You are on page 1of 17

TRUYỀN KHỐI GIỮA HAI PHA

1. Định nghĩa và phân loại


- Quá trình truyền khối (giữa hai pha) là quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp
xúc nhau
- Cấu tử di chuyển gọi là cấu tử khuếch tán
- Theo chiều di chuyển của cấu tử khuếch tán và trạng thái của hai pha, quá trình truyền khối của hai pha được
phân thành: hấp thụ, chưng cất, trích ly, sấy, hấp phụ,...
- Cơ chế chung của quá trình truyền khối gồm 3 giai đoạn nối tiếp:
1. Cấu tử khuếch tán di chuyển từ pha thứ nhất đến bề mặt tiếp xúc pha
2. Cấu tử khuếch tán di chuyển qua bề mặt tiếp xúc pha
3. Cấu tử khuếch tán di chuyển từ bề mặt vào pha thứ hai
STT Tên gọi Chiều di Ý nghĩa Ví dụ
chuyển
1 Hấp thụ K (H) – L Quá trình hút khí (hơi) bằng chất lỏng Hút CO2, H2S từ khí thải; nạp CO2
vào bia ...
2 Nhả hấp thụ L – K Tách chất đã bị hấp phụ ra khỏi dung Nhả CO2 ra khỏ dung dịch bia ...
môi
3 Chưng cất L–H Tách hỗn hợp lỏng thành các cấu tử Tách rượu ra khỏi nước, tách các
riêng biệt nhờ độ bay hơi khác nhau cấu tử ra khỏi hỗn hợp dầu thô ...
4 Trích ly L–L Tách các chất của hỗn hợp lỏng bằng Tách acid acetic ra khỏi nước bằng
dung môi không tan trong dung môi benzene, acetone bằng clorua
ban đầu benzene ...
R–L Tách các chất trong chất rắn bằng dung Tách dầu ăn khỏi đâu tương bằng
môi hexane, tách cafein bằng nước ...
5 Sấy R–K Tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp Sấy gỗ, hoa quả, bột giặt, cafe tan,
nhiệt cho ẩm bay hơi bột nêm knor ...
6 Hấp phụ K (H) hay Hút các chất từ khí (hơi) hay lỏng bằng Ướp trà bằng hương sen, tách mùi
L–R chất rắn xốp từ dung dịch bằng than hoạt tính ...
7 Trao đổi ion Hấp phụ giữa dung dịch điện ly và nhựa Làm mềm nước, sản xuất NaOH từ
trao đổi (ionit) dung dịch nước không điện phân ...
8 Thăng hoa R–K Bốc hơi trực tiếp từ pha rắn Sấy thực phẩm và dược phẩn ở
nhiệt độ thấp ...
9 Hòa tan R–L Phân bố các cấu tử của pha rắn vào Hòa tan muối, đường vào nước ...
dung dịch
10 Kết tinh L–R Tách các chất tan từ dung dịch nước, Kết tinh đường, muối, bột ngọt ...
hay kết khối dung dịch nóng chảy
11 Màng bán K – M – K Tách các chất từ hỗn hợp khí hay lỏng Siêu, vi lọc, điện thẩm tích... trong
thấm L–M–L bằng màn bán thấm lọc nước
BT: Nếu xét về trạng thái pha và chiều di chuyển vật chất thì ta thấy quá trình trích ly rắn lỏng là vật chất di
chuyển từ rắn sang lỏng, quá trình hòa tan vật chất cũng di chuyển từ rắn sang lỏng, vậy hai quá trình trên khác
nhau gì để người ta phải chia ra thành hai quá trình?
Bản chất của hai quá trình khác nhau:
- Hòa tan: Phân bố các cấu tử của pha rắn vào dung dịch, nghĩa là phân bố đều
- Trích ly rắn – lỏng: chỉ tách một vài cấu tử của pha rắn vào trong pha lỏng và còn lại một phần pha rắn dưới
dạng bã.
2. Cân bằng pha
- Mục đích tính cân bằng pha:
+ Biết chiều di chuyển của cấu tử khuếch tán: cấu tử khuếch tán sẽ di chuyển từ pha nào sang pha nào
+ Xây dựng phương trình đường cân bằng pha
- Cân bằng pha là trạng thái mà lượng cấu tử khuếch tán từ pha thứ nhất sang pha thứ hai bằng lượng cấu tử
khuếch tán từ pha thứ hai sang pha thứ nhất. Cân bằng pha là cân bằng động (vận tốc thuận nghịch bằng nhau và
vật chất vẫn di chuyển)
- Đặc trưng cho trạng thái cân bằng: nồng độ cân bằng khi vật chất di chuyển từ pha y sang pha x (Giả sử ban đầu
cấu tử A chỉ có trong pha y mà không có trong pha x)
y ∗ = ymin = f(x)
x ∗ = xmax = g(y)
- Đường cân bằng: phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ cân bằng của pha này vào nồng
độ làm việc của pha tiếp xúc
- Cách xác định đường cân bằng pha:
+ Hỗn hợp lý tưởng: định luật nhiệt động như định luật Henry, định luật Raoult, định luật phân bố...
+ Hỗn hợp thực: thực nghiệm (tra trong sổ tay hóa công tập 2)
3. Cân bằng vật chất
- Mục đích tính cân bằng vật chất:
+ Tính năng suất thiết bị
+ Xây dựng đường làm việc: phương trình đường làm việc là phương trình mô tả mối quan hệ nồng độ làm việc
giữa hai pha tại mỗi thời điểm của quá trình
- Cơ sở tính cân bằng vật chất:
+ Định luật bảo toàn vật chất
+ Cấp độ tính cân bằng vật chất: vi phân, tích phân, cho một cấu tử, cho tất cả các cấu tử, trong một pha, nhiều
pha, cho một đoạn hay cả thiết bị, cho một phân xưởng, nhà máy ...
- Phân loại theo dạng thiết bị:
+ Quá trình một bậc: pha bình trà 1 lần, pha cà phê...
+ Quá trình tiếp xúc pha liên tục: xuôi chiều và ngược chiều
+ Quá trình tầng bậc
- Nguyên tắc chung:

∑ lượng vào + ∑ có sẵn = ∑ lượng ra + ∑ còn lại

Khi: ∑ có sẵn = ∑ còn lại

Thì: ∑ lượng vào = ∑ lượng ra

3.1 Quá trình cân bằng vật chất một bậc


a) Sơ đồ nguyên lý:
- Ban đầu cho pha thứ nhất G0, y0; pha thứ hai L0, x0
- Thực hiện quá trình truyền khối
- Khi đạt yêu cầu, ngừng lại thu được: G, y; L, x
b) Cân bằng vật chất:
Chung: G0 + L0 = G + L
Với cấu tử i: G0 yio + L0 xi0 = Gyi + Lxi
c) Nhận xét:
Như vậy:
- Tổng hai pha không đổi và bằng tổng ban đầu
- Nồng độ làm việc:
Cho rằng: G ≈ G0 ; L ≈ L0
L G0 L0 L L
yi = − xi + yio + xi0 = − xi + yio + xi0
G G G G G
Phương trình đường làm việc:
L L
yi = − xi + yio + xi0
G G
- Thẳng khi L/G = Const
- Cong khi L/G ≠ Const
- Nằm ở góc phần tư thứ hai
3.2 Quá trình tiếp xúc pha liên tục xuôi chiều
- Người ta thường chế tạo các thân tháp có hình trụ vì:
+ Dễ làm
+ Diện tích tiết diện nhỏ nhất nên ít tốn vật tư
+ Độ bền, độ cứng cao hơn các dạng hình học khác
Giả sử: Hai pha tiếp xúc nhau và đi song song (thường là từ trên xuống dưới)
a) Sơ đồ nguyên lý:
- Đầu 1: G1 y1, L1 x1 vào
- Đầu 2: G2 y2, L2 x2 ra
b) Cân bằng vi phân: dM = -dG = dL; dV = Fdh; dm = -d(Gy) = d(Lx)
Tích phân:
M = G1 + L1 = G2 + L2 = G + L
mi = G1 y1 + L1 x1 = G2 y2 + L2 x2 = Gy + Lx
Biến đổi:
L G1 y1 + L1 x1 L G2 y2 + L2 x2
y=− x+ =− x+
G G G G
c) Nhận xét:
- Tổng hai pha không đổi và bằng tổng hai pha ở hai đầu
- Đường làm việc:
+ Thẳng khi L/G = Const
+ Cong khi L/G ≠ Const
+ Nằm ở góc phần tư thứ hai
Sự khác nhau giữa quá trình tiếp xúc pha một bậc và quá trình tiếp xúc pha liên tục xuôi chiều:
- Tiếp xúc pha một bậc: không liên tục/gián đoạn, thay đổi theo thời gian
- Tiếp xúc pha liên tục: thay đổi theo không gian
3.3 Quá trình tiếp xúc pha liên tục ngược chiều
a) Sơ đồ nguyên lý:
- Đầu 1: G1 y1 ra, L1 x1 vào – ra
- Đầu 2: G2 y2 vào, L2 x2 ra – vào
b) Cân bằng vi phân: dM = -dG = -dL; dV = Fdh; dm = -d(Gy) = -d(Lx)
→ dm = d(Gy) = d(Lx)
Tích phân:
M = G1 − L1 = G2 − L2 = G − L
mi = G1 y1 − L1 x1 = G2 y2 − L2 x2 = Gy − Lx
Biến đổi:
L G1 y1 − L1 x1 L G2 y2 − L2 x2
y= x+ = x+
G G G G
c) Nhận xét:
- Hiệu hai pha không đổi và bằng hiệu hai pha ở hai đầu
- Đường làm việc:
+ Thẳng khi L/G = Const
+ Cong khi L/G ≠ Const
+ Nằm ở góc phần tư thứ nhất
3.4 Quá trình tiếp xúc pha tầng bậc
Hai pha ngược chiều (động lực lớn hơn, cường độ mạnh hơn xuôi chiều) nhau tiếp xúc nhau xong thì tách ra, sau
đó lại tiếp xúc.
Cân bằng vật chất cho toàn bộ:
GN+1 yN+1 − G1 y1 = LN xN − L0 x0
Cân bằng vật chất đối với bậc j:
G(yj+1 − yj ) = L(xj − xj−1 ) (lưu lượng hai pha không đổi thì G và L mới đặt được ra ngoài nếu
không phải có chỉ số ứng với từng bậc)
L L
yj = − xj − xj−1 + yj+1 (do ở trên đã giả sử G và L không đổi nên phương trình đường làm
G G

