You are on page 1of 4

Câu 1:

- Một số thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng:

+ Giả mạo thương hiệu của các tổ chức (Ngân hàng, cơ quan nhà nước, công
ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.

+ Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường
dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

+ Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…)
để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài
khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

+ Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn
lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook,
Telegram, Zalo.

+ Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ…) giải danh cơ
quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại
cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

+ Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân
sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết.

+ Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn
nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy
quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.

+ Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để
câu View, câu Like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ
thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán
hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao
bán giả mạo không tồn tại sản phẩm.

+ Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo
để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư.

+ Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp
thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.

+ Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân
nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

+ Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa
tiền nạn nhân.
Câu 2:

- Đối với bản thân người có các hành vi tệ nạn xã hội


+ Gây thiệt hại về sức khỏe.
+ Làm tha hóa đạo đức, sống buông thả, dễ có hành vi vi phạm pháp luật và
phạm tội: trộm cắp, cướp giật, giết người...
+ Khiến con người bị lệ thuốc vào tệ nạn đó (ma túy, mê tín dị đoan...)
- Đối với gia đình
+ Dẫn đến tình trạng ly thân, ly hôn, phá vỡ tình cảm, niềm tin, hạnh phúc gia
đình, chia rẽ tình cảm gia đình, có thể gây ra xung đột, cãi vã.
+ Tốn kém về mặt của cải, vật chất khiến gia đình rơi vào cảnh nợ nần, bần cùng
- Đối với xã hội
+ Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã
hội, khiến người dân sống trong lo sợ, bất an.
+ Kéo lùi sự phát triển kinh tế của đất nước, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế
cho đất nước, ảnh hưởng đất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
- Đối với học sinh, sinh viên
+ Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất. Ở thanh
thiếu niên, các tệ nạn như ma túy, rượu bia, thuốc lá,… khiến các em khó có thể
phát triển chiều cao, cơ thể gầy yếu và suy nhược. Nghiêm trọng hơn, các em có
thể bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục.
+ Tệ nạn xã hội làm tha hóa nhân cách – đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Ở độ
tuổi này, nhân cách của các em chưa hoàn thiện, tâm lý nhạy cảm và dễ bị ảnh
hưởng bởi người khác. Tham gia tệ nạn xã hội sẽ khiến các em hình thành
những tính cách tiêu cực như phách lối, bướng bỉnh, cứng đầu, ích kỷ, nhu
nhược,…
+ Tệ nạn xã hội trong học đường dễ khiến các em buông thả chính mình. Từ đó
dẫn đến các hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí là vi phạm
pháp luật.
+ Các nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên tham gia tệ nạn xã hội sẽ có nguy
cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Người có dạng nhân cách này
đa phần sẽ trở thành tội phạm và là mầm mống đe dọa đến an sinh xã hội.
+ Tệ nạn xã hội còn khiến các em hao tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Đồng thời bỏ
bê việc học, thường xuyên trốn học và đánh mất tương lai của chính mình.
+ Trẻ tham gia tệ nạn xã hội sẽ khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Từ đó gia
tăng mâu thuẫn với gia đình, bạn bè và thầy cô giáo. Cuối cùng, trẻ đánh mất tất
cả các mối quan hệ thực sự và chỉ duy trì mối quan hệ với những kẻ có nhân
cách suy đồi.
+ Tệ nạn xã hội trong học đường còn ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Sự
xuất hiện của tệ nạn trong nhà trường khiến các em học sinh không thể yên tâm
học tập, luôn lo sợ bị tẩy chay và bạo hành.

You might also like