You are on page 1of 32

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN

I. Thông tin chung

1. Tên lớp: EE6019.2 Khóa: 15

2. Tên nhóm (nếu giao phiếu học tập nhóm): Nhóm 9.

3. Họ và tên thành viên trong nhóm:

Nguyễn Văn Tiến – 2020602864 – K15

Đỗ Trường Sơn – 2020602283 – K15

Bùi Văn Thao – 2020602858 – K15

Nguyễn Thành Đạt – 2020602863 – K15

Vũ Ngọc Sang – 2020602118 – K15

II. Nội dung học tập

1. Tên chủ đề: Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát áp suất

2. Hoạt động của sinh viên

- Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn và quy trình công nghệ

- Tìm hiểu các thiết bị trên mô hình

- Tìm hiểu về thiết bị điều khiển

- Xây dựng thuật toán, lập trình và kết nối cho hệ thống điều khiển áp suất

3. Sản phẩm nghiên cứu: Bài báo cáo.

III. Nhiệm vụ học tập

1. Hoàn thành Đồ án theo đúng thời gian quy định (từ ngày 13/9/2023 đến
ngày 26/12/2023) .

2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước giảng viên và
những sinh viên khác.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN, BÀI TẬP LỚN, ĐỒ ÁN/DỰ ÁN
Tên lớp : EE6019.2 Khóa : 15
Tên nhóm: Nhóm 9
Họ và tên thành viên trong nhóm: Nguyễn Văn Tiến, Đỗ Trường Sơn, Bùi Văn Thao, Nguyễn Thành Đạt,
Vũ Ngọc Sang.
Tên chủ đề: Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát áp suất nước trên đường ống bơm nước sinh hoạt

Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp thực hiện

1-3 Nguyễn Thành Đạt Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn và quy trình Trao đổi, thảo luận, tìm
Vũ Ngọc Sang công nghệ hiểu thông qua giáo trình

4-5 Bùi Văn Thao Trao đổi, thảo luận, tìm


Vũ Ngọc Sang Tìm hiểu các thiết bị trên mô hình hiểu thông qua giáo trình,
Nguyễn Văn Tiến chọn thiết bị

5-9 Đỗ Trường Sơn Trao đổi, thảo luận, tìm


Nguyễn Thành Đạt Tìm hiểu về thiết bị điều khiển hiểu thông qua giáo trình
Nguyễn Văn Tiến và internet, chọn thiết bị
9-13 Đỗ Trường Sơn Xây dựng thuật toán Trao đổi, thảo luận, tìm
hiểu qua giáo trình và
Nguyễn Văn Tiến Lập trình và kết nối cho hệ thống điều khiển áp suất internet

13-15 Nguyễn Văn Tiến


Vũ Ngọc Sang
Đỗ Trường Sơn Mô phỏng kiểm nghiệm
Nguyễn Thành Đạt
Bùi Văn Thao

Ngày 27 tháng 12 năm 2021.


XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÁO CÁO HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM
Tên lớp: EE6019.2 Khóa: 15
Tên nhóm : Nhóm 9
Tên chủ đề: Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát áp suất nước trên đường ống bơm nước sinh
hoạt

Kiến nghị với giảng viên


hướng dẫn (Nêu những
Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Kết quả đạt được
khó khăn, hỗ trợ từ phía
giảng viên,… nếu cần)

3 Nguyễn Thành Đạt Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn và Hiểu được quy trình của hệ
Vũ Ngọc Sang quy trình công nghệ thống và ứng dụng của nó

5 Bùi Văn Thao


Xác định rõ các thiết bị để
Vũ Ngọc Sang Tìm hiểu các thiết bị trên mô hình
hoàn thành hệ thống
Nguyễn Văn Tiến

9 Đỗ Trường Sơn Tìm hiểu về thiết bị điều khiển Tìm hiểu được cách thức hoạt
Nguyễn Thành Đạt động, điều khiển của các thiết
Nguyễn Văn Tiến bị

13 Xây dựng thuật toán Biết rõ được nguyến lý hoạt


Đỗ Trường Sơn
Lập trình và kết nối cho hệ thống điều động, cách thức lập trình theo
Nguyễn Văn Tiến quy trình
khiển áp suất

15 Nguyễn Văn Tiến


Vũ Ngọc Sang
Đỗ Trường Sơn Mô phỏng kiểm nghiệm Hoàn thành báo cáo
Nguyễn Thành Đạt
Bùi Văn Thao

Ngày 27 tháng 12 năm 2021.


XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lời nói đầu
Nước là tài nguyên quý báu và không thể thiếu đối với cuộc sống của con người.
Trong thế kỷ 21, việc đảm bảo cung cấp nước sạch và ổn định đối với cộng đồng và
doanh nghiệp trở thành một thách thức đáng kể. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với
việc quản lý và điều khiển nguồn nước, đặc biệt là trong các khu vực đô thị đông đúc
và trong các quy trình công nghiệp.
Đề tài "Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát áp suất nước trên đường ống
bơm nước sinh hoạt" là một nỗ lực quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
về nguồn nước sạch và đáng tin cậy. Hệ thống này không chỉ giúp đảm bảo rằng
nguồn nước sinh hoạt luôn sẵn sàng cho cộng đồng và doanh nghiệp mà còn cung cấp
nhiều lợi ích khác như tiết kiệm năng lượng, giám sát sự cố và quản lý tiêu thụ nước
một cách hiệu quả.
Hệ thống này sử dụng PLC S7-300, một thiết bị điều khiển công nghiệp mạnh
mẽ, để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như điều chỉnh áp suất nước, theo dõi cảm
biến áp suất, và tương tác với các thiết bị khác. Sự kết hợp giữa công nghệ điều khiển
và giám sát cùng với sự linh hoạt và độ tin cậy của PLC S7-300 tạo nên một hệ thống
mạnh mẽ và hiệu quả.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Ứng dụng của đề tài trong thực tiễn
Đề tài "Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát áp suất nước trên đường ống
bơm nước sinh hoạt" có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Hệ thống này
không chỉ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt ổn định cho cộng đồng và doanh nghiệp mà
còn mang lại một số lợi ích quan trọng khác.
Một trong những ứng dụng chính của hệ thống này là đảm bảo nguồn nước sinh
hoạt ổn định cho cộng đồng và doanh nghiệp. Áp suất nước được tự động điều chỉnh
để đảm bảo mọi người luôn có nguồn nước sạch và ổn định cho các hoạt động hàng
ngày, đặc biệt quan trọng trong các khu vực đô thị đông đúc.
Hệ thống cũng giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách điều chỉnh hoạt động của
bơm nước dựa trên áp suất nước thực tế và nhu cầu sử dụng. Điều này giúp giảm tiêu
hao năng lượng và giảm chi phí hoạt động.
Quản lý tiêu thụ nước trở nên dễ dàng hơn với hệ thống này. Cá nhân hoặc doanh
nghiệp có thể theo dõi và báo cáo về mức tiêu thụ nước của họ, giúp họ hiểu rõ hơn về
việc sử dụng nước và áp dụng biện pháp tiết kiệm nước hiệu quả hơn.
Hệ thống điều khiển và giám sát áp suất nước cũng có ứng dụng trong các quy
trình công nghiệp. Trong các ngành sản xuất và xử lý nước, kiểm soát áp suất nước là
yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Hệ thống này có thể
tích hợp vào quy trình sản xuất để đảm bảo áp suất nước luôn ổn định ở mức tối ưu.
Ngoài các ứng dụng trên, hệ thống này có tiềm năng phát triển thành các dự án
thông minh hơn bằng sự tích hợp công nghệ IoT (Internet of Things). Hệ thống có thể
kết nối và tương tác với các thiết bị khác để tạo ra các dự án thành phố thông minh,
bao gồm tối ưu hóa quản lý nước dựa trên dữ liệu thời gian thực và các thông số liên
quan khác.
1.2 Quy trình công nghệ
Xét mô hình sử dụng biến tần để điều khiển trạm bơm gồm 2 bơm như sau:

Hình 1: Mô hình tổng quan

Với mô hình sử dụng biến tần để điều khiển trạm bơm gồm 2 bơm như trên, để 2
bơm hoạt động theo một áp suất đặt nhất định (X bar) thì ta sẽ điều khiển hệ thống
bơm theo kiểu chính/phụ dùng biến tần tức là ở đây sẽ chọn bơm số 1 là bơm chính,
bơm số 2 và là bơm phụ.
Khi khởi động hệ thống lên thì máy bơm 1 được điều khiển bằng biến tần sẽ
được khởi động chạy cho tới khi đạt được áp suất đặt, khi áp suất trong đường ống đã
bằng áp suất đặt thì biến tần sẽ giữ ổn định tốc độ của máy bơm này. Trường hợp tải
thay đổi tức là áp suất thay đổi, tùy theo tải tăng hay giảm thì biến tần sẽ điều khiển
máy bơm chạy nhanh hay chạy chậm.
Khi áp suất sẽ giảm, lúc này muốn ổn định áp suất thì biến tần sẽ điều khiển máy
bơm chạy nhanh hơn (tức là tăng tần số của máy bơm 1) cho tới khi đạt được áp suất
đặt.
Ngược lại, khi áp suất tăng thì biến tần sẽ giảm tần số của máy bơm xuống cho
tới khi đạt được áp suất đặt.
Nếu khi bơm chính đạt tốc độ tối đa 50Hz mà không đáp ứng đủ áp suất đặt thì
hệ thống điều khiển tiến hành khởi động bơm phụ chạy với tốc độ tối đa 50Hz. Khi đó,
bơm chính sẽ tự động điều chỉnh tốc độ liên tục để đảm bảo duy trì đúng áp suất đặt.
Khi áp suất đặt thấp hơn áp suất thực tế thì quá trình sẽ diễn ra theo trình tự
ngược lại: bơm chính giảm dần tốc độ cho đến khi xuống đến tốc độ tối thiểu 0Hz mà
áp suất vẫn cao thì hệ thống điều khiển sẽ tắt bơm phụ. Khi đó chỉ chạy duy nhất bơm
chính để đáp ứng yêu cầu.
1.3 Tìm hiểu các thiết bị trên mô hình
Sơ đồ tổng quan

