You are on page 1of 19

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÊN ĐỀ TÀI: BÓNG ĐÁ VÀ THỜI ĐẠI BÓNG ĐÁ CÔNG NGHỆ

NHÓM: 07

Thành phố Hồ Chí Minh, 18 tháng 11 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: BÓNG ĐÁ VÀ THỜI ĐẠI BÓNG ĐÁ CÔNG NGHỆ

Nhóm: 07 Giảng viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm: Lê Trung Kiên Đào Xuân Bao

Thành viên:

1. Trần Đăng Khoa


2. Nguyễn Minh Khang
Thành phố Hồ Chí Minh, 18 tháng 11 năm 2022

Lời cam đoan

Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: bóng đá và thời đại bóng đá công
nghệ do cá nhân/nhóm 1 nghiên cứu và thực hiện.

Em/ chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài bóng đá và thời đại bóng đá công nghệ là trung thực
và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Trung Kiên
PHẦN 1. MỤC LỤC

PHẦN 1. MỤC LỤC...........................................................................................................4

PHẦN 2 : MỞ ĐẦU.............................................................................................................5

1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................5


2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................5

3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................5


4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu......................................................................................6
5. Bố cục của bài.............................................................................................................6
PHẦN 3 : NỘI DUNG........................................................................................................7

1. Khái niệm về bóng đá.................................................................................................7


1.1 Khái niệm bóng đá sơ khai............................................................................................7

1.2 khái niệm bóng đá hiện đại...........................................................................................7

2. Bóng đá trong thời kì công nghệ...............................................................................7


2.1 Công nghệ VAR - Trợ lý video hỗ trợ trọng tài.............................................................7

2.2 Công nghệ xác định bàn thắng Goal-line......................................................................9

2.3 Vì sao phài áp dụng công nghệ.....................................................................................9

2.4 Cách vận hành công nghệ Var và Goal-line..................................................................9

2.5. công nghệ đã thay đổi bóng đá như thế nào...............................................................13

2.6 Ưu và nhược điểm........................................................................................................16

2.7 Triển vọng của bóng đá khi áp dụng công nghệ..........................................................17

PHẦN 4 : KẾT LUẬN......................................................................................................18


PHẦN 1 : MỤC LỤC

PHẦN 2 : MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
 Theo nhiều nguồn lưu trữ, bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện từ Anh, với
sự ra đời của các quy tắc nghiêm ngặt từ Liên đoàn bóng đá vào năm 1863. Kể từ
đó, các điều luận của bộ môn thể thao này dần được hoàn thiện và mở rộng phát
triển. Tính đến thời điểm hiện tại, bóng đá về cơ bản vẫn giữ nguyên cấu trúc và
mục tiêu tổng thể như thời sơ khai.
 Dẫu vậy, trước khi thịnh hành tại Anh, bóng đá đã được chơi trên các bãi cỏ, bãi
đất trống của những công trường. Khác biệt lớn nhất là ở đây không có bất kỳ quy
tắc hay luật lệ nào, nên các trận đấu thường diễn ra tương đối hỗn loạn.
 Trong khi những người gắn liền với bóng đá ở Anh tự hào về thực tế rằng, họ là
những "nhà phát minh" của bóng đá hiện đại, thì ở nhiều nơi khác trên thế giới
cũng ghi nhận các phiên bản khác của bóng đá, thậm chí còn sớm hơn rất nhiều.
 Phiên bản bóng đá đầu tiên ra đời được cho là 'cuju', bắt nguồn từ Trung Quốc
trong triều đại nhà Hán, từ năm 206 TCN đến năm 220 SCN.
 'Cuju' hiểu theo nghĩa đen là 'sút bóng' và mục đích của trò chơi này là đưa được
bóng vào lưới. Giống như các phiên bản sau này tại Anh, cuju cũng không cho
phép việc để bóng chạm tay.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: bóng đá và thời đại bóng đá công nghệ.

3. Phương pháp nghiên cứu


Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, có thể nhận biết đây là một vấn đề vô cùng quan
trọng và cấp thiết. Vì thế chúng ta phải nhìn nhận rõ từ thực tiễn, hiểu rõ về bóng đá,
những ảnh hưởng, những lợi nhuận cho sự phát triển của bóng đá sau này.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu về bóng đá, ta thấy được tầm quan trọng của việc tìm ra hướng giải
quyết để khắc phục những khó khăn, tăng tính công bằng, đồng thời nâng cao tinh thần
chiến đấu của những cầu thủ. Từ đó, cho ta cái nhìn am hiểu về các lĩnh vực có tiềm năng
phát triển bóng đá cho sau này.

