You are on page 1of 1

MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ

Mã đề: 001 (Giáo viên Vũ Văn Hợp biên soạn)


Câu 1. Muối amoni X (CnHmO4N2) tạo từ axit cacboxylic no, hai chức mạch hở và amin no, đơn chức mạch hở. Mối quan hệ giữa m với n là
A. m = 2n. B. m = 2n - 2. C. m = 2n+ 2. D. m = 2n + 4.
Câu 2. Muối X (C4H11O2N) là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic với amin bậc hai. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 3. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?
A. Etyl amoni axetat. B. Đimetyl amin. C. Axit amino axetic. D. Anilin.
Câu 4. Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni tạo từ axit cacboxylic Y với amin Z đơn chức. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 5. Cho m gam etylamoni axetat tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Mặt khác, cho m gam
etyl amoni axetat tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được muối có khối lượng là
A. 17,7 gam. B. 19,5 gam. C. 15,9 gam. D. 15,7 gam.
Câu 6. Chất hữu cơ X công thức phân tử là C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa
6,8 gam muối cacboxylat. Số công thức cấu tạo của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H11O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm
chất Y (C2H3O2Na) và chất hữu cơ Z (chứa C, H, N). Công thức phân tử của Z là
A. CH5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C2H5N.
Câu 8. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H14O4N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ
gồm chất Y (C, H, O, Na) và chất hữu cơ Z (CH5N). Công thức phân tử của Y là
A. C5H4O4Na2. B. C5H6O4Na2. C. C4H4O4Na2. D. C4H2O4Na2.
Câu 9. X là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic Y và amin Z bậc một (Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon) và có công thức phân
tử là C4H11O2N. Tên gọi của X là
A. Etyl amoni propionat. B. Đimetyl amoni axetat. C. Đimetyl propionat. D. Etyl amoni axetat.
Câu 10. X là muối amoni có công thức phân tử là C6H16O4N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối cacboxylat
và hai amin đơn chức bậc một. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 11. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối cacboxylat
Y và khí Z (Z có chứa nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 12. Chất X tác dụng với NaOH, thu được muối cacboxylat Y (C3H2O4Na2) và hai amin Z (CH5N), T (C2H7N). Công thức phân tử của
X là
A. C5H11O4N. B. C6H16O4N2. C. C6H14O4N2. D. C5H11O2N.
Câu 13. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đều có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối và thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí đều chứa N và đều làm xanh
quỳ tím ẩm. Tỉ khối của Y đối với H2 là 12. Giá trị của m là
A. 14,2. B. 13,6. C. 15,0. D. 16,0.
Câu 14. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H10O4N2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH, thu được muối cacboxylat Y và hỗn hợp gồm
hai khí đều có chứa nitơ và đều làm xanh quỳ tím ẩm. Axit hóa Y, thu được chất hữu cơ Z chứa C, H, O. Công thức cấu tạo của Z là
A. HOOC-COOH B. HOOC-CH2-COOH C. HOOC-CH=CH-COOH D. HOOC-C≡C-COOH
Câu 15. Chất hữu cơ X mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được muối cacboxylat
Y có công thức phân tử C3H2O4Na2 và chất hữu cơ Y chứa C, H, N. Tỷ khối của Y so với H2 là 22,5. Phân tử khối của X là
A. 149. B. 166. C. 103. D. 194.
Câu 16. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H14O4N2. Cho 0,02 mol X tác dụng vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được
dung dịch Z và 0,896 lít khí Y (đktc, Y có chứa C, H, N). Cô cạn Z, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,76. B. 6,16. C. 4,96. D. 5,36.
Câu 17. Cho 0,1 mol chất hữu cơ X mạch hở, tác dụng vừa đủ với 100,0 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch chứa 14,2 gam muối
Na2SO4 và thấy thoát ra 4,48 lít khí Y (đktc, phân tử Y chứa C, H, N). Tỉ khối của Y đối với H2 là 15,5. Phân tử khối của X là
A. 192. B. 151. C. 160. D. 142.
Câu 18. Chất X có công thức phân tử là C2H8O3N2. Cho 5,4 gam X vào 100,0 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn,
cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan và chất hữu cơ Z đơn chức (chứa C, H, N). Giá trị của m là
A. 4,25. B. 6,25. C. 9,25. D. 8,50.
Câu 19. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C4H9O2N. Cho 10,3 gam X vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, đun
nóng thu được dung dịch Z và thấy thoát ra khí Y (Y chứa C, H, N và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử Y chỉ là các liên kết xichma).
Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 17,8 gam. B. 15,6 gam. C. 16,4 gam. D. 19,2 gam.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm hai chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH
(đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm).
Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,97. B. 3,12. C. 2,76. D. 3,36.
Câu 21. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit
vô cơ với một amin. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,54. B. 2,26. C. 3,46. D. 2,40.

You might also like