You are on page 1of 114

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 2
I. Lí do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu 2
III. Nhiệm vụ và nội dung của đề tài 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Điểm mới của đề tài 3
NỘI DUNG 4
Chương I: Những vấn đề lí thuyết cần nắm vững khi nghiên cứu gluxit 4
A- Monosaccarit 4
B- Oligosaccarit 14
C- Polisaccarit 17
Chương II: Hệ thống bài tập lí thuyết về gluxit 21
II.1. Monosaccarit 21
II.2. Oligosaccarit 25
II.3. Polisaccarit 29
II.4. Tổng hợp 33
Chương III: Phân dạng bài tập về gluxit 35
III.1. Phản ứng cacbohidrat và cấu hình 35
III.2. Điều chế, tổng hợp các gluxit 46
III.3. Xác định công thức cấu trúc của monosaccarit 55
III.4. Xác định công thức cấu trúc của đisaccarit, trisaccarit 59
III.5. Tính khử của monosaccarit, đisaccarit 64
III.6. Xenlulozơ phản ứng với axit nitric 68
III.7. Lên men glucozơ/ tinh bột 69
III.8. Cấu trúc của các saccarit tạo ra khi thủy phân tinh bột, xenlulozơ 70
III.9. Tổng hợp 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
Tài liệu tham khảo 113

1
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các nền giáo dục trên thế giới đang có những bước tiến lớn với nhiều thành
tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu
tư cho giáo dục.
Hệ thống các trường THPT chuyên đã đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, bồi
dưỡng học sinh năng khiếu, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đào tạo đội
ngũ học sinh có kiến thức, có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đạt nhiều thành tích cao góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên một trong những khó khăn của hệ
thống các trường THPT chuyên trong toàn quốc đang gặp phải đó là chương trình, tài liệu
cho môn chuyên còn thiếu, không đồng bộ. Bộ Giáo Dục và Đào tạo chưa xây dựng được
chương trình chính thức cho học sinh chuyên nên để dạy cho học sinh, mỗi năm giáo viên
phải tự lập kế hoạch giảng dạy, tự soạn giáo trình phù hợp.
Hóa học là một bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm, rất quan trọng, nhiều
mảng kiến thức rộng lớn như Hóa hữu cơ, hóa vô cơ, nhiệt động học, động hóa học, hóa
dung dịch,... Đặc biệt là những kiến thức giành cho học sinh chuyên hóa, học sinh giỏi cấp
khu vực, cấp Quốc Gia, Quốc tế. Hóa hữu cơ là một trong các nội dung rất quan trọng, có
trong các đề thi học sinh giỏi khu vực; Olympic 30/4; đề thi học sinh giỏi Quốc Gia, Quốc
Tế. Gluxit là một loại hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng với đời sống. Hiện nay, các
nghiên cứu của các nhà khoa học về loại hợp chất này phát triển rất nhanh. Do đó, yêu cầu
tiếp cận kiến thức về loại hợp chất này đối với học sinh phổ thông là hết sức cần thiết, đặc
biệt với đối tượng học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Hoá học. Do
vậy tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập về gluxit”.
Hi vọng rằng chuyên đề này sẽ là một nguồn tài liệu có giá trị và phù hợp để giáo
viên giảng dạy - bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và cũng để cho học sinh có được tài liệu
học tập, tham khảo.
II. Mục đích nghiên cứu
Tổng quan lí thuyết; sưu tầm, lựa chọn, phân loại và xây dựng hệ thống bài tập mở
rộng và nâng cao về gluxit để làm tài liệu phục vụ cho giáo viên trường chuyên giảng dạy,
ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm tài liệu học tập cho học sinh đặc biệt cho
học sinh chuyên. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn
hóa học và học sinh yêu thích môn hóa học nói chung.
III. Nhiệm vụ và nội dung của đề tài
1- Nghiên cứu lí thuyết về gluxit trong chương trình hóa học hữu cơ của đại học và đưa
vào có chọn lọc nội dung giảng dạy phần gluxit ở trường chuyên.
2
2- Thống kê, phân loại các bài tập trong tài liệu giáo khoa, sách bài tập cho học sinh, trong
các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến gluxit, từ đó phân tích việc vận dụng nội
dung lí thuyết cấu trúc, liên kết, tính chất của gluxit trong giảng dạy hoá học ở các trường
chuyên.
3- Đưa ra các bài gluxit trong các đề thi Olympic Quốc gia các nước và Olympic Quốc tế
để thấy được mức độ yêu cầu vận dụng cơ sở lí thuyết ngày càng cao của các đề thi, từ đó đặt
ra nhiệm vụ cho các giáo viên phải có khả năng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để không
những trang bị được kiến thức cơ bản, nâng cao cần thiết cho các em mà còn phải biết dạy
cách học, dạy bản chất vấn đề để giúp học sinh học có hiệu quả nhất.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT chuyên
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học hóa học, các tài liệu về bồi dưỡng học
sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi, . . .
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
V. Điểm mới của đề tài
Đề tài xây dựng hệ thống bài tập mở rộng và nâng cao đầy đủ, có phân loại rõ ràng
các dạng câu hỏi lí thuyết, các dạng bài tập về gluxit để làm tài liệu phục vụ cho giáo viên
trường chuyên giảng dạy, ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm tài liệu học tập
cho học sinh đặc biệt cho học sinh chuyên về gluxit. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở
rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và học sinh yêu thích môn hóa học nói chung.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG KHI NGHIÊN CỨU
GLUXIT
 Gluxit (còn gọi là cacbohidrat hoặc saccarit) là những HCHC tạp chức thường có công
thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton)
trong phân tử.
 Gluxit được phân thành ba nhóm chính sau đây:
- Monosaccarit: là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. Gồm hai
loại: andozơ (HOCH2-[CHOH]n-CHO) và xetozơ (HOCH2-[CHOH]n-CO-CH2OH). Trong
tự nhiên, các pentozơ và Hexozơ (Đường 5C và 6C) là phổ biến và quan trọng nhất.
+ Pentozơ: D-ribozơ và D-2-deoxiribozơ đáng quan tâm nhất vì chúng tham gia vào
thành phần axit nucleic.
+ Hexozơ: quan trọng nhất là D-glucozơ, D-mannozơ, D-galactozơ, D-fructozơ
(C6H12O6)
- Oligosaccarit: là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2-10 phân tử monosaccarit. Ví
dụ: saccarozơ (D-glucozơ + D-fructozơ), mantozơ (D-glucozơ + D-glucozơ), lactozơ (D-
galactozơ + D-glucozơ), rafinozơ (D-glucozơ + D-fructozơ + D-galactozơ).
- Polisaccarit: là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân
tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n
 Khi đốt cháy gluxit chú ý:
- nO2 = nCO2
- Dựa vào tỷ lệ số mol CO2/số mol H2O để tìm loại saccarit.
A. Monosaccarit
I. CẤU TẠO CỦA MONOSACCARIT:
* Andozơ : HOCH2(CHOH)nCHO
* Xetozơ : HOCH2(CHOH)n COCH2OH
 Trong phân tử có chứa nhiều trung tâm bất đối. Các Gluxit chỉ khác nhau ở cấu hình của
một nguyên tử Cacbon bất đối được gọi là epime.
Ví dụ:

