You are on page 1of 18

ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG

Tóm tắt lý thuyết và bài tập

Vu T. Hien
Mục lục

1 Vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1 Vành và đồng cấu vành 5
1.2 Ideal và vành thương 6
1.3 Ideal nguyên tố và ideal cực đại 7
1.4 Vành đa thức 7
1.5 Miền chính (Principal Ideal Domains) 9

2 Module . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.1 Định nghĩa của module 11
2.2 Module thương và đồng cấu module 13
2.3 Hệ sinh, độc lập tuyến tính và module tự do 15
1. Vành

1.1 Vành và đồng cấu vành


Định nghĩa 1.1.1 — Đồng cấu vành. Giả sử 𝐴 và 𝐵 là các vành. Một ánh xạ 𝑓 : 𝐴 → 𝐵 là
một đồng cấu vành nếu nó thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau.
(a) 𝑓 (𝑥 + 𝑦) = 𝑓 (𝑥) + 𝑓 (𝑦) với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝐴, và
(b) 𝑓 (𝑥𝑦) = 𝑓 (𝑥) 𝑓 (𝑦) với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝐴, và
(c) 𝑓 (1) = 1.
Khác với giáo trình, ta luôn yêu cầu 𝑓 (1) = 1 vì điều này đặc biệt quan trọng trong
nhiều lý thuyết khác của Toán học.

Các khái niệm ảnh và hạt nhân của đồng cấu vành được định nghĩa tương tự như trong
lý thuyết nhóm.

Bài 1.1 Xét ánh xạ 𝜑 : Z × Z → Z cho bởi (𝑥, 𝑦) ↦→ 𝑥. Chứng minh 𝜑 là một đồng cấu.
Tìm ảnh và hạt nhân của đồng cấu này. ■

Bài 1.2 Kiểm tra xem ánh xạ  


𝑎 𝑏
↦ 𝑎.

𝑐 𝑑
có phải là đồng cấu vành từ Mat2 (Z) vào Z hay không. ■

Bài 1.3 Giả sử 𝜑 : 𝐴 → 𝐵 là một đồng cấu vành. Chứng minh


i) 𝜑(𝑛𝑎) = 𝑛𝜑(𝑎) với mọi 𝑎 ∈ 𝐴 và 𝑛 ∈ Z.
ii) 𝜑(𝑎 𝑛 ) = 𝜑(𝑎) 𝑛 với mọi 𝑎 ∈ 𝐴 và 𝑛 ∈ Z.

Bài 1.4 Giả sử 𝐹, 𝐾 là các trường và 𝜑 : 𝐹 → 𝐾 là một đồng cấu vành. Chứng minh 𝜑 là
một đơn cấu. (Gợi ý: Giả sử có 𝑎 ≠ 0 mà 𝜑(𝑎) = 0. Khi đó 𝜑(𝑎 −1 ) bằng gì?) ■
6 Chương 1. Vành

Bài 1.5 Giả sử 𝜑 : Z → Z là một đồng cấu vành. Chứng minh 𝜑(𝑥) = 𝑥. ■

1.2 Ideal và vành thương


Trong suốt phần còn lại của bài này, ta luôn yêu cầu một vành phải là vành giao
hoán.
Định nghĩa 1.2.1 — Ideal. Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán. Một ideal của 𝐴 là một tập
con 𝐼 khác rỗng của 𝐴 thỏa mãn
(a) 𝐼 là một nhóm con của 𝐴 đối với phép cộng, và
(b) với mọi 𝑎 ∈ 𝐴 và 𝑥 ∈ 𝐼 thì 𝑎𝑥 ∈ 𝐼.

Với mỗi vành giao hoán 𝐴, ta luôn có hai ideal là 0 và 𝐴.

