You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP NHÓM
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU,
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hoa


Sinh viên thực hiện: Kiều Vân Linh - 11223451
Nguyễn Hương Giang - 11221785
Phạm Hoàng Giang - 11221814
Nguyễn Vân Hà - 11221954
Cáp Thị Thanh Hằng - 11222066
Nguyễn Thị Thanh Hiền - 11222216
Vũ Chí Hiếu - 11222360
Bùi Thái Hòa - 11222411
Trần Thu Hoài - 11222443
Nguyễn Đoàn Huy Hùng - 11222570
Đoàn Quang Huy - 11222765
Nguyễn Gia Khánh - 11223051
Dương Trung Kiên - 11223146
Chu Ngọc Linh - 11223347

Hà Nội, tháng10 năm 2023


MỤC LỤC

GIỚI THIỆU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Mục tiêu và cấu trúc của bài tiểu luận.....................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................................2
I. Sự sụp đổ của CNXH của Liên Xô............................................................................2
II. Sự sụp đổ của CNXH của Đông Âu.........................................................................3
1. Bối cảnh....................................................................................................................3
2. Quá trình sụp đổ ở các nước Đông Âu..................................................................3
III. Nguyên nhân thất bại..............................................................................................5
III. Bài học kinh nghiệm lịch sử....................................................................................9
1. Hệ quả của sử khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu...........9
2. Bài học cho Việt Nam............................................................................................10
KẾT LUẬN.......................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................14
GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Đây là một đề tài lớn và quan trọng mà chúng ta cần nghiên cứu bởi nó có đóng
góp to lớn trong công cuộc xây dựng nhà nước XHCN ở Việt Nam. Thấy rõ tính chất
khó khăn phức tạp thậm chí cả thiếu sót sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô và các nước Đông Âu.
Xây dựng niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tin tưởng
vào thắng lợi của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN.
2. Mục tiêu và cấu trúc của bài tiểu luận
- Mục tiêu nghiên cứu: nhận định và đánh giá được những thành tựu đạt được
và cả những sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. Từ đó, rút
ra bài học kinh nghiệm, tránh những sai lầm tương tự trong công cuộc xây dựng
CNXH ở Việt Nam.
- Cấu trúc tổ chức: gồm 3 phần chính sẽ được thảo luận
+ Phần 1: Bối cảnh sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô
+ Phần 2: Bối cảnh và quá trình sụp đổ của các nước Đông Âu
+ Phần 3: Nguyên nhân thất bại của sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
+ Phần 4: Hệ quả và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

1
NỘI DUNG
I. Sự sụp đổ của CNXH của Liên Xô
Sự sụp đổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CNXH) của Liên Xô vào cuối thập
kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 là một sự kiện lịch sử quan trọng có tác động sâu rộng
đến cả thế giới. Sự sụp đổ này đã kết thúc một thời kỳ kéo dài hơn 70 năm của sự
thống trị của Liên Xô và mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của Nga và các quốc
gia kế thừa khỏi Liên Xô.
* Bối cảnh
Khủng hoảng kinh tế và tài chính: Từ những năm 1970 trở đi, nền kinh tế của
Liên Xô đã bắt đầu suy thoái nghiêm trọng. Hệ thống kinh tế tập trung vào việc sản
xuất quân sự và bỏ qua phát triển nền kinh tế dân sự. Sự lãng phí tài nguyên và quản lý
kém hiệu quả đã làm suy yếu nền kinh tế.
Căng thẳng quốc tế: Liên Xô đối mặt với căng thẳng quốc tế lớn trong Chiến
tranh Lạnh với phương Tây. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và sự cô lập quốc tế đã
tác động tiêu cực đến nền kinh tế của họ.
Phân chia nội bộ: Sự cạnh tranh và tranh chấp giữa các nhóm lãnh đạo và các
Cộng sản cấp cao đã làm suy yếu tính đoàn kết và sự ổn định bên trong Liên Xô. Sự
bất đồng về hướng dẫn và chính sách đã tạo ra một môi trường chính trị bất ổn.
Yêu cầu quyền tự chủ: Người dân ở các khu vực như Kavkaz và các vùng Baltic đã bắt
đầu yêu cầu quyền tự chủ và độc lập khỏi chính phủ tại Moscow. Các cuộc biểu tình và
cuộc biểu tình đã tăng lên, yêu cầu sự thay đổi chính trị.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl: Vào năm 1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl đã
xảy ra, làm nổ lớn và phát tán phóng xạ ra môi trường. Sự kiện này không chỉ gây ra
thảm họa môi trường và nguy cơ sức khỏe rộng rãi mà còn làm lộ ra sự thiếu quản lý
và minh bạch trong quản lý của Liên Xô.
Như vậy, bối cảnh của sự sụp đổ của Liên Xô là một hệ thống kinh tế suy thoái,
sự cô lập quốc tế, sự đối đầu và phân chia nội bộ, và các yếu tố nội tại và bên ngoài
khác đã làm suy yếu và làm rạn nứt hệ thống chính trị và kinh tế của họ, dẫn đến cuối
cùng là sự sụp đổ của một trong những siêu cường thế giới lớn nhất.

