You are on page 1of 12

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I. Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
 Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất (xương và răng
của động vật, vỏ của trai ốc,...)
 Các đá trầm tích thường chứa nhiều hoá thạch. Nhiều sinh vật ở cạn bị nước cuốn xuống đầm
lầy và biển cả và cũng để lại dấu vết là các sinh vật hoá đá trong các lớp trầm tích.
 Hoá thạch ghi lại sử biên niên của sự tiến hoá về lịch sử phát triển của sinh giới. Các nhà khoa
học có thể xác định được tuổi của các hoá thạch, qua đó cho chúng ta biết được loài nào đã
xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa
Lớp vỏ của Trái Đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt
được gọi là các phiến kiến tạo. Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển gọi là hiện tượng trôi dạt lục
địa. Những biến đổi về kiến tạo của vỏ Trái Đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến làm
thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của Trái Đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng
hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
2. Sinh vật trong các đại địa chất
Trái Đất liên tục biến đổi trong quá trình hình thành và tồn tại của nó làm cho bộ mặt của sinh giới
cũng liên tục biến đổi theo. Các nhà địa chất học chia lịch sử của Trái Đất thành các giai đoạn chính
được gọi là các đại địa chất. Các đại địa chất lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại
hoặc các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt
chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của những sinh vật sống sót. Các
đại thường có những đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh giới.
Đại Kỷ Thời Kỳ Tuổi
Tiền Thái Cổ Khoảng 3800 Ma - 3600 Ma
Cổ Thái Cổ Khoảng 3600 - 3200 Ma
Thái Cổ
Trung Thái Cổ Khoảng 3200 Ma-2800 Ma
Tân Thái Cổ Khoảng 2800 Ma-2500 Ma
Cổ Nguyên sinh Khoảng 2500 Ma-1600 Ma
Nguyên
Trung Nguyên sinh Khoảng 1600 Ma-1000Ma
Sinh
Tân Nguyên sinh Khoảng 1000 Ma- 542Ma
Cổ Sinh Cambri sớm Khoảng 542 Ma- 521Ma
Cambri Cambri giữa Khoảng 521Ma- 499 Ma
Cambri muộn Khoảng 501Ma- 488Ma
Ordovic Ordovic sớm Khoảng 488Ma- 471Ma
Ordovic giữa Khoảng 471Ma- 461Ma
Ordovic muộn Khoảng 461Ma- 444Ma
Llandovery Khoảng 444Ma- 433Ma
Wenlock Khoảng 433Ma-427Ma
Silur
Ludlow Khoảng 427MA-423Ma
Pridoli Khoảng 423Ma- 419Ma
Devon sớm Khoảng 419Ma- 393Ma
Devon Devon giữa Khoảng 392 Ma- 383Ma
Devon muộn Khoảng 383Ma- 359Ma
Mississippi Khoảng 359Ma-323Ma
Carbon
Pennsylvania Khoảng 323Ma-299Ma
Cisural Khoảng 299Ma-272Ma
Permi Guadalupe Khoảng 272Ma-260Ma
Lạc bình Khoảng 260Ma-251Ma
Trias sớm Khoảng 251Ma-247Ma
Tam điệp
Trias giữa Khoảng 247Ma-237Ma
( Trias)
Trias muộn Khoảng 237Ma-200Ma
Jura sớm Khoảng 200Ma-174Ma
Trung Sinh
Jura Jura giữa Khoảng 174Ma-163Ma
Jura muộn Khoảng 163Ma-146Ma
Phấn trắng sớm Khoảng 146Ma-100Ma
Phấn trắng
Phấn trắng muộn Khoảng 100Ma-65Ma
Paleogene Khoảng 65 Ma-23Ma
Đệ tam
Neogene Khoảng 23Ma- 1,6Ma
Tân Sinh
Pleistocene Khoảng 1,6Ma-0,01Ma
Đệ tứ
Holocene Khoảng 0,01Ma-nay