Bài 1.6 Chứng minh 𝑛Z là một ideal của Z với mọi số nguyên 𝑛. ■

Bài 1.7 Kiểm tra xem các tập sau có phải là ideal của Z × Z không:
(a) {(𝑎, 𝑎) : 𝑎 ∈ Z}
(b) {(2𝑎, 2𝑏) : 𝑎, 𝑏 ∈ Z}
(c) {(2𝑎, 0) : 𝑎 ∈ Z}
(d) {(𝑎, −𝑎) : 𝑎 ∈ Z}

Bài 1.8 Giả sử 𝜑 : 𝐴 → 𝐵 là một đồng cấu vành. Chứng minh Ker(𝜑) là một ideal của
𝐴, trong khi Im(𝜑) là một vành con của 𝐵. ■

Định nghĩa 1.2.2 — Ideal sinh bởi một tập hợp. Giả sử 𝑋 là một tập con khác rỗng của 𝐴.
Ideal sinh bởi 𝑋 trong 𝐴 được định nghĩa là giao của tất cả các ideal chứa 𝑋. Một phát
biểu tương đương là ideal nhỏ nhất chứa 𝑋. Nếu 𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 là các phần tử của 𝐴 thì ta
ký hiệu ideal sinh bởi {𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 } bởi (𝑥1 , . . . , 𝑥 𝑛 ).

Mệnh đề 1.2.3 Ta có biểu diễn

(𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) = {𝑎 1 𝑥 1 + · · · + 𝑎 𝑛 𝑥 𝑛 : 𝑎 1 , . . . , 𝑎 𝑛 ∈ 𝐴} .
Nói riêng, nếu 𝑥 ∈ 𝐴 thì ideal sinh bởi 𝑥 là (𝑥) = {𝑎𝑥 : 𝑎 ∈ 𝐴}.
Như vậy ta có thể viết 𝑛Z = (𝑛). Các ideal sinh bởi một phần tử như vậy đóng vai trò
rất quan trọng ở phần sau.

Bài 1.9 Giả sử 𝑚, 𝑛 là các số nguyên. Chứng minh rằng (𝑚) ⊆ (𝑛) khi và chỉ khi 𝑛 | 𝑚. ■

Bài 1.10 Chứng minh nếu 𝑥 là phần tử khả nghịch trong 𝐴 (tồn tại phần tử nghịch đảo
của 𝑥 với phép nhân) thì (𝑥) = 𝐴. ■

Bài 1.11 Giả sử 𝐼 và 𝐽 là các ideal của 𝐴. Chứng minh 𝐼 ∩ 𝐽 cũng là một ideal của 𝐴. ■

Tiếp theo ta định nghĩa khái niệm vành thương. Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán và 𝐼
là một ideal của 𝐴. Nói riêng 𝐼 là một nhóm con của 𝐴 với phép cộng. Vì mọi nhóm con
của nhóm abel đều chuẩn tắc nên 𝐼 ⊴ 𝐴 và ta có thể định nghĩa nhóm thương 𝐴/𝐼 với
phép toán cộng:
𝑥¯ + 𝑦¯ = 𝑥 + 𝑦,
ở đây 𝑥¯ là ký hiệu lớp kề 𝑥 + 𝐼 của 𝑥 trong 𝐴/𝐼. Ta định nghĩa phép nhân trên 𝐴/𝐼 cho bởi
𝑥¯𝑦¯ = 𝑥𝑦.
1.3 Ideal nguyên tố và ideal cực đại 7

Phép nhân này được định nghĩa tốt, không phụ thuộc vào cách chọn phần tử đại diện của
lớp kề.
Định nghĩa 1.2.4 — Vành thương. Tập hợp 𝐴/𝐼 cùng với các phép toán cộng và nhân định
nghĩa như trên được gọi là vành thương của 𝐴 bởi 𝐼.

Ta kết thúc mục này bằng định lý về đồng cấu vành.

Định lý 1.2.5 — Định lý đồng cấu vành. Giả sử 𝜑 : 𝐴 → 𝐵 là một đồng cấu vành. Khi đó ta
có 𝐴/Ker(𝜑)  Im(𝜑).

1.3 Ideal nguyên tố và ideal cực đại


Các khái niệm ideal nguyên tố và cực đại là mở rộng từ khái niệm số nguyên tố.
Định nghĩa 1.3.1 — Ideal nguyên tố. Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán. Một ideal 𝔭 của 𝐴
được gọi là ideal nguyên tố nếu 𝔭 ≠ 𝐴 và nếu 𝑎𝑏 ∈ 𝔭 thì 𝑎 ∈ 𝔭 hoặc 𝑏 ∈ 𝔭.