việc là đường thẳng L/G = const)


Cân bằng vật chất đối với một đoạn (1→j):
G(yj+1 − y1 ) = L(xj − x0 ) (cũng giải thiết lượng vật chất ra khỏi pha y bằng lượng
vật chất đi vào pha x)
L L
yj+1 = − xj − x0 + y1
G G
Điều kiện để viết được các phương trình trên?

- Đường làm việc nằm ở góc phần tư thứ nhất


- Các đường cân bằng của mỗi bậc nằm ở góc phần tư thứ hai
- Trên hình có tổng cộng n + 1 đường bao gồm n đường cân bằng và 1 đường làm việc
- VD: bậc thứ nhất có nồng độ pha y giảm từ y1 xuống y2 và nồng độ pha x tăng từ x1 lên x0
- Nồng độ x và y của hai bậc khác nhau liên tiếp không nhất thiết phải trùng nhau (hình vẽ ở trên kia)
- Do là quá trình ngược chiều theo chiều cao thiết bị nên nồng độ hai pha cùng tăng hoặc cùng giảm
- Trên 1 bậc thì nồng độ pha này tăng pha kia sẽ giảm, ra khỏi bậc này thì kết nối với bậc khác
Xác định cân bằng pha và cân bằng vật chất để:
- Cân bằng pha (xây dựng đường cân bằng): mô tả trạng thái quá trình truyền khối ngừng lại vì đạt cân bằng
- Cân bằng vật chất (xây dựng đường làm việc): mô tả trạng thái pha hiện tại
4. Động lực quá trình truyền khối: chênh lệch giữa hiện tại và mong muốn cuối cùng
- Xét về mặt hóa học, động lực của quá trình truyền khối là sự chênh lệch thế hóa của cấu tử khuếch tán giữa hai
pha
̅i = ( ∂G )
- Thế hóa của cấu tử i là thế đẳng áp của 1 mol cấu tử đó ở cùng điều kiện: μi = G = μ0i + RTlnai
∂ni T,P,n
i

Chênh lệch thế hóa:


- Nếu μIi > μII
i → cấu tử i PI → PII

- Nếu μIi < μII


i → cấu tử i PII → PI

- Nếu μIi = μII


i → cấu tử i PI ⇌ PII

- Thay thế hóa bằng nồng độ thì tính toán đơn giản hơn vì thế hóa tỉ lệ với hoạt độ mà hoạt độ thì tỉ lệ với nồng
độ
- Cách biểu diễn nồng độ trong 2 pha thường không giống nhau nên không thể so sánh
+ Pha khí: nồng độ mol, nồng độ thể tích, áp suát riêng phần...
+ Pha lỏng: g/L, mol/L...
- Động lực quá trình truyền khối là chênh lệch nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng trong mỗi pha
- Nồng độ cân bằng của pha này sẽ được xác lập và tính toán từ nồng độ làm việc của pha kia
- Xác định động lực quá trình truyền khối: hiệu số giữa nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng trong mỗi pha
Nếu yi∗ > yi thì cấu tử i Px → Py , đường làm việc y nằm dưới y*. ∆y = y ∗ − y; ∆x = x − x ∗ . VD: Chưng cất, trích
ly lỏng lỏng
Nếu yi∗ < yi thì cấu tử i Py → Px , đường làm việc y nằm trên y*. ∆y = y − y ∗ ; ∆x = x ∗ − x. VD: Hấp thụ
Nếu yi∗ = yi thì cấu tử i Py ⇌ Px , đường làm việc y cắt y*. ∆y = y ∗ − y = 0; ∆x = x − x ∗ = 0

- Động lực quá trình còn được định nghĩa là sự chênh lệch trạng thái giữa hiện tại (làm việc) và tương lai (cân
bằng)
- Động lực quá trình thay đổi từ đầu đến cuối nên ta phải xác định động lực trung bình.
BT: Cho không khí ở áp suất thường 30 độ C có chứa 6% thể tích ammoniac tiếp xúc với nước ở cùng nhiệt độ
và áp suất. Trong nước chứ 5,5% khối lượng ammoniac
a) Ammoniac sẽ di chuyển từ pha nào sang pha nào? Tại sao?
b) Tính động lực quá trình theo mỗi pha.
c) Thay đổi điều kiện như thế nào để ammoniac di chuyển theo chiều ngược lại?
Biết hệ tuân theo định luật Henry, hệ số Henry (không phụ thuộc vào áp suất mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ) cho
trong bảng sau:
t, ºC 0 10 20 30 40 50
KH, atm 0,274 0,485 0,823 1,36 2,15 3,36

a) Định luật Henry phát biểu: Áp suất riêng phần cân bằng trong pha khí tỉ lệ với nồng độ phần mol trong pha
lỏng
5,5
pi = Hxi = 1,36 atm. 17 = 0,079atm
5,5 (100 − 5,5)
+
17 18
pi 0,079atm
y∗ = = = 0,079
P 1atm
Ta thấy pha khí có 𝑦 = 0,06 < y ∗ = 0,079 nên ammoniac sẽ di chuyển từ pha lỏng vào pha khí
b) Động lực quá trình theo pha khí: ∆y = y ∗ − y = 0,079 − 0,06 = 0,019
5,5
∗ 0,06
Động lực quá trình theo pha lỏng: ∆x = x − x = 17
5,5 (100−5,5) − . 1 atm = 0,014
+ 1,36 atm
17 18

c) - Tăng áp suất (trường hợp này đề bài cho không có chi tiết nhiều về thay đổi nhiệt độ)
- Giảm nhiệt độ
Muốn ammoniac di chuyển từ pha khí và pha lỏng thì:
Hxi 0,06.1atm
y = 0,06 > y ∗ = →H< = 1,034 atm
P 0,058
Nội suy:
30 − T 1,36 − 1,034
= → T = 23,93℃
T − 20 1,034 − 0,823
Vậy nếu giảm nhiệt độ xuống dưới 23,93ºC thì ammoniac di chuyển theo chiều ngược lại
5. Tính toán thiết bị truyền khối: có dạng hình trụ
5.1 Tính đường kính
- Đặc trưng cho năng suất
- Xác định từ phương trình lưu lượng
Phương trình lưu lượng:
+ Liên hệ kích thước với năng suất: M = FW
𝜋Ф2
- Thiết bị có dạng trụ: 𝐹 =
4

Suy ra:

G
ϕ=√
0,785W

Với:
𝛟 – đường kính
G – năng suất thiết bị
W – tốc độ pha liên tục (C của tháp đĩa; A, B của tháp đệm/chêm)

5.2 Tính chiều cao


Chiều cao của thiết bị truyền khối H:
- Đặc trưng cho hiệu suất tách (độ tinh khiết sản phẩm)
- Xác định từ phương trình truyền khối
Chiều cao H được xác định theo:
1. Phương trình truyền khối và hệ số truyền khối
2. Số đơn vị truyền khối và chiều cao đơn vị truyền khối
3. Số đĩa lý thuyết và chiều cao đĩa lý thuyết
4. Số đĩa thực và khoảng cách giữa hai đĩa
5.2.1 Tính theo phương trình và hệ số truyền khối
Phương trình truyền khối là phương trình nêu lên mối quan hệ giữa:
- Năng suất
- Động lực truyền khối
- Kết cấu thiết bị
- Tốc độ truyền khối
Có thể viết:
- Vi phân: dM = K y (y − y ∗ )dF = K x (x ∗ − x)dF
- Tích phân: M = K y ∆ytb F = K x ∆xtb F
Suy ra:
M m
K= ( )
F∆ s
Như vậy, hệ số truyền khối là lượng vật chất di chuyển qua một đơn vị diện tích tiếp xúc pha trong một đơn vị
thời gian khi động lực quá trình truyền khối ∆ = 1
Hệ số truyền khối tính giữa hai pha còn hệ số cấp khối thì tính trong một pha
Trở lực của quá trình truyền khối:
1 1 m
= +
K y βy βx Kx
} → Ky =
1 1 1 m
= +
K x mβy βx
m – hệ số gốc của đường cân bằng (giả thiết m là hằng số)
1
: trở lực truyền khối giữa hai pha tính theo pha y
Ky

1
: trở lực truyền khối giữa hai pha tính theo pha x
Kx
1
: trở lực truyền khối của pha y
βy

1
: trở lực truyền khối của pha x
βx

Phân biệt:
1 1
- Khi >> : trở lực truyền khối tập trung trong pha y (CO2, ammoniac hòa tan trong nước vì việc đi đến bề
βy βx

mặt nước thì khó nhưng nếu vừa gặp bề mặt nước sẽ tan ngay)
1 1
- Khi << : trở lực truyền khối tập trung trong pha x (O2 bão hòa ở bề mặt pha chứ khó hòa tan vào chất lỏng)
βy βx

1 1
- Khi ≈ : trở lực truyền khối tập trung trong cả hai pha
βy βx

Từ phương trình truyền khối:


G(yV − yR ) L(xR − xV )
H= =
K y aS∆ytb K x aS∆xtb
Với:
H – chiều cao thiết bị (m)
K x , K y – hệ số truyền khối tính theo Px , Py (kmol/m2.s)
F – bề mặt tiếp xúc pha: F = aV = aSH (m2)
S – diện tích tiết diện (m2)
L, G – lưu lượng (năng suất) theo Px , Py (kmol/s)
a – bề mặt riêng (m2/m3)
∆xtb , ∆ytb – động lực trung bình theo Px , Py
BT: Trong một thiết bị truyền khối hoạt động ở áp suất tuyệt đối 3,1 at, hệ số cấp khối trong mỗi pha như sau
kmol kmol
βy = 1,07 và βx = 22 . Thành phần cân bằng của pha lỏng và pha khí tuân theo định luật Henry
m2 .h(∆=1) m2 .h(∆=1)

N
như sau: p∗ = 0,08. 106 𝑥 ( ). Xác định:
m2

a) Hệ số truyền khối giữa hai pha K y và K x


b) So sánh trở lực khuếch tán trong pha lỏng và pha khí
N
H 0,08.106 2
m
a) m = = = 0,263
P 3,1 at