5. Bố cục của bài


1. Khái niệm về bóng đá
1.1 Khái niệm bóng đá sơ khai

1.2 khái niệm bóng đá hiện đại

2. Bóng đá trong thời kì công nghệ


2.1 Công nghệ VAR - Trợ lý video hỗ trợ trọng tài

2.2 Công nghệ xác định bàn thắng Goal-line

2.3 Vì sao phài áp dụng công nghệ

2.4 Cách vận hành công nghệ Var và Goal-line

2.5. công nghệ đã thay đổi bóng đá như thế nào

2.6 Ưu và nhược điểm

2.7 Triển vọng của bóng đá khi áp dụng công nghệ

PHẦN 3 : NỘI DUNG


1. Khái niệm về bóng đá

1.1 Khái niệm bóng đá sơ khai


Bóng đá (hay còn gọi là túc cầu, đá banh, đá bóng là một môn thể thao đồng đội được
chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Nó có khoảng hơn
250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến nó trở thành môn thể
thao phổ biến nhất trên thế giới. Nó chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân
bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối
phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

1.2 khái niệm bóng đá hiện đại

Bóng đá hiện đại có khái niệm tương tự bóng đá sơ khai.Nhưng bóng đá hiện
đại vẫn có 1 số điểm khác nhau đặc biệt, ở bóng đá hiện đại vì trong xã hội phát
triển thì chúng được áp dụng bỡi những công cụ tiên tiến như var, goal line
….để để giúp những tình huống có tính chính xác hơn, công bằng hơn. Ở bóng
đá hiện đại đề cao tính chiến thuật, con người, có những công cụ tiên tiến giúp
những cầu thủ hiệu luyện tập quả hơn.
2. Bóng đá trong thời kì công nghệ

2.1 Công nghệ VAR - Trợ lý video hỗ trợ trọng tài

VAR là viết tắt của cụm từ "Video Assistant Referees" (tạm dịch: Trợ lý trọng tài qua
video), giúp cho quyết định của trọng tài trở nên chính xác hơn sau khi xem lại hình ảnh
quay chậm lại trong các tình huống ghi bàn, phạt đền hay thẻ đỏ. Sau nhiều tranh cãi,
cuối cùng FIFA cũng đã quyết định sẽ áp dụng công nghệ này vào World Cup 2018 .

Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc làm này khiến cho trận đấu bị gián đoạn, vai
trò của trọng tài trở nên mờ nhạt và cảm xúc người xem bị "bóp méo".

Mỗi trận đấu diễn ra đều sẽ được trang bị 4 hệ thống video hỗ trợ trọng tài (VAR) và
những đoạn chiếu lại sẽ được phát trên những màn hình khổng lồ bên trong các sân vận
động.
Sẽ có 4 chuyên viên phụ trách công nghệ VAR. Chuyên viên chính sẽ duy trì liên lạc với
trọng tài chính và có thể đề nghị trọng tài chính đến những màn hình đặt bên lề sân cỏ để
kiểm tra lại hình ảnh. Chuyên viên VAR trợ lý thứ nhất chịu trách nhiệm theo dõi tiếp
diễn biến trận đấu những lúc lực lượng trọng tài của trận đấu phải xem lại một tình huống
nào đó. Chuyên viên VAR trợ lý thứ hai đặc biệt chịu trách nhiệm các tình huống việt vị.
Trước khi được đưa vào sử dụng chính thức tại World Cup 2018, công nghệ VAR cũng
đã được tùy chỉnh trong 2 năm qua để có thể đáp ứng tốt nhất, "hạn chế tối thiểu các
nhược điểm và mang lại lợi ích tối đa".

Phòng vận hành hệ thống VAR của FIFA trong mùa World Cup 2018.

