You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MUA HÀNG VÀ CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Trúc Ly


Mã lớp học phần: 23D1BUS50312201
Nhóm: 1
Phòng học: N2-404

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHI TIẾT

HỌ VÀ ĐÁNH
MSSV EMAIL ĐÓNG GÓP
TÊN GIÁ

- Tổng hợp bài làm.


- Giới thiệu về doanh nghiệp và sơ lược
Nguyễn datnguyen.312110259 về bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang
31211025940 100%
Quốc Đạt 40@st.ueh.edu.vn tham gia vào.
- Xây dựng chiến lược mua hàng và cung
ứng tổng thể.
- Soạn phần Tài liệu tham khảo.
- Chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm
cần xây dựng chiến lược cung ứng. Phân
tích chiến lược cung ứng hiện tại của
Nguyễn anhnguyen.312110233
31211023317 doanh nghiệp đối với sản phẩm/nhóm sản 100%
Vân Anh 17@st.ueh.edu.vn
phẩm này.
- Vẽ sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình
mua hàng và cung ứng của doanh nghiệp
cho sản phẩm/nhóm sản phẩm đã chọn.
- Phân tích thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra của sản phẩm/nhóm sản
phẩm.
Lê Thanh duongle.31211024539 - Xây dựng chiến lược phát triển mối
31211024539 100%
Hải Dương @st.ueh.edu.vn quan hệ nhà cung cấp.
- Kết luận và đề xuất giải pháp cho doanh
nghiệp thực hiện chiến lược cung ứng
mới.
- Xây dựng kế hoạch mua hàng và cung
Nguyễn tringuyen.3121102779 ứng chi tiết, đề xuất quy trình mua
31211027794 100%
Mạnh Trí 4@st.ueh.edu.vn hàng/cung ứng mới, chọn mô hình quản
lý hàng tồn kho.
- Soạn phần Tóm lược: tóm tắt ý nghĩa,
tính cần thiết và các nội dung chính từ
Nguyễn Lê phucnguyen.31211027
31211027769 báo cáo. 100%
Hoàng Phúc 769@st.ueh.edu.vn
- Trình bày chiến lược đo lường hiệu quả
mua hàng và cung ứng.
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................
TÓM LƯỢC...............................................................................................................................................
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM..........................................................
1.1. Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Honda Việt Nam.............................................................
1.2. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Honda Việt Nam..............................................................
1.3. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................
1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển.................................................................................
1.5. Các sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam.............................................................................
1.6. Sơ lược về bối cảnh ngành mà Công ty Honda Việt Nam đang tham gia vào........................
II. CHIẾN LƯỢC CUNG ỨNG HIỆN TẠI CỦA HONDA VIỆT NAM...........................................
III. QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ CUNG ỨNG CỦA HONDA VIỆT NAM..................................
3.1. Hoạch định ban đầu.....................................................................................................................
3.2. Chọn nhà cung cấp và đánh giá nhà cung cấp...........................................................................
3.3. Thương lượng và ký kết hợp đồng..............................................................................................
3.4. Sản xuất và kiểm định chất lượng...............................................................................................
3.5. Phân phối.......................................................................................................................................
3.6. Bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng và các khâu liên quan............................................
3.7. Phản hồi từ khách hàng...............................................................................................................
IV. CHIẾN LƯỢC MUA HÀNG VÀ CUNG ỨNG CHI TIẾT..........................................................
4.1. Phân tích thị trường đầu vào và thị trường đầu ra...................................................................
4.1.1. Thị trường đầu vào..........................................................................................................9
4.1.2. Thị trường đầu ra..........................................................................................................10
4.2. Chiến lược mua hàng và cung ứng tổng thể.............................................................................
4.3. Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết, quy trình mua hàng và cung ứng mới và mô
hình quản lý hàng tồn kho................................................................................................................
4.3.1. Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết.....................................................................12
4.3.2. Quy trình mua hàng và cung ứng mới.........................................................................14
4.3.3. Mô hình quản lý tồn kho...............................................................................................15
4.4. Chiến lược phát triển mối quan hệ nhà cung ứng...................................................................
4.5. Đo lường hiệu quả mua hàng và cung ứng...............................................................................
4.5.1. Chiến lược đo lường hiệu quả mua hàng.....................................................................22
4.5.2. Chiến lược đo lường hiệu quả cung ứng qua việc đo lường nhà cung cấp...............23
4.5.3. Chứng chỉ ISO của Honda Việt Nam...........................................................................24
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm được tiếp cận và tìm hiểu về môn học “Mua hàng và
cung ứng toàn cầu”. Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Trúc Ly -
người đã định hướng cách tư duy và hướng dẫn, giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập và thực
hiện dự án. Cảm ơn cô vì những kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm quý giá mà cô đã
chia sẻ cho nhóm trong suốt quá trình học tập. Đó không chỉ là những góp ý quý báu đối với dự án,
mà còn là hành trang tiếp bước cho chúng em trên con đường học tập và lập nghiệp sau này.

Nhóm tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ vừa qua để hoàn
thành bài dự án “Xây dựng chiến lược mua hàng và cung ứng cho nhóm sản phẩm xe máy của
Honda Việt Nam”. Nhưng do kiến thức chuyên ngành và sự am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu còn
hạn chế, bên cạnh việc thời gian thực hiện dự án có hạn, bài dự án của nhóm vẫn tồn tại nhiều thiếu
sót khó tránh khỏi. Nhóm rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ cô để có thể hiểu sâu hơn
và hoàn thiện bài dự án một cách tốt nhất.

Cuối cùng, nhóm xin kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành
công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp trồng người.
TÓM LƯỢC
Dự án “Xây dựng chiến lược mua hàng và cung ứng cho nhóm sản phẩm xe máy của Honda Việt
Nam”, nhóm thực hiện chia các nội dung chính làm 5 phần:
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Honda và sơ lược về bối cảnh ngành công ty tham gia
Nhóm thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu về Công ty TNHH Honda Việt Nam, nhằm cung cấp các
thông tin sơ bộ chung về công ty, bao gồm: “Quá trình hình thành và phát triển”, “Sứ mệnh, tầm
nhìn và mục tiêu phát triển”, “Các sản phẩm của Công ty TNHH Honda Việt Nam”. Ngoài những
nội dung trên, nhóm cũng đề cập tới bối cảnh ngành sản xuất xe máy và ô tô tại thị trường Việt
Nam mà công ty đang tham gia. Việc nghiên cứu giúp mở rộng hiểu biết và phát triển kiến thức
chuyên môn về doanh nghiệp và thị trường. Qua đó có thể xây dựng được một mạng lưới thông tin
cơ bản về doanh nghiệp và định hình được các mục tiêu mà Honda Việt Nam đang hướng tới trong
tương lai.
2. Chiến lược cung ứng hiện tại của Honda Việt Nam
Nội dung xoay quanh chiến lược cung ứng hiện tại của Công ty TNHH Honda Việt Nam, cũng
như các yếu tố nổi bật của chuỗi cung ứng như hậu cần và mua hàng. Đồng thời, nhóm cũng đã đưa
ra sơ đồ “Tổng quan về chuỗi cung ứng của Honda” và các thông tin về các mắt xích quan trọng
trong toàn bộ chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam. Việc tìm hiểu sơ lược mô hình cung
ứng của Honda Việt Nam đã giúp nhóm có cái nhìn tổng thể thực tế trong việc vận hành và quản lý
chuỗi cung ứng, ngoài ra nhóm cũng đã học hỏi thêm để nhằm nhận biết được các điểm mạnh và
điểm còn hạn chế trong chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam.
3. Quy trình mua hàng và cung ứng của Honda Việt Nam đối với nhóm sản phẩm xe máy
Trình bày về mô hình cung ứng xe máy của Honda Việt Nam đến thị trường trong nước bao gồm
7 bước: Hoạch định ban đầu; Chọn nhà cung cấp và đánh giá nhà cung cấp; Thương lượng và ký kết
hợp đồng; Sản xuất và kiểm định chất lượng; Phân phối; Bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng
và các khâu liên quan; Phản hồi từ khách hàng. Nhóm thực hiện đưa ra thông tin chi tiết về các
khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam. Việc thực hiện nghiên cứu quy
trình mua hàng và cung ứng của Honda Việt Nam cho nhóm sản phẩm xe máy đã giúp nhóm hiểu
rõ chiến lược cung ứng và nhóm đối tượng mà Honda Việt Nam hướng tới.
4. Xây dựng chiến lược mua hàng và cung ứng chi tiết
Các nội dung liên quan như: “Phân tích thị trường đầu vào và thị trường đầu ra”, “Chiến lược
mua hàng và cung ứng tổng thể”, “Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết, quy trình mua hàng và
cung ứng mới và mô hình quản lý hàng tồn kho”, “Chiến lược phát triển mối quan hệ nhà cung
ứng”, “Đo lường hiệu quả mua hàng và cung ứng”. Nhóm thực hiện tham gia xây dựng chiến lược
mua hàng và cung ứng chi tiết, thống kê số liệu và phát triển mô hình cung ứng. Việc xây dựng
chiến lược mua hàng và cung ứng chi tiết tạo cơ hội cho nhóm được đặt mắt vào góc nhìn thực tế
của một nhà quản lý doanh nghiệp, phát triển các kỹ năng tư duy về tìm và phân tích số liệu, xử lý
đưa ra chiến lược mới để cung cố cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
5. Kết luận và đề xuất
Tóm lược lại toàn bộ nội dung chính và đề xuất các giải pháp cho Honda Việt Nam thực hiện
chiến lược mới.
1

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM


1.1. Thông tin cơ bản về Công ty TNHH Honda Việt Nam

Hình 1.1. Trụ sở chính của Công ty TNHH Honda Việt Nam

 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Honda Việt Nam (HVN)


 Công ty mẹ: Honda Motor Co., Ltd.
 Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
 Website: https://www.honda.com.vn/

1.2. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Honda Việt Nam


Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996 và là công ty liên doanh giữa 3 đối tác
gồm có Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan - 28%), Công ty Honda Motor (Nhật Bản - 42%) và
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp (Việt Nam - 30%).
Hiện nay, HVN đang vận hành 3 nhà máy sản xuất xe máy, 1 nhà máy sản xuất ô tô và 1 Trung
tâm Đào tạo Lái xe an toàn hiện đại nhất Việt Nam. Bên cạnh những nhà máy sản xuất chính, HVN
đã đưa vào vận hành 1 dây chuyền sản xuất bánh răng, 1 trung tâm phụ tùng và 1 phân xưởng piston
với công suất lớn nhất trong Tập đoàn Honda.
Mới đây, chuyên trang thống kê Motorcycles Data đã công bố danh sách những nhà sản xuất xe
máy bán chạy nhất thế giới năm 2022. Theo dữ liệu, Honda vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường xe máy
thế giới năm 2022 khi chiếm 29,1% thị phần xe máy toàn cầu. Năm 2022 Honda đã bán ra 17,5
triệu chiếc xe máy trên toàn cầu, tăng 5,6% so với năm 2021. Tuy nhiên, những năm gần đây thị
phần xe máy của Honda trên thị trường thế giới đang ngày càng giảm. Honda chỉ chiếm 29,1%
trong tổng lượng xe máy tiêu thụ trên toàn thế giới năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức 35,5%
trong 2016 (Team 2023).
Trong khi đó, Honda cũng dẫn đầu thị trường Việt Nam khi nắm giữ 80,7% thị phần xe máy Việt
Nam. Từ tháng 01 - 12/2022, HVN đã bán ra hơn 2,4 triệu xe máy, tăng 20,9% so với năm trước
(Honda 2023 ).
2

1.3. Quá trình hình thành và phát triển


HVN đã trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển với các sự kiện quan trọng như sau:
 1996: Nhận giấy phép đầu tư.
 1998: Ra mắt xe Super Dream - kiểu xe đầu tiên của Honda Việt Nam cho thị trường Việt
Nam.
 1999: Ra mắt xe Future - mẫu xe đầu tiên dành cho thị trường Việt Nam.
 2002: Giới thiệu xe Wave Alpha.