II.1. Đại Thái cổ


 Hình thành cách đây 3500 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Phần lớn các loại đá thời Thái Cổ nếu tồn tại đều là các loại đá lửa biến chất, phần lớn
trong đó là đá xâm nhập. Mặc dù các lục địa đầu tiên đã hình thành trong liên đại này,
nhưng đá của thời kỳ này chỉ chiếm 7% tổng số các vùng im lìm hiện nay của thế giới;
thậm chí kể cả khi cho rằng xói mòn và phá hủy các kiến tạo của quá khứ thì các chứng
cứ cho thấy cũng chỉ khoảng 5-40% của lớp vỏ hiện nay của các châu lục đã hình thành
trong liên đại Thái Cổ.
o Khí quyển thời Thái Cổ dường như không có oxy tự do.
o Trái đất vẫn đang trong giai đoạn kiến tạo mạnh mẽ, có sự phân bố lại lục địa và đại
dương, hoạt động của núi lửa vẫn diễn ra mạnh.
 Sinh vật điển hình: hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất

hóa thạch nhân sơ


hoá thạch vi khuẩn lam cyanobacteria

II.2. Đại Nguyên sinh


 Hình thành cách đây 2500 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Vỏ Trái Đất chưa ổn định, nhiều kỳ tạo núi và hình thành siêu lục địa khởi đầu
o Đặc trưng bằng nhiều địa tầng được sắp đặt trên các biển thêm lục địa nông trải
rộng; ngoài ra, phần nhiều trong số các loại đá này ít bị biến chất hơn so với các loại
đá thời kỳ Thái Cổ
o Nồng độ oxy trong khí quyển tăng
 Sinh vật điển hình:
o Phát sinh động vật không xương sống thân mềm ở biển
o Tảo phát triển
o Hóa thạch động vật cổ nhất
o Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất
o Trùng phóng xạ
Đá thạch nguyên sinh hạ từ Bolivia, Nam Mỹ

II.3. Đại Cổ sinh


II.3.1. Kỉ Cambri
 Hình thành cách đây 542 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Phân bố lục địa và đại dương khác xa hiện nay.
o Khí quyển nhiều CO2
o Đại dương chiếm ưu thế
o Khí hậu nóng ẩm
o Hai cực không đóng băng
 Sinh vật điển hình:
o Phát sinh nhiều ngành động vật; phân hóa tảo
o Các loài chân khớp phát triển hết sức đa dạng, theo ước tính có thể lên đến 20 nhóm,
không như ngày nay chỉ còn 4 nhóm là Côn trùng, Giáp xác, Nhện và nhóm Nhiều chân
(Đa túc). Phổ biến nhất là Tôm ba lá (còn gọi là Trùng tam điệp hay Bọ ba thùy), vì thế
các nhà khoa học còn gọi kỷ Cambri là "thời đại Bọ ba thùy" và hóa thạch bộ ba thùy là
hóa thạch chỉ thị cho kỷ Cambri.

Hóa thạch bọ ba thùy (Trilobita) Redlichia chinensis kỷ Cambri


tại Trung Quốc.
II.3.2. Ocdovic
 Hình thành cách đây 488 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Di chuyển lục địa .
o Khí hậu khô
o Băng hà.
o Mực nước biển giảm.
 Sinh vật điển hình:
o Phát sinh nấm,thực vật và động vật lên cạn.
o Tảo biển ngự trị.
o Động vật có xương sống đầu tiên xuất hiện
o Vào cuối kỉ, khoảng 12% các họ động vật biển và khoảng 60% số loài động thực vật bị
tuyệt chủng