2
Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991
II. Sự sụp đổ của CNXH của Đông Âu
1. Bối cảnh
- Mâu thuẫn quốc tế : sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ
đã đẩy thế giới vào cuộc “chạy đua vũ trang” và “chiến tranh lạnh”
- Vấn đề về nội bộ: Đồng hành cùng với đó là chiến lược “diễn biến hòa
bình”,nhằm thúc đẩy vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà
nước và nhân dân, làm cho nội bộ lục đục, mất đoàn kết, gây mơ hồ, hoài nghi về chế
độ, về vai trò lãnh đạo của Đảng.
Dẫn đến sự chia rẽ của người dân và chính quyền các cấp. Là cơ hội để các thế
lực thù địch và các lực lượng “ngầm” từng bước can thiệp sâu, gây ra mâu thuẫn trong
nội bộ dẫn đến tha hóa, biến chất chế độ cộng sản; cổ động các phe phái đối lập nổi lên
chống phá cách mạng, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô
và các nước ở Đông Âu.
- Thảm họa hạt nhân Chernobyl: Xảy ra hồi tháng 4 -1986 đã tác động, ảnh
hưởng rất lớn lên chính trị và xã hội. Là một trong những yếu tố khởi nguồn quan
trọng gây ra sự sụp đổ khối Đông và Liên Xô năm 1991,gây ra nhiều tổn thất nặng nề.
2. Quá trình sụp đổ ở các nước Đông Âu
2.1. Hungary
- Nguyên nhân chính: Lợi dụng sự non kém về bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và Nhà nước, các thế lực thù địch, các lực lượng phản động đã thúc đẩy quá trình
3
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và Nhà nước làm cho những giá trị
Mỹ từng bước xâm nhập và luồng sâu vào nội bộ, từng bước làm tha hóa, biến chất
chế độ cộng sản, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, mất niềm tin của đảng viên, nhân dân
với chế độ xã hội chủ nghĩa
- Kết quả: Khiến người dân, kể cả đảng viên quay lưng,hướng về phương Tây,
kết thân với Mỹ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hungary.
2.2. Ba Lan
- Nguyên nhân chính: Sự lây nhiễm của “diễn biến hòa bình” với quá trình “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã tràn vào trong nội bộ Ba Lan. Các phe đối lập tranh
giành quyền lực,lũng loạn trong hệ thống
- Kết quả:
Làm cho không ít cán bộ, đảng viên của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan
suy thoái về tư tưởng, chính trị, dao động, mất niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa
Tự đốt thẻ đảng, kịch liệt công kích, phản kháng, phủ nhận tính hợp pháp của
quân đội Liên Xô ở Ba Lan
Công đoàn Đoàn kết chiếm 99% số ghế ở Thượng viện đã đánh dấu sự thất bại
hoàn toàn của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.

Chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Lech Wałęsa (giữa) với Tổng thống Mỹ George H. Bush
(phải) và Barbara Bush (trái) ở Warsaw, tháng 7 năm 1989.
2.3. Các nước Đông Âu khác (Tiệp Khắc, Bungari, Đông Đức, Romania,
Albania)

4
- Nguyên nhân chính: Nạn di cư và cuộc biểu tình tại Tây Đức,lãnh đạo Đảng
Thống nhất Xã hội Chủ nghĩa (SED) Erich Honecker đã ra lệnh cho quân đội nổ súng
khiến nhiều người biểu tình thiệt mạng
Vào ngày 24 tháng 11, toàn bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, bao gồm cả
tổng bí thư Miloš Jakeš, đã tuyên bố từ chức (Tiệp Khắc)
=> Các cuộc biểu tình trên đường phố ngày càng gia tăng, Đảng Cộng sản Tiệp
Khắc đã tuyên bố vào ngày 28 tháng 11 năm 1989 rằng họ sẽ từ bỏ quyền lực và đồng
thời bãi bỏ nhà nước độc đảng
Tháng 3 năm 1991, một cuộc bầu cử đã đưa những người cộng sản trước đây
nắm quyền, nhưng một cuộc tổng biểu tình và bãi công ở các thành phố lớn đã dẫn đến
việc thành lập một nội các liên minh bao gồm cả những người phi cộng sản. Đảng
cộng sản Albania đã bị mất vị trí lãnh đạo trong cuộc bầu cử tháng 3 năm 1992, trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội.(Albania)
- Kết quả: Đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước, dẫn
đến khủng hoảng và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
III. Nguyên nhân thất bại
Chúng ta thấy rằng, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập
trung, quan liêu, bao cấp, hành chính, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhân dân với
nhiều khuyết tật, chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung. Sự sụp
đổ ấy có nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, sâu xa và trực
tiếp. Chính những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội đó không được phát hiện
và khắc phục kịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại đã đẩy xã hội Xô Viết đến sự sụp đổ.
Những nguyên nhân đó tập trung vào:
*Nguyên nhân sâu xa
Sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự kiện chính trị phức tạp
do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên. Tuy nhiên, chủ yếu chi phối bởi nguyên nhân
sâu xa đó là: Sai lầm trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa Marx
– Lenin dẫn tới việc sai lầm trong áp dụng thực tiễn; thiếu tôn trọng đầy đủ các quy
luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho đất nước thiếu

5
tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội,
thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN.
Đầu tiên, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng triền miên, sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đó là sự sai lầm trong nhận thức lý luận về Chủ
nghĩa xã hội của Chủ nghĩa Marx – Lenin, chủ quan, duy ý chí. Từ sau khi Lenin mất,
Stalin và những người tập hợp xung quanh ông đã bỏ qua những tư tưởng của Marx -
Engels và những chỉ dẫn của V. I. Lenin, đưa ra những tư tưởng xa lạ về xây dựng
CNXH từ thời kỳ quá độ. Ngay cả khi Liên Xô tuyên bố hoàn thành việc xây dựng
CNXH, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, thì sai lầm này cũng ngày
càng bộc lộ rõ nét hơn, chứ không có sự thay đổi, nhận thức lại cho phù hợp, chủ quan,
duy ý chí, luôn cho rằng Liên Xô đi trước một bước, không ảnh hưởng bởi bên ngoài.
Thứ hai, do thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã
hội. Trong một thời gian dài, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trượt dài
trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường; không hội nhập
nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế ngày càng xơ cứng, thiếu tính năng động, sản
xuất trì trệ.
Thứ ba, là do sự bất mãn trong lòng quần chúng ngày càng tăng lên với chế độ.
Xã hội trong mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết ngày càng xa rời quần
chúng, bộ máy nhà nước thì ngày càng trầm kha vào những căn bệnh mãn tính. Xã hội
thì thiếu dân chủ, công bằng, vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN, đi ngược lại với
mong mỏi của quần chúng về một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.
Thứ tư, nguyên nhân khác có thể kể đến đó chính là Sự cố Chernobyl năm
1986. Sự cố Chernobyl đã là một ví dụ điển hình về thất bại trong quản lý và kiểm soát
của chế độ Cộng sản. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thiết kế không an toàn, và các
quy tắc an toàn không được tuân thủ. Điều này đã làm cho việc quản lý hạt nhân trở
nên kém hiệu quả và gây ra tai họa. Thiếu sự minh bạch vì chính quyền Liên Xô đã cố
gắng che giấu sự cố và từ chối thông báo cho dân chúng về tình hình thực sự. Việc này
đã gây ra sự không tin tưởng và thất vọng từ phía dân chúng trong chế độ CNXH.
*Nguyên nhân trực tiếp
Thứ nhất, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu là do
nền kinh tế lạc hậu ,yếu kém . Hệ thống kinh tế tập trung của các quốc gia Đông Âu,
theo mô hình chủ nghĩa xã hội, đã thất bại trong việc cung cấp cho người dân cuộc