1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển


 Ý nghĩa logo: Biểu tượng cánh chim thể hiện cho ước mơ, khao khát được chắp cánh bay cao,
bay xa. Nhiều người cho rằng logo của Honda là biểu tượng của niềm tin, độ bền và độ tin cậy.

Hình 1.2. Logo Honda Việt Nam Hình 1.3. Khẩu hiệu Honda Việt Nam

 Khẩu hiệu: “Sức mạnh của những Ước mơ”. HVN mong muốn sẻ chia và cùng mọi người
thực hiện ước mơ bằng việc tạo thêm nhiều niềm vui mới cho người dân nói riêng và xã hội nói
chung.
 Sứ mệnh: HVN đem lại cho mọi người “Niềm vui mở rộng tiềm năng cuộc sống” đồng thời
nâng cao “Chất lượng cuộc sống” cho mỗi người dân Việt Nam.
 Tầm nhìn
1. Lớn mạnh bằng sự theo đuổi tư duy chất lượng.
2. Cung cấp các sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý một cách nhanh chóng.
3. Tạo ra nhiều sản phẩm tốt nhất thế giới cho khách hàng trên toàn thế giới.
4. Trở thành người dẫn đầu trong các lĩnh vực môi trường và an toàn.
 Mục tiêu phát triển trong tương lai
1. HVN tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu ngay cả sau khi xã hội đã chuyển sang thời kỳ "Ôtô hóa".
2. HVN cùng Chính phủ chung tay giải quyết những thách thức và vấn đề liên quan đến "Sự di
chuyển".

1.5. Các sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam


- Honda xe máy: Có 28 mẫu xe, gồm 4 loại:
 Xe số: 5 mẫu xe (Blade 2023, Future 125 FI, Wave Alpha 110cc,...)
 Xe tay ga: 7 mẫu xe (Vision, SH350i, SH160i/125i, Air Blade 125/160,...)
 Xe côn tay: 3 mẫu xe (CBR150R, Winner X, CB150R The Streetster)
3

 Xe mô tô: 13 mẫu xe (Gold Wing 2023, Africa Twin 2023 Adventure Sports,...)
- Honda ô tô: Có 6 mẫu xe (CITY, HR-V, CIVIC, CR-V, ACCORD, CIVIC TYPE R).

1.6. Sơ lược về bối cảnh ngành mà Công ty Honda Việt Nam đang tham gia vào
a. Bối cảnh cạnh tranh tổng thể
- Vị thế của nhà cung cấp
 Nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm xe máy, HVN đã sử dụng các vật tư cần thiết
từ một số nhà cung ứng như Công ty TNHH Nittan Việt Nam, Công ty CP Innotek, Công ty
TNHH sản xuất phanh Nissin,VAP và MAP.
 Các nhà cung cấp Nhật và các doanh nghiệp cung cấp tại Việt Nam như VAP và MAP đã từ
lâu cung cấp các vật tư cho HVN nên có thể nói HVN là khách hàng trung thành của những
doanh nghiệp này, qua đó cho thấy sự gắn bó khá chặt chẽ giữa HVN và các nhà cung cấp.
 Do không có công nghệ chế tạo xe máy đặc thù cùng với việc sản phẩm xe máy của Honda
đã có mặt và chiếm lĩnh thị trường từ lâu, các nhà cung cấp hầu như không có khả năng sản
xuất xe máy để cạnh tranh với HVN. Bên cạnh đó, với việc sử dụng nhiều nhà cung cấp,
HVN hầu như không phải chịu sức ép từ các nhà cung cấp.
- Vị thế của khách hàng
 Thị trường xe máy tại Việt Nam có khách hàng đa dạng về tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp,...
Do đó, HVN phân đoạn khách hàng thành 3 phân khúc chính là phân khúc bình dân, phân
khúc trung cấp và phân khúc cao cấp.
 Với thu nhập của người Việt Nam hiện nay, xe máy là một tài sản có giá trị. Việc quyết định
mua xe máy thường chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của người Việt Nam. Do đó, khách
hàng có thể so sánh, đánh giá kỹ càng các thông tin liên quan đến sản phẩm thông qua mạng
Internet trước khi đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Điều này làm cho khách hàng trở
nên có giá trị hơn.
 Tuy nhiên, giá cả và chất lượng hiện nay của các sản phẩm thay thế chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của khách hàng, do đó khách hàng hầu như không có nhiều lựa chọn khác ngoài xe
máy. Bên cạnh đó, Honda đã tạo được lòng tin và xây dựng được ấn tượng tốt trong tâm trí
người tiêu dùng kể từ khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi
cho HVN vì sức ép từ phía khách hàng giảm.
- Những đe dọa từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, Honda đang cạnh tranh với 4 ông lớn trong ngành, gồm có:
 Yamaha Motor: Có thể nói Yamaha là đối thủ lớn nhất của Honda tại thị trường Việt Nam.
Mặc dù gia nhập thị trường Việt Nam chỉ sau Honda một năm nhưng với lợi thế quy mô và
4

vốn đầu tư lớn, Yamaha đã chiếm được vị trí khá vững chắc. Tuy không thể cạnh tranh với
Honda về chất lượng nhưng Yamaha lại có lợi thế hơn về chủng loại sản phẩm.
 Piaggio: Piaggio chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2009. Mặc dù vào
khá muộn so với các hãng khác, Piaggio đã nhanh chóng chiếm được thị phần xe máy Việt
Nam nhờ tập trung vào phân khúc thị trường xe tay ga cao cấp.
 Sanyang Motor (SYM): Với hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, SYM đã trở
thành một trong những nhãn hiệu được người Việt Nam ưa dùng và tin tưởng.
 Suzuki: Suzuki xuất hiện ở thị trường Việt Nam tương đối sớm từ năm 1996. Các dòng xe
của Suzuki có thiết kế và tính năng thể thao, hầu hết là xe côn tay và xe phân khối lớn, vượt
trội hơn các thương hiệu khác về chất lượng và độ bền của động cơ.
 Ngoài các hãng xe trên, Honda còn phải chịu áp lực từ các hãng xe Trung Quốc. Những năm
vừa qua, các mẫu xe máy mang thương hiệu Honda như Vario, ADV 150, Winner X,... đều
chịu hại khi các hãng xe Trung Quốc tạo bản sao rẻ tiền và phân phối ra thị trường.
b. Chiến lược tài chính
- Vị thế của Công ty Honda Việt Nam

MẢNG KINH DOANH XE MÁY

DOANH SỐ CỘNG DỒN


XUẤT KHẨU
Tháng Từ tháng 01 – tháng 12/2022

Doanh số So với cùng kỳ năm ngoái Tổng sản lượng xuất khẩu
(xe) (%) (xe CBU)

T1 – T12/2022 2.407.907 +20,9% 215.961

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh xe máy từ tháng 01/2022 - 12/2022

Năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều thách thức do sự trở lại của làn sóng COVID-19, doanh
số bán hàng xe máy của HVN vẫn có sự tăng trưởng so với năm trước. HVN đã bán ra thị trường
2,4 triệu xe máy, tăng 20,9% so với năm tài chính 2021. Kết quả này cho thấy sự tin tưởng của
khách hàng dành cho Honda trong bối cảnh kinh tế - chính trị đầy biến động.
- Công nghệ tiên tiến
Với tư cách là một trong những nhà sản xuất đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, HVN đã áp
dụng vào sản phẩm của mình một số công nghệ nổi bật như sau:
 Động cơ eSP+ (động cơ thông minh thế hệ mới)
 Hệ thống khóa thông minh SMART Key
 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
 Hệ thống kiểm soát lực kéo (HSTC)
5

II. CHIẾN LƯỢC CUNG ỨNG HIỆN TẠI CỦA HONDA VIỆT NAM
Hiện tại, Honda đang theo đuổi chiến lược chuỗi cung ứng bền vững, gắn liền với các trách
nhiệm về môi trường và xã hội. Theo đó, hãng tập trung tăng cường tính bền vững chủ yếu qua hoạt
động hậu cần và mua hàng (Honda 2022).
Đối với lĩnh vực hậu cần, ngoài việc xây dựng các chính sách, chiến lược giải quyết các vấn đề
và thách thức và tăng cường tuân thủ pháp luật, Honda cũng đã thực hiện một vài sáng kiến hậu cần
nhằm giảm các tác động xấu đến môi trường. Ví dụ như đổi mới công nghệ đóng gói để tái sử dụng
và giảm trọng lượng của vật liệu đóng gói; chuyển đổi phương thức vận chuyển từ xe tải sang
đường sắt, đường biển và thúc đẩy giao thông vận tải hiệu quả thông qua container round use và
mix vanning.
Đối với lĩnh vực mua hàng, Honda thiết lập Niềm tin mua hàng, Ba nguyên tắc mua hàng và Bộ
quy tắc ứng xử dành cho cộng tác viên mua hàng, từ đó đảm bảo lòng tin cho cả bên trong và ngoài
doanh nghiệp, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, Honda cũng
xuất bản một bản nguyên tắc CSR và bản nguyên tắc “thu mua xanh” cho các nhà cung cấp để đưa
ra cách tiếp cận về tính bền vững với họ và thúc đẩy các sáng kiến của Honda. Thông qua bản
nguyên tắc, Honda sẽ cố gắng tìm cách ngăn chặn trước các vi phạm của nhà cung cấp có hoạt động
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng xe máy HVN bao gồm các
thành phần chính là nhà cung cấp, hệ thống sản xuất và phân phối.
Các thành phần này liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất
để tạo ra sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ
vào chuỗi cung ứng toàn diện vừa tham gia vào quá trình cung
ứng, có các nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối tới các đại lý
của hãng, HVN có thể kiểm soát chặt chẽ và nắm rõ chi tiết quá Hình 2.1. Tổng quan về chuỗi
trình vận hành chuỗi cung ứng của mình. cung ứng của Honda
Nguồn cung của HVN sẽ được hãng quản lý và gắn với chiến
lược gắn bó tích hợp với nhà cung cấp, đặt trước để mua hàng, tham gia vào quá trình hoạch định
chiến lược phối hợp. Các nhà cung cấp sẽ làm việc trực tiếp với phòng ban phát triển sản phẩm và
sản xuất tất cả phụ kiện theo yêu cầu. Giữa nhà cung cấp và Honda luôn duy trì chia sẻ thông tin ở
mức cao nhất nhằm giảm thời gian cho các giai đoạn thiết kế, phát triển và sản xuất, thậm chí
Honda có quyền truy cập vào một mức độ nhất định thông tin nội bộ của nhà cung ứng. Điều này
giúp cho Honda tạo được mối quan hệ hợp tác lâu dài và tạo sức ép cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp.
Bên cạnh nguồn nguyên vật liệu, vật tư đầu vào đa dạng, đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau,
các nhà máy sản xuất của HVN cũng được hoạt động liên tục với công suất lớn, đảm bảo tốt cho
6

việc cung cấp sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng và chất lượng. Các quy trình sản xuất
luôn được Honda lên kế hoạch rõ ràng để có thể tối thiểu hóa chi phí và nguyên vật liệu thừa.
Honda cũng đảm bảo quy trình six sigma - mọi sự sửa đổi, và cải tiến quy trình theo độ chuẩn dựa
theo nhu cầu của khách hàng để hạn chế mọi phản hồi tiêu cực có thể xảy ra. Với việc vận hành 3
nhà máy xe máy, công suất sản xuất xe máy hiện nay của HVN lên tới 2,5 triệu xe/năm (Linh
2022).
Về hệ thống phân phối, HVN có 2 kênh phân phối chính là phân phối đặc quyền và phân phối
rộng rãi. Hãng quy hoạch mạng lưới bán lẻ tìm kiếm, ủy quyền cho các đại lý với tên gọi là HEAD.
Theo đó, các HEAD không nhận hàng ký gửi từ HVN mà phải trả tiền để mua hàng, tức quan hệ đối
tác kinh doanh độc lập. Dựa vào việc dự báo nhu cầu tiêu thụ, các HEAD sẽ lập kế hoạch đặt hàng
gửi từ Honda. Ngoài ra, các sản phẩm cũng được bán tại các cửa hàng bán lẻ,...

III. QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ CUNG ỨNG CỦA HONDA VIỆT NAM
Quy trình mua hàng và cung ứng xe máy của HVN gồm có 7 bước. Các bước này liên kết chặt
chẽ với nhau và tạo thành một thể thống nhất, giúp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình mua hàng và cung ứng xe máy Honda Việt Nam

3.1. Hoạch định ban đầu


Hoạt động hoạch định ban đầu sẽ được Honda thực hiện vào đầu quy trình mua hàng và cung
ứng, nhằm xác định rõ về đối tượng khách hàng, dòng sản phẩm chuẩn bị ra mắt và sản xuất sắp tới,
nhu cầu sắp tới của sản phẩm, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, lưu kho sản
phẩm, lượng xe và lịch trình phân phối,... Theo đó, hoạch định ban đầu sẽ bao gồm việc dự báo
lượng cầu, định giá sản phẩm, quản trị lưu kho và lên kế hoạch tổng hợp. Các phòng ban của Honda
sẽ dựa trên các nguồn thông tin từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, từ đó phối hợp và xây
dựng nên một kế hoạch toàn diện, chuẩn bị tốt cho các hoạt động tiếp theo của quy trình cung ứng
diễn ra thuận lợi.

3.2. Chọn nhà cung cấp và đánh giá nhà cung cấp
Sau khi đã có kế hoạch hoạch định rõ ràng, HVN sẽ tìm kiếm và lựa chọn ra những nhà cung cấp
tiềm năng để phục vụ cho chuỗi cung ứng sản phẩm xe máy. Hiện tại, HVN đang áp dụng hình thức
nhập khẩu và đấu thầu để tìm kiếm các nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng (Honda 2023). Do Việt
7

Nam không sản xuất được nên phần lớn nguyên vật liệu được nhập khẩu (chiếm tới 67%), trong
nước chỉ cung ứng được khoảng 37% (Duyên 2022).
Về hình thức nhập khẩu, Honda nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng từ nước ngoài như Nhật Bản,
Thái Lan, Trung Quốc,... (Honda 2023 ). Các linh kiện nhập khẩu chủ yếu là các linh kiện động cơ
có tính bảo mật công nghệ cao (Duyên 2022). Cụ thể, Nhật Bản cung cấp các linh kiện quan trọng
nhất của xe máy liên động cơ và hộp số như xi lanh, piston, trục máy, trục chuyển động,... Thái Lan
cung cấp một phần các linh kiện quan trọng trên và hộp xi lanh, chế hòa khí bơm dầu,… Các linh
kiện khác như đèn, gương, vỏ máy,... sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Về hình thức đấu thầu, HVN sẽ mời thầu trên website của hãng và công bố trên các kênh
phương tiện truyền thông. Theo đó, HVN đưa ra lời đề nghị mua hàng, dịch vụ kèm theo những
điều kiện cụ thể về việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu,… Các nhà cung cấp sẽ dựa vào
những thông tin trên để tham gia đấu thầu. Sau đó, Honda sẽ đánh giá và tuyển chọn các nhà cung
cấp tiềm năng dựa trên dựa trên các tiêu chí về giá cả, vị trí địa lý, thời gian giao nhận,… cũng như
khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp.

3.3. Thương lượng và ký kết hợp đồng


Sau khi đã xác định được “tệp” những nhà cung cấp tiềm năng, HVN sẽ tiến hành thương lượng
về các điều khoản về giá bán, thời hạn thanh toán, thời gian giao hàng,… trên cơ sở đôi bên cùng có
lợi và hợp tác phát triển lâu dài. Sau khi đã thương lượng thành công, HVN sẽ thực hiện ký kết hợp
đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình
cung ứng, bởi bất kỳ sự sai sót nào trong hoạt động cung cấp vật liệu đầu vào sẽ gây tác động lớn
đến cả quy trình, khiến chuỗi cung ứng bị ngắt đoạn.
Là doanh nghiệp lớn, sản xuất đa dạng các mẫu sản phẩm khác nhau và sản phẩm có tính phức
tạp cao, HVN cũng đã xây dựng cho mình hệ thống cung ứng với 240 nhà cung cấp, trong đó có
105 công ty Việt Nam (chiếm khoảng 43,7%) và khoảng 13% tại Vĩnh Phúc (Duyên 2022). Một số
nhà cung cấp tiêu biểu có thể kể đến như Công ty Nittan Việt Nam, Công ty cổ phần Innotek, Công
ty Nissin, Cosmos, Lâm Viễn, VPIC1,...

3.4. Sản xuất và kiểm định chất lượng


Thông qua quá trình hậu cần, hàng trăm các linh kiện, bộ phận, nguyên vật liệu đến từ nhiều nhà
cung cấp sẽ được đưa đến nhà máy sản xuất. Linh kiện trải qua quá trình sản xuất bao gồm thiết kế
sản phẩm, sản xuất linh kiện, lắp ráp và kiểm tra chất lượng, tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Các sản phẩm xe máy hoàn thiện trước khi xuất kho đều sẽ được kiểm tra lại, đảm bảo các tiêu chí
về hình thức, chức năng, động cơ,… nhằm tránh trường hợp hàng lỗi được xuất kho và đưa đến tay
người tiêu dùng, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.
Hiện nay, HVN có 3 nhà máy sản xuất (Honda 2023):
8

 Nhà máy xe máy thứ nhất được khánh thành vào tháng 03/1998 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Đây được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực
Đông Nam Á, với công suất 500.000 xe/năm.
 Nhà máy xe máy thứ hai được khánh thành vào tháng 08/2008 tại Vĩnh Phúc, chuyên sản
xuất các loại xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500.000 xe/năm. Nhà máy bao gồm 6
phân xưởng: lắp ráp cụm động cơ, lắp ráp xe hoàn thành, gia công phụ tùng động cơ, gia
công ép nhựa, phân xưởng sơn và phân xưởng hàn. Tháng 07/2011, HVN cũng đã mở rộng
năng lực nhà máy, nâng sản lượng nhà máy lên 1 triệu xe/năm.
 Nhà máy xe máy thứ ba được khánh thành vào tháng 11/2014 tại Duy Tiên, Hà Nam. Nhà
máy bao gồm 7 phân xưởng: phân xưởng lắp ráp cụm động cơ, phân xưởng lắp ráp xe hoàn
thành, phân xưởng đúc phụ tùng động cơ, phân xưởng gia công ép nhựa, phân xưởng sơn và
phân xưởng hàn.
Ngoài 3 nhà máy xe máy trên, HVN cũng đã xây dựng phân xưởng bánh răng (04/2010), phân
xưởng Piston (03/2014), cùng với các trung tâm phụ tùng và các phân xưởng tiên tiến, hiện đại để
hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất xe máy của doanh nghiệp (Honda 2023).

3.5. Phân phối


Các sản phẩm xe máy hoàn thiện sẽ được vận chuyển, phân phối thông qua quá trình logistic để
đưa đến các đại lý phân phối nội địa, hoặc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đối với những sản
phẩm xe máy xuất khẩu, Honda sẽ vận chuyển từ nhà máy sản xuất của hãng đến khu vực kho bãi
tại các cảng, sau đó phân phối đến các nước trên thế giới thông qua đường biển.
Còn đối với các sản phẩm xe máy cung cấp cho thị
trường nội địa, HVN sẽ phân phối thông qua hệ thống
cửa hàng Honda ủy nhiệm (thường gọi là HEAD) và
các trạm dịch vụ & phụ tùng (HSF) (NEU 2023).
Honda hiện có 797 cửa hàng trải khắp Việt Nam và
tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn (Hà Nội 57 và
TP. Hồ Chí Minh 61 HEAD) (Honda 2023). Trung
bình một tỉnh sẽ có khoảng 13 Honda HEAD. Nhìn Hình 3.2. Cấu trúc hệ thống phân phối nội
chung, số lượng HEAD được phân bổ tương đối đồng địa của Honda Việt Nam

đều giữa các vùng. Về việc quản lý kênh phân phối, các HEAD có vai trò như một đại lý phân phối.
Theo đó, Honda sẽ không kiểm soát giá bán ra cho khách hàng mà chỉ đưa ra giá niêm yết (Như
2022). Tùy thuộc vào các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, mức độ tiêu thụ,… mà HVN có kế hoạch
phân phối sản phẩm phù hợp đến từng đại lý, cửa hàng.
9

Đối với các dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH, Lead, Air Blade,… sẽ được phân phối cho
các cơ sở lớn của Honda quản lý, thường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…
Còn các dòng sản phẩm trung bình như Wave, Dream, Future,… sẽ được phân phối nhiều hơn tại
các thị trường nông thôn, hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp.
Ngoài ra, tại một số vùng nông thôn chưa có nhiều đại lý chính hãng, người tiêu dùng cũng có thể
mua các sản phẩm của Honda qua các nhà bán lẻ, chủ yếu là các cửa hàng. Những cửa hàng này hầu
hết cũng cung cấp các sản phẩm, thiết bị phụ tùng, bảo dưỡng, dịch vụ bảo hàng chính hãng, phục
vụ khách hàng kịp thời và nhanh chóng với chất lượng đáng tin cậy.