Trở lực truyền khối giữa hai pha tính theo pha y
1 1 m 1 1 m
= + → Ky = = = 81,056
K y βy βx 1 m 1 0,263 h
+ +
βy βx kmol kmol
1,07 2 22 2
m . h(∆= 1) m . h(∆= 1)
Trở lực truyền khối giữa hai pha tính theo pha x
1 1 1 1 1 m
= + → Kx = = = 0,278
K x mβy βx 1 1 1 1 h
+ +
mβy βx kmol kmol
0,263.1,07 22 2
m2 . h(∆= 1) m . h(∆= 1)
b) Trở lực truyền khối trong pha lỏng:
1 1 m
= = 0,045
βx 22 kmol h
2
m . h(∆= 1)
Trở lực truyền khối trong pha khí:
1 1 m
= = 0,93
βy 1,07 kmol h
2
m . h(∆= 1)
Vậy trở lực trong pha khí lớn gấp 20,56 lần trong pha lỏng
5.2.2 Tính theo số đơn vị truyền khối
G (y2 − y1 ) L (x2 − x1 )
H= =
K y aS ∆ytb K x aS ∆xtb
Đặt:
G
Chiều cao của một đơn vị truyền khối tính theo pha y: h0y = (m)
Ky aS

L
Chiều cao của một đơn vị truyền khối tính theo pha x: h0x = (m)
Kx aS
y2 −y1
Số đơn vị truyền khối tính theo pha y: n0y =
∆ytb
x2 −x1
Số đơn vị truyền khối tính theo pha x: n0x =
∆xtb

Trở thành: H = n0y h0y = n0x h0x


Một đơn vị truyền khối là một đoạn thiết bị thực hiện truyền khối để biến đổi nồng độ của 1 pha bằng động lực
trung bình tính theo pha đó. Số đoạn thiết bị như vậy gọi là số đơn vị truyền khối
- Xác định số đơn vị truyền khối:
+ Theo định nghĩa
+ Tích phân giải tích
+ Tích phân đồ thị
+ Theo đường trung bình (đường cong phụ)
a) Tính theo định nghĩa:
y2 − y1
n0y =
∆ytb
x2 − x1
n0x =
∆xtb
Cần biết:
- Động lực trung bình
- Tính đúng khi đường cân bằng: y ∗ = f(x) và đường làm việc: y = ax + b đều thẳng (đường làm việc thì ta chắc
chắn sẽ biện luận cho nó thẳng, còn đường cân bằng chỉ thẳng khi đó là hệ lý tưởng)
b) Tính theo giải tích:
y2
y2 − y1 dy
n0y = =∫ ∗
∆ytb y1 y − y
x2
x2 − x1 dx
n0x = =∫ ∗
∆xtb x1 x − x

Cần biết:
- Đường cân bằng, đường làm việc dạng giải tích (nhưng hiếm khi nào ta biết dạng giải tích của 2 đường trên)
- Thường đường cân bằng y ∗ = f(x) từ thực nghiệm, dạng bảng số (nên phương pháp này không ổn)
c) Tính theo tích phân đồ thị: (đang được sử dụng)
d) Tính theo đường trung bình:
Đường trung bình là gì?
Xây dựng đường trung bình như thế nào? Dùng đường trung
bình xác định số bậc truyền khối như thế nào?
Trình tự:
- Vẽ đường cân bằng
- Vẽ đường làm việc
- Chia khoảng cách [xv, xr] thành một số đoạn
- Ở mỗi điểm chia lấy điểm giữa [y, y*]
- Vẽ bậc thang đường trung bình và đường làm việc
- Số bậc thang là số đơn vị truyền khối
Tại sao 1 bậc vẽ là 1 đơn vị truyền khối?
Xét tam giác ABC sao cho:
CK = KA (CA kẻ ngang và cắt đường trung bình tại K, A không nhất thiết phải nằm trên đường cân bằng)
KE = 1/2AB (vì KE đi qua điểm K là trung điểm của CA và song song với AB)
Do K € đường trung bình nên KE = 1/2EF
Vậy: AB = EF = 2KE
y2 − y1 AB
n0y = = =1
∆ytb EF
Ta có:
G
h0y =
K y aS

1 1 m
= +
K y β y βx
G
Nhân hai vế cho , ta được:
aS

G G mG
= +
K y aS βy aS βx aS
hay
mG
h0y = hy + h
L x
Với:
- hx là chiều cao đơn vị truyền khối của pha x
- hy là chiều cao đơn vị truyền khối của pha y
mG m
- = L : thừa số truyền khối là tỉ số giữa hệ số góc đường cân bằng và hệ số gốc đường làm việc
L
G

