song với trục sợi nên có độ bền rất cao. Trong quá trình chế tạo sợi carbon, sự
grafit hóa có thể xảy ra không hoàn toàn nên vẫn còn các vùng vô định hình (chỉ trong râu

13
grafit mới đạt mức độ tinh thể hoàn toàn) nên độ bền có thể thay đổi. Nếu như sợi thủy tinh
chỉ sử dụng được tới 500ºC - 700ºC thì sợi carbon tới trên 2000ºC.

Polymer: Các polymer có module đàn hồi nhỏ, hiện nay, loại sợi polymer phổ biến đang
dùng là loại polyamide thơm.

3.3.4. Các loại composite cốt sợi phổ biến

Composite polymer - sợi thủy tinh: Sợi thủy tinh được tạo thành bằng cách kéo sợi những
loại thủy tinh có thể kéo sợi được (thủy tinh dệt), có đường kính nhỏ vài chục micro mét. Khi
đó các sợi này sẽ mất những nhược điểm của thủy tinh khối, như: giòn, dễ nứt gãy, mà trở nên
có nhiều ưu điểm cơ học hơn. Thành phần của thủy tinh dệt có thể chứa thêm những khoáng
chất như: silic, nhôm, magie, tạo ra các loại sợi thủy tinh khác nhau như: sợi thủy tinh E (dẫn
điện tốt), sợi thủy tinh D (cách điện tốt), sợi thủy tinh A (hàm lượng kiềm cao), sợi thủy tinh
C (độ bền hóa cao), sợi thủy tinh R và sợi thủy tinh S (độ bền cơ học cao). Loại thủy tinh E là
loại phổ biến, các loại khác thường ít (chiếm 1%) được sử dụng trong các ứng dụng riêng biệt.

Đây là loại được sản xuất với khối lượng nhiều nhất vì chúng khá rẻ, nhẹ, có độ bền riêng
cao và sự gắn kết tốt giữa hai pha nền - cốt, với cả hai loại cốt sợi liên tục cũng như gián
đoạn. Trong đó, phổ biến nhất là polyester - sợi thủy tinh, tiếp đến là nylon - sợi thủy tinh.
Tuy nhiên loại này có nhược điểm là không đủ độ cứng vững trong một số trường hợp yêu
cầu (như khi làm kết cấu của máy bay, cầu), nhiệt độ làm việc thấp, dưới 200ºC (trên đó
polymer bị chảy và hủy hoại). Hình 3.3 và Hình 3.4 mô tả hình ảnh của vật liệu composite –
polymer sợi thuỷ tinh:

Hình 3.3: Composite polymer - sợi thủy tinh [21]

14
Hình 3.4: Tấm vật liệu composite sợi thủy tinh [22]

Composite polymer - sợi khác: composite polymer - sợi carbon có module đàn hồi riêng
cao hơn, tính chịu nhiệt độ và bền hóa học cao hơn nhưng đắt hơn và chỉ có loại sợi gián
đoạn. Loại composite này có sức cạnh tranh lớn trong máy bay do giảm nhẹ được khối lượng
(giảm 20 - 30% so với dùng kim loại). Hình 3.5 và Hình 3.6 mô phỏng cấu trúc vật liệu
composite sợi carbon:

Hình 3.5: Cấu trúc vật liệu composite sợi carbon [23]

15
Hình 3.6: Tấm vật liệu composite sợi carbon [24]

Composite epoxy - sợi bo: Được dùng trong máy bay lên thẳng (làm cánh rôto), còn loại
polymer - sợi aramid bắt đầu được dùng trong hàng không, tàu biển và đồ dùng thể thao. Hình
3.7 thể hiện tấm phíp vàng Epoxy, tấm vật liệu này thể hiện tính chất cơ học và điện môi cao,
nó có thể được sử dụng như các bộ phận xây dựng cách điện trong máy móc và thiết bị điện,
hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt và trong dầu biến thế. [25]

Hình 3.7: Tấm phíp vàng Epoxy - Phíp nhựa sợi thủy tinh Epoxy [25]

Composite kim loại - sợi: Trong loại này nền kim loại có thể là: nhôm, đồng (phổ biến
nhất), magie, titan với cốt sợi: carbon, bo, cacbua silic, dây kim loại. Tỷ lệ thể tích sợi khoảng
20 - 50%. Một trong các composite có triển vọng nhất là loại nền nhôm - sợi bo có phủ cacbit
silic để làm chậm phản ứng không mong muốn giữa nhôm và bo. composite nền kim loại có
nhiệt độ làm việc cao hơn nền polymer. Chịu nhiệt độ cao hơn cả là loại nền hợp kim trên cơ
sở Ni hoặc Co với cốt sợi là dây vonfram dùng trong turbin. Hình 3.8 mô tả các tấm nhôm
nhựa làm từ vật liệu composite:

Hình 3.8: Tấm Nhôm nhựa composite

16
4. Một số vật liệu composite mới

4.1. Vật liệu carbon-carbon composite

4.1.1. Khái niệm

Những vật liệu tổng hợp này là họ của vật liệu bao gồm carbon (hoặc than chì), carbon
gia cố bằng nền sợi carbon (hoặc than chì) nên thể hiện các đặc tính của cả carbon và vật liệu
composite. Sợi carbon gia cố làm cho vật liệu bền hơn, cứng hơn và có khả năng chống sốc
nhiệt cao. Hệ số giãn nở nhiệt thấp (~ 0) và duy trì các đặc tính ở mức cao nhiệt độ (>2000ºC)
trong bầu không khí không oxy hóa là các tính năng độc đáo khác của C/Cs, làm cho chúng
hấp dẫn hơn bất kỳ kỹ thuật truyền thống nào khác trong các khu vực quản lý nhiệt cao. Hình
4.2 thể hiện sự thay đổi độ bền của vật liệu kỹ thuật theo nhiệt độ:

Hình 4.1: Sự thay đổi độ bền của vật liệu kỹ thuật theo nhiệt độ

Hình trên mô tả sự thay đổi của cường độ cụ thể của C/Cs bao gồm các vật liệu kỹ thuật
khác theo nhiệt độ [26]. Trong khi độ bền giảm khi nhiệt độ tăng đối với các kỹ thuật khác vật
liệu, C/Cs thể hiện khả năng ngược lại. Sự gia tăng độ bền của C/Cs với nhiệt độ tăng là do
khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, cấu trúc bên trong của vật liệu tổng hợp thay đổi. C/Cs có thể từ
cấu trúc sợi đơn hướng đơn giản được gia cố cho đến cấu trúc sợi dệt hướng phức tạp.