Bài 1.12 Giả sử 𝑝 là một số nguyên tố. Chứng minh ( 𝑝) là một ideal nguyên tố của Z.
(Gợi ý: 𝑚 ∈ (𝑛) khi và chỉ khi 𝑛 | 𝑚). ■

Định lý 1.3.2 Một ideal 𝔭 của 𝐴 là một ideal nguyên tố của 𝐴 khi và chỉ khi 𝐴/𝔭 là một
miền nguyên

Định nghĩa 1.3.3 — Ideal cực đại. Một ideal 𝔪 của một vành 𝐴 được gọi là ideal cực đại
nếu 𝔪 ≠ 𝐴 và các ideal chứa 𝔪 chỉ có 𝔪 và 𝐴.

Định lý 1.3.4 Một ideal 𝔪 là một ideal cực đại của 𝐴 khi và chỉ khi 𝐴/𝔪 là một trường.

Bài 1.13 Giả sử 𝑝 là một số nguyên tố. Chứng minh ( 𝑝) là một ideal cực đại của Z. ■

Bài 1.14 Gọi 𝐴 là vành gồm tất cả các hàm số từ [0, 1] vào R. Với mỗi 𝑥 ∈ [0, 1] ta ký
hiệu
𝔪 𝑥 = { 𝑓 ∈ 𝐴 : 𝑓 (𝑥) = 0} .
(a) Chứng minh 𝔪 𝑥 là một ideal của 𝐴.
(b) Xét ánh xạ 𝜑 : 𝐴 → R cho bởi 𝜑( 𝑓 ) = 𝑓 (𝑥). Chứng minh 𝜑 là một đồng cấu vành.
Tìm ảnh và hạt nhân của 𝜑.
(c) Chứng minh 𝔪 𝑥 là một ideal cực đại của 𝐴.

1.4 Vành đa thức


Trong suốt mục này ta luôn ký hiệu 𝐾 là một trường (𝐾 = Q, R, C, F 𝑝 ). Vành đa thức
𝐾 [𝑋] có những tính chất giống hệt như vành số nguyên Z mà ta sẽ trình bày ở bên dưới.
Trước tiên ta có hai kết quả quan trọng.

Định lý 1.4.1 — Phép chia Euclid. Cho hai số nguyên 𝑎, 𝑏 với 𝑏 ≠ 0. Khi đó tồn tại duy
nhất 𝑞, 𝑟 ∈ Z sao cho
𝑎 = 𝑏𝑞 + 𝑟, 0 ≤ 𝑟 < |𝑏|.
8 Chương 1. Vành

Định lý 1.4.2 — Phép chia Euclid cho đa thức. Giả sử 𝐾 là một trường và 𝑓 (𝑋), 𝑔(𝑋)
là các đa thức với hệ số trong K, 𝑔(𝑋) ≠ 0. Khi đó tồn tại duy nhất các đa thức
𝑞(𝑋), 𝑟 (𝑋) ∈ 𝐾 [𝑋] sao cho

𝑓 (𝑋) = 𝑔(𝑋)𝑞(𝑋) + 𝑟 (𝑋), 𝑟 = 0 hoặc 0 ≤ deg(𝑟) < deg(𝑔).

Hệ quả của hai định lý này là Z và 𝐾 [𝑋] là các miền chính (mọi ideal đều sinh bởi một
phần tử). Xem bài tập bên dưới.
Định nghĩa 1.4.3 — Đa thức bất khả quy. Ta nói một đa thức 𝑓 (𝑋) ∈ 𝐾 [𝑋] là bất khả quy
(trên 𝐾) nếu nó không thể viết dưới dạng 𝑔(𝑋)ℎ(𝑋), trong đó 𝑔(𝑋) và ℎ(𝑋) là các đa
thức có bậc nhỏ hơn bậc của 𝑓 (𝑋).

■ Ví dụ 1.4.4 Các đa thức 𝑓 (𝑋) = 𝑋 2 + 1, 𝑔(𝑋) = 𝑋 3 + 2 là bất khả quy trên Q.

Bài 1.15 Chứng minh rằng nếu 𝑓 (𝑋) ∈ 𝐾 [𝑋] là một đa thức bất khả quy thì ( 𝑓 (𝑋)) là
một ideal nguyên tố của 𝐾 [𝑋]. ■

Các bài tập sau đây có thể giải quyết bằng cách sử dụng phép chia Euclid.

