You are on page 1of 5

III/ TƯ TƯỞNG CNXH Ở VN HIỆN NAY:

(A): Văn kiện đại hội 13 của Đảng hiện nay là giai đoạn Đảng ta nhận thức rõ hơn vấn đề
không chỉ phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội là trung tâm;
(N): không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người làm
nền tảng tinh thần, trong đó “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe,
năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.

Hình: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Báo Chính phủ)
1.Tầm nhìn và định hướng phát triển:
a. Mục tiêu tổng quát:
 Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của
Đảng; (A)
 Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn
diện; (A)
 Củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế
độ xã hội chủ nghĩa; (A)
 Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý
chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; (A)
 Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; (N)
 Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình,
ổn định; (N)
 Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. (N)
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước:
Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp. (A)
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. (N)
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (A)
c) Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030:
(1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển
bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường. (N)
(2) Định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, để thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. (A)
(3) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. (N)
(4) Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc (A). Phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát
triển quan trọng nhất của đất nước.
(5) Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh
con người (N). Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
(6) Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai, dịch bệnh, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; kiên quyết loại bỏ
những dự án gây ô nhiễm môi trường (A), bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng
sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi
trường.
(7) Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (N). Chủ động
ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa.
(8) Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi
trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. (A)
(9) Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự
quản của nhân dân(N); phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin
của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (A).
(10) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững
mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất
nước. (N) Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với
siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn
xã hội.
(11) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện;(A) tăng cường bản chất giai cấp công
nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, (A) cầm quyền của
Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả.
(12) Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn. (N) Trong nhận thức và giải quyết
các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hình: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
đọc Diễn văn bế mạc Đại hội. (Ảnh: TTXVN)

2. Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII:


(1)Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi
ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. (A)
(2) Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vắc-xin cho cộng đồng;
phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp. (N)
(3) (A) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối
ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến
thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định để phát triển đất nước.
(4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn
hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc
tế; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến
mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam. (N)
(5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ
xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức
chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc. (A)
(6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi
trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc
nghiệt. (N)
3.Ứng dụng thực tiễn về sự phát triển tư tưởng CNXH hiện nay ở VN:
Những nội dung về phát triển theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
 Phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển,
“dân làm chủ”, “mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân” (A)
 Phát triển kinh tế để bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng
thụ các giá trị phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo: “Dân giàu nước mạnh”, từng
bước xóa bỏ bất công, xóa bỏ bóc lột… (N)
 Trên cơ sở phát triển sản xuất, dần dần “biến nước ta từ một nước
nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại”, nông nghiệp hiện đại,
khoa học tiên tiến; gắn phát triển kinh tế với chính sách xã hội, với công bằng xã hội,
“các dân tộc miền núi tiến kịp các dân tộc miền xuôi” (A)... cũng chính là những nội
dung lớn và vẫn là mục tiêu cần đạt mà Việt Nam đang hướng tới trong chiến lược
phát triển bền vững hiện nay (N)

Hình: Các đại biểu dự phiên khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)

4.Nghiên cứu và GD trong tư tưởng XHCNVN hiện nay:


a. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển: (A)
Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, bước
đầu có hiệu quả.
Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng về quy mô: Giáo dục và đào
tạo ở những vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng hơn.
Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được ban hành và đang tích cực
triển khai; phương pháp giảng dạy và học tập có bước đổi mới. Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ
cập cho trẻ em 5 tuổi và giáo dục phổ thông có chuyển biến tốt, được thế giới công nhận.
Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực chất, hiệu quả hơn. Quản lý, quản trị đại
học có bước đổi mới, chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên.
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục được chú trọng cả về số lượng và chất lượng.
Chi phí đầu tư cho giáo dục và xã hội hoá giáo dục được tăng cường. Cơ chế, chính sách
tài chính cho giáo dục và đào tạo từng bước đổi mới. Cơ chế tự chủ, cơ chế cung ứng dịch vụ
công trong giáo dục và đào tạo được thể chế hoá và đạt kết quả bước đầu.
Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng.
b. Vai trò khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội: Tiềm lực
khoa học và công nghệ của đất nước được tăng cường: (N)
 Khoa học tự nhiên:
 Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực: trong nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã
hội.
 Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị góp phần tích cực cung
cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách:
 Bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng;
 xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người Việt Nam và bảo
vệ Tổ quốc.
 Hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích
cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo.
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có bước đổi mới. Một số cơ chế, chính sách
về phát triển, quản lý khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn đầu
tư, tài chính bước đầu phát huy tác dụng.

You might also like