4.1.2. Tính chất của vật liệu carbon-carbon composite

Vật liệu carbon-carbon composite (C/Cs) không phải là một vật liệu đơn lẻ mà là một họ
hoặc một nhóm vật liệu có các thuộc tính có thể thay đổi tùy thuộc vào cách thức và nơi
chúng được tạo ra. Các thuộc tính là những yếu tố cần thiết và thường được đề cập trong các
tài liệu đó là độ bền, độ cứng, sự bể, gãy, độ dẻo dai, dẫn nhiệt, giãn nở nhiệt, chống mài mòn.
Cơ chế hoạt động cho tất cả các thuộc tính này khá khác nhau. Ngoài ra, tính chất của C/Cs

17
còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác như loại sợi carbon gia cường, cấu trúc sợi, ma trận
carbon, cấu trúc vi mô, mật độ và cấu trúc vĩ mô của vật liệu tổng hợp như loại, kích thước và
số lượng khuyết tật, tức là khuyết tật, lỗ rỗng, vết nứt. Đối với hầu hết các vật liệu tổng hợp,
cân nhắc chính cho một ứng dụng nhất định là tính chất của các sợi cốt. Độ bền và module
của sợi carbon cũng liên quan đến các tính chất vật lý như dẫn nhiệt dẫn điện và hệ số giãn nở
nhiệt. [27]., Hình 4.3 cho thấy được những cấu trúc cốt phổ biến của C/Cs:

Hình 4.2: Cấu trúc cốt phổ biến của composite carbon-carbon

4.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu carbon-carbon composite

Ưu điểm: Có cường độ chịu kéo cao, gấp 10 -15 lần cường độ chịu kéo thép, nhẹ và đa
năng. Thích hợp với hình dạng cấu kiện khác nhau. Bền bỉ với thời gian và trong môi trường
hóa chất. Dễ dàng tính toán và kiểm tra lại với phần mềm do nhà sản xuất cung cấp.

Nhược điểm: Đây là nguồn vật liệu từ thị trường nước ngoài, ở Việt Nam chưa có công ty
sản xuất. Trước khi tiến hành cải tạo phải lên dự toán xây dựng để lập kế hoạch cung ứng vật
liệu cho công trình.

4.2. Vật liệu composite lai

4.2.1. Khái niệm và phân loại

Vật liệu composite lai là loại vật liệu composite gồm có ít nhất là ba vật liệu thành phần
khác nhau cấu thành nên vật liệu. Các vật liệu thành phần có thể khác nhau về tính chất lí, hóa
và khi hợp thành sẽ tạo nên vật liệu composite lai với sự khác biệt nổi bật và cao hơn trước đó
về mặt tính chất. [28]

Phân loại gồm hai loại chính: Vật liệu composite đa nền: là vật liệu composite mà pha
nền được cấu thành từ ít nhất hai loại vật liệu khác nhau; Vật liệu composite đa cốt: là vật liệu

18
composite mà cốt (pha tăng cường) gồm ít nhất từ hai loại vật liệu khác nhau được liên kết
bởi cùng một pha nền. [9]

4.2.2. Tính chất

Vật liệu composite lai có độ bền và độ cứng trên tỉ lệ trọng lượng cao và nhiều đặc tính
cơ học khác [29] . Vì vậy mà việc chế tạo vật liệu composite tạp lai là một điều rất cần thiết.

Ví dụ chế tạo các composite tạp lai đa cốt sợi thủy tinh và sợi carbon với sợi hữu cơ và
sợi carbon, tạo ra vật liệu mới có hệ số dãn nở nhiệt ổn định trong khoảng từ -120 đến 160oC.
Trong khi đó với vật liệu composite cốt sợi thủy tinh hoặc sợi hữu cơ thông thường lại có sự
thay đổi đặc tính cơ lý đáng kể khi tăng nhiệt độ, không đảm bảo được sự ổn định. Cho nên sự
pha tạp giữa các thành phần vật liệu khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến độ bền nén, bề ứng
suất, những đặc tính chịu nhiệt và module đàn hồi của composite. [9]

Sự lai ghép trong vật liệu composite lai thật chất là sự gia cố của cả sợi tự nhiên và sợi
tổng hợp với chất nền. Trong sự lai ghép của composite sẽ có nhiều hơn một sợi được sử dụng,
đồng thời làm tăng tính chất của vật liệu composite, từ đó các đặc tính của vật liệu composite
lai nhiều hơn đáng kể so với các đặc tính từ sợi tự nhiên hay tổng hợp được gia cố thành. [28]

Vật liệu composite lai được sản xuất phổ biến nhất là từ sợi thủy tinh và sợi carbon. Các sợi
carbon mạnh và tương đối cứng, gia cố cho vật liệu, tuy nhiên chúng lại đắt tiền. Trong đó sợi
thủy tinh thì lại không đắt nhưng lại thiếu độ cứng của carbon. Vì vậy mà khi lai giữa hai loại
thành vật liệu composite lai có đặc tính chống va đập cao với độ cứng lớn hơn, được sản xuất
với chi phí không quá cao. Tuy nhiên, loại vật liệu này lại không đảm bảo được sức bền trước
sức căng lớn, trong trường hợp bị hư hỏng thì sợi thủy tinh sẽ bị phá hỏng sau cùng và sợi
carbon sẽ bị hỏng đầu tiên, do vậy không được dùng loại vật liệu này trong tình trạng áp suất
cao, bị căng, ép; chỉ dùng cho cấu trúc vận tải nhẹ, đường hàng không, đồ thể thao và là thành
phần của các vật liệu chỉnh hình nhẹ. [7] . Hình 4.4 mô tả sự sắp xếp của sợi carbon và sợi
thủy tinh trong vật liệu composite lai, trong đó: (a) – Hỗn hợp sợi phân tán đồng đều; (b) –
Sợi thủy tinh mật độ cao ở trung tâm; (c) – Sợi carbon mật độ cao ở trung tâm:

19
Hình 4.3: Sự sắp xếp của sợi carbon và sợi thủy tinh trong vật liệu composite lai [30]

Có một vài cách để kết hợp hai loại sợi khác nhau thành một vật liệu composite lai. Một
trong số đó là căn chỉnh, trộn lẫn vào nhau; hoặc cán mỏng thành các lớp, mỗi bao lớp gồm
các sợi đơn, xen kẽ lớp này với lớp khác. Và hầu hết tất cả các phép lai này đều có tính dị
hướng. [7]

4.2.3. Ưu điểm

Vật liệu composite lai có mật độ sợi trong sản phẩm ít hơn nhiều so với sợi tổng hợp, từ
đó làm giảm đáng kể trọng lượng của vật liệu. Mặt khác, sợi tự nhiên được lai tạo với sợi tổng
hợp có độc tính thấp hơn, giá rẻ hơn và quá trình sản xuất để tổng hợp vật liệu cũng an toàn
hơn nhiều, đồng thời cũng có thể tái chế được, thân thiện với môi trường. [28]

Hơn hết, vật liệu composite lai là một hỗn hợp lai chứa hai hoặc nhiều sợi, bởi vậy mà ưu
điểm của sợi này sẽ bổ sung cho những khuyết điểm của loại sợi kia, từ đó tạo nên một sự cân
bằng về chi phí, hiệu suất có thể đạt được thông qua thiết kế vật liệu phù hợp, và đây cũng là
một điểm khác biệt nổi bật về ưu điểm của vật liệu composite lai so với các loại vật liệu
composite khác. [31]

