You are on page 1of 6

Nội dung nghiên cứu

2.1. Từ vựng Hình học


2.1.1. Từ vựng toán học
- Từ vựng toán học là một khía cạnh quan trọng trong ngôn ngữ toán học và có rất
nhiều nét đặc trưng riêng. Trên cơ sở đó có thể coi: Tập hợp các biểu tượng, kí
hiệu, từ, cụm từ dùng trong toán học được gọi là từ vựng toán học.

2.1.2. Từ vựng hình học.


- Tập hợp các biểu tượng, kí hiệu, từ, cụm từ dùng trong hình học được gọi là từ
vựng hình học.

-Từ vựng hình học ở tiểu học là một hệ thống thuật ngữ của môn hình học (mạch
hình học ở tiểu học).
- Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học
và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó.
- Khi dạy từ vựng hình học cho học sinh tiểu học phải đảm bảo các đặc điểm thuật
ngữ cơ bản như tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế.
2.1.3. Từ vựng hình học ở môn toán tiểu học theo chương trình giáo dục phổ
thông mới.
- Có thể phân loại các từ vựng hình học ở môn toán tiểu học thành các nhóm như
sau:
+ Kí hiệu và biểu tượng toán học bao gồm: Các chữ cái viết in hoa và viết thường
dùng để kí hiệu các điểm, đoạn thẳng, góc, các hình, các khối, kí hiệu chu vi, diện
tích, thể tích của một hình, kí hiệu các phép toán, quan hệ, hình vẽ, hình ảnh, sơ
đồ, mô hình của các đối tượng cụ thể,…

+ Thuật ngữ hình học bao gồm: điểm; đoạn thẳng; đường cong; đường thẳng;
đường gấp khúc; ba điểm thẳng hàng; hình vuông; hình tròn; hình tam giác; hình
chữ nhật; hình tứ giác;…
+ Từ vựng liên quan môn hình học: bộ đồ dùng học tập cá nhân, lưới ô vuông, nối
điểm, com pa, ê ke, thước kẻ, lắp hình, ghép hình,…

2.2. Một số biện pháp phát triển từ vựng hình học cho học sinh tiểu học.
2.2.1. Sử dụng các hình ảnh trực quan, bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.
- Khi dạy học sinh tiểu học, là đối tượng với nhận thức cảm tính chiếm ưu thế, cần
lưu ý dạy học sinh quan sát, nhận biết, sờ, nắm,…mô tả hình dạng và đặc điểm
một số hình phẳng và hình khối đơn giản trong thực tiễn. Từ đó học sinh sẽ nhớ
tên hình, thuật ngữ tốt hơn. Đồ vật hiện tượng  tri giác  biểu tượng  khái
niệm.
2.2.2. Sử dụng hoạt động tạo hình.
- Các hoạt động tạo hình trong dạy học hình học ở tiểu học có thể tổ chức trong
hoặc ngoài giờ lên lớp: nối điểm, vẽ hình, tô màu hình, ghép hình, cắt dán hình,
thông qua tổ chức trò chơi học tập hoặc qua một số hình thức hoạt động khác,..

2.2.3. Sử dụng kĩ thuật bức tường từ (word wall).


- Một bức tường từ là một tập hợp các từ được hiển thị bằng chữ lớn có thể nhìn
thấy trên tường, bảng thông báo hoặc bề mặt hiển thị khác trong lớp học. Có thể
dùng màu sắc, kích thước khác nhau cho các khu vực khác nhau của tường từ để
dễ theo dõi, chú ý. Thường sử dụng bức tường từ với các từ là các thuật ngữ quan
trọng hoặc có tần số sử dụng cao giúp học sinh thấy các từ và mối quan hệ trong
các từ, do đó giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các từ đúng và hiệu quả. Sử dụng
một bức tường từ có thể linh hoạt trong một giờ học, trong một chương hay cả kì
học, năm học.
2.2.4. Sử dụng bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, thiết kế đồ họa.
- Bản đồ khái niệm là một phương tiện dạy học hữu hiệu giúp học sinh dễ
ghi nhớ các khái niệm và thấy mối quan hệ của các khái niệm trong hệ thống.
Phương pháp xây dựng bản đồ khái niệm bao gồm các bước: xác định chủ đề hay
câu hỏi trọng tâm, xác định và liệt kê những khái niệm quan trọng nhất hay chung
nhất liên quan đến chủ đề.
- Sử dụng kĩ thuật bức tường từ và kĩ thuật lập bản đồ tư duy không chỉ
giúp học sinh ghi nhớ từ vựng và đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng, mối quan hệ
giữa chúng mà còn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy.

2.2.5. Tổ chức hoạt động giúp học sinh ôn tập, vận dụng từ đã học.
- Tổ chức cho học sinh các hoạt động nói, viết, tạo hình nhằm ôn tập việc sử
dụng các từ đã học theo hình thức hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm như làm
phiếu, hoạt động nhóm đôi. Tổ chức cho học sinh làm bài tập để học sinh tìm ra
từ, thuật ngữ theo yêu cầu giúp học sinh ghi nhớ từ ngữ và hứng thú hơn trong
học tập.

You might also like