2.2 Công nghệ xác định bàn thắng Goal-line


C ông nghệ Goal-line đã từng
được sử dụng lần đầu tiên
trong World Cup 2014 tại
Brazil. Với việc sử dụng thông tin từ 14
camera tốc độ cao - mỗi cầu gôn sẽ được
C ông nghệ Goal-line do hãng
GoalControl của Đức cung
cấp. FIFA cho biết,
GoalControl đã vượt qua được giai đoạn
thử thách khi xác định được chính xác 68
sử dụng 7 camera, tín hiệu rung và tin bàn thắng ghi trong Cúp Liên đoàn tổ
nhắn sẽ được gửi đến đồng hồ của trọng chức tại Brazil năm 2013. Và cho đến
tài chỉ trong vòng 1 giây, để cho biết nay thì nó đã góp phần quan trọng trong
bóng đã vượt qua vạch vôi của cầu môn kết quả của các trận đấu hàng đầu thế
hay chưa và có cản trở trận đấu hay giới.
không.

2.3 Vì sao phài áp dụng công nghệ

Mục đích của việc áp dụng những công nghệ hiện đại vào trong bóng đá là để giúp cho
trận đấu có tính công bằng hơn, tránh những tình huống đưa ra quyết định không đúng
của trọng tài bởi vì có những tình huống bóng khó xác định chính xác được bằng mắt
thường nên lúc đó cần những công nghệ hiện đại này để trọng tài xem xét lại và đưa ra
quyết định đúng đắn nhất, bóng đá lúc trước khi chưa có những thiết bị này khi cẩu thủ
dùng tiểu xảo chơi bóng hay những tình huống lỗi không quan sát được trọng tài thường
đưa ra những quyết định không chính xác làm ảnh hưởng đến cả trận đấu.Nên những
công nghệ hiện đại này được áp dụng với mục đích như vậy.

2.4 Cách vận hành công nghệ Var và Goal-line

Sẽ có 13 người được bổ
nhiệm làm trọng tài trợ lý
VAR, tức là người đảm
nhận đưa ra quyết định
chính sau khi xem xét video từ các camera. Kinh nghiệm và kỹ năng theo dõi, phán đoán
và xử lý video của họ đã được FIFA kiểm chứng toàn bộ, sao cho phải phù hợp nhất để
gánh vác trọng trách song song với người cầm còi dưới sân cỏ.

Có 2 phòng trình chiếu được đặt ở một


nơi riêng tại thủ đô Moscow (Nga), nơi
các trọng tài trên sẽ tập trung làm công
việc của mình. Một trận đấu sẽ có 4
người cùng hoạt động trong phòng, chia
theo vai trò trọng tài phán quyết, điều
hành xử lý video và trợ lý. Tổng số màn
hình trong phòng là 15, với số góc nhìn
camera lắp quanh sân là tận 33 góc.
Trọng tài chính trong tổ VAR sẽ là người liên lạc và chuyển quyết định tới mọi người
trên sân. Đối với mỗi tình huống sẽ có một người riêng biệt xử lý, chẳng hạn như việt vị,
lỗi va chạm,... đều được chia công việc cho từng người chứ không chung đụng nhau,
tránh nhầm lẫn và làm việc thiếu khoa học. Tất cả nhân viên của đội trợ lý camera đều là
đàn ông.
Mỗi khi có tình huống được ghi nhận là cần tới sự can thiệp của VAR, trọng tài chính
trên sân sẽ làm động tác vẽ màn hình chữ nhật để báo hiệu cho bộ phận liên lạc. Đây là
động tác chính thức được công nhận để nhờ VAR xử lý. Ngoài ra, còn một động tác nữa
là đặt tay lên gần tai nghe, nhưng có lẽ chỉ là thói quen chứ không phải là quy định chính
mà FIFA đưa ra.
Công nghệ Goal Line sẽ hoạt
động dựa vào 14 máy quay,
trong đó mỗi bên khung thành
sẽ có 7 máy quay hướng về
phía khung thành. Nhờ vào đó
mà có thể đánh giá được chính
xác bàn thắng thông qua việc
xác định bóng đã lăn qua vạch
vôi của cầu môn hay chưa.

Công nghệ Goal Line sẽ hoạt động dựa trên 2 yếu tố:

 Xác định xem trái bóng có gây ra sự cản trở đối với trận đấu hay không một
cách nhanh chóng và kiểm tra trái bóng lăn qua vạch vôi khung thành hay
chưa.
 Trong trường hợp
bóng đá vào cầu môn,
sẽ chỉ có trọng tài
điều khiển trận đấu
mới nhận được tín
hiệu qua tai nghe hoặc
đồng hồ thông minh.