3.6. Bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng và các khâu liên quan
Khách hàng của HVN chủ yếu đến từ 2 nhóm chính:
 Nhóm khách hàng tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước/các đơn vị dùng ngân sách nhà nước,
các đại diện ngoại giao nước ngoài, các công ty/doanh nghiệp;
 Nhóm khách hàng cá nhân/tổ chức.
Để có thể phục vụ tốt khách hàng, cũng như tăng doanh số bán hàng cho công ty, mà HVN sẽ có
các chính sách bán hàng và hỗ trợ riêng cho từng đại lý, cửa hàng. Bên cạnh đó, Honda cũng có các
buổi đào tạo nhân viên tư vấn và các chương trình khuyến mãi, truyền thông quảng cáo nhằm thu
hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác.
Ngoài ra, Honda cũng cung cấp các dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ sau bán hàng cho khách hàng. Ví dụ
như chính sách bảo hành kéo dài 3 năm hoặc 30.000km, kiểm tra định kỳ miễn phí 6 lần,...(Honda
2022)

3.7. Phản hồi từ khách hàng


Honda đã xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng ứng dụng thương mại điện tử và viễn
thông nhằm xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Theo đó, khách hàng có thể liên hệ
Honda qua đường dây nóng, các trụ sở chính thức của Honda, website, email,… để đưa ra các góp
ý, phản hồi về sản phẩm và được nhãn hàng hỗ trợ kịp thời. Những phản hồi này cũng được gửi đến
bộ phận hoạch định của Honda, từ đó đóng góp xây dựng cho các kế hoạch về sản xuất, phân phối,
… sau này của doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt quy trình mua hàng và cung ứng, HVN cũng thuê ngoài các dịch vụ logistic đến
từ các doanh nghiệp khác nhau để phục vụ cho chuỗi cung ứng. Điển hình có thể nhắc đến Công ty
TNHH Vinalines Honda Logistic Việt Nam (VHL) được liên doanh bởi Honda Logistic và
Vinalines Logistic nhằm cung cấp các dịch vụ kho bãi, phân phối, vận tải và đóng gói cho ngành
công nghiệp xe máy và ô tô (Fact-Link 2023 ).
10

IV. CHIẾN LƯỢC MUA HÀNG VÀ CUNG ỨNG CHI TIẾT


4.1. Phân tích thị trường đầu vào và thị trường đầu ra
4.1.1. Thị trường đầu vào
Hiện tại Công ty Honda Việt Nam (HVN) có vị thế là một trong những doanh nghiệp lớn nhất về
tự dộng hóa trong thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì thế HVN có một sức
hút rất lớn ở cả thị trường, có nhiều ưu thế về quy mô, chuỗi cung ứng. Vì thế Honda có riêng một
thị trường đầu vào nơi các nhà cung ứng buộc phải có sự cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng, dịch
vụ vận chuyển, an toàn cung ứng… Trước khi được lựa để trở thành đối tác của Honda, một trong
những chính sách mua hàng của Honda đã được đề cập như sau: “Sẽ mua hàng từ nhà cung ứng có
sức cạnh tranh cao nhất, để đảm bảo thỏa mã hoàn toàn nhu cầu của khách hàng”. Đối với mỗi phụ
tùng cần cung cấp, HVN không chỉ có duy nhất một nguồn cung mà dựa vào sức hút và quy mô của
mình, đôi khi HVN có cả một danh sách để lựa chọn giữa các nhà cung cấp. Một sự sắp xếp đã
được bộ phận thu mua của HVN thực hiện rất tinh vi giữa những gì thị trường có thể đáp ứng và
những gì HVN cần có cho quá trình sản xuất của mình.
Cụ thể, với 3 nhà máy lớn tại Việt Nam, hiện tại tập đoàn hợp tác với hơn 240 nhà cung ứng
chiến lược và nhiều đối tác ngắn hạn khác (Duyên 2022). Đa số các nguyên phụ liệu được thu mua
trong nước, với mức độ nội địa hóa lên đến hươn 90%. Điều này phần nào gia tăng sức cạnh tranh,
lại còn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ tùng cơ khí trong nước phát triển, tạo ra việc làm
cho nhiều nhân công (Meeyland 2023).
Một số nhà cung ứng nguyên phụ tùng tiêu biểu của HVN bao gồm:
 Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), trong năm 2022
doanh thu của VEAM khi bán hàng cho HVN lên đến 1220 tỷ đồng, chiếm đến 26% tổng
doanh thu của VEAM. Những sản phẩm mà VEAM cung ứng có thể kể đến là: các loại vòng
bi, con lăng, băng taỉ, phụ tùng khác…(Meeyland 2023).
 Công ty cổ phần phụ tùng máy số 1 (FUTU 1): doanh thu của FUTU1 bán hàng cho honda
năm 2022 lên đến 333 tỷ đồng. Các sản phẩm được cung cấp bao gồm: gối đỡ bi cầu các
loại, đĩa xích, moay ơ và khớp nối moay ơ, bánh răng...
Đặc biệt nhất, chuỗi cung ứng nội địa của HVN hình thành rất rõ rệt tại tỉnh Vĩnh Phúc - trụ sở
chính của Honda. Tại đây, HVN hợp tác với 12 công ty cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất; khuôn,
dụng cụ; linh kiện cao su và linh kiện kim loại. Nổi bật nhất là hai nhà cung cấp linh kiện kim loại
VPIC 1, Cosmos ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp khác có thể đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của
HVN với tỷ lệ cạnh tranh rất cao (Meeyland 2023).
Riêng các linh kiện động cơ có tính đặc thù, bảo mật cao về công nghệ, HVN vẫn phải nhập
khẩu.
11

4.1.2. Thị trường đầu ra


Vào năm 2020, HVN chiếm đến gần 80% thị phần, phân phối 2,6 triệu chiếc chiếc trên thị trường
xe máy đã cho thấy sức cạnh tranh đáng sợ của doanh nghiệp này tại Việt Nam. Từ lâu Honda đã
sớm nhận diện thương hiệu rất tốt trên thị trường Việt Nam. Thậm chí phần lớn người tiêu dùng
Việt Nam còn dùng từ “xe honda” để nói chung cho xe gắn máy.
Thị trường đầu ra của Honda đánh mạnh vào những thành phố lớn, HVN ngay từ đầu lựa chọn
Vĩnh Phúc làm nơi đặt trụ sở chính nhằm tối ưu nhất chuỗi cung ứng của mình. Là một tỉnh thuộc
đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc có lợi thế địa lý, vị trí chiến lược. Đây là vùng kinh tế có hệ
thống logistics, mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển bậc nhất cả nước. Điều này
nhằm thu hẹp khoảng cách đến với thị trường vừa giảm thiểu tối đa các kênh phân phối của HVN
đến với người tiêu dùng (Như 2022)
HVN chỉ sử dụng một hệ thống phân phối ủy nhiệm duy nhất, đó là HEAD. Sử dụng hệ thống
đơn kênh phân phối cho phép Honda dễ dàng quản lý các cửa hàng của mình và mở rộng số lượng
cửa hàng trên quy mô cả nước. Hiện nay Honda hiện có 793 cửa hàng HEAD trải rộng cả nước với
57 chi nhánh ở Hà Nội và 61 chi nhánh ở TP. HCM. Các cửa hàng đều được đảm bảo chất lượng
theo chuẩn của Honda, tạo nên sự thân thiện và thu hẹp khoảng cách với người tiêu dùng. Điều này
luôn đem lại thành công lớn của Honda trên thị trường đầu ra sản phẩm.
Một số sản phẩm nổi bật của Honda, được tiêu dùng rộng rãi có thể kể đến như (Honda 2022):
 Honda Wave Alpha: doanh số lên đến hơn 38 nghìn xe, chiếm 17,9% doanh số (11/2022)
 Honda Vision: doanh số lên đến hơn 61 nghìn, xe, chiếm 28,7% doanh số (11/2022)
 Honda Winner X: hơn 10 nghìn xe, chiếm 4,8% doanh số (11/2022)
Bên cạnh thị trường trong nước, Honda Việt Nam còn xuất khẩu trên dưới 200 nghìn chiếc xe
mỗi năm (cả xe nguyên chiếc và nguyên phụ tùng). Một số thị trường xuất khẩu lớn của HVN là
Châu Âu, Australia…
Chính nhờ sức hút khổng lồ trên thị trường đầu ra, Honda có được ưu thế lớn trên thị trường đầu
vào. Cụ thể, với lượng sản phẩm lớn được đều đặn bán ra, có thể nói HVN ít nhiều thâu tóm nguồn
cung nguyên phụ tùng cơ khí trong nước. HVN đủ sức mua hàng với số lượng lớn hơn tất cả thương
hiệu xe máy khác, đã tạo điều kiện cho những thương vụ với quy mô lớn hơn, lâu dài và chiến lược
hơn. HVN có tiếng nói đủ lớn để đòi hỏi các nhà cung ứng phải đáp ứng yêu cầu của mình, buộc họ
phải đấu thầu, cạnh tranh với nhau để trở thành nhà cung ứng có thể đáp ứng tốt nhất cho HVN.
Ngược lại với nguồn cung ổn định, chi phí và dịch vụ được đảm bảo tốt nhất. Đã củng cố chất
lượng sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất… Khiến HVN có sức cạnh tranh lớn hơn khi bán sản
phẩm của mình.
12

4.2. Chiến lược mua hàng và cung ứng tổng thể


1. Tích hợp AI vào Kế hoạch mua và cung ứng: Triển khai mô hình dự báo nhu cầu do AI
điều khiển để đưa ra các dự báo chính xác. Hệ thống nên xem xét dữ liệu lịch sử, xu hướng
thị trường theo thời gian thực, phân tích đối thủ cạnh tranh, chỉ số kinh tế và thông tin
truyền thông xã hội để dự đoán nhu cầu chính xác hơn. Dự báo này sẽ cung cấp thông tin
cho kế hoạch mua và cung ứng.
2. Nâng cao bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
toàn diện để chọn ra những nhà cung cấp tốt nhất. Các tiêu chí này phải bao gồm khả năng
kỹ thuật, chất lượng, chi phí, giao hàng, ổn định tài chính, tuân thủ và các sáng kiến bền
vững.
3. Quy trình mua hàng chiến lược: Thiết kế quy trình mua hàng chiến lược bao gồm dự báo
nhu cầu dựa trên dữ liệu, xác định và đánh giá nhà cung cấp có cấu trúc, RFQ chính thức và
quy trình đàm phán minh bạch, thỏa thuận hợp đồng với các điều khoản xem xét, quản lý
đơn đặt hàng có hệ thống, đánh giá hiệu suất nhà cung cấp và liên tục cải tiến quy trình.
4. Chuyển đổi sang Mô hình Tinh gọn: Để tối ưu hóa hàng tồn kho và giảm lãng phí, nên
chuyển đổi từ mô hình hàng tồn kho lớn sang mô hình sản xuất tinh gọn, bao gồm quy trình
mua hàng đúng lúc.
5. Tích hợp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng: Đề xuất sử dụng phần mềm quản lý chuỗi
cung ứng (SCM) toàn diện tích hợp với các hệ thống kinh doanh khác như ERP và CRM.
Điều này sẽ cải thiện quá trình tự động hóa, hiệu quả, minh bạch và giám sát thời gian thực.
6. Đánh giá thường xuyên và cải tiến liên tục: Thường xuyên xem xét và tinh chỉnh quy
trình mua và cung ứng dựa trên dữ liệu hiệu suất, phản hồi của nhà cung cấp và điều kiện thị
trường.
Chiến lược này sẽ giúp Honda tối ưu hóa quy trình mua hàng và cung ứng, làm cho nó hoạt động
hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn và đáp ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường. Nó
cũng nhấn mạnh vào mối quan hệ với nhà cung cấp và cải tiến liên tục, đây là chìa khóa để duy trì
chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt.

4.3. Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết, quy trình mua hàng và cung ứng mới và mô
hình quản lý hàng tồn kho

Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết (Chiến Quy trình mua hàng mới (Các bước
lược và Kế hoạch) thực hiện)

1. Sử dụng phần mềm dự báo nhu cầu trên nền tảng 1. Tận dụng các thuật toán phân tích dự
trí tuệ nhân tạo. đoán và máy học để dự báo nhu cầu.
13

2. Xác định và đánh giá các nhà cung cấp


2. Xác định và đánh giá các nhà cung cấp.
thông qua cách tiếp cận có hệ thống.
3. Xây dựng các chiến lược về phương thức mua 3. Yêu cầu báo giá (RFQ) chính thức.
hàng.
4. Tạo hợp đồng với các điều khoản để
4. Xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
xem xét và điều chỉnh định kỳ.

5. Quyết định chiến lược quản lý mối quan hệ với 5. Quản lý đơn đặt hàng một cách có hệ
nhà cung cấp. thống.

6. Thiết lập chiến lược như chiến lược tiết kiệm chi 6. Đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp
phí hay chiến lược quản lý quan hệ với nhà cung cấp. và phản hồi thường xuyên.