4.2.4. Nhược điểm

Một trong những vấn đề lớn của vật liệu composite lai là độ ẩm của sợi cao dẫn đến giảm
khả năng liên kết giữa sợi với chất nền. Bên cạnh đó, khả năng chống cháy cũng kém hơn.
Ngoài ra, việc tổng hợp cũng rất tốn công sức cũng như thời gian để tiêu thụ, giá cả cũng bị
ảnh hưởng bởi biến động của toàn cầu. [28]

Vật liệu composite lai có các đặc tính của hỗn hợp lai, phụ thuộc vào hàm lượng sợi,
chiều dài từng sợi riêng lẻ, sự định hướng, mức độ xen kẽ giữa các sợi, các liên kết giữa sợi
và chất nền, vì vậy mà để chế tạo ra một vật liệu lai có hiệu quả cao, hiệu suất lớn, độ bền cao
và đúng yêu cầu thì cần phải tốn thời gian, chi phí, công sức để nghiên cứu, thí nghiệm nhiều
20
lần để đạt được kết quả tối đa nhất của sự tương thích giữa các sợi với nhau, khi ấy vật liệu
composite sai mới thật sự có giá trị. [31]

4.3. Vật liệu nano-composite

4.3.1. Khái niệm

Vật liệu nano-composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên
vật liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật riêng rẽ ban đầu. Đồng thời chỉ có 1 phần của vật
liệu có kích thước nm hoặc trong thành phần vật liệu tồn tại cấu trúc nano không chiều, một
chiều, hai chiều đa xen lẫn nhau. Trong đó kích thước và cấu trúc nano được hiểu khái quát là
kích thước hạt vật liệu chiếm trong vùng không gian khoảng một vài nm đến nhỏ hơn 100 nm.
Hình 4.5 mô tả cấu trúc của vật liệu nano composite:

Hình 4.4: Mô hình cấu trúc vật liệu nano composite

4.3.2. Phân loại

Polymer nano-composite được phân loại dựa vào số chiều có kích thước nanomet của vật
liệu gia cường. Loại 1: Là loại hạt có cả ba chiều có kích thước nm. Loại 2: Là loại hạt có
hai chiều có kích thước nm, chiều thứ ba có kích thước lớn hơn, thường là ống nano hay sợi
nano. Loại 3: Là loại chỉ có một chiều có kích thước cỡ nm

4.3.3. Đặc điểm của vật liệu nano-composite

Với pha phân tán là các loại bột có kích thước nano rất nhỏ nên chúng phân tán rất tốt vào
trong polymer, tạo ra các liên kết ở mức độ phân tử giữa các pha với nhau, phân tán tốt vào

21
các pha nền, dưới tác dụng của lực bên ngoài tác động vào nền sẽ chịu toàn bộ tải trọng làm
tăng độ bền của vật liệu đồng thời làm cho vật liệu cũng ổn định ở nhiệt độ cao.

Do kích thước nhỏ ở mức độ phân tử nên khi kết hợp với các pha nền có thể tạo ra các
liên kết vật lý nhưng có độ bền tương đương với liên kết hóa học, vì thế cho phép tạo ra các
vật liệu có nhiều tính chất mở. Vật liệu gia cường có kích thước rất nhỏ nên có thể phân tán
trong pha nền tạo ra cấu trúc rất đặc, do đó có khả năng dùng làm vật liệu bảo vệ theo cơ chế
che chắn rất tốt. Vật liệu nano-composite có thể được chế tạo không chỉ bằng các vật liệu có
cấu trúc nano khác nhau mà còn bằng các phân tử sinh học khác nhau và các polymer dẫn
điện.

4.3.4. Ưu điểm của vật liệu nano-composite

Vật liệu nano gia cường hiệu quả hơn bởi vì kích cỡ của nó nhỏ hơn dẫn tới sự cải thiện
đáng kể tính chất của nền, điều này làm cho vật liệu polymer composite nhẹ hơn, dễ gia công
hơn. Sự chuyển ứng suất từ nên sang chất đến hiệu quả hơn là đo diện tích bề mặt lớn và khả
năng tương tác tốt giữa các pha.

5. Ứng dụng của vật liệu composite

5.1. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền kim loại

Vật liệu composite với chất nền kim loại đã được ứng dụng thành công trong một số
ngành. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ cũng đã sử dụng vật liệu
composite với chất nền kim loại từ hợp kim nhôm, hợp kim titan hay magie để chế tạo các bộ
phận của tàu vũ trụ, vệ tinh,… do sức bền vượt trội ở nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn tốt
cũng như trọng lượng nhẹ của các vật liệu này. Người ta cũng sử dụng sợi liên tục từ than chì
làm chất gia cố cho chất nền nhôm trong chế tạo cần ăng ten trên Kính viễn vọng không gian
Hubble, hoặc sử dụng chất nền silic cacbua – nhôm, than chì – nhôm cho hệ thống quản lý
nhiệt của Hệ thống định vị Toàn cầu (GPS) (các chất nền này có độ dẫn nhiệt cao, hệ số giãn
nở của chúng khớp với hệ số giãn nở của các vật liệu điện tử khác trong GPS). Hình 5.1 trình
bày kính viễn vọng không gian của Hubble:

22
Hình 5.1: Kính viễn vọng không gian Hubble [32]

Vật liệu composite có chất nền làm từ magie hay đồng dễ dàng đúc và tạo hình cũng như
có khả năng chống mài mòn cao nên được sử dụng trong các thiết bị điện tử và mạch điện.

Các dụng cụ cắt, gọt, hàn, tiện ngày nay cũng được làm từ các vật liệu composite nền kim
loại như dụng cụ cắt làm từ chất nền coban cứng chắc kết dính với các hạt vonfram cacbit
cứng cho hiệu suất cắt cao. Các kim loại khác như đồng cũng được sử dụng để làm chất nền
trong các dụng cụ này nhưng cho hiệu suất cắt thấp hơn. Hình 5.2 trình bày vật liệu cắt làm từ
chất nền coban:

Hình 5.2: Vật liệu cắt làm từ chất nền coban kết hợp các hạt vonfram cacbit [33]

Đặc tính đứt gãy và rão ở nhiệt độ cao của một số siêu hợp kim (những hợp kim dựa trên
Co và Ni) có thể được tăng cường bằng cách kết hợp với vật liệu cốt dạng sợi từ các kim loại
chịu lửa tốt như Vonfram. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ cao và độ bền khi

23
chịu va đập cũng được duy trì ở mức tốt. Cách kết hợp này cho phép vật liệu composite hoạt
động ở nhiệt độ cao hơn và mang lại hiệu suất tốt hơn cho các động cơ turbin.

Trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà máy sản xuất ô tô đã sử dụng chất nền nhôm được
gia cố bởi nhôm oxit và sợi carbon trong một số động cơ (có trọng lượng nhẹ hơn, chống mài
mòn và chống biến dạng nhiệt tốt hơn), hoặc các chất nền kim loại khác được sử dụng trong
trục chuyển động (tăng tốc độ quay và giảm tiếng ồn do dao động). Các hãng xe lớn như
Toyota, Porsche, 3M cũng sử vật liệu composite chất nền kim loại để làm phanh đĩa ô tô và
chế tạo động cơ do trọng lượng nhẹ và chống chịu mài mòn tốt. Ví dụ như Toyota đã sử dụng
vật liệu tổng hợp nền kim loại trong động cơ 2ZZ-GE do Yamaha thiết kế trong các phiên bản
Lotus Lotus Elise S2 sau này cũng như các mẫu xe Toyota khác. Porsche cũng sử dụng MMC
để gia cố ống xi-lanh của động cơ trên Boxster và 911. Hình 5.3 thể hiện động cơ của dòng xe
Porsche 718 Boxster:

Hình 5.3: Động cơ xe Porsche 718 Boxster [34]

Trong quân sự, một số quốc gia cũng sử dụng vật liệu composite nền kim loại cho xe tăng
thiết giáp ví dụ như xe tăng làm từ thép được gia cố bằng boron nitride, đây là chất gia cường
tốt cho thép vì nó rất cứng và không hòa tan trong thép nóng chảy.

5.2. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền polymer

5.2.1. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi thủy tinh

Những sản phẩm sử dụng sợi thủy tinh có nhiều ứng dụng quen thuộc như: phụ tùng oto,
tàu thủy, ống nhựa, thùng chứa, sàn. Các ngành công nghiệp vận tải sử dụng ngày càng nhiều

24
các chất dẻo được gia cố bằng sợi thủy tinh nhằm giảm trọng lượng phương tiện và tăng hiệu
quả sử dụng nhiên liệu. Một loạt các ứng dụng mới đang được nghiên cứu trong ngành công
nghiệp ô tô. Trong xây dựng dân dụng, được ứng dụng Làm lớp phủ nền nhà xưởng, mương,
rãnh trong các xưởng mạ, photphat hóa hoặc dây chuyền sản xuất hóa chất, nhà máy thực
phẩm, dược phẩm; Chống thấm nền, tường, mái các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp [35].

5.2.2. Vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi aramid

Sợi aramid thường được sử dụng nhiều nhất trong vật liệu composite với chất nền
polymer là epoxy và polyester. Nhờ tính chất mềm và dễ uốn, chúng có thể được xử lý bằng
các hoạt động dệt thông thường. Một số ứng dụng điển hình của vật liệu composite từ vật liệu
này là áo chống đạn, quần áo thể thao, lốp xe, dây thừng, vỏ tên lửa, thay thế cho các tấm
amiăng trong các tấm lót.

Hình 5.4 mô tả vật liệu composite chất nền polymer sợi aramid với khả năng chống đạn
tốt nhờ vào độ bền riêng và độ cứng riêng rất cao của cấu trúc, bên cạnh đó là khả năng chống
xuyên thủng tuyệt vời đối với tất cả các loại đạn có động năng cao, bao gồm cả những mảnh
vỡ từ vụ nổ dưới lòng đất hoặc các thiết bị nổ tự chế, thậm chí là ngăn chặn sát thương lớn từ
các turbin cánh quạt.

Hình 5.4: Mô hình hóa vật liệu composite với chất nền polymer có vật liệu cốt là sợi aramid
trong ứng dụng làm áo chống đạn [36]

25
5.3. Ứng dụng của vật liệu composite với chất nền ceramic

Vật liệu composite nền ceramic được ứng dụng phổ biến trong bộ trao đổi nhiệt và các
thành phần đầu đốt; hệ thống xả động cơ; công nghiệp điện hạt nhân.

Ngoài ra ngành công nghiệp hàng không vũ trụ cũng sử dụng hệ thống lá chắn nhiệt tiếp
xúc với nhiệt độ trên 1500°C trong vài phút. Vật liệu CMC có thể xử lí tốt các cú sốc nhiệt, vì
thế mang đến những lợi thế sau: giảm tải trọng, khả năng tái sử dụng , khả năng chịu tải cao
hơn của hệ thống. Hình 5.5 thể hiện cặp cánh lái của NASA X-38 làm từ vật liệu CMC:

Hình 5.5: Cặp cánh lái của NASA X-38. Kích thước 1.5 x 1.5 x 0.15 m. Khối lượng 69kg.
Làm từ C/SiC.

Trong các hệ thống turbin khí, vật liệu composite nền ceramic cũng được sử dụng để chế
tạo các buồng đốt, cánh quạt stato, cánh turbin (Hình 5.6):

Hình 5.6: Các lõi roto, stato làm từ vật liệu composite nền ceramic.

5.4. Ứng dụng của vật liệu composite cốt hạt

5.4.1. Dạng hạt mịn

26
T - D Nickel (Thoria Dispersed Nickel) có nền là Niken, cốt là ThO2. Với 2% ThO2 ở
dạng nhỏ mịn nên có độ ổn định nhiệt, độ bền cao và có khả năng làm việc ở nhiệt độ vô cùng
cao 1000ºC – 1100ºC. Ngoài ra nó còn khó bị ăn mòn tinh giới như thép không gỉ là vật liệu
vô cùng quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ, bình áp lực được dùng trong môi trường
dễ bị ăn mòn (Hình 5.7):

Hình 5.7: Vật liệu Thoria Dispersed Nickel.

SAP (Sintered Aluminium Powder): là loại vật liệu có nền là nhôm hay hợp kim của
nhôm được chế tạo và xuất xưởng ở dạng bán thành phẩm tấm, ống, dây,… Tạo ra các chi tiết
có độ bền riêng lớn có thể làm việc ở nhiệt độ 300-500ºC và chịu tác dụng của môi trường ăn
mòn (Hình 5.8) [37]:

Hình 5.8: Vật liệu Sintered Aluminium Powder.

5.4.2. Dạng hạt thô

Hợp kim cứng cacbit có chứa WC (chiếm tỷ lệ cao nhất), TiC và TaC rất cứng ngoài ra
còn có thêm lượng coban làm chất kết dính, nhờ vậy làm tăng thêm độ cứng. Nên nó được sử
dụng để chế tạo các vật liệu cắt gọt. Do có tính chống ăn mòn cao và tính cứng nóng rất cao.
Hơn nữa nó là do bản chất tự nhiên có được, không phải qua quá trình nhiệt luyện mà có
được. Vật liệu này được dùng rộng rãi làm dao cắt, khuôn kéo sợi, khuôn dập và các chi tiết
máy móc.