Một số ưu điểm của công nghệ


Goal Line

 Goal Line sẽ gửi


thông báo tới tổ trọng
tài trong khoảng thời
gian nhanh nhất trong
vòng 1 giây qua tin
nhắn. Quá trình truyền tín hiệu của công nghệ này được sử dụng độc quyền
và mã hóa cẩn thận.
 Trong những giải đấu lớn hiện nay, công nghệ Goal Line đã được đưa vào
hoạt động một cách phổ biến. Công nghệ Goal Line kết hợp cùng với công
nghệ Var để hỗ trợ trọng tài trong việc điều khiển các trận đấu. Thiết bị goal
line đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế những tranh cãi từ người hâm mộ
và đội bóng.

2.5. công nghệ đã thay đổi bóng đá như thế nào

Bóng đá bây giờ, bên cạnh các vấn đề chuyên môn đơn thuần, còn là một cuộc đua về
công nghệ. Ngày nay, các đội bóng không chỉ còn MUỐN nắm bắt công nghệ để vượt lên
đối thủ, mà họ buộc PHẢI làm điều đó, nếu không muốn bị bỏ xa lại phía sau. Trong đó,
mảng big data - thu thập, phân tích dữ liệu và áp dụng các dữ liệu đó vào nhiều mặt của
bóng đá (tuyển mộ, tập luyện, phân tích đối thủ...) - là một mảng rất thú vị.

Một trong những “người tiên phong” là HLV Sam A-lác-đai-xơ (Sam Allardyce). Ông
từng rất muốn làm điều đó sớm hơn, song phải tới năm 2000, khi nắm CLB Bôn-tơn
(Bolton), sự phát triển của công nghệ mới cho phép ý tưởng của ông có cơ hội được triển
khai. Đó là thời điểm Prozone - công ty công nghệ chuyên cung cấp số liệu dựa trên việc
phân tích hình ảnh mà các camera được gắn sẵn trên các sân bóng gửi về - đã bắt đầu thu
được những thành quả bước đầu. Allardyce quyết định thuê Prozone thu thập dữ liệu cho
mình.

Dựa trên những số liệu, Allardyce và Bolton biết rằng một đội bóng giữ sạch lưới 16
trong số 38 trận sẽ chắc chắn trụ hạng thành công. Họ biết rằng đội nào ghi được bàn
thắng trước có 70% cơ hội chiến thắng. Họ biết rằng các bàn thắng từ các pha bóng cố
định chiếm một phần ba số bàn thắng một đội bóng ghi được. Và họ cũng biết rằng
những quả tạt xoáy vào trong thì tạo ra cơ hội ăn bàn cao hơn những quả tạt xoáy ra
ngoài.

Allardyce cũng áp dụng công nghệ trong việc tuyển chọn cầu thủ. Thí dụ, G.Spít (Gary
Speed). Khi về với Bolton, Speed đã 35 tuổi, nhưng thống kê cho thấy anh vẫn chạy
trung bình hơn 11 km mỗi trận, và có tỷ lệ chuyền bóng chính xác trên 80%. Speed chơi
cho Bolton thêm tận bốn năm nữa. Đội hình của Bolton thời đó cũng toàn những cầu thủ
kiểu ấy, hoặc là hết thời, hoặc không phải “sao số”. Nhưng, ai cũng có một điểm mạnh,
và điểm mạnh ấy được khai thác triệt để.
Theo thời gian, công thức của Allardyce trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, Allardyce và Bolton
thật sự khiến giới “làm bóng đá” ở Anh phải thay đổi suy nghĩ. Tới bây giờ, 20/20 đội
bóng Premier League đã áp dụng công nghệ Big data vào quản lý, và 300 đội bóng khác
trên toàn thế giới đang xem Prozone như là một đối tác chiến lược.

sự thay đổi tất yếu

Nhờ áp dụng big data, các HLV có thể phân tích được điểm mạnh/yếu của từng cầu thủ,
và đưa ra những điều chỉnh sát sườn. A cần phải tiến thêm vài mét trước khi nhận bóng,
B cần phải đưa được bóng vào khu vực C trước khi dứt điểm. Những dữ liệu cũng giúp
các HLV tránh sa vào việc đánh giá cầu thủ theo định kiến, đồng thời phân tích lối chơi
của đối thủ, để đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