7. Tự động hóa quy trình và tích hợp các


7. Phát triển các chiến lược quản lý hàng tồn kho.
hệ thống khác nhau.

Bảng 4.1. Tổng quan kế hoạch và quy trình mua hàng và cung ứng

4.3.1. Kế hoạch mua hàng và cung ứng chi tiết

Nội dung chi tiết Ví dụ


Honda có thể sử dụng các công cụ Honda có thể triển khai một giải pháp
dự báo tiên tiến được hỗ trợ bởi Trí phần mềm xem xét các nguồn dữ liệu
tuệ nhân tạo (AI) và Học máy khác nhau như bán hàng trong quá
1. Sử dụng phần (ML). Các công cụ này sẽ có khả khứ, các mẫu hành vi của người tiêu
mềm dự báo nhu năng kết hợp phân tích dữ liệu bán dùng, xu hướng thị trường hiện tại, và
cầu được hỗ trợ hàng, doanh thu trong quá khứ, xu hoạt động trên mạng xã hội để dự
bởi AI hướng thị trường hiện tại và thậm đoán nhu cầu trong tương lai chính
chí cả những thông tin trên mạng xã xác cho các mẫu xe máy sắp tung ra
hội để tạo ra những dự báo nhu cầu thị trường.
chính xác, đáng tin cậy hơn.
Honda nên đánh giá các nhà cung Honda có thể đánh giá một nhà cung
cấp tiềm năng trên một thang đo cấp lốp tiềm năng dựa trên chất lượng
toàn diện. Việc đánh giá này sẽ dựa của lốp của họ, sự cạnh tranh về chi
2. Đánh giá nhà trên các khía cạnh như chất lượng phí, lợi thế cạnh tranh so với các
cung cấp dựa sản phẩm của nhà cung cấp, chi doanh nghiệp cung ứng lốp khác, độ
trên nhiều yếu tố phí, độ tin cậy, sự linh hoạt trong tin cậy trong việc giao hàng đúng hẹn,
việc giao hàng, sự ổn định trong …
tình hình tài chính, và trách nhiệm
của nhà cung ứng với môi trường.
Chiến lược phương pháp mua hàng Honda có thể sử dụng chiến lược mua
được quyết định sau khi cân nhắc hàng đơn nguồn cho các bộ phận thiết
cẩn thận nhiều yếu tố như nhu cầu yếu để đảm bảo tính nhất quán về chất
3. Xây dựng
hiện tại và tương lai, điều kiện thị lượng. Tuy nhiên, đối với các bộ phận
chiến lược
trường, sự sẵn có của nhà cung cấp, ít quan trọng hơn, Honda có thể sử
phương thức
và sự chấp nhận rủi ro của doanh dụng chiến lược mua hàng đa nguồn
mua hàng
nghiệp. để tận dụng sự cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp – điển hình là tổ chức các
buổi đấu giá ngược.
14

Bước này là về việc thiết lập các Đối với một nhà cung cấp dự kiến sẽ
tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn đóng góp vào việc phát triển các mẫu
của Honda từ nhóm các nhà cung xe máy mới, Honda có thể đặt ra các
cấp phù hợp đã được xác định ở tiêu chí như năng lực công nghệ, tiềm
bước 2. Về bản chất, bước 2 là tìm năng sáng tạo, cải tiến chất lượng, chi
ra nhà cung cấp nào có khả năng phí và giao hàng (QCD), ổn định tài
4. Xác định tiêu đáp ứng nhu cầu của Honda, trong chính và cam kết bền vững về môi
chí lựa chọn nhà khi bước 4 là quyết định nhà cung trường.
cung cấp cấp tiềm năng nào phù hợp nhất.
Và trong đó, các mục tiêu cụ thể
hơn như chiến lược tiết kiệm chi
phí hoặc cải thiện hiệu suất có thể
được sử dụng để tinh chỉnh thêm
lựa chọn, từ đó chọn ra nhà cung
cấp cuối cùng.
Quản lý quan hệ nhà cung cấp là rất Honda có thể lên lịch các buổi họp và
quan trọng. Honda cần phát triển phản hồi thường xuyên với các nhà
5. Quyết định
một chiến lược để xây dựng và duy cung cấp, tổ chức các buổi họp chung
chiến lược quản
trì sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau để giải quyết vấn đề, phát triển sản
lý mối quan hệ
với các nhà cung cấp của mình. phẩm và ghi nhận thành tích xuất sắc
với nhà cung cấp
với giải thưởng “Nhà cung cấp của
năm”,…
Honda nên tạo ra các chiến lược tiết Honda có thể thương lượng giảm giá
kiệm chi phí như đàm phán giảm khi mua số lượng lớn với nhà cung
giá khi mua số lượng lớn, thực hiện cấp lốp xe để giảm chi phí. Đồng thời,
6. Thiết lập các
các phương pháp tinh gọn (Lean công ty có thể hợp lý hóa quy trình
chiến lược tiết
Manufacturing) và tìm nguồn cung quản lý hàng tồn kho của mình, thực
kiệm chi phí
ứng chiến lược. hiện các phương pháp tinh gọn để
giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí
vận chuyển.
Honda cũng có thể áp dụng các mô Honda có thể sử dụng mô hình tồn kho
hình quản lý hàng tồn kho phù hợp JIT trong dây chuyền lắp ráp của mình
7. Xây dựng như Just-In-Time (JIT), Số lượng để giảm thiểu chi phí tồn kho, đồng
chiến lược quản đặt hàng kinh tế (EOQ) và Safety thời đảm bảo lượng tồn kho an toàn
lý hàng tồn kho Stock để quản lý hàng tồn kho của với các bộ phận quan trọng để đề
mình một cách hiệu quả. phòng sự gián đoạn nguồn cung bất
ngờ.

Bảng 4.2. Kế hoạch mua hàng và cung cấp chi tiết

4.3.2. Quy trình mua hàng và cung ứng mới

Nội dung chi tiết Ví dụ


Quá trình này bao gồm việc sử dụng Honda có thể sử dụng một giải pháp
1. Sử dụng dự
các thuật toán phân tích dự đoán và phần mềm để dự đoán nhu cầu cho
báo nhu cầu dựa
học máy để dự đoán chính xác nhu các mẫu xe máy khác nhau dựa trên
trên dữ liệu –
cầu đối với các mẫu xe máy. Phân dữ liệu bán hàng trong quá khứ, xu
Data-driven
tích này bao gồm dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường hiện tại, tình hình
demand
hướng thị trường hiện tại, phân tích cạnh tranh và các yếu tố kinh tế.
forecasting
đối thủ và chỉ số kinh tế.
15

Việc xác định nhà cung cấp đủ điều Honda có thể thiết lập một quy trình
kiện được tăng cường bằng cách đánh giá nhà cung cấp chi tiết bao
thêm tính nghiêm ngặt, chặt chẽ vào gồm kiểm tra nhà máy, xem xét các
2. Xác định và
quy trình. Điều này được thể hiện mẫu sản phẩm, đánh giá sức khỏe tài
đánh giá nhà
qua các việc như thăm quan cơ sở chính và lấy tham khảo từ các khách
cung cấp một
kinh doanh, sản xuất của nhà cung hàng khác của nhà cung cấp.
cách hệ thống
ứng, lấy mẫu sản phẩm, kiểm tra sự
ổn định tình hình tài chính của nhà
cung cấp,…
Quy trình mới nhấn mạnh một cách Honda có thể sử dụng một nền tảng
tiếp cận Yêu cầu Báo giá (RFQ) trực tuyến để đưa ra RFQ đến các
được hình thức hóa, theo sau là nhà cung cấp tiềm năng, với các
3. RFQ và quá thương lượng minh bạch. Các yêu hướng dẫn rõ ràng về thông số kỹ
trình thương cầu của công ty về thông số kỹ thuật thuật, số lượng và thời gian giao
lượng minh bạch sản phẩm, số lượng, giao hàng, và hàng. Quá trình thương lượng có thể
các yêu cầu khác được thông báo rõ bao gồm nhiều vòng để đảm bảo tất
ràng, giúp đơn giản hóa quá trình cả các điều khoản được thỏa thuận từ
thương lượng. cả hai bên.
Thay vì các hợp đồng dài hạn, quy Honda có thể thực hiện các hợp đồng
trình mới giới thiệu hợp đồng với các với nhà cung cấp bao gồm một điều
điều khoản để xem xét và điều chỉnh khoản xem xét hàng năm, cho phép
4. Tạo hợp đồng
định kỳ. Điều này cho phép công ty điều chỉnh giá, lịch trình giao hàng
với các điều
đàm phán lại các điều khoản dựa trên hoặc các điều khoản khác nếu điều
khoản xem xét
điều kiện thị trường thay đổi hoặc kiện thị trường thay đổi hoặc nếu
hiệu suất của nhà cung cấp. hiệu suất của nhà cung cấp đòi hỏi
phải chỉnh sửa.
Quy trình mới đề xuất một cách tiếp Honda có thể sử dụng một phần mềm
cận có hệ thống để quản lý đơn đặt quản lý đơn đặt hàng theo dõi tất cả
5. Quản lý đơn hàng dựa trên lịch trình sản xuất. các đơn hàng mở, các ngày giao
đặt hàng một Việc có một hệ thống quản lý đơn hàng dự kiến và bất kỳ sai sót nào.
cách có hệ thống đặt hàng tổ chức và minh bạch có thể Hệ thống này có thể được tích hợp
làm giảm sự hiểu lầm và chậm trễ. với lịch trình sản xuất của Honda để
đảm bảo hoạt động liền mạch.
Đánh giá hiệu suất và phiên họp Honda có thể triển khai một hệ thống
phản hồi với nhà cung cấp định kỳ là mua hàng JIT, trong đó các bộ phận
6. Đánh giá hiệu
một phần của quy trình đề xuất. được giao ngay trước khi chúng
suất nhà cung
Chiến lược này có thể dẫn đến mối được cần trong quá trình sản xuất.
cấp một cách
quan hệ tốt hơn với nhà cung cấp Điều này giúp giảm bớt chi phí liên
định kỳ
bằng cách giải quyết các vấn đề một quan đến việc dự trữ hàng tồn kho
cách chủ động. không cần thiết.
7. Đề xuất sử Honda nên đề xuất sử dụng phần Honda có thể triển khai một phần
dụng phần mềm mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) mềm SCM như SAP SCM, và tích
quản lý chuỗi và tích hợp nó với các hệ thống kinh hợp nó với hệ thống ERP và CRM
cung ứng (SCM) doanh khác như ERP và CRM. Điều hiện tại của họ. Điều này sẽ tạo ra
và tích hợp nó này sẽ tạo ra một hệ thống hoạt động một hệ thống hoạt động tự động và
với các hệ thống tự động và tăng hiệu quả, cho phép tăng hiệu quả, cho phép quản lý hàng
kinh doanh khác quản lý hàng tồn kho một cách hiệu tồn kho một cách hiệu quả hơn, giám
quả hơn, giám sát quá trình cung sát quá trình cung ứng, và tạo ra dữ
ứng, và tạo ra dữ liệu quan trọng cho liệu quan trọng cho việc lập kế hoạch
16

việc lập kế hoạch và dự báo. và dự báo.