27
Bê tông khác với xi măng, bê tông là vật liệu có các hạt được liên kết với nhau trong một
thể rắn có nền là xi măng (ceramic). Có hai loại bê tông quen thuộc là xi măng Portland và xi
măng nhựa (hay gọi là nhựa đường). Chúng được sử dụng rộng rãi trong lát nền, xây dựng kết
cấu (Hình 5.9):

Hình 5.9: Vật liệu bê tông – composite hạt thô nền ceramic [38]

5.5. Ứng dụng của vật liệu carbon-carbon composite

Những vật liệu tổng hợp này là một trong những vật liệu tốt nhất trong số tất cả các vật
liệu nhiệt độ cao vì: đặc tính nhiệt đặc biệt của chúng chẳng hạn như độ ổn định nhiệt cao
(điểm nóng chảy > 3000ºC), độ dẫn nhiệt cao và hệ số giãn nở nhiệt thấp, giúp chúng có khả
năng chống sốc nhiệt cao. Nó có thể duy trì độ bền cơ học ngay cả ở nhiệt độ rất cao. Ngoài ra,
những vật liệu tổng hợp này còn duy trì tốt đặc tính ma sát trên toàn bộ dải nhiệt độ với độ
mài mòn thấp. Nó có độ dẻo dai rất cao và không bị gãy giòn như ceramic sứ thông thường.
Cơ chế đứt gãy đa chế độ xảy ra khi các sợi đứt và liên kết giữa các sợi cốt và chất nền không
còn tồn tại. Đĩa phanh cho máy bay tốc độ cao như Mirage 2000, Concorde và Airbus-320 là
một số ví dụ trong đó đặc tính ma sát thuận lợi đã được đưa vào sử dụng. Các C/Cs thế hệ đầu
tiên được tạo ra hạn chế dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc lâu với không khí, nhiệt, v.v. Tuy nhiên,
với sự ra đời của vật liệu tổng hợp chống oxy hóa thế hệ thứ hai, điều này hạn chế đã được
khắc phục. Những tính năng độc đáo này của C/Cs đã khiến nó được yêu thích làm vật liệu
cho đầu mũi lại, vật liệu cạnh hàng đầu cho cánh tàu con thoi, tên lửa, đầu phun, đầu phun
vectơ lực đẩy sử dụng bóng C/Cs, khớp ổ cắm, hiệu suất cao động cơ turbin phản lực, nón
mũi của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hệ thống phanh trong xe đua. Hình 5.10 mô tả vành
bánh siêu xe được trang bị sợi carbon:

28
Hình 5.10: Vành bánh xe ô tô từ sợi carbon

5.6. Ứng dụng của vật liệu composite lai

Với những ưu việt tuyệt vời về độ bền, chi phí chế tạo mà vật liệu composite lai được
dùng nhiều trong nền công nghiệp ô tô. Một trong số những công ty hàng đầu sử dụng loại vật
liệu này cho sản phẩm của mình phải kế đến là Mercedes, Audi, BMW và Volkswagen để sản
xuất nội thất và ngoại thất cho xe. Bên cạnh đó, vật liệu composite lai còn được dùng để làm
đồ bảo hộ, đồ thể thao, được sử dụng để làm nội thất cho máy bay và cả tàu hỏa . [28]. Hình
5.11 mô tả các thành phần trên bộ phận máy bay được làm từ vật liệu composite lai:

Hình 5.11: Thành phần cấu tạo vỏ máy bay với một nửa là từ vật liệu composite lai

Ngoài ra vật liệu composite cũng được dùng như một loại vật liệu mới trong nền y học
với các thiết bị chấn thương chỉnh hình, hay thậm chí là trong những đồ dùng nội thất hàng
ngày như bàn, ghế, mũ bảo hiểm,… [39]

29
Thậm chí vật liệu composite lai còn được ứng dụng trong kỹ thuật xây dựng các cơ sở hạ
tầng, cầu cống. Hình bên dưới là cầu West Mill tại Anh Quốc, với mỗi bốn dầm đỡ chính của
cầu được xây dựng bằng vật liệu composite lai giữa sợi carbon (CFRP) và sợi thủy tinh
(GFRP) với nhau.. Hình 5.12 mô phỏng cấu trúc vật liệu của cầu West Mill:

Hình 5.12: Cấu trúc vật liệu của cầu West Mill (gồm dầm chính bằng composite lai
GFRP/CFRP, sàn GFRP, dầm lan can bê tông) [40]

Trong suốt quá trình phát triển của vật liệu composite lai, chúng đã chứng minh cho ta
thấy giá trị của mình với rất nhiều ứng dụng thực tiễn, từ những món nội thất, đồ dùng trong
nhà ở, đến cả trong nền công nghiệp hàng không, ô tô, và đặc biệt là trong kĩ thuật, trong xây
dựng bởi sức bền và nhiều đặc tính tuyệt vời và nổi bật của chúng.

5.7. Ứng dụng của vật liệu nano-composite

Các loại và ứng dụng của vật liệu nano-composite trong đời sống: Các lĩnh vực ứng dụng
của nano-composite bao gồm các lĩnh vực y tế và trải dài trên nhiều ngành công nghiệp, từ
điện tử, ô tô đến thiết bị thể thao. Chúng thậm chí có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh
vực hàng không và vũ trụ với khả năng chịu được lực căng và nhiệt độ khắc nghiệt.

Vật liệu tổng hợp nano dựa trên Epoxy: Epoxy là một polymer nhiệt rắn, là một vật liệu
công nghiệp được sử dụng rộng rãi với vô số ứng dụng. Vật liệu nano-composite gốc epoxy là
vật liệu dễ thích ứng được sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật khác nhau vì độ bền cao và
trọng lượng nhẹ của chúng. Ví dụ, vật liệu tổng hợp epoxy graphene tải trọng cao là vật liệu
giao diện nhiệt đầy hứa hẹn có thể được sử dụng để cải thiện khả năng dẫn nhiệt từ chip máy
tính, điốt phát sáng và nguồn vi sóng. [41]

Polymer nano-composite trong ngành công nghiệp ô tô: Các động lực chính cho việc sử
dụng các bộ phận hỗ trợ polymer nano-composite trong ngành công nghiệp ô tô là giảm trọng
30
lượng của xe, cải thiện hiệu suất động cơ (tiết kiệm nhiên liệu), giảm lượng khí thải CO2 và
hiệu suất vượt trội (an toàn hơn, tăng sự thoải mái và khả năng lái xe tốt hơn (Hình 5.13):

Hình 5.13: Sử dụng các bộ phận polymer nano-composite trong ngành công nghiệp ô tô

Vật liệu nano-composite kích hoạt ống nano carbon: Vật liệu nano-composite kích hoạt
ống nano carbon đã nhận được nhiều sự quan tâm như một sự thay thế rất hấp dẫn cho các vật
liệu composite thông thường do các đặc tính cơ học, điện, nhiệt, rào cản và hóa học của chúng
như độ dẫn điện, tăng cường độ bền kéo, cải thiện nhiệt độ lệch nhiệt hoặc chống cháy.