6
sống tốt hơn và sản phẩm đa dạng. Kinh tế đói nghèo và thất nghiệp gia tăng đã tạo
nên sự bất mãn trong xã hội.
Cuối thập kỉ 70, nền kinh tế Ba Lan bị tụt dốc, xuất hiện khủng hoảng. Nam Tư
trong thời kì từ năm 1982 đến năm 1985, tổng giá trị sản lượng hằng năm tăng trưởng
bình quân chưa đến 1%. Năm 1985, thu nhập quốc dân của Hunggari so với năm trước
giảm 14%, năm 1986 chỉ tăng trưởng được có 0,6%. Ở các nước Rumani, Tiệp Khắc,
Bungari, trong thập kỉ 80 luôn luôn không thể hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu trong kế
hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Âu rất chậm. Cùng một lúc, nợ
nước ngoài ở các nước Đông Âu lại gia tăng nhanh chóng. Năm 1986, nợ nước ngoài
của Ba Lan lên đến 38,2 tỉ Mĩ kim, đứng đầu các nước Đông Âu. Năm 1988, nợ nước
ngoài của Nam Tư khoảng 20 tỉ Mỹ kim, nợ nước ngoài của Hunggari là 18 tỉ Mỹ
kim...
Thứ hai, áp lực quân sự và bất ổn chính trị ảnh hướng không nhỏ đến nguyên
nhân tan rã của chế độ. Các chế độ Cộng sản ở Đông Âu đã phải chi trả một phần lớn
nguồn lực cho quân đội và vũ khí quốc phòng để duy trì quyền lực và kiểm soát nội
bộ. Điều này đã làm gia tăng áp lực tài chính và kìm hãm phát triển kinh tế dân sự.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đông Âu chịu áp lực quân sự từ hai phe đối lập,
NATO (được lãnh đạo bởi Hoa Kỳ) và Liên Xô (Xô Viết). Cuộc đối đầu quân sự và
chính trị giữa hai phe này đã làm gia tăng sự căng thẳng và sức ép quân sự trong khu
vực. Các quốc gia Đông Âu phải chịu áp lực tài chính lớn để duy trì các lực lượng
quân đội mạnh mẽ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia Đông Âu trong khối
Liên Xô đã chịu áp lực để duy trì lực lượng quân đội lớn và mạnh để đối phó với
NATO và bảo vệ tình hữu nghị với Liên Xô. Các quốc gia này đã phải cấp ngân sách
lớn cho quốc phòng, bao gồm việc xây dựng và duy trì các lực lượng quân đội, sản
xuất vũ khí, và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự.
Khối các nước Đông Âu đầu tư một phần lớn ngân sách quốc gia vào quân đội
và công nghiệp quốc phòng, đặc biệt sau cuộc đua vũ trang với phương Tây. Các quốc
gia đã sản xuất hàng nghìn tấn vũ khí và trang thiết bị quân sự, đồng thời còn phải duy
trì một số lượng lớn binh sĩ và cơ sở hạ tầng quân sự. Thêm vào đó, chi phí quân sự
lớn đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của các quốc gia Đông Âu. Các nguồn lực
và vốn đầu tư quan trọng đã bị dùng cho quân đội thay vì phát triển kinh tế. Điều này
dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn, sự suy thoái trong các ngành công nghiệp