Hình 2: Sơ đồ tổng quan

Một số thiết bị được dùng


 PLC S7300 CPU314C-2 PN/DP
 Module nguồn – PS (Power supply)
 HMI (Human Machine Interface)
 Biến tần MM440
 Cảm biến áp suất
 Động cơ không đồng bộ ba pha
 Công tắc tơ
1.4 Tìm hiểu về thiết bị điều khiển
1.4.1 PLC S7300 CPU314C-2 PN/DP
Cấu trúc PLC S7300
PLC là thiết bị điều khiển logic khả trình (Programmable Logic Control) là loại
thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn
ngữ lập trình. PLC là một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt
dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh (với PLC khác hoặc với máy tính).
Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu trong bộ nhớ của PLC dưới dạng các khối
chương trình (Khối OB, FC hoặc FB) và được thực hiện theo chu kỳ vòng quét.

Hình 3: Nguyên lí chung về cấu trúc của một bộ điều khiển logic khả trình (PLC)

Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC phải có
tính năng như một máy tính, nghĩa là phải có bộ vi xử lý (CPU), một hệ điều hành, bộ
nhớ để lưu chương trình điều khiển và tất nhiên phải có cổng vào/ra để giao tiếp được
với đối tượng điều khiển và để trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên
cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số, PLC cần phải có thêm các khối chức
năng đặc biệt khác như bộ đếm (Counter), bộ thời gian (Timer) và những khối hàm
chuyên dụng.
Cách thức PLC thực hiện chương trình
PLC thực hiện các công việc (bao gồm cả chương trình điều khiển) theo chu trình
lặp.
Mỗi vòng lặp được gọi là một vòng quét (scancycle). Mỗi vòng quét được bắt
đầu bằng việc chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm ảo I, tiếp theo là giai
đoạn thực hiện chương trình. Trong từng vòng quét, chương trình được thực hiện từ
lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1.
Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ
đệm ảo Q tới các cổng ra số. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn xử lý các yêu
cầu truyền thông (nếu có) và kiểm tra trạng thái của CPU. Mỗi vòng quét có thể mô tả
như sau:

Hình 4: Vòng quét chương trình

Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng
quét (Scan time). Thời gian vòng quét không cố định tức là không phải vòng uets vào
cũng thực hiện trong khoảng thời gian như nhau. Có vòng quét thực hiện lâu, có vòng
quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện, vào
khối dữ liệu được truyền thông trong vòng quét đó.
Như vậy giữa việc đọc dữ liệu từ đối tượng để xử lý, tính toán và việc gửi tín
hiệu điều khiển tới các đối tượng có một khoảng thời gian trễ đúng bằng thời gian
vòng quét. Nói cách khác thời gian vòng quét quyết định tính thời gian thực của
chương trình điều khiển trong PLC. Thời gian vòng quét càng ngắn thì tính thời gian
thực của chương trình càng cao.
Module CPU314C-2 PN/DP

