You are on page 1of 9

THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ BÀI VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ

CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH
BÌA TRÁI
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Chuẩn bị bài và làm bài tập về nhà vừa là nhiệm vụ vừa mang lại tác dụng rất lớn với
người học.
- Tuy nhiên gần đây vấn đề này đang dần trở nên “nóng”, nhiều bài báo phản ánh tình
trạng HS kiệt sức vì làm bài tập; phụ huynh xót con lên tiếng vì lượng bài tập con phải giải
quyết quá nhiều dẫn đến phải thức khuya, dậy sớm, không đảm bảo sức khoẻ…; Về phía
thầy cô thì do yêu cầu của chương trình mới không thể không giao bài cho HS chuẩn bị…
Như vậy có khá nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này. Còn từ phía người học, thật
sự có đang bị quá tải? Hay vì những lí do nào khác mà các bạn không đáp ứng được? Giải
pháp nào để công việc này được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nâng cao hiệu quả học tập?
1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm bài tập về
nhà của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Long Khánh
-Khách thể nghiên cứu: 322 bạn học sinh cấp THCS của các trường TH-THCS-THPT
Liên kết Quốc tế, THCS Hồ Thị Hương, THCS Lê Quý Đôn, THCS Nguyễn Trãi trên địa
bàn thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm bài tập của học sinh trên
địa bàn thành phố Long Khánh.
-Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm bài
tập của học sinh THCS
-Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm
bài tập của học sinh THCS
3. Giả thiết trước khi nghiên cứu
- Phần lớn các bạn có ý thức rõ về tác dụng của việc chuẩn bị bài và làm bài tập về
nhà
- Số lượng các bạn chủ động nghiên cứu, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của GV
giao chiếm đa số nhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ các bạn làm với tư tưởng đối phó.
- Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài của HS: trạng thái tâm lí,
sức khoẻ; bận đi học thêm; nghiện game, nghiện mạng xã hội

1
- BÌA GIỮA
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phần 1: Tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài và làm bài tập của các bạn học sinh

2
3
4
B. Kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn
Sau khi thu được kết quả điều tra bằng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn còn
một số vấn đề cần làm rõ hơn từ các bạn học sinh và thầy cô bộ môn của một số trường nên
đã thực hiện phương pháp phỏng vấn.
Với số lượng: 07 bạn HS, 5 thầy cô giáo
Kết quả thu được như sau:
1. Với học sinh
Câu hỏi phỏng vấn Nội dung trả lời Số lượng
Để có đủ kiến thức và để đạt thành tích cao
3/7
ở cuối năm
1.Đâu là lí do khiến bạn Để không bị giáo viên trách phạt và cho
chuẩn bị bài và làm bài tập 3/7
điểm thấp.
về nhà.
Bạn nghĩ công việc đó là nhiệm vụ nên
1/7
thực hiện.
Rồi, nhưng thường là không thực hiện nghiêm 4/7
2.Bạn có lập thời gian biểu
túc vì bị chi phối bởi nhiều lí do
cho việc chuẩn bị bài và làm
Chưa, khi nào rảnh thì làm, không thì thôi. 1/7
bài tập về nhà không?
Chưa, nhưng thường sẽ làm vào buổi tối 2/7
Lo lắng vì sợ cô sẽ kiểm tra và cho điểm thấp, 4/7
3.Bạn thường sẽ có tâm lí
bắt chép phạt hoặc gọi điện thoại cho bố mẹ.
như thế nào khi đến lớp khi
Ân hận, tự trách mình không dành thời gian để 1/7
hôm đó bạn không chuẩn bị
làm bài hôm qua
bài, không làm bài tập thầy
Không có lo lắng lắm vì thầy, cô chỉ phạt lúc 2/7
cô giao?
đó thôi.
4. Giả sử trường bạn có Rất tán đồng. 5/7
thêm giờ tự học để các bạn Không cần thiết, thích hết giờ học là tan 2/7
có thêm thời gian làm bài tập trường. Về nhà khi nào rảnh thì làm.
tại trường thì bạn thấy thế
nào?
2.Với thầy cô
Câu hỏi phỏng vấn Nội dung trả lời Số
lượng
Có. Ảnh hưởng rất nhiều về tâm lí người dạy 2/5
1.Việc HS chúng em không
và về cả tiến trình dạy bài mới.
chuẩn bị bài hoặc làm bài
HS không chuẩn bị bài GV sẽ không dạy 3/5
tập về nhà có ảnh hưởng
theo phương pháp mà chương trình mới yêu
nhiều đến tiết dạy bài mới
cầu được, yêu cầu bài dạy vì thế cũng khó
của thầy cô không?
đảm bảo.
2.Theo thầy cô thì lượng Không nhiều nếu các em có thời gian biểu và 2/5
phiếu học tập thầy cô giao chuyên tâm thực hiện.
HS chuẩn bị và bài tập HS Khá nhiều vì phương pháp dạy học mới đòi 2/5