7
không quân đội và không thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong lĩnh vực dịch vụ và
phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, các quốc gia Đông Âu thường phải mua nhiều khoản vay để đáp ứng
các chi phí quân sự, tạo ra nợ công lớn. Nợ công càng gia tăng, càng làm gia tăng áp
lực tài chính và làm suy yếu nền kinh tế. Các quốc gia này đã không thể duy trì sự cân
bằng trong ngân sách quốc gia và trở nên phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ Liên Xô.
Nguyên nhân thứ ba chính là sự lật đổ và phản đối trong lòng xã hội lúc bấy giờ. Cuộc
khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan vào cuối năm 1988, sau đó nhanh chóng lan
sang các nước Hunggari, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Rumani, Bungari, Anbani. Mít tinh,
biểu tình, quân hành, bãi công diễn ra dồn dập, đời cải cách kinh tế, thực hiện đa
nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn tấn công của các
nhóm phải nhằm vào các đảng cộng sản cầm quyền. Những hoạt động trên đã làm tê
liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng
hoảng toàn diện. Những người lãnh đạo các nước Đông Âu đều lần lượt tuyên bố từ bỏ
quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, chấp nhận chế độ da nguyên về chính trị và tiến
hành tổng tuyển cử.
Ở các nước Bungari, Nam Tư, Rumani, Anbani, tình hình đất nước tiếp tục
khủng hoảng sâu sắc. Ở CHDC Đức, sau hơn hai tuần lễ (từ giữa tháng 10 – 1989)
nhiều sự kiện diễn ra gay gắt, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 9 – 11 – 1989,
nhà cầm quyền CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ "bức tường Béclin" (được dựng lên từ
năm 1961 như một biểu tượng của sự chia cắt nước Đức). Ngày 3 – 10 – 1990, việc
thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự sáp nhập CHDC Đức vào CHLB Đức.

Bức tường Becslin bị phá bỏ


Cùng với các sự kiện trên, ngày 28/06/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV)
tuyên bố giải thể, ngày 1/7/1991, tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động.
8
III. Bài học kinh nghiệm lịch sử
1. Hệ quả của sử khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Như vậy, sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
trong những năm 1989 – 1991 đã gây ra nên những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ
đối với bản thân Liên Xô và các nước Đông Âu mà cả đối với thế giới. Đặc biệt đó là
một tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế.
Thứ nhất, Sự sụp đổ của Liên Xô làm chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh giữa
Liên Xô và Hoa Kỳ, một cuộc đối đầu kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Hai phe đã thống
nhất để giảm bớt số lượng vũ khí hạt nhân và ký kết các hiệp ước giảm giới hạn vũ
khí.
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết đã làm thay đổi căn
bản trật tự thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn và nặng nề của những người cộng sản
trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Marx – Lenin vào con đường phát triển của
đất nước. Một tấn bi kịch lớn nhất thế kỷ XX: Chủ nghĩa xã hội thất bại trên chính
ngay quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Sự sụp đổ của một phần hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã khiến giới chính trị tư sản và chủ nghĩa đế quốc tin
chờ vào hiệu ứng “đô-mi-nô” về cái gọi là “sự sụp đổ định mệnh” toàn hệ thống của
chủ nghĩa xã hội và ngóng đợi về thời khắc “vàng”: đó là “chiến thắng không cần
chiến tranh” của thế giới tư sản.
Thứ hai, Sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra sự không chắc chắn về an ninh trong khu
vực Trung u và Đông u. Nhiều quốc gia cựu Liên Xô lo ngại về sự gia tăng của Nga và
tìm cách bảo vệ lãnh thổ của họ, dẫn đến sự gia tăng của NATO và các hiệp ước an
ninh khác. Các nền kinh tế cựu Liên Xô đã phải chuyển từ mô hình kinh tế trung tâm
quốc gia sang hình thức kinh tế thị trường. Quá trình này không chỉ tạo ra cơ hội kinh
doanh mới mà còn gây ra khó khăn và suy thoái kinh tế trong một số quốc gia.
Thứ ba, Sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến việc tách khỏi của nhiều quốc gia
thành các quốc gia riêng biệt. Một số trong số họ đã trải qua quá trình chuyển đổi dân
chủ và cải cách chính trị, trong khi những khác vẫn duy trì chế độ quốc gia mạnh mẽ.
Hơn nữa, mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu là những mô hình đồng dạng phối cảnh, tới mức khó phân biệt bản sắc của các mô
hình trong sự phát triển đa dạng của chủ nghĩa xã hội một cách tự nhiên. Vấn đề này
hoàn toàn trái với sự chỉ dẫn của cả C. Marx và V. I. Lenin về tính thống nhất và đa
dạng của chủ nghĩa xã hội. Nó vô hình chặt cụt mọi sự sáng tạo một cách độc lập trong
việc hiện thực hóa chủ nghĩa Marx – Lenin ở các quốc gia khác nhau. Đó là sự thất bại