4
Hai đồng phân trên là epime ở cacbon số 2.
 Dạng vòng của monosaccarit : Gồm vòng 6 cạnh chứa dị tố oxi (piranozơ) và vòng 5 cạnh
chứa dị tố oxi (furanozơ)
Cấu dạng bền của Glucozơ

-D-glucopiranozơ -D-glucopiranozơ
 Công thức Haworth vòng 5 cạnh của Glucozơ, vòng 6 cạnh của Fructozơ

-D-glucofuranozơ -D-glucofuranozơ

-D-fructopiranozơ

* Kết luận : Có thể coi dạng cấu tạo mạch vòng của Gluxit là dạng semiaxetal được tạo
thành do tương tác của nhóm C=O với nhóm OH của cấu tạo không vòng, tương tự như
sự hình thành semiaxetal khi cho andehit hoặc xeton tương tác với ancol:

5
Dạng andehit Dạng vòng
Trong dung dịch, các đồng phân luôn có sự chuyển hoá cho nhau.
Trong cấu tạo vòng, vòng Gluxit có nhóm OH semiaxetal ở nguyên tử C 1, vòng Fructozơ có
nhóm OH semiaxetal ở nguyên tử C2.
Cặp đồng phân gọi là đồng phân anome
Khi biểu diễn công thức Haworth từ công thức Fisher, nhóm nằm bên phải sẽ nằm phía dưới
mặt phẳng vòng.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng oxi hoá : Nhóm – CHO thành axit – COOH

2. Khử hoá nhóm – CHO : thành ancol – CH2OH

3. Cộng xianua

4. Phản ứng tạo ete và este:


Nhóm OH semiaxetal có khả năng phản ứng cao hơn, có thể bị Metyl hoá bởi CH 3OH trong
axit còn các nhóm OH khác bị Metyl hoá bởi CH3I/AgOH, (CH3)2SO4/NaOH,
(CH3CO)2O/CH3COONa.

6
5. Phản ứng tạo oxazon

6. Oxi hoá bằng HIO4 (NaIO4): Natripeiodat có tác dụng oxi hoá độc đáo vào giữa liên kết
C – C của poliol. Nếu chất bị oxi hoá là diol thì sản phẩm cho 2 nhóm CHO, nếu chất bị oxi
hoá là triol thì ngoài 2 nhóm CHO còn có axit fomic.
Ví dụ:

7
Phản ứng này dùng để xác vòng lactol là vòng 5 hay 6 cạnh. Khi HIO 4 dư, có thể oxi hóa
cacbon hidrat về axit fomic :

7. Phản ứng với Cu(OH)2 :

8. Các phản ứng chuyển hóa mạch

9. Phản ứng kéo dài mạch cacbon

8
Andozơ có thể cộng với HCN thành xianidrin, sau khi thủy phân trong axit, axit Andonic tạo
thành được Lactol hóa rồi khử lactol bằng hỗn hống Na ta thu được Andozơ đã tăng lên một
nguyên tử C.