Bài 1.16 Giả sử 𝑓 (𝑋) ∈ 𝐾 [𝑋] là một đa thức bậc 2 hoặc bậc 3. Chứng minh 𝑓 (𝑋) là bất
khả quy khi và chỉ khi 𝑓 (𝑋) không có nghiệm trên 𝐾. ■

Bài 1.17 Hãy chỉ ra một đa thức bậc 4 với hệ số hữu tỉ mà đa thức này khả quy nhưng
không có nghiệm hữu tỉ. ■

Bài 1.18 Giả sử 𝛼 ∈ C. Đa thức tối tiểu của 𝛼 trên Q (nếu có), ký hiệu 𝑚 𝛼 (𝑋), là đa
thức monic có bậc nhỏ nhất với hệ số trên Q nhận 𝛼 làm nghiệm (𝑚 𝛼 (𝛼) = 0). Ví dụ đa
thức tối tiểu của 𝑖 là 𝑋 2 + 1. √
(a) Chứng minh đa thức tối tiểu của 2 không thể có bậc 1. √
(b) Chỉ ra một đa thức monic 𝑓 (𝑋) ∈ Q[𝑋] có bậc 2 sao cho 𝑓 ( 2) = 0.
(c) Không phải số phức nào cũng có đa thức tối tiểu, chẳng hạn như 𝜋 và 𝑒. Ta nói đây
là các số siêu việt. Ngược lại là các số đại số. (Đừng cố gắng chứng minh kết quả
này nhé!)

Bài 1.19 Giả sử 𝛼 ∈ C có đa thức tối tiểu là 𝑚 𝛼 (𝑋). Gọi 𝑝(𝑋) ∈ Q[𝑋] là một đa thức
thỏa mãn 𝑝(𝛼) = 0.
(a) Sử dụng phép chia Euclid, chứng minh 𝑚 𝛼 (𝑋) | 𝑝(𝑋). (Chú ý điều kiện bậc nhỏ
nhất của đa thức tối tiểu).
(b) Chứng minh rằng 𝑚 𝛼 (𝑋) là một đa thức
√ bất khả quy. (Rất quan trọng).
(c) Chứng minh rằng đa thức tối tiểu của 2 là 𝑋 2 − 2.

Bài 1.20 Nhắc lại rằng


√ n √ o
Q[ 2] = 𝑎 + 𝑏 2 : 𝑎, 𝑏 ∈ Q .

Bằng cách xét ánh xạ


√ √
𝜑 : Q[𝑋] → Q[ 2], 𝑓 (𝑋) ↦→ 𝑓 ( 2),

hãy chứng minh Q[𝑋]/(𝑋 2 − 2)  Q[ 2]. Ở đây (𝑋 2 − 2) là ideal sinh bởi 𝑋 2 − 2. (Gợi
1.5 Miền chính (Principal Ideal Domains) 9

ý: Để tính Ker(𝜑), hãy sử dụng 4(a).) ■

Bài 1.21 Chứng minh Q[𝑋]/(𝑋 2 + 1)  Q[𝑖] và R[𝑋]/(𝑋 2 + 1)  C. ■

1.5 Miền chính (Principal Ideal Domains)


Định nghĩa 1.5.1 — Miền chính. Một miền nguyên 𝐴 được gọi là miền chính nếu mọi ideal
của 𝐴 sinh bởi một phần tử. Cụ thể hơn, với mọi ideal 𝐼 của 𝐴 thì tồn tại 𝑥 ∈ 𝐴 sao cho
𝐼 = (𝑥) = {𝑎𝑥 : 𝑎 ∈ 𝐴}.

Bài 1.22 Chứng minh rằng Z/𝑛Z là một trường khi và chỉ khi 𝑛 là một số nguyên tố.
(Gợi ý: Nếu 𝑛 không phải một số nguyên tố, hãy chọn ra hai phần tử khác [0] mà có
tích bằng [0].) ■

Bài 1.23 Sử dụng phép chia Euclid, chứng minh rằng Z và 𝐾 [𝑋] là các miền chính. ■

Bài 1.24 Hãy mở rộng kết quả của bài toán trên bằng cách chứng minh mọi miền Euclid
đều là miền chính. ■

Bài 1.25 Chứng minh rằng ideal (2, 𝑋) của vành Z[𝑋] không thể sinh bởi một phần tử.
Như vậy Z[𝑋] không là một miền chính. (Gợi ý: Gỉả sử phản chứng. Sử dụng lập luận
về bậc để dẫn đến điều vô lý). ■
2. Module

Xuyên suốt chương này, ta yêu cầu tất cả các vành là vành có đơn vị (không nhất thiết
giao hoán), còn module luôn được hiểu là module trái.