9
to lớn về phương pháp luận và nặng nề về tổ chức trên thực tiễn. Lịch sử càng về cuối
thế kỷ XX càng nghiêm khắc cảnh cáo sự vi phạm chết người này
2. Bài học cho Việt Nam
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm
quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân.
Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết
với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường
lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong
đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối
chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều
hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật
thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân
dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể
hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền
lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ
các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh
đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã
hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính
đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính
đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu
quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết
thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến
bộ xã hội.

Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt
chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa
chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống,
năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo
đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ
10
quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo
đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác
quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để
mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối
phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập
tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm
sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy
thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch
lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã
hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia,
không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì
được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được
nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã
hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập
quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách
quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển
được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được
những thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước
phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh, lợi
ích quốc gia - dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến
lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều
kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý
luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên
phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Nhận thức
sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán
triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm
11
mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của
nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác
chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách
từ Trung ương đến cơ sở.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo
xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính
trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc.
Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư
tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung
thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị,
quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống không để bất ngờ xảy ra.
Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt
đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng
vũ trang không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao
động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
chống phá con đường đi lên CNXH.

12
KẾT LUẬN
Có thể thấy, chính từ những sai lầm về nhận thực để đi đến thực tiễn kéo dài
hàng thập kỷ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết chính là con sâu mọt ăn
mòn giá trị, sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Đó là sự rời