Trong công tác chuyển nhượng, big data đóng vai trò then chốt. Những công ty như
Prozone có dữ liệu của trên 130.000 cầu thủ chuyên nghiệp ở 130 nước. Ngoài ra, chính
các đội bóng cũng thường tự xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá cầu thủ thích hợp
với những yêu cầu riêng của họ. Tất nhiên, người ta thường không chiêu mộ một cầu thủ
chỉ theo cách ấy. Có rất nhiều yếu tố cần xem xét, trong đó có cả tâm lý, gia đình, môi
trường sống... Nhưng quả thật, việc sử dụng big data đã giúp các đội bóng tiết kiệm đáng
kể thời gian và công sức. Bạn luôn có thể biết một cầu thủ này có thể đáp ứng được
những tiêu chí của mình hay không, trước khi cử người tới sân theo dõi trực tiếp.

Ở những đội bóng nhỏ, sử dụng công nghệ trong tuyển dụng càng mang tính sống còn.
Thí dụ Kante. Trước khi sang Anh và “nổi đình nổi đám” ở Leicester, tên anh chẳng được
mấy ai nhắc tới. Nhưng Leicester biết rằng, anh đã hai năm liên tiếp là cầu thủ có số lần
đoạt bóng nhiều nhất Ligue 1 (Giải vô địch quốc gia Pháp)!

Trước đây, khi nói về một ngôi sao, chúng ta thường dùng những tính từ như xuất sắc,
khéo léo, năng nổ, mạnh mẽ, quyết đoán... Bây giờ, nhiều người bắt đầu đánh giá anh ta
dựa trên những thông tin kiểu bao nhiêu pha qua người, tạo ra bao nhiêu cơ hội, thực hiện
được bao nhiêu cú tắc bóng và tỷ lệ chuyền bóng trên phần sân của đối phương ra sao...

Đó là sự thay đổi tất yếu, khi mà các tờ báo, các đài truyền hình ngày càng chú trọng,
thậm chí phụ thuộc vào những thống kê, khi bình luận về các trận đấu, về phong cách của
một HLV hay năng lực của một cầu thủ. Mạng xã hội cũng góp phần tạo nên sự thay đổi.
Ngay khi một cầu thủ vừa ghi bàn, Twitter hay Facebook sẽ cho bạn biết ngay đó là bàn
thắng thứ bao nhiêu của anh ta, và liệu có kỷ lục nào vừa được thiết lập hay không.

Ai là người đã cung cấp những thống kê cho các nhà đài? Chủ yếu là Opta. Công ty thống
kê thể thao này có quan hệ đối tác với rất nhiều hãng truyền thông lớn, như Sky Sports,
FourFourTwo, Guardian, BBC, Times... Opta có thể cung cấp dữ liệu trực tiếp và chi tiết
nhất về tất cả các trận đấu ở các giải lớn. Ngoài ra, họ cũng cung cấp những thông tin cơ
bản về các trận đấu ít được quan tâm hơn khác, thông qua một hệ thống cộng tác viên
điện thoại có mặt trực tiếp trên các sân.

EURO 2016 đang diễn ra, chứng kiến “phong trào” mổ xẻ vi-đê-ô và các số liệu kỹ thuật
rầm rộ nhất từ trước tới nay. Chiến thuật ưa thích của từng đội bóng, thói quen của từng
cầu thủ sẽ được xem xét kỹ tới từng chi tiết nhỏ nhất, với sự hỗ trợ của các công ty cung
cấp dữ liệu, và những kế sách đối phó sẽ được đưa ra dựa trên các phân tích đó. Riêng đội
tuyển Anh đã yêu cầu các CLB gửi cho họ dữ liệu của từng tuyển thủ, để từ đó HLV
R.Hót-xơn (Roy Hodgson) có thể đánh giá chính xác nhất về việc nên triệu tập cầu thủ
nào, cũng như vị trí, vai trò phù hợp nhất cho từng người.