Graphene kích hoạt nano-composite: Graphene kết hợp độc đáo về độ bền cơ học và độ
bền kéo, diện tích bề mặt lớn, độ ổn định hóa học cao, với độ dẫn nhiệt và điện vượt trội. Một
lĩnh vực mà graphene và vật liệu tổng hợp dựa trên graphene hiện đang có nhiều hứa hẹn là
vật liệu thay thế cho các điện cực trong các thiết bị lưu trữ năng lượng. Đến nay, graphene đã
làm tăng đáng kể dung lượng và hiệu quả của pin Li-ion và siêu tụ điện. [41]

Nano-composite trong bao bì thực phẩm: Các lớp nano, được thêm vào, ví dụ, màng bao
gói bằng polypropylene hoặc axit polylactic, ngăn chặn sự khuếch tán của oxy hoặc hương
liệu và do đó kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. nanosilver có tác dụng chống vi khuẩn
và có thể được sử dụng trong vật liệu tổng hợp chất dẻo, ví dụ để sản xuất bao bì thực phẩm
như màng hoặc hộp đựng để bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng.

6. Ưu điểm của sản phẩm tạo thành từ vật liệu composite

31
Sau những kiến thức tổng quan về vật liệu composite ở trên. Tóm lại, những sản phẩm
tạo thành từ vật liệu composite mang những ưu điểm vượt hơn so với sản phẩm cùng loại
nhưng được chế tạo từ các vật liệu truyền thống ở những điểm sau:

6.1. Độ bền riêng cao

Một trong những ưu điểm lớn nhất của vật liệu composite là độ bền riêng cao. Độ bền
riêng được đánh giá bằng sức bền trên một đơn vị khối lượng của vật liệu. Các nghiên cứu chỉ
ra rằng vật liệu composite có độ bền riêng cao hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống khác.
Ví dụ, vật liệu tổng hợp được gia cố bằng sợi carbon nhẹ hơn thép 70% và nhẹ hơn 40% so
với nhôm tuy nhiên độ bền của loại vật liệu này lại cao hơn cả thép và nhôm [42]. Ưu điểm
này là vô cùng quan trọng vì các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, ô tô, … rất chú trọng đến
việc giảm trọng lượng của vật liệu nhưng vẫn giữ được sự bền vững của nó.

6.2. Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng nhẹ đem lại nhiều ý nghĩa trong việc sử dụng vật liệu composite vào nhiều
lĩnh vực trong đời sống. Điển hình là ý nghĩa về mặt lắp đặt và tiết kiệm nhiên liệu cho
phương tiện vận chuyển.

Thứ nhất là dễ lắp đặt. Việc sử dụng vật liệu composite nhẹ giúp chúng được dễ dàng xử
lý, vận chuyển và lắp đặt từ đó giảm được rất nhiều thời gian thi công dự án và chi phí vận
hành. Một ví dụ về ưu điểm này là Công viên Quốc gia Wolf Trap ở Virginia đã lắp đặt một
cây cầu có sàn làm từ vật liệu composite (FRP) dành cho người đi bộ năm 2012, cây cầu nhẹ
hơn 80% so với bê tông, giúp nâng, di chuyển và đặt bằng cần cẩu nhanh hơn, thời gian thi
công rút ngắn khoảng 5 lần so với sử dụng bê tông. [43]

Thứ hai là tiết kiệm được nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển. Điều này có thể
giải thích đơn giản từ thực tế như sau: các phương tiện di chuyển được là nhờ vào lực được
truyền từ các động cơ. Lực ở các động cơ sinh ra là do việc đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh
làm chuyển động các piston thông qua cơ cấu trục khủy thanh truyền sẽ tạo ra lực làm các
phương tiện di chuyển. Khi trọng lượng nhẹ, lực cần cung cấp để các phương tiện chuyển
động giảm đi từ đó giảm lượng nhiên liệu cần được đốt cháy. Việc giảm lượng nhiên liệu giúp
cho người sử dụng giảm được chi phí vận hành đồng thời lượng khí thải sau mỗi lần đốt nhiên
liệu được thải ra môi trường cũng giảm.

6.3. Mở ra nhiều lựa chọn thiết kế

32
Vật liệu composite cung cấp các tùy chọn thiết kế mà khó có thể đạt được với các vật liệu
truyền thống. Ta có thể tạo ra các hình dáng vật liệu phức tạp mà không cần đến các công cụ
áp suất cao vì vật liệu composite được hình thành khi vật liệu nền đóng rắn hoặc đông đặc
trong quá trình sản xuất. Bên cạnh việc có nhiều tùy chọn về hình dáng, vật liệu composite
còn cho các nhà thiết kế khả năng tạo ra các bộ phận và chi tiết đáp ứng được các yêu cầu đặc
tính riêng biệt chẳng hạn như một bộ phận composite có thể được chế tạo để chống lại sự uốn
cong theo một hướng bằng cách sắp xếp lại sự định hướng của các sợi vật liệu cốt

Việc có nhiều lựa chọn thiết kế (có thể tạo được nhiều hình dáng) giúp cho vật liệu
composite có tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với các loại vật liệu khác trong trang trí nội thất
và đồ gia dụng. Bên cạnh đó, vật liệu composite có thể tạo màu tự do tùy theo sở thích của
khách hàng cũng là một trong các ưu điểm mà các nhà thiết kế rất thích ở vật liệu composite
[44]

6.4. Chống ăn mòn và chống hư hỏng tốt

6.4.1. Chống ăn mòn

Vật liệu composite cung cấp các giải pháp chống ăn mòn cho nhiều ngành công nghiệp.
Khả năng chống ăn mòn được xác định bằng cách lựa vật liệu nền và vật liệu cốt một cách
phù hợp. Đã có rất nhiều ví dụ về hệ thống ống dẫn polymer được gia cố bằng sợi thủy tinh đã
được sử dụng trong các nhà máy sản xuất hóa chất trong hơn 25 năm, hoạt động trong môi
trường hóa chất khắc nghiệt 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. [43]

Vai trò của vật liệu nền trong chống ăn mòn: Chất nền bảo vệ các vật liệu cốt mà nó bao
quanh. Đặc biết là chất nền polymer, với mỗi công thức hóa học khác nhau, chúng cung cấp
khả năng bảo vệ chống lại các điều kiện ăn mòn khác nhau, chẳng hạn như dung dịch ăn da,
môi trường axit, môi trường kiềm, hóa chất oxy hóa và nhiệt độ cao,….

6.4.2. Chống hư hỏng

Vật liệu composite rất bền, cho phép chúng chịu được tải trọng tác dụng nhiều lần. Điều
này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng cơ sở hạ tầng như sàn cầu, hỗ trợ giao thông 24
giờ một ngày. Bên cạnh đó các chi tiết làm từ vật liệu composite giữ được độ bền rất tốt trong
nhiều điều kiện thời tiết. Ví dụ Bảo tàng Nghệ thuật Pérez Miami có những khu vườn treo
ngoạn mục xung quanh tòa nhà, 67 ống được gia cố bằng sợi thủy tinh để giữ cây hoa có thể
chịu được sức gió lên tới 146 dặm / giờ và chống lại sự ăn mòn của nước mặn.