xa Chủ nghĩa Marx – Lenin về con đường chủ nghĩa xã hội để đi đến những nhận thức
vô cùng chủ quan, duy ý chí, thiếu tôn trọng quy luật phát triển khách quan của thế
giới, trở thành một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khủng hoảng triền miên, kéo dài,
tất yếu sụp đổ. Đặc biệt, nguyên cớ trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đó chính là chính sách cải tổ bất hợp lý, đi ngược lại
nguyên lý xã hội chủ nghĩa, tự diễn biến, tự chuyển hoá.
Qua đó, bài học cho Việt Nam là phải Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực
lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân
thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến
đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo T. T. P. T. N. V. (2017, November 6). Bài học từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô và Đông Âu. Báo Nhân Dân Điện Tử. https://nhandan.vn/bai-hoc-tu-su-sup-
do-cua-chu-nghia-xa-hoi-o-lien-xo-va-dong-au-post308642.html?
fbclid=IwAR3tn2zyUOjjllXNTzQTsyl_PWojP7wwzm-
smr9hKLBDvHXGL4amRUHhRbk
2. Copyright(c) 2018 Acomm(http://www.acomm.com.vn). (n.d.). Vì sao Liên Xô sụp
đổ: I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev | Hồ sơ - Sự kiện -
Nhân chứng. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-
va-nhan-chung/vi-sao-lien-xo-sup-do-i-duong-loi-cai-to-sai-lam-va-su-phan-boi-cua-
gorbachev-3382
3. Copyright(c) 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn). (n.d.). Nhìn lại sự kiện 30
năm Liên Xô tan rã: Sức sống của những bài học mất còn thể chế | Tạp chí Tuyên
giáo. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/nhin-lai-su-kien-30-nam-lien-xo-tan-ra-suc-
song-cua-nhung-bai-hoc-mat-con-the-che-137067
4. Hay L. G. (2017). Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ
nghĩa xã hội Xôviết | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Loigiaihay.com. https://loigiaihay.com/nguyen-nhan-dan-den-su-khung-hoang-va-sup-
do-cua-mo-hinh-chu-nghia-xa-hoi-xoviet-c126a20336.html?fbclid=IwAR2-
8GMHzbnp81JtSUKGPpfKHHoF-8u9uWSApUAPsE10U09YG6_KSs58f18
5. Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia. (2023). Cách mạng 1989.
vi.wikipedia.org. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA
%A1ng_1989?
fbclid=IwAR0p0KmCp4u2U4Dvl5x9lRUXlhm36TnXgIXXEsdHbSCjP3_zrO8zn3ZK
2Pk
6. sggp.org.vn. (2009, October 5). Bài 1: Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - Vì
sao sụp đổ? sggp.org.vn. https://www.sggp.org.vn/bai-1-che-do-xhcn-o-lien-xo-va-
dong-au-vi-sao-sup-do-post213966.html?fbclid=IwAR1ikrypoUJagOSIfGe-
orjCayQHFx0i1jVXLZSobHyThPU0CR4om9TQA-4

14
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
HỌ VÀ TÊN MÃ SINH NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ
VIÊN
Kiều Vân Linh 11223451 Trưởng nhóm Đảm bảo các thành viên làm việc
với nhau thật trơn tru và khớp
nhau, chỉnh sửa mỗi khi có người
làm xong phần được giao, duyệt
và chỉnh sửa góp ý bài thuyết
trình, slide, report.
Nguyễn Hương 11221785 Làm report Chủ động làm phần được giao
Giang sớm, tuy phải sửa nhiều nhưng có
tinh thần học hỏi và hợp tác với
mọi người
Đoàn Quang Huy 11222765 Làm report Hoàn thành công việc được giao
nhưng làm muộn sát giờ cần nộp
Phạm Hoàng 11221814 Thuyết trình Có tinh thần lắng nghe và thuyết
Giang trình tốt
Vũ Chí Hiếu 11222360 Thuyết trình Có tinh thần lắng nghe và nghĩ ý
tưởng để mọi người tập trung
nghe thuyết trình hơn
Nguyễn Đoàn 11222570 Thuyết trình Có tinh thần lắng nghe và cùng
Huy Hùng nghĩ ý tưởng để bài nói phong
phú hơn
Cáp Thị Thanh 11222066 Làm Slide Có trách nghiệm và hợp tác tốt
Hằng khi làm việc với nhóm
Trần Thu Hoài 11222443 Làm Slide Năng động, sáng tạo, nghĩ ra
nhiều ý tưởng để sắp xếp ý bài
làm
Nguyễn Gia 11223051 Tìm thông tin Làm bài nhanh, đầy đủ và chu
Khánh đáo
Nguyễn Thị 11222216 Tìm thông tin Tìm bài thông tin chi tiết, còn
Thanh Hiền giúp đỡ các bạn khác trong quá
trình làm bài nữa
Bùi Thái Hòa 11222411 Tìm thông tin Làm việc nhanh, đầy đủ tiêu chí
bài được giao
Dương Trung 11223146 Tìm thông tin Làm bài đúng yêu cầu thời hạn,
Kiên đầy đủ thông tin chi tiết
Chu Ngọc Linh 11223347 Tìm thông tin Làm bài nhanh, đầy đủ tiêu chí
Nguyễn Vân Hà 11221954 Không học nữa Không học nữa

You might also like