You are on page 1of 4

- Chọn mẫu là một quy trình lựa chọn cá thể từ quần thể cho quan

sát, để có thể coi kết quả quan sát mẫu thành kết quả quan sát quần
thể, ở một mức độ chấp nhận mà xác định được.
- Mẫu là đại diện của một quần thể. Mức độ đại diện phải được xác
định, đo lường được
- Có 2 cách chọn mẫu
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên
 Hệ thống
 Phân tầng
 Theo cụm
 Ngẫu nhiên đơn
+ Chọn mẫu không ngẫu nhiên
 Thuận tiện
 Ném bóng tuyết
 Chủ đích
 Chỉ tiêu
Mẫu ngẫu nhiên là gì?
Mẫu ngẫu nhiên: Mẫu được chọn một các ngẫu nhiên trong đó các đơn
vị điều tra trong tổng thể có cơ hội được lựa chọn ngang nhau.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
- Đối với phương pháp này trước tiên người nghiên cứu cần lập danh
sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó ví dụ như lập
theo tên, theo quy mô hoặc địa chỉ,… sau đó đánh STT vào trong danh
sách; rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như rút thăm, dùng bảng số
ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị
trong tổng thể chung vào mẫu.
- Đảm bảo mỗi cá thể của quần thể được lựa chọn với xác suất như nhau
vào mẫu
- Ghép cặp mỗi cá thể với một số ngẫu nhiên, các cá thể được lựa chọn
theo sự ngẫu nhiên của con số
Cỡ mẫu
- Xác suất lựa chọn = Tổng số cá thể của quần thể
- Ưu điểm:
 Không cần nhiều thông tin về quần thể
 Tính giá trị cao, xác định được sai số thống kê
 Dễ dàng phân tích dữ liệu
- Hạn chế:
 Tốn kém
 Yêu cầu danh sách cá thể trong quần thể không cần chuyên môn
của nghiên cứu viên
 Nguy cơ sai số ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
- Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự
quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu
tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách; sau đó cứ cách đều k đơn
vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn
vị của mẫu.
- Cá thể đầu tiên được lựa chọn ngẫu nhiên trong quần thể, các cá thể
tiếp theo được lựa chọn theo một khoảng cách xác định so với cá thể
trước đó.
Tổng số cá thể của quần thể
- Khoảng cách xác định (khoảng cách mẫu) = Cỡ mẫu

- Ưu điểm:
 Chi phí hợp lí, hay được sử dụng
 Tính giá trị cao, xác định được sai số thống kê
 Các cá thể dễ tiếp cận
- Hạn chế:
 Sai số chu kỳ do bản thân danh sách cá thể cũng có thể có tính chu
kỳ
 Yêu cầu danh sách cá thể của quần thể
Chọn mẫu theo cụm:
- Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng cụm. Sau đó, ta
chọn ngẫu nhiên một số cụm và điều tra tất cả các đơn vị trong cụm đã
chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy
đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu.
- Cụm đây là cụm địa lý nơi các cá thể sinh sống. Đầu tiên chọn cụm,
sau đó mới chọn cá thể trong cụm
- Phương pháp hay được sử dụng khi không có danh sách cá thể của
quần thể
- Các loại chọn mẫu theo cụm:
+ Chọn mẫu theo cụm 2 bước:
 Chọn cụm
 Chọn cá thể trong cụm
+ Chọn mẫu theo cụm nhiều bước:
Ví dụ: Chọn 7 vùng sinh thái ở Việt Nam, chọn 1 tỉnh ở mỗi vùng sinh
thái, chọn 1 huyện ở 1 tỉnh, chọn 1 xã ở 1 huyện,...
- Ưu điểm:
 Chi phí thấp, hay sử dụng
 Không yêu cầu danh sách cá thể của cả quần thể, chỉ yêu cầu danh
sách cụm và danh sách cá thể của đơn vị cụm cuối cùng
 Xác định được đặc điểm của cá cụm và quần thể
 Ưu tiên dùng khi quần thể quá lớn
- Hạn chế:
 Sai số lớn hơn so với các phương pháp ngẫu nhiên khác
Chọn mẫu phân tầng:
- Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều
tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sau đó trong từng tổ,
dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để
chọn ra các đơn vị của mẫu. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn
ra ở mỗi tổ có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể,
hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ.
- Có thể áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hay chọn mẫu hệ thống ở
mỗi tầng. Số mẫu mỗi tầng tham gia vào tổng mẫu có thể bằng nhau
(chọn mẫu phân tầng không cân xứng) hay tỷ lệ với số cá thể của mỗi
tầng (chọn mẫu phân tầng cân xứng)
- Ưu điểm:
 Đảm bảo mỗi nhóm đều có tính đại diện trong tổng mẫu
 Mỗi nhóm đều được thống kê và so sánh
 Giảm sai số hệ thống
- Hạn chế:
 Yêu cầu thông tin chính xác về tỷ lệ giữa các tầng
 Chi phí để có được danh sách mỗi tầng

You might also like