Bảng 4.3. Quy trình mua hàng và cung ứng mới

4.3.3. Mô hình quản lý tồn kho


Mô hình hàng tồn kho kết hợp (Hybrid Inventory Model), kết hợp các yếu tố của mô hình EOQ
(Số lượng đặt hàng kinh tế) và Safety Stocks, có thể phù hợp với quy trình mua hàng mới cho dòng
sản phẩm xe máy của Honda. Mô hình này mang lại sự cân bằng giữa quản lý chi phí và giảm thiểu
rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng.
a. Với mô hình EOQ
Mô hình EOQ tính toán số lượng đặt hàng tối ưu giúp giảm thiểu tổng số đơn đặt hàng và chi phí
lưu kho. Điều này sẽ giúp Honda quản lý chi phí hiệu quả hơn bằng cách xác định số lượng lý
tưởng để đặt hàng từ các nhà cung cấp nhằm giảm thiểu tổng chi phí tồn kho. Mô hình EOQ đặc
biệt phù hợp với các thành phần có nhu cầu tương đối ổn định và có thể dự đoán được.
 Chi phí đặt hàng: Chi phí này bao gồm chi phí liên quan đến việc đặt hàng chẳng hạn như
chi phí hành chính. Với mỗi đơn đặt hàng, các chi phí này phát sinh và do đó, việc giảm tần
suất đặt hàng là điều hợp lý.
 Chi phí lưu kho: Chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc lưu giữ hàng tồn kho,
chẳng hạn như kho bãi, bảo hiểm, khấu hao, lỗi thời, v.v. Khi lượng hàng tồn kho cao,
những chi phí này sẽ tăng lên..
Mô hình EOQ xem xét cả hai chi phí này và đưa ra số lượng đặt hàng mà tại đó tổng các chi phí
này là nhỏ nhất. Mô hình EOQ có thể tích hợp tốt với các hệ thống quản lý hàng tồn kho tự động,
có thể theo dõi mức tồn kho trong thời gian thực và kích hoạt các đơn đặt hàng khi mức tồn kho đạt
đến điểm đặt hàng lại.
b. Với mô hình Safety Stock
Mô hình Tồn kho an toàn liên quan đến việc dự trữ thêm để dự trữ trước sự thay đổi về nhu cầu
và thời gian giao hàng. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích đối với Honda do khả năng xảy ra biến động
bất ngờ về nhu cầu đối với một số mẫu xe máy nhất định hoặc nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.
 Nhu cầu không chắc chắn: Nhu cầu xe máy có thể dao động do nhiều yếu tố khác nhau,
chẳng hạn như thay đổi theo mùa, thay đổi sở thích của người tiêu dùng và điều kiện kinh tế.
Mô hình Safety Stock sẽ cung cấp một bộ đệm chống lại nhu cầu tăng đột biến.
 Sự không chắc chắn của nguồn cung: Có thể có sự không chắc chắn trong chuỗi cung
ứng, chẳng hạn như sự chậm trễ trong việc giao hàng hoặc các vấn đề về chất lượng. Mô
hình Safety Stock này sẽ giảm thiểu nguy cơ ngừng sản xuất do những vấn đề như vậy.
Để xác định mức dự trữ an toàn tối ưu, Honda sẽ cần xem xét các yếu tố như sự thay đổi của nhu
cầu, thời gian giao hàng và mức độ dịch vụ mong muốn (nghĩa là xác suất không hết hàng). Các
17

công cụ phân tích nâng cao có thể hữu ích cho mục đích này vì chúng có thể phân tích dữ liệu lịch
sử và sử dụng các thuật toán dự đoán để ước tính mức tồn kho an toàn tối ưu.
Tóm lại, bằng cách kết hợp các tính năng tối ưu hóa chi phí của mô hình EOQ với các lợi ích
giảm thiểu rủi ro của mô hình Tồn kho an toàn, Honda có thể đạt được phương pháp quản lý hàng
tồn kho cân bằng và linh hoạt hơn. Sự kết hợp hybrid này sẽ có thể mang lại sự linh hoạt và hiệu
quả cần thiết để ứng phó với sự phức tạp của ngành sản xuất xe máy.

4.4. Chiến lược phát triển mối quan hệ nhà cung ứng
Nhà cung ứng đóng một vai trò quan trọng hơn những gì mọi người có thể hình dung đối với
năng xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà cung
ứng và nhà sản xuất là một trong hai mối quan hệ cốt lõi nhất của chuỗi cung ứng nói chung (mối
quan hệ còn lại là giữa doanh nghiệp sản xuất - ở đây là HVN với khách hàng của mình). Cần có sự
cân bằng giữa hai chiều này trong chuỗi cung ứng, chính vì thế mục tiêu phát triển các mối quan hệ
với nhà cung cấp cũng cần được ưu tiên tương xứng với cả việc chăm sóc khách hàng.
Bắt kịp xu thế, giới hạn số lượng nhà cung cấp, đẩy mạnh hợp tác chiến lược thay vì mua hàng
ngắn hạn. HVN đã có chiến lược phát triển mối quan hệ với nhà cung ứng cực kỳ xuất sắc. Điều
này là chìa khoá giúp Honda luôn có lợi thế với các đối thủ cạnh tranh. Đối với HVN, giá cả chưa
bao giờ là yếu tố được ưu tiên khi lựa chọn nhà cung ứng. Mà đó là niềm tin và những giá trị bền
vững. Bằng chứng là hơn 90% nhà cung ứng thuộc mạng lưới của HVN hiện là doanh nghiệp nội
địa. Honda đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nội địa, tạo việc làm cho hàng vạn lao động,
chính điều đó đã vô tình đem lại tình cảm của người tiêu dùng và gia tăng doanh thu. Có thể thấy
Honda cân bằng rất tốt các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng của mình.

Hình 4.1. Cân bằng mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng

Thang đo lường các nhà cung cấp cũng là một khía cạnh được chú trọng phát triển trong chiến
lược quản lý mối quan hệ đối tác cung ứng của HVN. Theo đó, dựa vào chất lượng cạnh tranh, thiện
chí của đối tác, mà các nhà cung ứng đã được đội ngũ nhân sự đo lường và phân loại cụ thể. Có
doanh nghiệp chỉ được xem là đối tác, doanh nghiệp khác lại được xem là đồng sự thân tín, tier 1,
tier 2,... Ở những đối tác hàng đầu, phải là những công ty thấm nhuần chung triết lý với Honda - tôn
trọng nhân quyền, đặt con người làm gốc; ngoài ra cần đáp ứng tốt yêu cầu của HVN và có thiện chí
cao. Cũng tuỳ vào mức độ đánh giá trên mà Honda có chính sách ưu đãi khác nhau, một điều rõ
ràng là khi hợp tác lâu dài, chắc chắn cả hai đều đạt được mục đích; nhưng với những đồng sự thân
tín của mình, HVN sẵn sàng giảm bớt nhu cầu thoả mãn của mình, để đáp ứng nhà cung cấp tốt
18

hơn, nhằm có thể duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững. Không những thế, Honda sẵn sàng tổ chức
tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng cho nhân viên thuộc đối tác của mình; nghiêm khắc tuân thủ tôn chỉ,
luật lệ của đối tác. Một số nhà cung ứng được đánh giá cao của HVN có thể kể đến là Công ty cổ
phần cơ khí Phổ Yên, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam.

Hình 4.2. Sơ đồ mức độ thỏa mãn giữa nhà cung ứng và Honda Việt Nam

Đi kèm với chính sách ưu đãi, Honda cũng luôn có những đòi hỏi ở nhà cung ứng của mình. Cụ
thể, Honda có một loạt những điều lệ và yêu cầu nhất định với nhà cung cấp của mình, theo ông
Dave Nelson - giám đốc bộ phận mua hàng và quản lý đối tác (khu vực Bắc Mỹ) cho rằng (Moody
2012):
1. Nhà cung cấp phải minh bạch hoàn toàn về sổ sách đối với HVN. Chẳng hạn, Honda cần có
quyền truy cập toàn bộ thông tin về chi phí, như giá thành nguyên vật liệu thô, chi phí phát
sinh, tiền công lao động… mà nhà cung ứng đã phải bỏ ra.
2. Phải chào đón đội ngũ thu mua của Honda can thiệp sâu vào quá trình sản xuất. Điều này là
để tinh gọn hoá chuỗi cung ứng của HVN. Vì chỉ cần một chi tiết nhỏ của sản phẩm không
phù hợp với quy trình sản xuất, sẽ rất tốn kém chi phí để điều chỉnh.
3. Nếu cần thiết, nhà cung ứng phải cử đội ngũ tham gia các chương trình đào tạo riêng theo
tiêu chuẩn của Honda.
4. Các nhà quản trị cấp cao phía nhà cung ứng cần tham dự cuộc họp mà Honda sẽ tổ chức
thường niên.
5. Cần tham gia nghiên cứu, phát triển những mẫu sản phẩm mới với Honda.
6. Đảm bảo chất lượng luôn đạt những tiểu chuẩn riêng, và duy trì tốt chất lượng đó.
Chính nhờ triết lý hợp tác được tuân thủ nghiêm khắc, Honda đã luôn tôn trọng đối tác của mình
và nhận được sự tôm trọng từ đối tác của mình. Tinh thần đó đã sớm được thấm nhuần từ những
cấp quản lí cao nhất đến cả những nhân viên cấp thấp và làm Honda luôn có sự đột phá trong toàn
bộ lĩnh vực xe máy và tự động hoá.
19

4.5. Đo lường hiệu quả mua hàng và cung ứng


Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu lý do mua hàng thay vì tự sản xuất là do:
 Tránh được việc đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hàng hóa.
 Có được đa dạng các lựa chọn cho các mẫu linh kiện và phụ tùng xe máy.
 Tập trung phát triển chuỗi cung ứng tinh gọn (lean supply chain) - điều mà Honda Việt Nam
hướng tới.
 Khả năng cung cấp được sản phẩm nhanh tới thị trường tiêu thụ.
Mua hàng tinh gọn (Lean or Just-in-time Purchasing) là quy trình đề cập đến việc mua nguyên
vật liệu hay còn gọi là đầu vào (Input) của chuỗi cung ứng, các tiêu chí được đề ra bao gồm (W.C.
Benton 2014):
 Mua đủ
 Xác định được đặc tính linh kiện và phụ tùng cho công đoạn sản xuất xe máy, mức nhu cầu
đầu ra để làm cơ sở ra quyết định cho việc mua nguyên vật liệu sao cho tối ưu hóa được
thành phẩm lẫn chi phí sản xuất đầu ra. Đây là vấn đề thường gặp của doanh nghiệp, để có
thể đáp ứng được nhu cầu cả lẫn trong ngắn hạn và dài hạn, các nhà quản lý phải luôn đưa ra
số liệu thống kê hàng tháng và bảng dự đoán mức nhu cầu trong tương lai, việc không thể
đáp ứng được số lượng mà thị trường yêu cầu đều gây lên tổn thất cho cả doanh nghiệp và
khách hàng.
 Minh họa cho tầm quan trọng của vấn đề này, cùng nhìn lại tháng 5 năm 2022, theo số liệu
bán hàng của Honda Việt Nam (HVN) công bố, ở mảng xe máy: “Tổng doanh số bán hàng
của hãng chỉ đạt 155.414 xe. So với tháng 4.2022 doanh số bán xe máy Honda trong tháng
5.2022 giảm gần 30.000 xe tương đương 16% và giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái”
(Hùng 2022). Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu được nêu ra là do các biến động
kinh tế chính trị làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với việc thiếu hụt nguồn cung
chip bán dẫn và giá nguyên liệu đầu vào tăng(Hùng 2022). Hậu quả của việc này chính là
tình trạng đội giá quá cao so với mặt bằng chung, theo khảo sát của báo Thanh Niên, “hiện
tại các mẫu xe như Honda Lead, SH Mode... đang bị các HEAD “hét giá” chênh cao hơn giá
đề xuất của Honda Việt Nam từ 4 đến hơn cả chục triệu đồng. Thậm chí Honda Vision đang
đội giá gần 20 triệu đồng. Mới đây, ngay cả mẫu Honda Air Blade 160 mới ra mắt cũng có
giá cao hơn giá đề xuất từ 5 - 7 triệu đồng. Ngay cả mẫu xe máy số phổ thông Honda Wave
Alpha cũng đang được nhiều đại lý bán cao hơn giá đề xuất khoảng 5 triệu đồng.” Chính
việc giá thành sản phẩm chênh lệch quá lớn với giá đề xuất làm doanh thu giảm, vì thế việc
mua đủ phụ tùng và linh kiện dùng để tồn kho dự phòng cho nhu cầu tương lai là một tiêu
chí quan trọng trong việc “mua đủ”.
20