2.1 Định nghĩa của module


Định nghĩa 2.1.1 — Module. Một 𝐴-module 𝑀 là một nhóm abel (𝑀, +) cùng với một
phép nhân vô hướng (còn gọi là một tác động)

· : 𝐴 × 𝑀 → 𝑀, (𝑎, 𝑥) ↦→ 𝑎 · 𝑥

thỏa mãn các tính chất sau đây:


(a) 𝑎 · (𝑥 + 𝑦) = 𝑎 · 𝑥 + 𝑎 · 𝑦 với mọi 𝑎 ∈ 𝐴 và 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑀,
(b) (𝑎 + 𝑏) · 𝑥 = 𝑎 · 𝑥 + 𝑏 · 𝑥 với mọi 𝑎, 𝑏 ∈ 𝐴 và 𝑥 ∈ 𝑀,
(c) (𝑎𝑏) · 𝑥 = 𝑎 · (𝑏 · 𝑥) với mọi 𝑎, 𝑏 ∈ 𝐴, 𝑥 ∈ 𝑀,
(d) 1 · 𝑥 = 𝑥 với mọi 𝑥 ∈ 𝑀.

Ta thấy các tiên đề định nghĩa module giống hệt các tiên đề về không gian vector,
ngoại trừ việc ta không yêu cầu 𝐴 là một trường.
■ Ví dụ 2.1.2 Một không gian vector 𝑉 trên một trường 𝑘 là một 𝑘-module (đối chiếu định

nghĩa module với định nghĩa không gian vector).


■Ví dụ 2.1.3 Một vành 𝐴 cũng đồng thời là một 𝐴-module với phép nhân vô hướng là phép
nhân của 𝐴.
■ Ví dụ 2.1.4 Mọi nhóm abel 𝑀 đều là một Z-module, với phép nhân vô hướng cho bởi

𝑛 · 𝑥 = 𝑥 + 𝑥 + · · · + 𝑥,

với 𝑛 > 0 và 𝑥 ∈ 𝑀. (Khi 𝑛 < 0 ta định nghĩa 𝑛 · 𝑥 như thế nào?)


■ Ví dụ 2.1.5 Vành đa thức 𝑘 [𝑋] là một 𝑘-module (𝑘 là một trường nào đó).

Bài 2.1 Kiểm tra ví dụ 2.1.4. ■


12 Chương 2. Module

Bài 2.2 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán có đơn vị và 𝐼 là một ideal của 𝐴. Chứng minh
𝐼 là một 𝐴-module với phép nhân vô hướng là phép nhân của 𝐴. ■

Bài 2.3 Giả sử 𝐴 là một vành. Ký hiệu 𝐴 𝑛 là tích trực tiếp 𝐴 × 𝐴 · · · × 𝐴 (𝑛 lần). Định
nghĩa một tác động của 𝐴 lên 𝐴𝑛 cho bởi

𝑎 · (𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) = (𝑎𝑥1 , . . . , 𝑎𝑥 𝑛 ).

Chứng minh 𝐴𝑛 là một 𝐴-module. ■

Định nghĩa 2.1.6 — Module con. Giả sử 𝑀 là một 𝐴-module và 𝑁 là một tập con khác
rỗng của 𝑀. Ta nói 𝑁 là một 𝐴-module con của 𝑀 nếu
(a) 𝑁 là một nhóm con của 𝑀 với phép cộng;
(b) 𝑎 · 𝑛 ∈ 𝑁 với mọi 𝑎 ∈ 𝐴, 𝑛 ∈ 𝑁.
(Đối chiếu với định nghĩa của ideal).

Mệnh đề 2.1.7 — Tiêu chuẩn kiểm tra module con. Giả sử 𝑀 là một 𝐴-module. Một tập con 𝑁
của 𝑀 là một module con của 𝑀 nếu
i) 𝑁 ≠ ∅;
ii) 𝑥 + 𝑎𝑦 ∈ 𝑁 với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑁 và mọi 𝑎 ∈ 𝐴.