II.3.3. Silua
 Hình thành cách đây 444 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Hình thành lục địa.
o Mức nước biển dâng cao.
o Khí hậu nóng và ẩm
 Sinh vật điển hình:
o Kỷ Silur bị thống trị bởi các loài động vật không xương sống ở biển, nhưng các loài có
dây sống giống cá đầu tiên đã xuất hiện.
o Các dạng thực vật trên cạn đơn giản và nguyên thủy bắt đầu phát triển và đa dạng hóa
trong kỷ Silur. Thực vật có mạch sớm phát triển trong kỷ Silur, tạo tiền đề cho các hệ
sinh thái trên cạn
II.3.4. Đevon
 Thời kì này bắt đầu khoảng 416 triệu năm trước và kết thúc khoảng 359 triệu năm trước. Đây
là thời kỳ thứ tư của thời đại Cổ sinh.
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt.
o Hình thành sa mạc
o Kiến tạo mảng
 Sinh vật điển hình:
o Trong thời kì này có sự phát triển rộng rãi của nhiều nhóm động vật khác nhau, đặc biệt
là những loài sống trong môi trường biển. Môi trường sống trên cạn cũng có những thay
đổi quan trọng khi các loài thực vật lớn và động vật trên cạn đầu tiên xuất hiện.
o Các loài thực vật có mạch nhỏ như dương xỉ đã bắt đầu phát triển. Những cây dương xỉ
nhỏ này đang có được sự phát triển lớn hơn về các khía cạnh khác nhau, tiêu biểu nhất
là kích thước của chúng. Các dạng thực vật khác cũng xuất hiện trên bề mặt lục địa,
chẳng hạn như lycopodiophytes.
o Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng
 Mặc dù là thời kỳ mà sự sống đang đa dạng hóa ở mức độ lớn, kỷ Devon cũng có một danh
tiếng khá đáng ngờ là khoảng thời gian mà một số lượng lớn các loài động vật bị tuyệt chủng
với sự biến mất của 60% tổng số loài còn lại sau lần tuyệt chủng thứ nhất.
Hóa thạch của bọ ba thùy Ductina
vietnamica thuộc kỷ Devon ở Trung Quốc
II.3.5. Than đá
 Thời gian địa chất bắt đầu cách đây khoảng 359 triệu năm và kết thúc cách đây 299 triệu năm,
tạo ra thời kỳ Kỷ Permi.
 Đặc điểm chính của thời kỳ này là có nhiều diện tích rừng liên tiếp bị vùi lấp do nhiệt độ toàn
cầu giảm. Những khối cây cối lớn này để phân hủy các chất hữu cơ tạo thành các lớp than lớn.
Do đó, thời kỳ này được gọi là Carboniferous.
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Kiến tạo núi mạnh mẽ
o Đầu kỉ ẩm và nóng , về sau trở nên lạnh và khô
 Sinh vật điển hình:
o Trong suốt thời kỳ này, một số lượng lớn các loài cá nguyên thủy cũng đã tuyệt chủng
và các loài cá sụn và xương đã mở rộng. Lưỡng cư chiếm ưu thế
o Khuyết thực vật phát triển mạnh.
o Thực vật hạt trần xuất hiện.
o Phát sinh bò sát
II.3.6. Pecmi
 Hình thành cách đây 300 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Các lục địa liên kết với nhau.
o Băng hà.
o Khí hậu khô, lạnh
o Mực nước biển trong kỷ Permi nói chung tương đối thấp
o Các sa mạc dường như đã trải rộng khắp Pangea
 Sinh vật điển hình:
o Phân hóa bò sát; côn trùng, xuất hiện bò sát răng thú và hầu hết các bộ côn trùng hiện
đại
o Tuyệt diệt nhiều động vật biển; 90% số loài động vật không xương sống ở biển và
khoảng 70% số loài động vật có xương sống trên cạn đã bị tuyệt diệt. Đây được cho là
nghiêm trọng nhất

Edaphosaurus pogonias và Platyhystrix - Kỷ Permi sớm, tại


Bắc Mỹ và châu Âu

II.4. Đại trung sinh: đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát vì vào thời kì này có rất nhiều
loài bò sát phát triển, trong đó có các bò sát khổng lồ như khủng long.
II.4.1. Kỷ tam điệp
 Hình thành cách đây 250 triệu năm
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Lục địa chiếm ưu thế, các sa mạc mở rộng
o Khí hậu khô nhưng ấm hơn ở kỷ Pecmi
 Sinh vật điển hình:
o Cây Hạt trần ngự trị.
o Phân hóa bò sát cổ.
o Cá xương phát triển.
o Phát sinh thú và chim
o Vào cuối kỷ, khoảng 20% số loài sinh vật trên Trái Đất bị tiêu diệt

sa thạch từ kỷ Tam Điệp

II.4.2. Kỷ Jura: được biết đến như là kỷ nguyên Khủng long.