33
Tính chống ăn mòn và chống hư hỏng của vật liệu composite còn đem đến cho người sử
dụng lợi ích về việc giảm thời gian và chi phí trong việc bảo trì. Điều này rất có ý nghĩa trong
một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành hàng không vũ trụ, lĩnh vực mà môi trường vận
hành của thiết bị là khó để bảo trì đồng thời chi phí bảo trì cũng rất cao. Với vật liệu
composite, tính chống ăn mòn và chống hư hỏng cho phép nhà sản xuất yêu cầu ít hơn về lịch
trình bảo trì. Ví dụ là máy bay phản lực hai động cơ của Boeing: Đuôi composite của Boeing
777 lớn hơn 25% so với đuôi nhôm của 767. Nhưng nó yêu cầu ít hơn 35% số giờ bảo trì theo
lịch trình [43].

Chính những ưu điểm mà vật liệu composite mang lại cho các sản phẩm tạo thành từ nó
làm cho vật liệu composite ngày càng được nghiên cứu, cải tiến và sử dụng rộng rãi trong đời
sống hằng ngày.

34
KẾT LUẬN

Vật liệu composite có cấu tạo cơ bản gồm hai thành phần là vật liệu nền và vật liệu cốt
(vật liệu gia cường). Vật liệu nền gồm ba loại chính là nền kim loại, nền polymer và nền
ceramic. Vật liệu cốt gồm vật liệu cốt dạng hạt và dạng sợi. Tính chất của vật liệu composite
là sự kết hợp tính chất của vật liệu nền, vật liệu cốt và liên kết giữa vật liệu nền với vật liệu
cốt. Sự đa dạng trong việc kết hợp loại vật liệu nền nào với loại vật liệu cốt nào tạo cho vật
liệu composite khả năng đáp ứng một khoảng rộng các điều kiện kỹ thuật cũng như yêu cầu
về đặc tình sản phẩm của con người đồng thời giúp cho vật liệu composite có các ưu điểm
vượt trội hơn các vật liệu truyền thống khác. Có thể nói vật liệu composite ra đời bắt nguồn từ
sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghiệp, tri thức. Vật liệu composite ra đời là
lời giải cho bài toán “yêu cầu” của người sử dụng về mặt thẩm mỹ phải đẹp hơn, sản phẩm
phải bền hơn, tiết kiệm chi phí hơn, thân thiện với môi trường hơn. Là sự thỏa mãn mong
muốn cải tiến các vật liệu truyền thống của con người. Nói một cách ngắn gọn, vật liệu
composite ra đời với mục tiêu chính là khắc phục những khuyết điểm của các vật liệu truyền
thống.

Vật liệu composite ngày càng được chú trọng không chỉ bởi những ưu điểm của nó,
không chỉ bởi ứng dụng rộng rãi mà nó mang lại mà còn bởi sự ra đời của vật liệu composite
còn tạo ra nhiều lĩnh vực đáng quan tâm khác như lĩnh vực nghiên cứu và phát triển làm sao
để quy trình sản xuất vật liệu composite là đạt hiệu suất cao nhất. Các quy trình rất quan trọng
trong ngành công nghiệp ô tô đến nỗi các vật liệu được quan tâm theo quy trình chế tạo của
chúng hơn là theo thành phần của chúng [45]. Hay như lĩnh vực bề mặt và tương tác bề mặt
của các vật liệu composite, các đặc tính cơ học của vật liệu composite phụ thuộc vào chất
lượng của bề mặt phân cách giữa pha nền và pha cốt, các bề mặt và tương tác bề mặt do đó trở
thành mối quan tâm hàng đầu của khoa học và công nghệ vật liệu. Khoa học bề mặt do đó nổi
lên như một lĩnh vực nghiên cứu mới. [45]

Không còn nghi ngờ gì nữa, vật liệu composite xuất hiện đã tác động trực tiếp đến các
ngành công nghiệp chế tạo và gián tiếp định hướng lại khoa học và kỹ thuật vật liệu. Trong
tương lai với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu composite sẽ còn được phát triển
và đem lại nhiều lợi ích hơn nữa. [45]

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Valery V. Vasiliev, Evgeny V. Morozov, Advanced Mechanics of Composite Materials


and Structures, 4th ed.: Elsevier, 2018.

[2] Siti Madiha Muhammad Amir, Ain Umaira Md Shah, Durability and Life Prediction in
Biocomposites, Fibre-Reinforced Composites and Hybrid Composites.: Elsevier, 2019.

[3] M. Knight, D. Curliss, Encyclopedia of Physical Science and Technology, 3rd ed.:
Elsevier, 2003.

[4] Wikipedia. (2021, Nov.) Vật liệu composite. [Online].


https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt_li%E1%BB%87u_composite

[5] Nguyễn Đình Đức. (2021, Aug.) Vật liệu Composite - tiềm năng và ứng dụng. [Online].
https://ainc.vn/vat-lieu-composite-tiem-nang-va-ung-dung

[6] ASM International. Scientific principles of composites. [Online].


https://www.asminternational.org/documents/10192/1942084/composite.pdf/0eb5cca8-
4613-482c-811c-993c58b42e92

[7] William D. Callister, JR., David G.Rethwisch, Materials Science and Engineering, 10th
ed.: John Wiley & Sons, Inc, 2018.

[8] Sundar. What is a reinforcement and matrix in composites? [Online].


https://extrudesign.com/what-is-a-reinforcement-and-matrix-in-composites/

[9] Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức, Vật liệu Composite, cơ học và công nghệ.: NXB
Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội, 2001.

[10] Arun Kumar Sharma, Rakesh Bhandari, Amit Aherwar & Ruta Rimašauskiene, "Matrix
materials used in composites: A comprehensive study," Materials Today: Proceedings
21, 1559 – 1562, 2020.

[11] S.G. Advani, K.T. Hsiao, Manufacturing Techniques for Polymer Matrix Composites
(PMCs). UK: Woodhead Publishing ltd, 2012.

36
[12] Illinois University, "Advanced Materials by Design," DIANE Inc, New York, 1988.

[13] Polymer Matrix Composites: Properties, Production and Appliation. [Online].


https://matmatch.com/learn/material/polymer-matrix-composites

[14] Lê Duy Trường. (2016, Nov.) Composite phân loại và ứng dụng. [Online].
https://www.slideshare.net/leduytruong9/composite-phn-loi-v-ng-dng.

[15] Hard Facing. (2020, Feb.) CMC - Ceramic Matrix Composite - Vật liệu chịu nhiệt và
chịu va đập bề mặt. [Online]. https://www.hardfacing.org/2020/01/cmc-ceramic-matrix-
composite-vat-lieu.html.