BT: Một tháp hấp thụ đẳng nhiệt dùng để hấp thụ NH3 bằng dung môi là nước ở áp suất thường. Hàm lượng
NH3 ban đầu trong pha khí là 0,03 kmol/kmol khí trơ. Hiệu suất hấp thụ là 90%. Dung dịch rời tháp hấp thụ có
nồng độ là 0,02 kmol NH3/kmol nước. Tính số đơn vị truyền khối?
X (kmol NH3/kmol nước) Y* (kmol NH3/kmol khí trơ)
0 0
0,005 0,0045
0,010 0,0102
0,0125 0,0138
0,015 0,0183
0,020 0,0273
0,023 0,0327
Nồng độ NH3 trong pha khí sau khi hấp thụ: y2 = 0,03.(1 – 0,9) = 0,003 kmol/kmol khí trơ
Chọn dung môi sạch thì x1 = 0
Từ đó, ta có đường làm việc: y = ax + b = -1,35x + 0,003
a) Tính theo định nghĩa: coi đường cân bằng là đường thẳng dẫn đến sai số khá lớn
∆y1 − ∆y2 (y1 − y1∗ ) − (y2 − y2∗ ) (0,03 − 0,0273) − (0,003 − 0)
∆ytb = = =
∆y y1 − y1∗ 0,03 − 0,0273
ln ( 1 ) ln ( ∗ ) ln ( )
∆y2 y2 − y2 0,003 − 0
= 2,847. 10−3 kmol/kmol khí trơ
y1 − y2 0,03 − 0,003
n0y = = = 9,482
∆ytb 2,847. 10−3
b) Tính theo giải tích:
Từ bảng số liệu đã cho, ta có được phương trình đường cân bằng:
y ∗ = −585,9x 3 + 49,782x 2 + 0,5884x + 9. 10−5
x2 0,02
adx −1,35dx
n0y =∫ ∗
=∫ = 5,578? ?
x1 y(x) − y (x) 0 −1,35x + 0,003 − (−585,9x 3 + 49,782x 2 + 0,5884x + 9. 10−5 )
Bấm máy không được!!!
c) Tính theo tích phân đồ thị và tính theo đường trung bình:

Y
0,035

0,03

0,025

0,02

0,015

0,01

0,005

0
0 0,005 0,01 0,015 0,02 0,025

Y
5.2.3 Tính theo số đĩa lý thuyết
Đĩa lý thuyết là 1 đoạn thiết bị trong đó xảy ra quá trình truyền khối sao cho biến đổi nồng độ đầu ra của mỗi pha
bằng nồng độ cân bằng với đầu vào của pha kia
yn = f(xn−1 ) hay xn = f(yn+1 )

Xác định số đĩa lý thuyết:


1. Giải đồng thời: phương trình cân bằng pha y* = f(x) và cân bằng vật chất y = ax + b
2. Đồ thị:
- Vẽ đường cân bằng y* = f(x)
- Vẽ đường làm việc
- Vẽ số bậc thang giữa hai đường
- Số bậc thang là số đĩa lý thuyết
Xác định chiều cao:
H = nlt hD
1 1
Gln ( ) ln ( )
hD = A = h0y A
1 1
K y aS ( − 1) ( − 1)
A A
L
hD 0,2 G
0,35
ρL 0,2 log (mG)
= 5,2ReV ( ) ( )
dtn L ρV G
1−m
L
5.2.4 Tính theo số đĩa thực (tháp đĩa có đĩa, tháp đệm thì không)
Xác định số đĩa thực:
1. Đếm
2. Tính:
nlt nlt
E0 = → ntt =
ntt E0
E0 : hiệu suất tháp
nlt
H = (ntt − 1)∆h = ( − 1)∆h
E0
nlt , E0 : xác định bằng đồ thị
∆h: tra bảng
- Tính trở lực (đã học trong quá trình và thiết bị cơ học)

- Tính kết cấu (sẽ học trong môn khác)

Tháp có bề mặt tiếp xúc pha liên tục (gồm tháp màng, tháp đệm, tháp phun): dùng 1 trong 3 phương pháp đầu
đều được

Phương pháp thứ 4: dùng để tính chiều cao của thiết bị tiếp xúc pha tầng bậc (tháp đĩa: tháp đĩa lỗ [gồm tháp đĩa
lỗ có ống chảy chuyền và tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền] và tháp đĩa chóp [chóp chữ S, chóp tròn, chóp
xupap])

You might also like