Hình 5: Module CPU 314C-2 PN/DP

Mô tả sản phẩm
• Tên thiết bị: SIMATIC PLC S7-300, CPU 314C-2PN/DP COMPACT CPU
• EAN: 4025515079125
• Mã sản phẩm: 6ES7314-6EH04-0AB0
• Mô tả: SIMATIC S7-300, CPU 314C-2 PN/ DP CPU nhỏ gọn với bộ nhớ làm
việc 192 KB, 24 DI / 16 DO, 4 AI, 2 AO, 1 Pt100, 4 bộ đếm tốc độ cao (60
kHz), giao diện 1 MPI / DP 12 Mbit / s, giao diện 2 Ethernet PROFINET, với
công tắc 2 cổng, Nguồn điện tích hợp 24 V DC, Kết nối phía trước (2x 40-cực)
và yêu cầu Thẻ nhớ Micro
• Trọng lượng tịnh : 0.802 Kg
• Hãng sản xuất: Siemens.
Thông số kỹ thuật
• Nguồn cấp: 24 V DC
• Số lượng ngõ vào,ra: Loại thường: Không tích hợp sẵn các ngõ vào/ra
• Loại Compact: 10 DI/6 DO; 16 DI/16 DO;24 DI/16 DO, 4AI, 2AO 1 PT100
• Bộ nhớ chương trình: 32/32; 128/64; 256/128; 384/128; 1024/256; 2048/700
(kbyte)
• Hỗ trợ kết nối nhiều module mở rộng lên đến 16384 địa chỉ
• Tích hợp thời gian thực trên mỗi CPU.
• Kích thước nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt trên Rail.
• Khe cắm thẻ nhớ (MMC): 08 Mbyte (tối đa)
• Ngôn ngữ lập trình: LAD, FBD, STL, SCL, CFC, GRAPH, HiGraph
• Truyền thông: PROFIBUS, DEVICENET , CAN , AS-I
• Nhiệt độ hoạt động: 0-60 °C
• Cấp bảo vệ: IP 20 (IEC 60 529)
Tính năng
• S7-300 Là 1 dòng PLC mạnh của Siemens
• S7-300 phù hợp cho các ứng dụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức
năng đặc biệt như truyền thông mạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và
các chức năng an toàn yêu cầu độ tin cậy cao.
• Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn
• Với phạm vi mô đun có thể mở rộng nên thích nghi tối đa các nhiệm vụ tự động
hóa
• Sử dụng linh hoạt thông qua việc thực hiện đơn giản cấu trúc phân tán và Mạng
lưới đa năng
• Vận hành thân thiện người dùng và thiết kế không phức tạp
• Có thể mở rộng bài toán khi nhiệm vụ điều khiển tăng lên
1.4.2 Module nguồn – PS (Power supply
Có chức năng cung cấp nguồn cho các module của hệ Simatic S7300. Module nguồn
có 3 loại: 2A, 5A, 10A
PS 307 2A dòng ra 2A
• Điện áp ra: 24VDC, chống ngắn mạch
• Nối với hệ thống AC một pha (điện áp vào 120/230 VAC tần số 50/60Hz)
PS 307 5A dòng ra 5A
• Điện áp ra: 24VDC, chống ngắn mạch
• Nối với hệ thống AC một pha (điện áp vào 120/230 VAC tần số 50/60Hz)
PS 307 10A dòng ra 10A
• Điện áp ra: 24VDC, chống ngắn mạch
• Nối với hệ thống AC một pha (điện áp vào 120/230 VAC tần số 50/60Hz)
1.4.3 HMI (Human Machine Interface)
Tìm hiểu về HMI
HMI là một cụm từ viết tắt của Human Machine Interface, là một thiết bị được
tích hợp trong các loại máy móc hay thiết bị cho phép người sử dụng có thể giao tiếp
với máy móc và thiết bị đó thông qua một màn hình cảm ứng hay là nút bấm. Nói một
cách tổng quát hơn thì hầu hết các loại máy móc cho phép chúng ta tinh chỉnh, giao
tiếp, ra lệnh và điều khiển thông qua một màn hình thì được gọi là HMI.
Các ưu điểm của HMI
Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người điều khiển
cần có thêm nhiều thông tin về quá trình, và yêu cầu về hiển thị và điều khiển nội bộ
trở nên phức tạp hơn. Một trong những đặc điểm tiến bộ trong lĩnh vực này là hiển thị
dạng cảm ứng. Điều này giúp cho người điều khiển chỉ cần đơn giản ấn từng phần của
hiển thị có một “nút ảo” trên thiết bị để thực hiện hoạt động hay nhận hiển thị. Nó
cũng loại bỏ yêu cầu có bàn phím, chuột và gậy điều khiển, ngoại trừ công tác lập trình
phức tạp ít gặp có thể được thực hiện trong quá trình rửa trôi.
Một ưu điểm khác nữa là hiển thị dạng tinh thể lỏng. Nó chiếm ít không gian
hơn, mỏng hơn hiển thị dạng CRT, và do đó có thể được sử dụng trong những không
gian nhỏ hơn.
Ưu điểm lớn nhất là trong các máy tính nhúng có hình dạng nhỏ gọn giúp nó thay
thế hiển thị 2 đường trên một công cụ thông thường hay trên bộ truyền với một HMI
có đầy đủ tính năng.
Người điều khiển làm việc trong không gian rất hạn chế tại sản nhà máy. Đôi khi
không có chỗ cho họ, các công cụ, phụ tùng và HMI cỡ lớn nên họ cần có HMI có thể
di chuyển được
Một số hệ thống HMI

Hình 6: HMI điều khiển trực tiếp một bộ điều khiển thông qua PROFIBUS

Hình 7: HMI điều khiển nhiều bộ điều khiển thông qua PROFIBUS
Hình 8: HMI kết nối với máy chủ thông qua đường truyền LAN(TCP/IP)

1.4.4 Biến tần MM440


Tổng quan về biến tần
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện
xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.

