You are on page 1of 3

GIỚI THIỆU

Những biến động trên thị trường thông thường được quy cho cảm xúc của nhà đầu tư. Nhưng điều khó
khăn là làm thế nào để tách biệt vai trò của cảm xúc khỏi những yếu tố cơ bản trong việc hình thành các
kết quả thị trường. Trong Chương 7, chúng ta đã xem xét các nền tảng của cảm xúc. Chúng ta biết rằng
cảm xúc bao gồm các khía cạnh nhận thức, sinh học, và tiến hóa. Khi ở trạng thái cân bằng, cảm xúc sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ra quyết định, thay vì cản trở nó. Trong chương này, chúng ta sẽ
xem xét mức độ ảnh hưởng của các khía cạnh cảm xúc khác nhau đến hành vi cá nhân trong lĩnh vực tài
chính.

Bắt đầu chương, ở phần 10.2, chúng ta thảo luận tác động của tâm trạng đến quyết định của những
nhà đầu tư cá nhân. Chúng ta sẽ thấy là không dễ dàng khi mô tả sự tương tác giữa tâm trạng và thái độ
rủi ro của nhà đầu tư. Kế tiếp, phần 10.3 xem xét hai cảm xúc rất được quan tâm, đó là sự kiêu hãnh và
sự hối tiếc. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai cảm xúc này có những ảnh hưởng rất quan trọng
đến hành vi của hai cảm xúc này có những ảnh hưởng rất quan trọng đến hành vi của nhà đầu tư. Phần
10.4 tập trung vào hiệu ứng ngược vị thế, một hành vi của nhà đầu tư có thể lý giải bằng cảm xúc. Bằng
chứng thực nghiệm cho thấy con người có khuynh hướng bán cổ phiếu lời quá sớm trong khi đó nắm
giữ cổ phiếu lỗ quá lâu. Mặc dù hành vi này đã được hợp lý hóa bằng việc sử dụng lý thuyết triển vọng,
nhưng những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm cho thấy cảm xúc có thể đưa ra lời giải thích tốt
hơn. Kế tiếp, phần 10.5 thảo luận về hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng, từ quan sát cho thấy những
người đánh bạc gia tăng rủi ro sau khi thắng cược bởi vì họ cảm thấy họ đang đánh cược bằng thu
nhập ngoài kỳ vọng của họ. Hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng tiếp tục được kiểm chứng với những
canh bạc lớn, thông qua việc nghiên cứu hành vi những người tham gia gameshow trên truyền hình.
Cuối cùng, phần 10.6 xem xét cảm nhận của một người đối với một tình huống hoặc ấn tượng về người
khác, thường được gọi là tác động, sẽ ảnh hưởng đến quyết định tài chính như thế nào.

CÓ PHẢI TÂM TRẠNG NHÀ ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH TÂM TRẠNG THỊ TRƯỜNG?

Trong quyển sách bán chạy nhất của nhà kinh tế học Robert Shi “Irrational Exuberance”, ông cho rằng
“tâm trạng của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư là một nhân tố quan trọng tạo ra thị trường có hướng
đi lên”, xuất hiện ở nhiều nước những năm 1990. Có phải cảm của những nhà giao dịch đã chuyển
thành tâm trạng thị trường, và đó chuyển dịch thị trường? Đó là một câu hỏi thú vị. Một vài nghiên
gần đây kết luận hành vi tài chính bất thường có thể được giải thích bằng cảm xúc.
Đây là một số ví dụ về vấn đề này. Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu 26 sàn giao dịch chứng khoán quốc
tế cho rằng tâm trạng tốt do ánh nắng buổi sáng dẫn đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán cao hơn. Một
ngày nắng đẹp trời có thể làm cho con người lạc quan hơn, và sau đó họ mua chứng khoán nhiều hơn.
Những nhà nghiên cứu khác tìm thấy rằng thị trường chứng khoán giảm điểm khi giờ sinh học của
những nhà đầu tư bị phá bởi sự thay đổi giờ giấc nhằm rút ngắn thời gian ban ngày. Một nghiên cứu
gần đây đề xuất rằng kết quả của một trận bóng đá có tương quan mạnh với tâm trạng nhà đầu tư. Sau
khi đội bóng quốc gia thất bại ở vòng đấu loại Word Cup sẽ dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong thị
trường của quốc gia đó.

Những bài nghiên cứu tổng hợp về tác động của tâm trạng nhà đầu tư đến việc định giá trên thị trường
chứng khoán có cung cấp những bằng chứng rõ ràng về việc hành vi cá nhân chuyển thành kết quả thị
trường hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Ví dụ, thậm chí nếu mọi người lạc quan một cách
bất hợp lý vào những ngày đẹp trời, có phải là họ sẽ kéo nhau đi mua chứng khoán hay không? Bạn sẽ
làm gì? Thậm chí nếu một vài người đổ xô đi mua chứng khoán vào những ngày đẹp trời, hành vi thị
trường có thể phù hợp với việc định giá hợp lý ngay cả khi hành vi cá nhân là không hợp lý, tương tự
với những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã đề xuất.