Bài 2.4 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán, 𝐼 là một ideal của 𝐴. Chứng minh 𝐼 là một
𝐴-module con của 𝐴 (xem ví dụ 2.1.3). ■

Bài 2.5 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán. Cho 𝑀 là module 𝐴 𝑛 và 𝐼1 , 𝐼2 , ..., 𝐼 𝑛 là các ideal
của 𝐴. Chứng minh rằng các tập sau là các module con của 𝑀:
(a) {(𝑥 1 , 𝑥2 , ..., 𝑥 𝑛 )|𝑥 𝑖 ∈ 𝐼𝑖 }.
(b) {(𝑥 1 , 𝑥2 , ..., 𝑥 𝑛 )|𝑥 𝑖 ∈ 𝑅 và 𝑥 1 + 𝑥 2 + ... + 𝑥 𝑛 = 0}.

Bài 2.6 Chứng minh rằng giao và tổng của hai module con cũng là một module con. ■

Bài 2.7 Một phần tử 𝑥 của một 𝐴-module 𝑀 được gọi là phần tử xoắn nếu tồn tại
phần tử 𝑎 ∈ 𝐴, 𝑎 ≠ 0 sao cho 𝑎𝑥 = 0. Tập hợp các phần tử xoắn của 𝑀 được ký hiệu là
Tor (𝑀). Chứng minh rằng nếu 𝐴 là một miền nguyên thì Tor (𝑀) là một module con
của 𝑀, gọi là module con xoắn của 𝑀. ■

Bài 2.8 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán, 𝑀 là một 𝐴-module và 𝑁 là một module con
của 𝑀. Linh tử hóa của 𝑁 trong 𝐴 là

Ann 𝐴 (𝑁) = 𝑎 ∈ 𝐴 : 𝑎𝑛 = 0 với mọi 𝑛 ∈ 𝑁 .

Chứng minh Ann 𝐴 (𝑁) là một ideal của 𝐴. ■

Bài 2.9 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán, 𝐼 là một ideal của 𝐴 và 𝑀 là một 𝐴-module.
Linh tử hóa của 𝐼 trong 𝑀 là

Ann 𝑀 (𝐼) = 𝑥 ∈ 𝑀 : 𝑎𝑥 = 0 với mọi 𝑎 ∈ 𝐼 .

Chứng minh Ann 𝑀 (𝐼) là một module con của 𝑀. ■


2.2 Module thương và đồng cấu module 13

2.2 Module thương và đồng cấu module


Định nghĩa 2.2.1 — Đồng cấu module. Giả sử 𝑀 và 𝑁 là các 𝐴-module. Một ánh xạ
𝜑 : 𝑀 → 𝑁 được gọi là một đồng cấu 𝐴-module (hay một ánh xạ 𝐴-tuyến tính) nếu

𝜑(𝑥 + 𝑦) = 𝜑(𝑥) + 𝜑(𝑦)


𝜑(𝑎𝑥) = 𝑎𝜑(𝑥)

với mọi 𝑎 ∈ 𝐴 và mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑀. Tập hợp tất cả các đồng cấu 𝐴-module từ 𝑀 vào 𝑁 được
ký hiệu là Hom 𝐴 (𝑀, 𝑁).

Các khái niệm ảnh, hạt nhân, đơn cấu, toàn cấu, đẳng cấu được định nghĩa giống như
đồng cấu nhóm và đồng cấu vành.
■ Ví dụ 2.2.2 Một ánh xạ tuyến tính giữa các 𝑘-không gian vector 𝑉 và 𝑊 là một đồng cấu
𝑘-module.
■ Ví dụ 2.2.3 Giả sử 𝜑 : 𝑀 → 𝑁 và 𝜓 : 𝑁 → 𝑃 là các đồng cấu 𝐴-module. Hợp của hai ánh

xạ 𝜓 ◦ 𝜑 cũng là một đồng cấu 𝐴-module.

Bài 2.10 Giả sử 𝜑 : 𝑀 → 𝑁 là một đồng cấu 𝐴-module. Chứng minh Ker(𝜑) là một
module con của 𝑀, còn Im(𝜑) là một module con của 𝑁. ■

Bài 2.11 Chứng minh rằng tất cả các đồng cấu Z-module từ Z vào Z đều có dạng 𝑛 ↦→ 𝑛𝑥
với 𝑥 ∈ Z nào đó. (Gợi ý: 𝑥 = 𝜑(1).) ■

Bài 2.12 Chứng minh rằng ánh xạ liên hợp

C → C, 𝑎 + 𝑏𝑖 ↦→ 𝑎 − 𝑏𝑖

là một đồng cấu nhóm nhưng không là một đồng cấu C-module. ■

Mệnh đề 2.2.4 Một đồng cấu Z-module là một đồng cấu nhóm giữa các nhóm abel và ngược
lại.