Có rất nhiều đội bóng nhỏ với nguồn cầu thủ hạn chế đã và đang sử dụng triệt để công
nghệ nhằm thu hẹp khoảng cách với các “ông lớn”. Thí dụ, đội tuyển Na Uy áp dụng
công nghệ Power BI của Microsoft để thu thập dữ liệu, đưa ra các đánh giá và gửi chúng
tới các cầu thủ ngay khi họ còn chưa được triệu tập.

Yếu tố quyết định

Có thể khẳng định, công nghệ đang thay đổi hoàn toàn thế giới bóng đá.
Tuy nhiên, bất chấp các tác động rất lớn và ưu việt, công nghệ vẫn không bao giờ thay
thế được hết vai trò của con người. Bạn tìm được một cầu thủ tuyệt vời về mặt thống kê,
nhưng bạn có thể thất bại thảm hại với anh ta, bởi bạn không biết rằng anh ta không có
khả năng học ngoại ngữ, xuất thân từ một gia đình bất ổn, hay có tiền sử thích... cắn
người (như tiền đạo Luis Suarez – Chiếc giày vàng châu Âu mùa này).
Công nghệ nói chung và big data nói riêng cũng có thể tạo ra những cách đánh giá sai
lầm. Giữa một cầu thủ sút trúng đích 10/10 quả, nhưng không ghi được bàn nào, với một
cầu thủ sút trượt 9/10 quả, nhưng lại ghi được bàn, bạn thích cầu thủ nào hơn? Một cầu
thủ có thể chạy 14 km mỗi trận, nhưng chủ yếu là đi lững thững, với một cầu thủ chạy có
10 km, nhưng đa phần trong đó là những pha di chuyển ở tốc độ cao, bạn sẽ chọn ai?

Dữ liệu không thể thay bạn đưa ra các quyết định. Chúng chỉ có thể hỗ trợ bạn làm việc
đó. Vậy nên, cần phải lựa chọn dữ liệu một cách khôn ngoan, và sử dụng chúng theo cách
còn khôn ngoan hơn.

2.6 Ưu và nhược điểm

 ưu điểm
Người hâm mộ luôn mang muốn trọng
tài phải công bằng nhất trong tất cả các
tình huống phạm lỗi. Tuy nhiên, với
mức độ phức tạp và nhịp độ nhanh của
trận đấu thì việc bắt lỗi sẽ khó có thể
chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy mà
việc áp dụng công nghệ VAR vào các
trận đấu là rất cần thiết. Đến nay, VAR
đã và đang trở thành người bạn đồng
hành của các trọng tài trên từng góc sân.
Nhờ vào VAR mà không còn tình trạng
bất công và mập mờ trong bóng đá.

Công nghệ VAR luôn đáp ứng được sự mong đợi của cầu thủ cũng như người hâm mộ về
tính thực tế và minh bạch. VAR vận dụng trong bóng đá với mục đích đơn giản là phát
hiện được tình huống phạm lỗi quan trọng phát sinh trong quá trình thi đấu và dùng để
xác định bóng vào lưới hay chưa .
Chứ nó không thể thay thế được
các luật lệ truyền thống. VAR luôn
làm tốt vai trò của mình trong mọi
hoàn cảnh. Đó cũng chính là lý do
vì sao mà những trường hợp nhạy
cảm như thẻ đỏ, penalty cần đến sự
can thiệp của VAR.

 nhược điểm
Ở vai trò khán giả, nhiều người cho rằng khi áp dụng công nghệ Var trong các giải đấu
của môn thể thao Vua- bóng đá này sẽ làm giảm đi một phần đáng kể độ hấp dẫn của trận
đấu, đây đều là những cung bậc cảm xúc của người xem từ khi bắt đầu giải đấu đến
những dư âm cảm xúc đọng lại sau mùa giải.

Khi áp dụng công nghệ Var vào trận đấu cũng tốn kém thời gian để tạm dừng xem xét
các lỗi trọng trận đấu khiến người hâm mộ bị “mất hứng” khi xem bóng đá. Sử dụng
công nghệ Var cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến làm mất đi tính chất tự nhiên của
bóng đá và kịch tính vốn có.

2.7 Triển vọng của bóng đá khi áp dụng công nghệ

Bóng đá đã áp dụng công nghệ đã đưa bóng đá lên một tầm cao mới. Giúp cho bóng đá
ngày càng phát triển
theo hướng tích cực
hơn, hoàn thiện hơn.
Đồng thời giúp kiểm
tra đảm bảo súc khỏe
tốt nhất cho các cầu
thủ nói riêng và
những vận động viên
thể thao nói chung
giúp họ có thể trạng
tốt nhất để phá vỡ
những kỉ lục của
những huyền thoại đã
để lại.