Hình 9: Hình ảnh biến tần


Phân loại biến tần
- Biến tần máy điện
- Biến tần van
 Biến tần trực tiếp
 Biến tần gián tiếp
• Biến tần nguồn áp ( hay là bộ nghịch lưu nguồn áp)
• Biến tần nguồn dòng ( hay là bộ nghịch lưu nguồn dòng)
Ở đầy ta xét đến biến tần nguồn áp
Cấu tạo của biến tần
1. Bộ lọc
2. Chỉnh lưu
3. Bộ lọc DC
4. Nghịch lưu

Hình 10: Cấu tạo của biến tần

Nguyên lý hoạt động của biến tần


Nguyên lý làm việc cơ bản của biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện
xoay chiều một pha hay ba pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn một chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy
hệ số công suất cosФ của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá
trị ít nhất 0,96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay
chiều ba pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT
(transistor lưỡng cực có cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rung (PWM). Nhờ
tiến độ công nghệ vi xử lí và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch
xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn
thất trên lõi sắt động cơ.
Biến tần MM440
Thông số của MM440
- Tên: MICROMASTER 440
- Đầu vào: 3AC 380-480 V +10/-10%, 47-63 HZ
- Đối với điện áp vào 1 pha: 200V - 240V.
- Tần số ngõ ra từ 0Hz đến 650Hz.
- OVERLOAD: 150% 60 S, 200% 3 S
- Kích thước: 173 X 73 X 149 (H X W X D)
- Các đầu vào, ra:
• 6 đầu vào số
• 2 đầu vào tương tự
• 3 đầu ra rơle
• 2 đầu ra tương tự Hình 11: Biến tần MM440

• 1 cổng RS485
• 15 cấp tần số cố định
• Có tích hợp bộ điều khiển PID
• Có chức năng hãm DC, hãm tổ hợp và hãm bằng điện trở hay hãm động
năng.
1.4.5 Cảm biến áp suất
Định nghĩa
Cảm biến được định nghĩa như một thiết bị dùng để biến đổi các đại lượng vật lý
và các đại lượng không điện cần đo thành các đại lượng có thể đo được (như dòng
điện, điện thế, điện dung, trở kháng...). Nó là thành phần quan trọng nhất trong một
thiết bị đo hay trong một hệ điều khiển tự động.
Cảm biến áp suất PC2162
- Thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất PC2162
• Dải đo 0 ... 5 Bar
• Nguồn cấp 18...36VDC
• Ngõ ra NPN NO/NC
• Ngõ ra Analog: 4-20mA hoặc 0-10V
• Kết nối ren ngoài G1/4, Chân cắm M12
• Chất liệu Stainless steel 304
• Mức độ bảo vệ IP68
• Xuất xứ EMA/ CHINA
Hình 12: Cảm biến áp suất PC2162

Cấu tạo của Cảm biến áp suất


Với các dòng cảm biến đo áp lực thì chúng đều có cấu tạo chung và tương đồng
với nhau. Tuy nhiên thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy có nhiều dòng có cấu tạo khác
nhau vì chúng thuộc các phân khúc khác hoặc là do công nghệ sản xuất của từng loại
cũng khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có các bộ phận như sau:
- Lớp màng cảm biến áp suất từ môi trường: Đây là phần quan trọng nhất trong
một con cảm biến áp suất, vì đúng hay sai tốt hay xấu đều do thằng này đảm nhiệm.
Lớp màng này được cấu tạo bằng SS316L rất mỏng, tùy từng dãy đo thì độ dày của
lớp này sẽ khác nhau.
- Bộ phận transmitter của cảm biến áp suất: Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển đổi
mức độ cong của lớp màng cảm biến ra dạng tín hiệu dòng 4-20mA, 0-10V hoặc 1-5V
sau cho phù hợp nhất. Bộ phận này cũng rất là quan trọng và cơ bản trong một con
cảm biến.
- Bộ phận đấu dây của cảm biến áp suất: Đây là vị trí để chúng ta ra dây cho cảm
biến áp lực, thường chúng được bọc 1 nắp làm bằng nhựa cứng. Bên trong thường có 4
đầu ra dây gồm: 1 chân nối đất và 3 chân tín hiệu.
- Thân vỏ bảo vệ của cảm biến áp suất: Lớp vỏ này được làm bằng thép không gỉ
SS316L dầy giúp bao bên ngoài làm lớp vỏ bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong.
Phần này thì không có gì đặc biệt lắm thì nó chỉ giúp bảo vệ cảm biến khỏi các tác
nhân bình thường của môi trường.
- Phần ren của cảm biến áp suất: Chuẩn ren chúng ta có thể tùy chọn là G1/4”,
G1/2”, 1/4 NPT và 1/2 NPT
1.4.6 Động cơ không đồng bộ ba pha
Khái quát chung về động cơ không đồng bộ ba pha
Động cơ không đồng bộ là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor
chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Ta thường gặp động cơ không đồng
bộ Rotor lồng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.