Bài 2.13 Giả sử 𝜑 : Z/30Z → Z/12Z là một đồng cấu Z-module.


i) Giả sử 𝜑( 1̄) = 𝑎¯. Chứng minh 30¯ 𝑎 = 0̄ trong Z/12Z.
ii) Ngược lại, giả sử 30¯ 𝑎 = 0̄. Xét ánh xạ

𝑓 𝑎 : Z/30Z → Z/12Z, 𝑥¯ ↦→ 𝑎𝑥.

Chứng minh 𝑓 𝑎 được định nghĩa tốt, tức là nếu 𝑥¯ = 𝑦¯ thì 𝑎𝑥 = 𝑎𝑦.
iii) Tìm tất cả các đồng cấu Z-module từ Z/30Z vào Z/12Z.

Bài 2.14 Tìm tất cả các đồng cấu Z-module từ Z/30Z vào Z/21Z. ■

Bài 2.15 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán, 𝑀 là một ma trận vuông cấp 𝑛 với hệ số trong
𝐴. Xét ánh xạ
𝐴𝑛 → 𝐴𝑛 , (𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) 𝑡 ↦→ 𝐴(𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) 𝑡 .
Chứng minh rằng ánh xạ này là một ánh xạ 𝐴-tuyến tính. Ký hiệu (𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) 𝑡 là
chuyển vị của vector (𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) (tức là vector viết theo dạng cột). ■

Giả sử 𝑀 là một 𝐴-module và 𝑁 là một module con của 𝑀. Nói riêng, 𝑁 là một nhóm
14 Chương 2. Module

con chuẩn tắc của 𝑀 (với phép cộng) vì 𝑀 là một nhóm abel, nên ta định nghĩa được
nhóm thương 𝑀/𝑁. Xét phép nhân vô hướng của 𝐴 lên 𝑀/𝑁 cho bởi 𝑎¯ 𝑥 = 𝑎𝑥 với mọi
𝑎 ∈ 𝐴 và 𝑥 ∈ 𝑀.
Bài 2.16 Chứng minh rằng phép nhân vô hướng này được định nghĩa tốt, tức là nếu
𝑥¯ = 𝑦¯ thì 𝑎𝑥 = 𝑎𝑦 với mọi 𝑎 ∈ 𝐴. ■

Bài 2.17 Chứng minh 𝑀/𝑁 cùng phép nhân vô hướng định nghĩa như trên là một
𝐴-module. ■

Định nghĩa 2.2.5 — Module thương. Ta gọi 𝑀/𝑁 với phép nhân vô hướng định nghĩa bên
trên là module thương của 𝑀 theo 𝑁.

Định lý 2.2.6 — Định lý đồng cấu module. Giả sử 𝜑 : 𝑀 → 𝑁 là một đồng cấu 𝐴-module.
Khi đó
𝑀/Ker(𝜑)  Im(𝜑).

Bài 2.18 Giả sử 𝐴 là một vành. Xét phép chiếu lên tọa độ thứ 𝑖 cho bởi

𝜋𝑖 : 𝐴𝑛 → 𝐴, (𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 ) ↦→ 𝑥 𝑖 .

Kiểm tra 𝜋𝑖 có phải một đồng cấu 𝐴-module hay không. Tìm ảnh và hạt nhân (nếu có)
của 𝜋𝑖 . ■

Ta kết thúc phần này bằng thảo luận về Hom. Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán. Nhắc
lại rằng Hom 𝐴 (𝑀, 𝑁) là tập hợp tất cả các đồng cấu 𝐴-module từ 𝑀 vào 𝑁. Tập hợp này
khác rỗng vì giữa hai module luôn có đồng cấu tầm thường (biến mọi phần tử thành 0).
Trên Hom 𝐴 (𝑀, 𝑁) ta trang bị hai phép toán cộng và nhân vô hướng cho bởi

( 𝑓 + 𝑔) (𝑥) = 𝑓 (𝑥) + 𝑔(𝑥)


(𝑎 𝑓 ) (𝑥) = 𝑎 𝑓 (𝑥)

với mọi 𝑥 ∈ 𝑀 và mọi 𝑎 ∈ 𝐴.