Mặc dù vậy, ở mức độ cơ bản hơn, không rõ ràng là liệu có một cách thức đơn giản để mô tả mối quan
hệ giữa tâm trạng và thái độ đối với rủi ro. Như chúng ta đã thảo luận ở Chương 1, thái độ đối với rủi
ro rất quan trọng bởi vì nó tác động đến việc một cá nhân định giá tài sản. Nếu thái độ đối với rủi ro
thay đổi do sự thay đổi tâm trạng, mức giá nhà đầu tư sẵn lòng trả cho chứng khoán sẽ thay đổi. Khi
một người có tâm trạng kém, họ sẽ chấp nhận nhiều hay ít rủi ro hơn? Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh và tính cách mỗi người. Ví dụ, một người mang tâm trạng cáu gắt có thể có những
hành vi đẩy rủi ro như là lái xe liều lĩnh hay uống quá nhiều rượu. Một người khác vừa trải qua một
ngày không may mắn có thể né tránh rủi ro hơn thông thường và đơn giản là xa lánh những người
khác. Không có những bằng chứng thuyết phục về việc một tâm trạng vui vẻ đưa đến thái độ e ngại rủi
ro thấp hơn hay một tâm trạng tồi tệ đưa đến sự e ngại rủi ro cao hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài
chính.

Một vài nghiên cứu đề xuất rằng một người vui vẻ hơn thường lạc quan hơn và ấn định xác suất cao
hơn cho những sự kiện mang tính tích cực. Nhưng đồng thời, các nghiên cứu khác về việc ra quyết định
lại chỉ ra rằng mặc dù con người có thể lạc quan hơn về khả năng thắng cược khi họ đang vui, nhưng
họ lại ít sẵn lòng chấp nhận đánh cược thực sự hơn. Nói cách khác, họ e ngại rủi ro nhiều hơn khi đang
vui. Khi bạn có một tâm trạng tốt, bạn không thích mạo hiểm vì không muốn phá hỏng tâm trạng tốt.
Vì vậy, tóm lại, tình trạng cảm xúc tốt hay xấu ảnh hưởng không rõ ràng đến thái độ đối với rủi ro và
việc định giá thị trường.

Bên cạnh các nghiên cứu liên kết những biến động thị trường với sự thay đổi trong tâm trạng, một vài
nhà nghiên cứu liên hệ tâm trạng chán nản do sự giảm sút ánh nắng mặt trời và chu kì thị trường
chứng khoán. Giống như những bằng chứng về sự ảnh hưởng của tâm trạng đến sự lựa chọn rủi ro,
bằng chứng về mối quan hệ giữa thái độ rủi ro và tâm trạng chán nản không đưa ra được một bức
tranh rõ ràng. Tâm trạng chán nản rõ ràng khác với tâm trạng không tốt đơn thuần - tâm trạng chán nản
có nền tảng sinh hóa và có thể xuất hiện mà không cần đến những đánh giá nhận thức. Các nhà tâm lý
học thừa nhận rằng tình trạng chán nản có thể liên quan đến việc thay đổi của hệ thống mạch não bộ.
Một người không mất cân bằng hóa học thông thường sẽ lo lắng trong vài tình huống (ví dụ phỏng vấn
xin việc) nhưng một người chán nản có thể cảm thấy lo lắng thường xuyên. Một vài nhà nghiên cứu đặt
câu hỏi về tầm quan trọng của sự lo lắng hay tình trạng chán nản trong việc giải thích sự lựa chọn rủi
ro. Những nhà nghiên cứu khác kết luận rằng thái độ e ngại rủi ro có tương quan với khuynh hướng
chán nản, nhưng sự tương quan giữa triệu chứng chán nản và sự e ngại rủi ro có thể hình thành từ mối
tương quan giữa sự lo lắng và tình trạng chán nản. Do đó, vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa tình
trạng chán nản và thái độ đối với rủi ro vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù có vẻ bất hợp lý khi cho rằng
một người chán nản sẽ né tránh rủi ro mà không có cơ sở rõ ràng, nhưng một người lo lắng có thể
hoàn toàn hợp lý khi quyết định thay thế bằng một lựa chọn an toàn hơn. Việc nghiên cứu sâu hơn là
cần thiết trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Những nghiên cứu về khoa học thần kinh sẽ được thảo
luận ở Chương 20, đó là thâm nhập vào hoạt động của bộ não con người.

You might also like