Dần dần sẽ có những thiết bị hiện đại được áp dụng trong bóng đá và thay thế
một phần sức của con người, có những ứng dụng được phát triển và thậm chí có
cả những dự án mang tính viễn tưởng, nhưng chúng ta chưa biết điều gì có thể
xảy ra.
PHẦN 4 : KẾT LUẬN
Bóng đá từ lâu đã được công nhận là môn thể thao vua khi có số lượng người
theo dõi và tham gia tập luyện thi đấu vượt trội so với những bộ môn khác trên
toàn thế giới.

Trên thực tế với rất nhiều người, bóng đá còn hơn cả một môn thể thao. Nó là
đam mê, là nhiệt huyết, là cảm hứng tích cực của họ mỗi ngày. Và bạn biết
không, có rất nhiều lý do để môn bóng đá trở nên đặc biệt với hàng tỉ con người
thế thế giới như thế.

Bóng đá là môn thể thao đối kháng mang tính tập thể rất cao. Sự đoàn kết của từng cầu
thủ trong một đội luôn được coi trọng hơn sức mạnh cá nhân. Một đội bóng có sự gắn kết
mạnh mẽ sẽ như một khối kết dính rất khó bị đánh bại.Thi đấu cùng các đồng đội tốt, bạn
sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Những nhược điểm của bạn cũng sẽ được khỏa lấp đi. Còn các
ưu điểm mà bạn có được sẽ được phát huy nhờ những người cùng thi đấu.Bóng đá cũng
giúp bạn rèn luyện ý chí chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng. Đồng đội sẽ luôn động
viên và giúp bạn không bao giờ bỏ cuộc. Mỗi trận thi đấu được xem như một cuộc chiến
danh dự của cả một tập thể.Với các cầu thủ thi đấu cho đội tuyển quốc gia, đó còn là trận
trận chiến vì đất nước. Họ sẽ đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt và máu cho chiến thắng cuối
cùng bất kể đối thủ có mạnh mẽ và vượt trội hơn mình đến đâu.Chơi bóng đá cũng giúp
bạn rèn luyện ý chí vượt qua những khó khăn hằng ngày trong học tập, công việc và cuộc
sống. Điều đó làm nên nét đẹp đặc biệt của bóng đá và khiến hàng triệu triệu trái tim say
mê.

Yếu tố bất ngờ và kịch tính là điều không bao giờ thiếu trong các trận đấu bóng đá.
Không ai có thể chắc chắn 100% về kết quả khi trọng tài chưa nổi còi kết thúc trận
đấu.Đội bóng mà bạn yêu thích dù đang bị dẫn trước vẫn có thể gỡ hòa và chiến thắng chỉ
trong vài phút. Đội bóng mạnh nhất giải có thể bất ngờ bị loại.Những đội bóng vô danh
bỗng nhiên trở thành nhà vô địch. Những ngôi sao hàng đầu không may chấn thương và
phải rời sân trong nước mắt. Những cầu thủ thay thế ít được chú ý lại vào sân và tỏa sáng
giúp đội nhà thắng trận…

Bóng đá là như vậy, luôn đầy bất ngờ và kịch tính. Bên cạnh những nụ cười chiến thắng
là những giọt nước mắt đau đớn của kẻ chiến bại.

Nó đẩy cảm xúc của người xem lẫn cầu thủ lên những cung bậc cao nhất. Sự mới mẻ, hấp
dẫn và yếu tố bất ngờ trong từng khoảnh khắc là lý do hàng đầu khiến bóng đá được
mệnh danh là môn thể thao vua.
Theo dõi hay thi đấu bóng đá, bạn sẽ học được giá trị của nỗ lực và sự quyết tâm. Cuộc
sống chúng ta luôn tồn tại những thách thức và trắc trở.

Và bóng đá dạy ta rằng điều quan trọng nhất là phải cố gắng hết mình để vượt qua. Nếu
không nỗ lực đến phút cuối, bạn sẽ không biết được liệu mình có thành công hay không.

You might also like