Hình 13: Động cơ không đồng bộ ba pha

Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha


- Stator
Trên stator có vỏ, lõi thép và dây quấn
• Vỏ máy có tác dụng cố định lõi thép và dây quấn. Thường vỏ máy làm bằng
gang.
• Lõi thép là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay lên giảm
bớt tổn hao, lõi thép được làm bằng những lá thép kĩ thuật điện dày 0,5 mm ép
lại.
• Dây quấn stator được đưa vào rãnh của lõi thép và được cách điện tốt với lõi
thép. Dây quấn phần ứng là phần dây bằng đồng được đặt trong các rãnh phần
ứng và làm thành một hoặc nhiều vòng kín. Dây quấn là bộ phận quan trọng
nhất của động cơ vì nó trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng từ
điện năng thành cơ năng. Đồng thời về mặt kinh tế thì giá thành của dây quấn
cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn bộ giá thành của máy.
- Phần quay (Rotor)
Phần này gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn rotor :
• Lõi thép: thường dùng các lá thép kỹ thuật điện như ở stator lõi thép được ép
trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rotor của máy. Phía ngoài là thép có xẻ
rãnh để đặt dây quấn.
• Dây quấn rotor: Phân loại làm hai loại chính rotor kiểu dây quấn và roto kiểu
lồng sóc.
Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Khi dòng điện ba pha chạy trong dây quấn stato thì trong khe hở không khí xuất
f1
hiện từ trường quay với tốc độ n 1 = 60 (f1 là tần số lưới điện ; p là số cặp cực; n 1 là
p
tốc độ từ trường quay). Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch nên
trong dây quấn rotor có dòng điện I2 chạy qua. Từ thông do dòng điện này sinh ra hợp
với từ thông của stator tạo thành từ thông tổng ở khe hở. Dòng điện trong dây quấn
rotor tác dụng với từ thông khe hở sinh ra momen. Tác dụng đó có quan hệ mật thiết
với tốc độ quay n của rotor. Trong những phạm vi tốc độ khác nhau thì chế độ làm
việc của máy cũng khác nhau.
Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha
• Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số
• Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi số đôi cực
• Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp
• Điều chỉnh tốc độ bằng cách ghép thêm điện trở phụ vào mạch rôto
• Điều chỉnh tốc độ bằng nối cấp
Động cơ không đồng bộ 3 pha Hem 3K90L2
• Loại động cơ: Động cơ không đồng bộ 3 pha
• Điện áp (V): 220 - 380V / 50Hz
• Dòng điện (A): 5.8
• Tốc độ vòng quay (v/phút):2850
• Công suất (kW): 1.5
• Hiệu suất (%): 78
• Hệ số công suất: 0.87
• Tỷ số momen cực đại: 2.2
• Tỷ số momen khởi động: 2
• Tỷ số dòng điện khởi động:6.5
• Trọng lượng (Kg): 23.5 Hình 14: Động cơ Hem 3K90L2
1.4.7 Công tắc tơ
Khái niệm
Công tắc tơ (Contactor) là khí cụ điện hạ áp được dùng để đóng/ngắt các mạch
điện động lực từ xa hoặc bằng tay hoặc tự động. Việc đóng, cắt công tắc tơ có tiếp
điểm được thực hiện bằng nam châm điện, khí nén hay thủy lực.

Hình 15: Công tắc tơ

Ký hiệu công tắc tơ


Trên thị trường có rất nhiều loại contactor khác nhau và dưới đây sẽ là ký hiệu của
chúng.
• R/S/T: Ký hiệu dòng điện đầu vào của contactor.
• U/V/W: Ký hiệu dòng điện đầu ra của động cơ
• L1/L2/L3: Ký hiệu 3 pha nóng.
• 1/3/5: Ký hiệu lần lượt của 3 cặp tiếp điểm.
• 2/4/6: Ký hiệu của 3 cặp tiếp điểm.
• T1/T2/T3: Ký hiệu lần lượt của mạch động lực 3 pha lửa.
• 43 NO/31 NC; 32 NC/44 NO: Ký hiệu chỉ các tiếp điểm phụ của con công tắc
tơ. Trong đó, cặp tiếp điểm 31 và 32 thường là cặp tiếp điểm đóng, còn tiếp
điểm 43 và 44 thường mở.
Cấu tạo công tắc tơ

Hình 16: Cấu tạo của công tắc tơ

Cấu tạo của công tắc tơ bao gồm có 8 bộ phận chính:


• Nam châm điện: Được tạo bởi các lá thép mỏng ghép lại với nhau.
• Cuộn dây: Quấn quanh phần lõi thép để tăng lực hút, tạo ra từ trường quanh
nam châm.
• Lõi thép (mạch từ): tương tự nam châm điện, bộ phận này có cấu tạo gồm 2
phần chính là phần cố định và phần nắp di động.
• Lò xo phản lực: có nhiệm vụ đưa phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi
ngừng cấp điện vào cuộn dây của contactor.
• Tiếp điểm di động: Được tạo thành từ những vật liệu dẫn điện tốt như đồng.
• Tiếp điểm tĩnh: Cho phép dòng điện chạy qua.
• Tiếp điểm động lực: là bộ phận tiếp nhận nguồn điện cấp vào.
• Nguồn điều khiển: Nguồn cấp vào cuộn dây.
Nguyên lý làm việc của công tắc tơ
Khi cấp nguồn điện điều khiển một điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai
đầu cuộn dây của contactor, lực từ được tạo ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành
mạch từ kín. Lúc này Contactor sẽ ở trạng thái hoạt động.
Bộ phận liên động giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ khiến cho tiếp
điểm chính của Contactor đóng lại. Tiếp điểm phụ sẽ thay đổi trạng thái, từ đóng thành
mở ra hoặc từ mở sẽ đóng lại và duy trì trạng thái. Khi ngừng cấp điện cho cuộn dây,
công tắc tơ sẽ ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
Relay trung gian
Khái niệm
Relay trung gian là một loại mạch điện tử, chức năng tương tự với công tắc điện trong
nhà bạn dạng on/off. Relay trung gian đóng vai trò truyền tải điện, chuyển tín hiệu từ
thiết bị có công suất nhỏ sang thiết bị công suất cao hơn trong sơ đồ điện.

Hình 17: Relay trung gian

Ký hiệu Relay trung gian

Hình 18: Cấu tạo relay trung gian


Có 3 ký hiệu mà bạn cần để ý khi tìm hiểu về Rơ le trung gian đó là SPDT, SPST và
DPST.
Ký hiệu SPST chỉ một loại Rơ le có một tiếp điểm, và thường là hở. Nó là viết tắt của
cụm từ SING POLE SINGE THROW.
Tiếp theo là DPST chỉ Rơ le có 2 tiếp điểm, cũng là dạng hở. Nó là viết tắt của cụm từ
DOUBLE POLE SINGER THROW.
Cuối cùng là Rơ le ký hiệu SPDT, là viết tắt của cụm từ SING POLE DOUBLE
THROW. Rơ le này có 1 cặp tiếp điểm, gồm tiếp điểm thường đóng và thường mở.
Cặp tiếp điểm này có một đầu chung.
Cấu tạo của Relay trung gian

Hình 19: Cấu tạo Relay trung gian

Trong đó:
1 là điểm cuộn dây
2 là phần lõi thép tĩnh
3 là phần lõi thép động
4, 5 vị trí vít ốc điều chỉnh
6, 7 là tiếp điểm thường mở NO
8, 12 vị trí của lò xo
9 là vị trí giá cách điện
10, 11 vị trí tiếp điểm thường đóng NC

Relay được cấu tạo từ hai phần chính là cuộn hút và mạch tiếp điểm.
Cuộn hút ( nam châm điện ). Gồm có lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn
dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hay có thể cuộn cả điện áp lẫn cường độ.
Lõi thép động sẽ được định vị bằng một vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
Mạch tiếp điểm (mạch lực). Gồm có tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch. Tiếp điểm
nghịch sẽ đảm nhận vai trò đóng cắt tín hiệu thiết bị tải với dòng nhỏ được cách ly với
cuộn hút
Nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian

Hình 20: Nguyên lý hoạt động Relay trung gian

Khi dòng điện chạy qua rơ le trung gian, đi tới cuộn dây của nam châm điện, tạo thành
từ trường hút. Từ trường tác động để đóng hoặc mở tiếp điểm điện. Từ đó làm thay đổi
trạng thái đóng mở của rơ le trung gian. Tùy vào thiết kế mà số tiếp điểm điện sẽ thay
đổi khác nhau.
Relay trung gian có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch sẽ điều khiển cuộn dây relay
để dòng chảy có thể đi qua cuộn dây hoặc không đi qua. Mạch còn lại sẽ điều khiển
dòng điện để xem xét dòng điện có thể đi qua relay được hay không.
Ứng dụng của Rơ le trung gian:
Rơ le trung gian thường được tích hợp trong các bảng mạch điều khiển điện tử dân
dụng cũng như trong công nghiệp nhờ thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt, dễ thay thế.
Rơle trung gian giúp bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị công nghiệp.
Rơ le được dùng để chia tín hiệu điện đến các bộ phận trong hệ thống sơ đồ mạch điện
điều khiển đồng thời đảm nhiệm chức năng truyền tín hiệu khi rơ le chính không đảm
bảo khả năng đóng, ngắt hoạt động tốt.
Loại rơ le này còn được dùng cho việc truyền tín hiệu hay dòng điện có giá trị từ vài
Ampe trở xuống. Đối với dòng lớn hơn thường sử dụng contactor có tích hợp buồng
dập hồ quang.
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Sơ đồ khối