5
hỏi HS phải kết hợp học ở nhà và ở trường.
Nhiều. Vì thực tế HS hiện nay còn nhiều mối 1/5
phải làm sau tiết hiện nay là
nhiều hay ít? bận tâm, nhiều hoạt động khác.
3.Qua thực tế giảng dạy, Bài tập giao cho nhóm đi tìm hiểu thực tế HS 3/5
thầy cô thấy dạng bài tập hứng thú; bài tập nâng cao đòi hỏi tư duy, HS
nào HS thường hứng thú và thường bỏ qua, chỉ 1 số rất ít làm.
thực hiện đầy đủ hơn? Dạng Tuỳ năng lực từng em, các HS giỏi, thông 2/5
bài nào HS thường sẽ bỏ minh, siêng làm các bài tập nâng cao. Còn
qua, không làm? phần lớn HS chỉ làm cho có làm

6
BÌA PHẢI
IV. KẾT LUẬN,
1.1 Về nhận thức của các bạn học sinh trong việc chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà:
Phần lớn các bạn nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề này.
Số lượng phiếu học tập và bài tập được giao với đa số các bạn đánh giá là nhiều nhưng
vẫn có thể giải quyết được. Nghĩa là việc làm bài tập ở nhà của các bạn không quá áp lực
như một số phụ huynh lo ngại.
Tuy nhiên, số bạn có ý thức chưa tốt, không quan tâm đến việc chuẩn bị bài, làm bài
tập về nhà vẫn tồn tại.
1.2 Về các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng chuẩn bị bài và làm bài tập của HS
- Chủ quan: Bạn nghiêm túc làm vì ý thức tầm quan trọng của công việc; số khác sợ
thầy cô phạt/ gọi điện thoại báo phụ huynh nên cố gắng thực hiện… Nhưng cũng có những
bạn không làm do tâm lí chán nản, không biết học để làm gì; bận đến các lớp học thêm;
nghiện game; nghiện mạng xã hội…. Ngoài ra yếu tố sức khoẻ, tinh thần sau giờ học chính
khoá cũng là một nguyên nhân quan trọng không kém.
Khách quan: Dạng bài và mức độ yêu cầu của phiếu học tập, bài tập về nhà mà giáo
viên giao cho HS thực hiện cũng là một nguyên nhân. Các bài tập làm theo nhóm, tìm hiểu
thực tế, vận dụng và sáng tạo dựa trên kiến thức đã học thường sẽ được các bạn hứng thú và
thực hiện nhiều hơn.
Bên cạnh đó sự quan tâm, động viên chứ không giám sát, ép buộc của ba mẹ, thầy cô
cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến công việc này.
2. Kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao số lượng và chất lượng chuẩn bị
bài và làm bài tập ở nhà của HS THCS
2.1. Đối với bản thân các bạn HS
- Cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng đắn để có thêm động lực học tập.
- Lập thời gian biểu rõ ràng và quyết tâm thực hiện
- Rèn nghị lực để tránh sa đà vào các trò chơi điện tử, mạng xã hội, hạn chế thời gian
chat với bạn bè trong group để có thời gian học.
- Tranh thủ các thời gian rảnh trên lớp, trên trường để thảo luận cùng các bạn cách
thực hiện các phiếu học tập hoặc dạng bài tập thầy cô giao; thực hiện luôn trên trường (nếu
có thể) hoặc ngay sau buổi học chính khoá để nhớ bài.
2.2. Đối với thầy cô, nhà trường:
- Sau mỗi tiết dạy có bài tập, thầy cô sẽ khơi gợi để kích thích sự tò mò, nhu cầu tìm
hiểu của HS.
- Thầy cô ra các dạng bài tập liên hệ thực tế nhiều hơn.
- Có sự phân cấp các dạng bài tập với từng đối tượng HS. Không áp lực, yêu cầu các
bạn có lkuwjc học chưa tốt thực hiện các bài nâng cao.
- Các tiết học trên lớp được học với tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, có
nhiều hoạt động “chơi mà học”.
- Nhà trường khi sắp xếp thời khoá biểu cân đối buổi học có cả môn học xã hội – môn
học bài và môn tự nhiên – môn có bài tập.
- Nhà trường có các tiết tự học với sự quản lí của thầy cô để chúng em tập trung giải
quyết phần chuẩn bị bài hoặc làm bài tập trên lớp.

7
8
Tài liệu tham khảo:
1. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Tác giả Đỗ Văn Thông.
2. https://thanhnien.vn/de-bai-tap-ve-nha-khong-la-noi-am-anh-cua-hoc-sinh-
1851538955.htm#
3. https://laodong.vn/ban-doc/tranh-cai-xung-quanh-van-de-giao-bai-tap-ve-nha-
842347.ldo
4. https://giaoduc.net.vn/nhieu-hoc-sinh-bi-qua-tai-khi-chuan-bi-san-pham-hoc-tap-
post238714.gd
5. https://giasuviet.com.vn/hoc-sinh-luoi-lam-bai-ve-nha.html

You might also like