 Bên cạnh đó, trong vấn đề mua đủ, việc đo lường về chất lượng của thành phần đầu vào
cũng cần được quan tâm. Để đánh giá được chất lượng (Quality), theo giáo sư David Garvin
của trường kinh doanh Harvard, cần xét đến 8 tiêu chí:
1. Hiệu năng (Performance - Chức năng thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ)
2. Chức năng đi kèm (Features)
3. Độ tin cậy (Reliability - Khả năng bị lỗi trong một giai đoạn thời gian)
4. Độ bền (Durability - Vòng đời của sản phẩm)
5. Sự đáp ứng nhu cầu (Conformance)
6. Bảo hành (Serviceability)
7. Mỹ quan (Aesthetic)
8. Chất lượng cảm nhận (Perceived Quality - Hình ảnh của sản phẩm trong mắt khách
hàng)
 Tiêu chí cung cấp phụ tùng của Honda Việt Nam là “vật liệu chất lượng cao bằng công nghệ
tiên tiến nhất”, “tính đồng bộ giữa các linh kiện cho sự lắp ráp đạt độ chính xác cao nhất.”,
“luôn đảm bảo các yêu cầu tính năng kỹ thuật, đồng thời thỏa mãn nghiêm ngặt tiêu chuẩn
chất lượng của Nhật” (Honda 2023 ).
 Ngoài ra ở góc nhìn của quy trình mua hàng, một tiêu chí mà doanh nghiệp Honda Việt Nam
luôn cân nhắc đó chính là “Procurability” hay “Khả năng mua” là sự sẵn có của sản phẩm
trên thị trường với giá cả hợp lý trong ngắn hạn lẫn dài hạn với các cải tiến liên tục. Cam kết
về cung cấp phụ tùng của Honda Việt Nam đó chính là “cực dễ tìm mua, hiện đã có mặt ở
khắp các tỉnh thành được phân phối qua hệ thống Cửa hàng Bán xe máy và Dịch vụ do
Honda Ủy nhiệm trên toàn quốc đồng thời còn mở rộng cung cấp qua các cửa hàng sửa chữa
cho khách hàng ở xa.” Điều này cho thấy về mức độ yêu cầu của HVN rất quan tâm về độ
sẵn có của nguồn cung (Honda 2023).
 Mua đúng, hợp lý
 Chọn lựa được nhà cung cấp chất lượng để hợp tác lâu dài, tính đến thời điểm hiện tại,
Honda Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống cung cấp linh kiện, phụ tùng với 230 đối
tác chiến lược, trong đó có 105 doanh nghiệp có 100% vốn sở hữu đến từ Việt Nam, còn lại
là các doanh nghiệp nước ngoài. Với một số lượng nhà cung cấp đầu vào lớn và đa dạng,
HVN hạn chế được tình trạng thiếu nguồn cung ứng và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch
vụ sau bán hàng như bảo dưỡng, bảo hành, thay thế phụ tùng,...
 Đề ra các “mong đợi” dành cho các doanh nghiệp đối tác (Honda 2018):
21

1. Chất lượng và An toàn: Sản phẩm thành phần được cung cấp cho Honda đều phải đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng và niềm tin của họ. Mục tiêu chung mà doanh nghiệp
hướng đến là tạo ra một sản phẩm chất lượng cao với độ an toàn cao.
2. Nhân quyền và điều kiện làm việc: Theo như triết lý của Honda, tôn chỉ của công ty là
“Tôn trọng con người”, tôn trọng quyền lao động của nhân công và của nhà cung cấp, đối
xử công bằng, chịu trách nhiệm cho điều kiện làm việc.
3. Môi trường: Việc bảo tồn môi trường quốc tế là chìa khóa quan trọng trong các chính
sách hợp tác, Honda mong muốn quy trình hoạt động sẽ tác động ít tới môi trường tự
nhiên, hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường
4. Cam kết và hợp tác: Thực hiện kinh doanh phải trung thực, phù hợp với đạo đức và
công khai.
5. Bảo mật thông tin: Để đạt được niềm tin trong cộng đồng, các thông tin công bố cần
phải minh bạch và phù hợp.
 Một trong những điểm mạnh giúp cho HVN chiếm được đa phần thị trường của Việt Nam là
do các chính sách định giá sản phẩm phù hợp với sức mua của người dân ở Việt Nam và chỉ
mua những nguyên phụ tùng hợp lý với túi tiền. Điều này còn cho thấy HVN thực hiện được
tốt các thỏa thuận về giá cả, số lượng và cả các chính sách vận chuyển phụ tùng trong dài
hạn, thỏa thuận hợp tác lâu dài là mục tiêu chủ yếu của Honda. Các đối tác lớn của HVN
như HPC (Hanoi Plastic Company), VEAM Coporation, FBC (FOMECO) đều là những
doanh nghiệp đã có mối liên kết bền vững trong chuỗi cung ứng của HVN, điển hình như
HPC đã là đối tác từ năm 1997.
 Vì thế, quy trình mua hàng của Honda Việt Nam nếu muốn đạt hiệu quả cao, ngoài việc đáp
ứng được nhu cầu từ doanh nghiệp, còn phải đáp ứng được nhu cầu từ khách hàng. Tính
riêng trong năm 2022, có 72.157.183 mô tô, xe máy được đăng ký lưu hành trên thị trường
Việt Nam (Phủ 2022), trong khi đó dân số người dân Việt Nam tính đến ngày 31/12/2022
ước tính là 99.329.145 người (Danso.org 2023). Vậy gần 72,64% dân số Việt Nam sử dụng
xe máy, mô tô.
 “Người Việt có xu hướng ưa chuộng các dòng xe của Nhật bởi sự tin tưởng vào chất lượng
và độ bền của sản phẩm… Xu hướng lựa chọn màu sắc mang lại may mắn, do đó, màu sắc
cũng là một trong những tiêu chí chọn xe chưa bao giờ lỗi mốt. Bên cạnh đó, với mức độ
nắm bắt xu hướng cũng như việc thể hiện cá tính riêng, người trẻ sẽ hướng tới những trải
nghiệm thiên về cảm xúc” (P.Q 2022). “Tính năng hút khách hàng gần đây là khả năng giao
tiếp giữa xe máy và người sử dụng thông qua điện thoại thông minh giúp dễ tìm xe, kiểm tra
các thông tin bảo hành, nghe nhạc, quản lý cuộc gọi,... Các mẫu xe tay ga được trang bị
22

những công nghệ tiên tiến giúp mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời như: Idling
stop (khả năng tắt máy tạm thời), Smartkey (chìa khóa thông minh), phanh ABS giúp bánh
xe không bị bó cứng khi phanh gấp, cảm biến góc nghiêng, với công nghệ phun xăng điện tử
(FI),…” (P.Q 2022). Nhu cầu và tiêu chí của khách hàng tại thị trường xe máy ở Việt Nam
dần có xu hướng thiên về hình dáng thiết kế và công nghệ, dựa vào các tiêu chí trên Honda
Việt Nam có thể cân nhắc cân bằng các tiêu chí chất lượng (Quality) để đưa ra một “Best
Buy Decision”, qua đó tối ưu được mức chi phí phải đầu tư và thu hẹp được phạm vi sản
phẩm thành phần cần thiết, điều này giúp giảm đáng kể lượng hàng tồn không mong muốn.
4.5.1. Chiến lược đo lường hiệu quả mua hàng
a. Tiêu chí đo lường
 Hiệu quả sử dụng ngân sách và lượng tiền tiết kiệm: Đo lường hiệu quả sử dụng ngân
sách của bộ phận thu mua (Procurement Department). Việc tiết kiệm được ngân sách sử
dụng dùng để thu mua hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các chuỗi thu mua tiếp theo của
doanh nghiệp.
 Thời gian thu mua: Đo lường thời gian từ lúc có yêu cầu mua hàng cho đến thời gian nhận
được sản phẩm. Việc tiết kiệm được thời gian quy trình vận chuyển giúp cải thiện đầu ra
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, qua đó nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị trường.
b. Phương pháp đo lường
 Đánh giá thông qua bảng xếp hạng nhà cung cấp: Các chỉ tiêu được xét tới như chi phí
(Cost), chất lượng sản phẩm (Product Quality), thời gian giao hàng (Speed). Từ đó đánh giá
trên thang đo từ “tốt” đến “yếu kém” của doanh nghiệp.

Hình 4.3. Bảng ví dụ xếp hạng nhà cung cấp

Việc đánh giá thông qua các chỉ tiêu này giúp ta phân loại được các nhà cung cấp tốt để
hợp tác làm đối tác chiến lược và các nhà cung cấp chưa tốt sẽ cân nhắc suy xét hợp tác
trong ngắn hạn, quản lý được chất lượng đầu vào sẽ giúp cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng.
 Đánh giá thông qua tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ chi phí được tính bằng chi phí chất lượng bao gồm
chi phí về số lượng, vận chuyển, dịch vụ chia cho chi phí mỗi lần mua hàng.

Hình 4.4. Bảng ví dụ tỷ lệ chi phí


23

Lựa chọn nhà cung ứng với chi phí ròng thấp nhất để tối ưu hóa đầu vào, việc này giúp tối
ưu được chuỗi cung ứng xe máy của HVN, đầu vào (Input) với chi phí thấp giúp cho đầu ra
là xe máy có giá thành rẻ, tiếp cận được với đại đa số gia đình của thị trường Việt Nam.
4.5.2. Chiến lược đo lường hiệu quả cung ứng qua việc đo lường nhà cung cấp
a. Công cụ đo lường KPIs (Key Performance Indicators)
 Hệ thống đo lường trực tiếp hiệu năng hoạt động của nhà cung cấp, ví dụ như chỉ tiêu về sản
phẩm giao đúng hạn, số lượng sản phẩm lỗi, tăng trưởng trong doanh số bán hàng trong
chiến dịch quảng bá, khoảng thời gian để phát triển một sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ
cụ thể.
 Hệ thống đo lường chất lượng, số lượng, giá thành sản phẩm,...
Để đo lường được hiệu quả cung ứng, việc đầu tiên đó là tạo nên các chỉ tiêu được nhắm tới,
ở đây cụ thể là Doanh số bán xe máy của Honda, Chi phí trung bình sản xuất một mẫu xe máy
của Honda, Vòng quay tồn kho trung bình của xe máy Honda. Sử dụng 3 chỉ số này để đo được
độ hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm. Qua đó đánh giá được quy trình cung ứng có diễn ra
có tốt hay không, điểm mạnh và điểm yếu của quy trình cung ứng.
b. Phương pháp đo lường
Đánh giá thông qua báo cáo hoạt động của từng giai đoạn trong năm
 Sơ đồ biến động giá cả của các mẫu xe máy và thị trường

Hình 4.5. Diễn biến giá Honda Vision bản tiêu chuẩn và cao cấp từ tháng 01/2022-11/2022

+ Biến động giá và dịch vụ của xe máy Honda.


+ Biến động trong lượng cầu thị trường xe máy.
+ Lead time cho các mẫu xe máy của Honda.
 Biểu đồ đầu tư cho tồn kho
+ Tiền đầu tư mua thành phần để lưu kho.
+ Thời gian tồn kho cho các thành phần.
+ Tỷ lệ chi phí tồn kho so với doanh thu.
24

+ Độ tăng trưởng của doanh thu bán xe máy của Honda.