Hình 21: Sơ đồ khối của hệ thống

Khối HMI: trao đổi dữ liệu giữa người vận hành và khâu xử lý trung tâm
Khối PLC: đọc tín hiệu từ module tương tự (tín hiệu đã được chuyển đổi về dạng số)
báo về, xử lý tín hiệu số theo chương trình đã có sẵn trong bộ VXL (ở đây ta sử dụng
PLC S7300 CPU 314C-2 PN/DP)
Khối biến tần: nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để điều khiển tốc độ động cơ bớm
nước hệ thống
Khối động cơ: gồm động cơ bơm nước
Khối cảm biến: lấy tín hiệu áp suất đo được đưa về module tương tự
2.2 Sơ đồ thuật toán
2.2.1 Nguyên lý làm việc của hệ thống
Với mô hình sử dụng biến tần để điều khiển trạm bơm gồm 2 bơm như trên, để 2
bơm hoạt động theo một áp suất đặt nhất định (X bar) thì ta sẽ điều khiển hệ thống
bơm theo kiểu chính/phụ dùng biến tần tức là ở đây sẽ chọn bơm số 1 là bơm chính,
bơm số 2 và là bơm phụ.
Khi nhấn START => hệ thống hoạt động, nhấn STOP => hệ thống dừng hoạt
động. Khi hệ thống hoạt động thì máy bơm 1 được điều khiển bằng biến tần sẽ được
khởi động chạy cho tới khi đạt được áp suất đặt, khi áp suất trong đường ống đã bằng
áp suất đặt thì biến tần sẽ giữ ổn định tốc độ của máy bơm này. Trường hợp tải thay
đổi tức là áp suất thay đổi, tùy theo tải tăng hay giảm thì biến tần sẽ điều khiển máy
bơm chạy nhanh hay chạy chậm.
Khi áp suất đo được thấp hơn giá trị đặt, lúc này muốn ổn định áp suất thì biến
tần sẽ điều khiển máy bơm chạy nhanh hơn (tức là tăng tần số của máy bơm 1) cho tới
khi đạt được áp suất đặt.
Ngược lại, khi áp suất đo được lớn hơn giá trị đặt thì biến tần sẽ giảm tần số của
máy bơm xuống cho tới khi đạt được áp suất đặt.
Nếu khi bơm chính đạt tốc độ tối đa 50Hz mà không đáp ứng đủ áp suất đặt thì
hệ thống điều khiển tiến hành khởi động bơm phụ chạy với tốc độ tối đa 50Hz. Khi đó,
bơm chính sẽ tự động điều chỉnh tốc độ liên tục để đảm bảo duy trì đúng áp suất đặt.
Khi áp suất đặt thấp hơn áp suất thực tế thì quá trình sẽ diễn ra theo trình tự ngược lại:
bơm chính giảm dần tốc độ cho đến khi xuống đến tốc độ tối thiểu 0Hz mà áp suất
vẫn cao thì hệ thống điều khiển sẽ tắt bơm phụ. Khi đó chỉ chạy duy nhất bơm chính
để đáp ứng yêu cầu.
2.2.2 Lưu đồ thuật toán
2.2.3 Sơ đồ đấu dây

Hình 22: Sơ đồ đấu dây


Tài Liệu Tham Khảo

[1] Nguyễn Doãn Phước, “Tự động hóa với Simatic S7-300,” NXB KHKT, 2006.

[2] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB KHKT, 2001.

[3] Trần Thu Hà, Tự Động Hóa Trong Công Nghiệp với WinCC, NXB Hồng Đức,
2007.

[4] TT Việt Đức, SIMATIC S7-300 Điều Khiển Hệ Thống, ĐH Sư Phạm Kỹ thuật
Tp.HCM.

[5] Siemens, AS-Interface – Introdution and Basic information, 2000.

[6] Siemens, S7-300 Programmable Controller Hardware and installation.

[7] Hà Văn Trí, Thiết Bị Siemens S7-300.

[8] Lê Văn Doanh -Phạm Thượng Hàn -Nguyễn Văn Hoà –Võ Thạch Sơn –Đoàn
Văn Tân, Các Bộ cảm biến trong kỹ thuật Đo lường và điều khiển, NXB Khoa
học kỹ thuật, 2002.

[9] Th.s Hoàng Minh Thông, Giáo trình cảm biến công nghiệp, NXB Khoa học kỹ
thuật;.

[10] Ngô Văn Ky, Kỹ thuật đo, Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh,
1993.

[11] ThS. Nguyễn Xuân Thịnh - ThS. Nguyễn Thị Lan - ThS. Lê Ân Tình, Điều Khiển
Quá Trình.

You might also like