[16] Hoàng Xuân Lượng. (2011, Nov.) Vật liệu composite. [Online].
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt_li%E1%BB%87u_composite

[17] Tôn Nam Kim. (2021) Vật liệu composite là gì? 8 ưu điểm quan trọng nhất. [Online].
https://tonnamkim.com/composite-la-gi/

[18] Materials Science and Engineering: An Introduction, 8th ed.

[19] Trương Văn Chính. Ảnh hưởng của yếu tố hình học sợi. [Online].
https://sites.google.com/site/truongvanchinhvatlieucokhi/home/vat-lieu-phi-kim-loai/vat-
lieu-composite/composite-cot-soi/anh-huong-cua-yeu-to-hinh-hoc-soi

[20] Trương Văn Tân. Vật Liệu Cao Cấp: từ Composite đến Nanocomposite. [Online].
http://vietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/thanhtuukhoahoc/composite.htm

[21] Tinh Hà. Tìm hiểu vật liệu composite – Ưu nhược điểm & Các ứng dụng. [Online].
https://tinhha.com.vn/tim-hieu-vat-lieu-composite-uu-nhuoc-diem-cac-ung-dung/

[22] Trần Vân. (2018, Dec.) Vật liệu composite sợi thủy tinh – Đặc tính và ứng dụng.
[Online]. https://santhepgratingmakem.com/vat-lieu-composite-soi-thuy-tinh/

[23] Eco MediaEco Media. (2021, Aug.) Tái chế vật liệu Composite sợi Carbon. [Online].
https://gonhuaqueenwood.com/tai-che-vat-lieu-composite-soi-cacbon/

[24] Đại Dương. Đặc điểm ứng dụng Sợi Carbon, phân biệt với sợi thủy tinh. [Online].

37
https://inoxdaiduong.com/soi-carbon/

[25] Sơn Băng. Tấm phíp vàng Epoxy - Phíp nhựa sợi thủy tinh Epoxy. [Online].
https://nhuakythuat.org/san-pham/tam-phip-vang-epoxy-phip-nhua-soi-thuy-tinh-epoxy-
272.htmlhttps://nhuakythuat.org/san-pham/tam-phip-vang-epoxy-phip-nhua-soi-thuy-
tinh-epoxy-272.html

[26] Kamal K.Kar, Composite Materials Processing, Applications, Characterizations,


Springer. India, 2017, p. 327.

[27] GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Vật liệu Composite – Tiềm năng và ứng dụng. [Online].
https://haihafrp.com/vatlieucompositetiemnangvaungdung57812#:~:text=Composite%20
cacbon%2Dcacbon%20l%C3%A0%20v%E1%BA%ADt,s%C3%AAu%20b%E1BB%81
n%20v%C3%A0%20si%C3%AAu%20nh%E1%BA%B9

[28] Yegireddi. Shireesha, Govind Nandipati, Properties Of Hybrid Composites And Its
Applications.: A Brief Review, 2019.

[29] Prabhuram Thirumoorthy, V.Somurajan, S.Prabhakaran, Hybrid Composite Materials.


Chennai: Sathyabama University, 2010.

[30] Jing Pan, Lichun Bian, Ming Gao, "Effects of mixing and clustering properties on hybrid
carbon/glass fibers polymer/composite for effective applications.," 2020.

[31] John, M.J., Anandjiwala, R.D,., 2009, ch. 12.

[32] Đoàn Dương. (2018, Oct.) Kính viễn vọng không gian Hubble gặp sự cố. [Online].
https://vnexpress.net/kinh-vien-vong-khong-gian-hubble-gap-su-co-3821100.html

[33] Indiamart. (2022) Tungsten Carbide Tools. [Online].


https://www.indiamart.com/proddetail/rock-tips-and-stone-tips-24155709455.html

[34] Porsche. (2016) Efficient power for new sporty top performance. [Online].
https://porsche-presskit.de/workshops/718-boxster/artikel/the-new-four-cylinder-flat-
engines-with-turbocharging/

[35] Viet Quang Chemicals. (2021, July) Vật liệu Composite sợi thuỷ tinh. [Online].

38
https://vietquang.vn/vat-lieu-composite-soi-thuy-tinh.htm

[36] M. Grujicic, J.Snipes, S.R., R.Yavari, C.Yen, B.C, "Multi Scale Modeling of Continuous
Aramid Fiber Reinforced Polymer Matrix Composites Used in Ballistic Protection
Applications.," 2014.

[37] Trương Văn Chính, Huỳnh Ngọc Hiếu. (2011) Giáo trình vật liệu cơ khí. [Online].
https://sites.google.com/site/truongvanchinhvatlieucokhi/home/vat-lieu-phi-kim-loai/vat-
lieu-composite/composite-hat/composite-hat-tho

[38] Researchgate. (2021) A Novel Steel-Concrete Composite Flooring System: Development


and Preliminary Experimental Investigation. [Online]. A Novel Steel-Concrete
Composite Flooring System: Development and Preliminary Experimental Investigation

[39] M.S. El-Wazery, Mechanical Characteristics and Novel Applications of Hybrid Polymer
Composites. Egypt: Shebin El-Kom, 2017.

[40] Lee Canning, "Performance and 8-year load test on west mill FRP," Manchester, UK,
2019.

[41] Nanowerk. Nanocomposites. [Online]. https://www.nanowerk.com/nanocomposites.php

[42] Fortify. (2018) 4 reason why composites are replacing traditional materials. [Online].
https://3dfortify.com/composites-replace-traditional-
materials/#:~:text=Composites%20have%20a%20high%20strength,than%20both%20ma
terials%20per%20weight

[43] Compositeslab. (2022) Benefits of composite. [Online].


http://compositeslab.com/benefits-of-
composites/#:~:text=Composites%20offer%20many%20benefits.,resistance%2C%20desi
gn%20flexibility%20and%20durability

[44] Công ty nội thất EKE INTERIOR. (2019, Oct.) Vật liệu composite trong thiết kế nội thất
và ứng dụng. [Online]. https://ekeinterior.com/vai-tro-cua-vat-lieu-composite-trong-thiet-
ke-noi-
that.html#:~:text=T%C3%ADnh%20th%E1%BA%A9m%20m%E1%BB%B9%20cao%
3A%20l%C3%A0,mong%20mu%E1%BB%91n%20c%E1%BB%A7a%20kh

39
[45] Tim Palucka & Bernadette Bensaude – Vincent. History of Composites – Overview.
[Online].
https://authors.library.caltech.edu/5456/1/hrst.mit.edu/hrs/materials/public/composites/C
omposites_Overview.htm?fbclid=IwAR1yxizRIDu2O5h7WIN7XF759H8NOe-
wGcTcV2kmENcoSvbUT5aaiibcL9E

[46] Encyclopedia. (2021) Hỗn hợp ma trận gốm – Ceramic matrix composite. [Online].
https://wikivi.icu/wiki/ceramic_matrix_composite#Introduction.

40

You might also like