You are on page 1of 3

Mở đầu:

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy
đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca,… đến cách sinh hoạt
tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, với
bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Hà Nội có một kho tàng vô cùng đa dạng các di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để
các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà Nội vẫn luôn là
mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.
1. Vị thế thủ đô Hà Nội trong lịch sử dân tộc
a. Kinh đô Cổ Loa
- Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu
Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III
trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công
nguyên.
- Vùng đất An Dương Vương xây thành Cổ Loa được hình thành từ lâu đời và mang
trong mình những câu chuyện riêng qua từng thời kỳ lịch sử:
 Thời kỳ Âu Lạc: An Dương Vương đã chọn khu vực Cổ Loa để xây dựng kinh đô nước
Âu Lạc. Đây là đô thị cổ đại lớn nhất và được thành lập sớm nhất ở khu vực Đông
Nam Á.
 Thời kỳ Bắc thuộc: Thành Cổ Loa không còn giữ vai trò trung tâm chính trị của đất
nước mà đã trở thành một huyện trong hệ thống chính quyền của triều đại phong
kiến phương Bắc.
 Thời kỳ Ngô Quyền: Sau chiến thắng trước quân xâm lược nhà Hán trên sông Bạch
Đằng năm 938, Ngô Quyền đã khôi phục nền độc lập dân tộc, lên ngôi trị vì và đóng
đô ở Cổ Loa.
- Ngày nay, Cổ Loa đang trong quá trình phát triển kinh tế mới, trở thành điểm du lịch
ngoại thành thu hút và đồng thời bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống.
b. Kinh đô Thăng Long
c. Thủ đô Hà Nội
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thế giới việc
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hà Nội trở thành Thủ đô của một nước
độc lập.
- Cho đến ngày 30/4/1975, miền Nam mới hoàn toàn được giải phóng, đất nước Việt
Nam được độc lập, thống nhất. Ngày 25/4/1976, Quốc hội khóa VI đã tuyên bố Hà Nội
trở thành Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho tới nay.
- Kể từ khi giải phóng khỏi ách nô lệ thực dân, lịch sử Hà Nội đã trải qua nhiều năm
tháng gian khổ để vươn lên. Trong hai thập kỷ gần đây, Hà Nội không chỉ mở rộng ra bốn
phía mà còn khẳng định đẳng cấp, sự phát triển không ngừng bằng những công trình xây
dựng ấn tượng, đồ sộ. Độ dài các con đường trong nội thành hiện tại đã gần 400 km.
Nếu trước đây Hà Nội được biết đến với 36 phố phường, thì ngày nay số lượng này đã
tăng lên gần 500 phố phường (dự đoán số liệu này vẫn còn tiếp tục tăng lên trong thời
gian tiếp theo). Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
khoa học công nghệ,… với bề dày lịch sử quý giá, Hà Nội đã tiếp tục phát huy vị thế là
một thủ đô hòa bình và phát triển.
2. Văn hóa truyền thống của Hà Nội
Văn hóa truyền thống của Hà Nội là kết quả của quá trình lao động sản xuất, nếp sống
của người dân qua hàng nghìn nằm lịch sử. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều
thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất sôi nổi và đa dạng.
a. Truyền thống lao động sáng tạo
- Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét
đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa
ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề này đã thành công mang những giá trị
văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt.
- Nghề nông truyền thống của Hà Nội gồm trồng hoa, trồng dâu nuôi tằm, trồng cây
thuốc, trồng lúa và các loại cây ăn quả:
+ Làng hoa Tây Tựu: Nhắc đến làng hoa Tây Tựu Hà Nội du khách sẽ nghĩ ngay tới những
vườn hoa đa dạng, phong phú về chủng loại, tươi tắn về sắc màu và được tìm hiểu về
nghề trồng hoa đã tồn tại ở nơi đây hàng trăm năm.
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng cây thuốc, nghề trồng lúa xuất khẩu gạo, nghề
trồng cây ăn quả với những đặc sản nổi tiếng.
- Từ làng nghề làm ra sản phẩm gốm vẽ tay tuyệt đẹp, đồ sơn mài màu sắc rực rỡ hay
tác phẩm thêu đầy nghệ thuật cho đến làng tơ lụa, chạm khắc gỗ và khảm trai,... Những
làng nghề truyền thống Hà Nội nổi tiếng lâu đời là điểm đến thú vị cho bạn trong những
chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô:
+ Làng gốm Bát Tràng
+ Làng nón Chuông – làng nghề làm nón ở Hà Nội
+ Làng Phú Vinh – làng nghề mây tre đan ở Hà Nội
+ Quảng Phú Cầu – làng nghề làm hương ở Hà Nội
+ Làng lụa Vạn Phúc
- Những làng nghề truyền thống của Hà Nội là nơi bảo lưu nhiều giá trình văn hóa nghệ
thuật và tạo thu nhập cho người dân.
b. Đời sống văn hóa tinh thần

You might also like