 Được hình thành cách đây 200 triệu năm trước
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Hình thành 2 lục địa Bắc và Nam.
o Biển tiến vào lục địa.
o Khí hậu ấm áp
 Sinh vật điển hình:
o Bò sát ngự trị.
o Phân hóa chim
o Dương xỉ có hạt bắt đầu diệt vong
o Thống trị hệ sinh thái trên cạn là thực vật hạt trần bao gồm các nhóm tuế, thông, bạch
quả, và dây gắm. Tuế rất phổ biến và đạt đến mức đa dạng cao nhất, khiến cho kỷ Jura
còn được gọi là thời đại tuế.

Rất nhiều loại khủng long sinh sống trong những cách
rừng hạt trần ở kỷ Jura
Hạt trần là loài thực vật chiếm ưu thế trên đất liền vào kỉ
Jura
II.4.3. Kỷ phấn trắng
 Tuổi: 145 triệu năm trước
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Các lục địa Bắc liên kết với nhau, kiến tạo núi
o Biển thu hẹp. Khí hậu rất ấm đến mức không có băng ở 2 cực
o Mực nước biển liên tục dâng cao do sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu
 Sinh vật điển hình:
o Thực vật có hoa đã phát triển mạnh trong kỷ này, mặc dù chúng vẫn chưa trở thành
thống trị cho đến tận gần cuối kỷ. Sự tiến hóa của chúng được trợ giúp thêm bởi sự xuất
hiện của ong
o Một vài loài thực vật hạt trần từ thời kỳ đầu đại Trung sinh, chẳng hạn như thông vẫn
tiếp tục thịnh vượng, mặc dù một vài nhánh khác như bộ Bennettitales (dạng tuế cổ) đã
biến mất trước khi kỷ này kết thúc.
o Tiến hóa động vật có vú
o Quần động vật khi đó chủ yếu là các loài bò sát dạng thằn lằn thống trị ,đặc biệt
là khủng long. Côn trùng bắt đầu đa dạng hóa và các loài kiến, mối cùng một vài
loài cánh vẩy cổ nhất đã biết đã xuất hiện.
o Cuối kỷ tuyệt diệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ

Hình ảnh cá hóa thạch thuộc kỷ Creta


II.5. Đại Tân sinh
II.5.1. Đệ tam
 Tuổi 65 triệu năm trước
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Các lục địa gần giống hiện nay.
o Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh
o Các trôi dạt lục địa là nhỏ bé. Hoạt động phun trào núi lửa diễn ra mạnh mẽ.
 Sinh vật điển hình:
o Vào đầu kỷ này các loài động vật có vú đã thay thế các loài bò sát trong vai trò của
các động vật có xương sống thống lĩnh các môi trường sinh sống.
o Phát sinh các nhóm linh trưởng.
o Cây có hoa chiếm ưu thế
o Phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng
o Cây hạt kín tăng ưu thế, hầu hết các bộ thú ra đời
o Giới thực vật đã có bộ mặt như ngày nay
o Động vật không xương sống trong đại dương và các động vật có xương sống không
phải thú chỉ có các tiến hóa nhỏ.

II.5.2. Đệ tứ
 Tuổi 1,8 triệu năm trước
 Đặc điểm địa chất, khí hậu:
o Kỷ Đệ tứ gần như trùng khít với khoảng thời gian của các băng hà gần đây, bao gồm
lần rút lui sông băng cuối cùng.
o Khí hậu lạnh, khô
o Đại lục gần giống với ngày nay
 Sinh vật điển hình:
o Xuất hiện loài người
o Thời kì đã có ghi chép lịch sử
o Chăn nuôi bò, dê,..Trồng trọt ra đời
o Thực vật có hoa tiếp tục chiếm ưu thế
o Trong kỷ này cũng diễn ra sự tuyệt chủng chính của các động vật có vú lớn tại các khu
vực phương Bắc vào cuối thế Pleistocen.
o Nhiều dạng như các loài mèo răng kiếm hay hổ răng kiếm, voi ma mút (chi
Mammuthus họ Elephantidae), voi răng mấu (chi Mammut họ Mammutidae), thú răng
trổ (chi Glyptodon họGlyptodontidae) v.v đã bị tuyệt chủng trên toàn thế giới. Các loài
khác, như ngựa, lạc đà và báo gepard cũng đã tuyệt chủng tại Bắc Mỹ.

You might also like