You are on page 1of 3

BÀI 4.

BẢN VẼ LẮP (2 TIẾT)


DẠY TIẾT 1
I. Mục tiêu
- Đọc dược bản vẽ lắp đơn giản
II. Hoạt động khởi động
- Trò chơi: Lắp ráp sản phẩm
- Thời gian 90s
- Yêu cầu dựa vào các chi tiết đã cho hãy lắp ráp thành sản phẩm
* Nhóm 1: cho 11 que tính bằng nhựa có chiều dài bằng nhau và đất sáp định
hình
* Nhóm 2: cho 13 que tính bằng nhựa có chiều dài bằng nhau và đất sáp định
hình
* Nhóm 3: cho 11 que tính bằng nhựa có chiều dài bằng nhau và 1 que tính có
chieeufdaif ngắn hơn và đất sáp định hình
* Nhóm 4: cho 11 que tính bằng nhựa và 1 que tính bằng tre có chiều dài bằng
nhau và đất sáp định hình.
- Tình huống 1: Học sinh sẽ hỏi thầy lắp ráp hình gì? Lúc đó thầy đưa yêu cầu
hình lập phương và ghi tên sản phẩm lên bảng
- Tình huống 2: Các nhóm báo cáo đều không lắp được và giải thích lí do
- GV chốt trước khi lắp ráp phải biết tên sản phẩm, có bản vẽ lắp và biết đọc
bản vẽ lắp mới lắp được sản phẩm hoàn chỉnh => GV vào bài
III. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu khái niệm và công dụng của bản vẽ lắp
- HĐ cá nhân: Qua hoạt động trải nghiệm phần trò chơi LẮP RÁP, dựa
vào sách giáo khoa mục I. Nội dung bản vẽ lắp trang 24 và H4.1- Nội dung của bản
vẽ lắp bộ đinh tán hãy trả lời:
+ Khái niệm của bản vẽ lắp
+ Công dụng của bản vẽ lắp
- GV mở rộng kiến thức cho HS xem đoạn video nói về công dụng của
bản vẽ lắp
- GV chốt bảng khái niệm và công dụng. GV cùng HS làm rõ từ chìa khóa
trong khái niệm “là bản vẽ kĩ thuật” và lấy VD liên hệ để làm rõ “thể hiện 1 sản phẩm
gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành” từ đó nối sang phần 2
2. Tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp
- HĐ cặp đôi: Đọc SGK mục I. Nội dung bản vẽ lắp trang 24 và H4.1
hãy:
+ cho biết nội dung của bản vẽ lắp
+ Xác định trên H4.1 nội dung của bản vẽ lắp bộ đinh tán
+ Từ đó bản vẽ lắp khác biệt gì so với bản vẽ chi tiết
- Gọi 1 cặp báo cáo, HS nhóm khác bổ sung
- GV giúp HS hiểu rõ nội dung phần Kích thước chung toàn bộ, kích
thước lắp ráp giữa các chi tiết
- GV gọi 1 HS chốt kiến thức và ghi bảng
- Liên hệ thực tế: Quan sát lớp học cho HS lấy VD về sản phẩm cần bản
vẽ lắp
3. Tìm hiểu đọc bản vẽ lắp
- HĐ cá nhân: Dựa vào mục II- Đọc bản vẽ lắp bảng 4.1 SGK TR25 hãy
trình bày trình tự và nội dung đọc bản vẽ lắp
- GV chốt kiến thức: trình tự đọc bản vẽ lắp thường gồm các bước:
+ Bước 1: Đọc khung tên
+ Bước 2: Đọc bảng kê
+ bước 3: Đọc hình chiếu
+ Bước 4: Đọc kích thước
+ Bước 5: Phân tích các chi tiết
+ Bước 6: Tổng hợp
- HĐ nhóm 4-5 HS: Quan sát H4.6 đọc các nội dung bản vẽ lắp của bộ
bản lề theo mẫu bảng 4.1 sau đó:
+ Trình bày trình tự đọc bản vẽ lắp của H4.6- Bản vẽ lắp của bộ bản lề
kết hợp với kết hợp với xác định trên vật thật bảng kê, kích thước, vị trí
các chi tiết, trình tự tháo lắp
- Gọi 1 nhóm báo cáo chỉ trên hình 4.6 và vật thật
- HS cùng GV dưới lớp nhận xét, sửa sai. Có thể đặt câu hỏi trong các
bước trên bước nào em cảm thấy khó nhất và tại sao?
- Câu hỏi nâng cao: Có thể thay đổi các bước của trình tự đọc bản vẽ lắp
được không? Tại sao? ( GV quay trở lại trò chơi ban đầu LẮP RÁP từ
việc các nhóm không lắp được sản phẩm hình lập phương để giải thích
không thể thay đổi các bước của trình tự đọc bản vẽ lắp.
IV. Luyện tập
- HĐ nhóm đôi: Dựa vào H4.1 – Nội dung của bản vẽ bộ đinh tán hãy
nêu trình tự đọc bản vẽ lắp bằng cách hoàn thành bảng sau:
Trình tự Nội dung Kết quả đọc bản vẽ bộ
đọc đinh tán (H4.1)
- Tên gọi sản phẩm
- Tỉ lệ bản vẽ
Tên gọi chi tiết và số
lượng
Hình chiếu
Các hình biểu diễn
- Kích thước chung
- Kích thước lắp ráp
- Kích thước xác định
khoảng cách giữa các chi
tiết
Vị trí của các chi tiết
Trình tự tháo lắp

- GV phân tích để HS hiểu bộ lắp đinh tán không thực hiện đuọc trình tự
lắp

V. Vận dụng:
- Lựa chọn 1 sản phẩm đơn giản trong gia đình hoặc lớp học và cho biết sản phẩm đó
được tạo bởi bao nhiê chi tiết? Vai trò của từng chi tiết trong sản phẩm
- Gia HS làm ở nhà để chuẩn bị cho tiết 2

You might also like