 Biểu đồ hiệu suất hoạt động mua và cung ứng
+ Biểu đồ chi phí giảm.
+ Chỉ số mẫu xe máy Honda không đạt chất lượng.
+ Phần trăm xe máy Honda giao đúng thời gian.
+ Số lượng xe máy Honda thiếu hụt.
+ Số lượng xe máy Honda bị lỗi.
+ Số lượng xe máy Honda bảo hành.
+ Số lượng thanh toán của khách hàng gặp vấn đề.
+ Khối lượng công việc và hiệu suất làm việc của nhân viên Honda.
+ Chi phí vận chuyển.
 Biểu đồ tương tác giữa chiến lược mua và cung ứng với các hoạt động tài chính
+ So sánh chi tiêu thực tế so với ngân sách của Honda.
+ Tiền chiết khấu nhận và mất.
+ Hợp đồng mua hàng.
+ Tiền chiết khấu đưa ra từ nhà cung cấp.
Trên đây là một số phương pháp đang được sử dụng để đánh giá chất lượng cung ứng của HVN.
4.5.3. Chứng chỉ ISO của Honda Việt Nam (Honda 2023)
 ISO 9002 (Hệ thống chất lượng)
 ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường)
 ISO 9001:2000 (Hệ thống quản lý chất lượng)

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Honda Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của
mình trên thị trường trong nước cũng như là quốc tế, đặc biệt là đối với nhóm sản phẩm xe gắn
máy. Hiện tại, HVN đang chiếm tới gần 80% thị phần doanh số đạt gần 2,6 triệu chiếc xe (năm
2020) và con số này đang có dấu hiệu tăng lên. Bằng việc thâm nhập thị trường từ sớm, giữ vững
triết lý làm việc, luôn dẫn đầu về chất lượng sản phẩm… đã khiến cho HVN sớm chiếm trọn tình
cảm của người tiêu dùng Việt Nam và gần như chiếm thế độc tôn trên thị trường trong nước. Chuỗi
cung ứng được phát triển hiệu quả cộng với việc kiên trì theo đuổi chiến lược cung ứng bền vững
cũng là một chìa khóa quan trọng đóng góp vào thành công này.
Song, xem xét một vài khía cạnh thì chuỗi cung ứng sản phẩm, đặc biệt là chiến dịch cung ứng
của HVN vẫn còn một số khiếm khuyết. Đáng chú ý nhất là HVN đã phát triển mạnh tại khu bắc
bộ, nhưng vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long. Điều này làm cho giá thành sản phẩm hai miền nam bắc của HVN ít nhiều vẫn có sự
25

chênh lệch. Về phía khu vực phía nam, nhất là Đông Nam Bộ thì đây là vùng kinh tế phát triển
mạnh và năng động nhất cả nước, có hệ thống logistic phát triển mạnh với tốc độ cao, mạng lưới
giao thông vận tải cơ sở hạ tầng thuận lợi, lại còn tập trung số lượng nhân công lao động cao nhất
cả nước với chất lượng lao động hàng đầu.Chính vì thế, khu vực này hoàn toàn có thể phân phối và
đảm bảo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu chất lượng cao cho công ty. Để tiếp tục phát triển và duy
trì vị thế hàng đầu của mình tại Việt Nam, HVN cần đầu tư thêm nguồn lực về phía nam đất nước.
Ngoài ra bằng việc kết hợp các quy trình hoạch định, cung ứng và tồn kho (hybrid inventory
management model) chuỗi cung ứng HVN sẽ còn hiệu quả và an toàn hơn. Duy trì tốt mối quan hệ
nhà cung cấp, đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa cao cũng là một số khía cạnh khác mà HVN cần đảm bảo.
Trên đây là một số giải pháp được đề xuất giúp Honda Việt Nam thực hiện chiến lược cung ứng
mới, ngày càng hiện thực hóa sứ mệnh toàn cầu của mình hơn - cung cấp sản phẩm chất lượng cao
nhất với giá thành hợp lý nhất, duy trì bền vững công tác xã hội, môi trường, đặt con người làm
trung tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Danso.org (2023). "Dân số Việt Nam (năm 2023 ước tính và lịch sử)." Retrieved June
13, 2023, from
https://danso.org/viet-nam/.
2. Duyên, K. (2022). "Bài học thành công từ chuỗi cung ứng của xe máy Honda Việt
Nam" Retrieved June 13 2023, from
https://vietnamnet.vn/bai-hoc-thanh-cong-tu-chuoi-cung-ung-cua-xe-may-honda-viet-
nam-2050859.html.
3. Honda (2018). Honda Supplier Sustainability Guidelines.
4. Honda (2022). Honda Sustainability Report 2022 139 - 154.
5. Honda (2022). "Honda Việt Nam công bố Kết quả kinh doanh tháng 11/2022."
Retrieved June 13, 2023, from
https://www.honda.com.vn/tin-tuc/doanh-so-ban-hang/honda-viet-nam-cong-bo-ket-
qua-kinh-doanh-thang-11-2022.
6. Honda (2023). "Danh sách cửa hàng". Retrieved June 13 2023 from
https://www.honda.com.vn/xe-may/danh-sach-cua-hang.
7. Honda (2023). "Giới thiệu Honda Việt Nam". Retrieved June 13 2023 from
https://www.honda.com.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-honda-viet-nam.
8. Honda (2023). "Lịch sử phát triển". Retrieved June 13, 2023, from
https://www.honda.com.vn/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/2011-nay.
9. Honda (2023). "Tất cả các thông báo chào hàng" Retrieved June 13, 2023, from
https://www.honda.com.vn/moi-thau.
10. Honda (2023). "Honda Việt Nam công bố Kết quả hoạt động kinh doanh từ tháng
1/2022 đến hết tháng 12/2022." Retrieved June 13 2023 from
https://www.honda.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-khac/honda-viet-nam-cong-bo-ket-qua-hoat-
dong-kinh-doanh-tu-thang-1-2022-den-het-thang-12-2022.
11. Honda (2023). "Phụ tùng". Retrieved June 13 2023, from
https://www.honda.com.vn/xe-may/phu-tung.
12. Honda, H. (2022). "HONDA VIỆT NAM LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU KHI MUA XE
MÁY CHÍNH HÃNG." Retrieved June 13, 2023, from
https://hoahonda.com.vn/tin-tuc/tin-xe-may/honda-viet-nam-lua-chon-hang-dau-khi-
mua-xe-may-chinh-hang/.
13. Hùng, B. (2022). "Khan hàng, đội giá... doanh số xe máy Honda sụt giảm." Retrieved
June 13 2023, from
https://thanhnien.vn/khan-hang-doi-gia-doanh-so-xe-may-honda-sut-giam-
1851468227.htm.
14. Linh, T. (2022). "Honda Việt Nam: Đóng góp lớn trong ngành công nghiệp ô tô-xe
máy." Retrieved June 13 2023 from
https://congthuong.vn/honda-viet-nam-dong-gop-lon-trong-nganh-cong-nghiep-o-to-xe-
may-174828.html.
15. Meeyland (2023). "Nhiều đối tác cung cấp phụ tùng ô tô, xe máy cho Honda Việt Nam
báo lãi kỷ lục năm 2022." Retrieved June 13 2023 from
https://meeyland.com/dau-tu/nhieu-doi-tac-cung-cap-phu-tung-o-to-xe-may-cho-honda-
viet-nam-bao-lai-ky-luc-nam-2022/.
16. Moody, P. E. (2012). "Supplier Relationships Key to Honda's Healthy Profit Margins."
Retrieved June 13 2023, from
https://www.industryweek.com/archived-planes-trains-and-automobiles/article/
22010091/supplier-relationships-key-to-hondas-healthy-profit-margins.
17. NEU (2023). HỆ THỐNG PHÂN PHỐI & MẠNG LƯỚI KINH DOANH.
18. Như, T. T. (2022). "Chiến lược phân phối của Honda – phân tích lí do thành công."
Retrieved June 13, 2023, from
https://amis.misa.vn/73493/chien-luoc-phan-phoi-cua-honda/.
19. P.Q (2022). "Những tiêu chí lựa chọn xe và xu hướng sử dụng xe thông minh."
Retrieved June 13 2023, from
https://tuoitre.vn/nhung-tieu-chi-lua-chon-xe-va-xu-huong-su-dung-xe-thong-minh-
20221010164541881.htm.
20. Phủ, B. C. (2022). "Năm 2022: Xử lý hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm giao thông, phạt
tiền hơn 4.124 tỷ đồng." Retrieved June 13 2023, from
https://vtv.vn/xa-hoi/nam-2022-xu-ly-hon-28-trieu-truong-hop-vi-pham-giao-thong-
phat-tien-hon-4124-ty-dong-20221223160502267.htm.
21. Team, M. (2023). "World Best Selling Motorcycles Ranking. Honda Is On Top Ahead
Hero and Yadea." Retrieved June 13 2023 from
https://www.motorcyclesdata.com/2023/05/08/best-selling-motorcycles/.
22. W.C. Benton, J. (2014). Purchasing and Supply Chain Management.
PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG


Mục Tên hình Trang
Hình 1.1 Trụ sở chính của Công ty TNHH Honda Việt Nam 1
Hình 1.2 Logo Honda Việt Nam 2
Hình 1.3 Khẩu hiệu Honda Việt Nam 2
Hình 2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng của Honda 5
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình mua hàng và cung ứng xe máy Honda Việt Nam 6
Hình 3.2 Cấu trúc hệ thống phân phối nội địa của Honda 8
Hình 4.1 Cân bằng mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng 17
Hình 4.2 Sơ đồ mức độ thỏa mãn giữa nhà cung ứng và Honda Việt Nam 18
Hình 4.3 Bảng ví dụ xếp hạng nhà cung cấp 22
Hình 4.4 Bảng ví dụ tỷ lệ chi phí 22

Diễn biến giá Honda Vision bản tiêu chuẩn và cao cấp từ tháng 01/2022
Hình 4.5 23
– 11/2022

Mục Tên bảng Trang


Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh xe máy từ tháng 01/2022 – 12/2022 4
Bảng 4.1 Tổng quan kế hoạch và quy trình mua hàng và cung ứng 12
Bảng 4.2 Kế hoạch mua hàng và cung cấp chi tiết 13
Bảng 4.3 Quy trình mua hàng và cung ứng mới 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ khóa Giải thích
ABS Hệ thống chống bó cứng phanh
AI Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo
CFR Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
Cosmos Công ty TNHH Công nghệ COSMOS
CRM Customer Relationship Management - Quản lý mối quan hệ khách hàng
CSR Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp
EOQ Economic Order Quantity - Số lượng đặt hàng kinh tế
ERP Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
eSAF Khung dập hàn laser thông minh thế hệ mới
eSP+ Động cơ thông minh thế hệ mới
FBC/FOMECO Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên
FI Programmed Fuel Injection - Công nghệ phun xăng tự động
FUTU 1 Công ty cổ phần phụ tùng máy số 1
HPC Hanoi Plastic Company - Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội
HSTC Hệ thống kiểm soát lực kéo
HVN Honda Việt Nam
Idling Stop Công nghệ tắt máy tạm thời

Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, cấp bởi tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
ISO 14001
(ISO)

Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cấp bởi tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001
(ISO)

JIT Just in time - Đúng thời điểm


KPI Key Performance Indicators - Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc
ML Machine Learning - Học máy
PGM-FI Programmed Fuel Injection - Công nghệ phun xăng tự động
QCD Quality, Cost and Delivery - Chất lượng, chi phí và giao hàng
RFQ Request for quotation - Lời đề nghị tới nhà cung cấp/yêu cầu báo giá
Safety Stock Tồn kho an toàn
SAP SCM Tên một phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
SCM Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng
SMART Key Hệ thống khóa thông minh
SYM Sanyang Motor
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Tier 1 Xếp hạng nhà cung cấp: hạng 1
Tier 2 Xếp hạng nhà cung cấp: hạng 2
VEAM Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
VPIC 1 Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1

You might also like