Bài 2.19 Chứng minh Hom 𝐴 (𝑀, 𝑁) cùng hai phép toán định nghĩa như trên là một
𝐴-module. ■

Bài 2.20 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán, 𝑀 là một 𝐴-module và 𝑥 ∈ 𝑀. Xét ánh xạ

𝑓 𝑥 : 𝐴 → 𝑀, 𝑎 ↦→ 𝑎𝑥.

Chứng minh 𝑓 𝑥 là một đồng cấu 𝐴-module. ■

Bài 2.21 Giả sử 𝐴 là một vành giao hoán và 𝑀 là một 𝐴-module. Xét đồng cấu

𝜑 : Hom 𝐴 ( 𝐴, 𝑀) → 𝑀, 𝑓 ↦→ 𝑓 (1).

(a) Chứng minh 𝜑 là một đồng cấu 𝐴-module.


(b) Chứng minh 𝜑 là một đơn cấu. (Gợi ý: 𝑓 (𝑎) = 𝑓 (𝑎.1).)
(c) Chứng minh 𝜑 là một toàn cấu. (Gợi ý: bài bên trên).
Như vậy Hom 𝐴 ( 𝐴, 𝑀)  𝑀. ■
2.3 Hệ sinh, độc lập tuyến tính và module tự do 15

R Nhắc lại về đại số tuyến tính: Một ánh xạ tuyến tính 𝑓 : 𝑉 → 𝑊 được xác định hoàn
toàn bởi ảnh của 𝑓 trên một cơ sở của 𝑉. Với 𝐴 là một vành giao hoán thì {1} là một
’cơ sở’ của 𝐴, do đó mọi đồng cấu module 𝑓 : 𝐴 → 𝑀 được xác định hoàn toàn bởi
𝑓 (1). Đây là ý nghĩa của bài tập trên.

2.3 Hệ sinh, độc lập tuyến tính và module tự do


Đối với phần này, hãy nhớ lại các khái niệm tương ứng trong lý thuyết đại số tuyến
tính.
Định nghĩa 2.3.1 Giả sử 𝑀 là một 𝐴-module, và 𝑆 là một tập con của 𝑀. Giao của tất cả
các module con của 𝑀 chứa 𝑆 được gọi là module con của 𝑀 sinh bởi 𝑆, ký hiệu 𝐴⟨𝑆⟩.
Nếu 𝑆 = ∅ thì 𝐴⟨𝑆⟩ = 0.

Định nghĩa 2.3.2 — Hệ sinh. Giả sử 𝑀 là một 𝐴-module và 𝑆 là một tập con của 𝑀. Ta
nói 𝑆 là một hệ sinh của 𝑀 nếu 𝑀 = 𝐴⟨𝑆⟩. Một cách tương đương (và dễ hiểu hơn :)), 𝑆
là một hệ sinh của 𝑀 nếu mọi phần tử của 𝑀 đều là một tổ hợp tuyến tính của các
phần tử của 𝑆. Một tổ hợp tuyến tính như vậy có dạng
∑︁
𝑎 𝑠 𝑠,
𝑠∈𝑆

ở đây 𝑎 𝑠 = 0 với hầu hết 𝑠 ∈ 𝑆, chỉ trừ một số hữu hạn phần tử.

Khi 𝑆 = {𝑥 1 , . . . , 𝑥 𝑛 } là một tập hữu hạn thì ta viết 𝐴𝑥1 + · · · + 𝐴𝑥 𝑛 thay cho 𝐴⟨𝑆⟩, và ta có

𝐴𝑥1 + · · · + 𝐴𝑥 𝑛 = {𝑎 1 𝑥 1 + · · · + 𝑎 𝑛 𝑥 𝑛 : 𝑎 1 , . . . , 𝑎 𝑛 ∈ 𝐴} .

(Đối chiếu với định nghĩa ideal sinh bởi một tập hợp). Khái niệm này trùng với khái niệm
trong đại số tuyến tính mà ta đã học (𝑉 = Span(𝑣 1 , . . . , 𝑣 𝑛 )).
■ Ví dụ 2.3.3 Lười quá lát viết tiếp.
Tài liệu tham khảo

You might also like