You are on page 1of 1

Trong sản xuất thép quá trình đúc kim loại là quá trình chuẩn bị phôi đầu vào

cho quá trình cán


sau đó. Với quy trình sản xuất truyền thống :
Tại nhà máy đúc : Kim loại lỏng rót vào khuôn → Đông đặc làm nguội → Gia công cơ chỉnh
sửa kích thước phôi,.. → vận chuyển phôi đến nhà máy cán
Tại nhà máy cán: Cho phôi nung nóng đến nhiệt độ cán → cán phôi
→ Quy trình sản xuất thép truyền thống không tối ưu, tiêu hao, hao phí chi phí tiền bạc, thời
gian sản xuất.
→ Công nghệ đúc cán liên tục ra đời giải quyết bài toán phí của công nghệ truyền thống
6.1 Lịch sử ra đời

Đúc liên tục là một quá trình tương đối mới về mặt lịch sử. Mặc dù quá trình đúc dải liên tục đã
được Bessemer hình thành vào năm 1858, nhưng việc đúc thép liên tục không được sử dụng rộng
rãi cho đến những năm 1960. Thời gian đầu phương pháp này gặp những khó khăn về vấn đề kỹ
thuật không giải quyết được, đó là hiện tượng nứt, vì lớp vỏ đông đặc vẫn dính chặt vào khuôn
và khi kéo thì vật đúc bị nứt, kim loại nóng chảy tràn ra đáy của máy. Năm 1934, Junghans đã
khắc phục được điều này bằng cách cho khuôn dao động theo chiều thằng đứng bằng cách cho
khuôn dao động lên xuống theo chiều thằng đứng hay còn gọi là hành trình âm, nghĩa là nửa
hành trình đầu, khuôn dịch chuyển xuống dưới nhanh hơn so với lớp vỏ đông đặc, nửa hành trình
sau của chu kỳ dao động sẽ làm cho vật đúc không dính vào khuôn nữa.
Tất cả các quá trình đúc liên tục đều có năng suất lao động rất cao, chất lượng sản phẩm ổn định,
hiệu quả kinh tế cao không cần sử dụng hệ thống rót, ngót, hơi…

6.2 Quy trình đúc cán liên tục

You might also like