10. Phản ứng rút ngắn mạch Cacbon :


Một trong các phương pháp rút ngắn mạch Cacbon là phương pháp Ruff. Ở đây người
ta đã oxi hoá anđozơ bằng dung dịch nước brom thành axit anđonic, sau đó oxi hoá muối
Canxi của axit này bằng H 2O2 có mặt Fe(CH3COO)3, axit anđonic biến thành xetoaxit, hợp
chất này dễ decacboxyl biến thành anđozơ thấp hơn 1 nguyên tử C.
Ví dụ:

9
III. CHẤT ĐẠI DIỆN: GLUCOZƠ
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 oC (dạng α) và 150oC (dạng β), dễ
tan trong nước
- Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn
gọi là đường nho)
- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %)
2. Cấu trúc phân tử
Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng
a. Dạng mạch hở

Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO


b. Dạng mạch vòng
- Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β

α – glucozơ (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucozơ (≈ 64 %)


- Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm
trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –
- Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal
3. Tính chất hóa học
Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit – CHO) và ancol đa chức
(do có 5 nhóm OH ở vị trí liền kề)

10
a. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)
 Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:
Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam
2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2H2O
 Phản ứng tạo este:
C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH
b. Tính chất của anđehit
 Oxi hóa glucozơ:
- Với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 +
H2O
(amoni gluconat)
- Với dung dịch Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh)
CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O +
2H2O
(natri gluconat) (đỏ gạch)
- Với dung dịch nước brom:
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr
 Khử glucozơ:
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH
(sobitol)
c. Phản ứng lên men
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C6H12O6 2CH3CH(OH)COOH
(axit lactic)
d. Tính chất riêng của dạng mạch vòng
- Riêng nhóm OH ở C 1 (OH – hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra
metyl glicozit.

+ CH3OH + H2O

- Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành nhóm OCH3, dạng vòng không thể chuyển sang dạng
mạch hở được nữa.
11
4. Điều chế và ứng dụng
a) Điều chế (trong công nghiệp)
- Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim
- Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
b) Ứng dụng
- Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng
lượng)
- Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruột phích (thay cho anđehit vì anđehit
độc)
IV. ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ : FRUCTOZƠ
1. Cấu tạo
a) Dạng mạch hở:
Fructozơ (C6H12O6) ở dạng mạch hở là một polihiđroxi xeton, có công thức cấu tạo thu gọn
là:

Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]3COCH2OH


b) Dạng mạch vòng:
- Tồn tại cả ở dạng mạch vòng 5 cạnh và 6 cạnh
- Dạng mạch vòng 5 cạnh có 2 dạng là α – fructozơ và β – fructozơ
+ Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β vòng 5 cạnh
+ Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β, vòng 5 cạnh α – fructozơ β – fructozơ

12
2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần
glucozơ
- Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ (chiếm tới 40 %)
3. Tính chất hóa học
 Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O
nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.
- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.
- Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.
- Tác dụng với H2 tạo sobitol.
 Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit,
nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa
glucozơ và fructozơ qua trung gian là một enđiol.

glucozơ enđiol fructozơ


(Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước Br2 và không có phản ứng lên
men)
13
B. Oligosaccarit
Trong tự nhiên, các oligosaccarit phổ biến nhất và quan trọng nhất là các đisaccarit
(saccarozơ, mantozơ, lactozơ và xenlobiozơ), trisaccarit (melixitozơ, rafinozơ)
I. SACCAROZƠ
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở
nhiệt độ 185oC
- Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt
nốt…
- Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…
2. Cấu trúc phân tử
- Công thức phân tử: C12H22O11
- Trong phân tử saccarozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua
nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)
- Công thức cấu tạo và cách đánh số của vòng:

gốc α – glucozơ gốc β – fructozơ


- Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm – CHO
3. Tính chất hóa học
a. Tính chất của ancol đa chức
Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu
xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O
b. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người
4. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ
a) Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải
khát…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
14
b) Sản xuất đường saccarozơ
Các giai đoạn sản xuất saccarozơ từ mía:
(1) Ép mía để lấy nước mía (12 – 15 % đường)
(2) Đun nước mía với vôi sữa ở 60oC
+ Các axit béo và các protit có trong nước mía chuyển thành kết tủa và được lọc bỏ
+ Saccarozơ chuyển thành muối tan canxi saccarat
C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O
(3) Sục CO2 vào dung dịch và lọc bỏ kết tủa CaCO 3 thu được dung dịch saccarozơ có màu
vàng C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O
(4) Tẩy màu nước đường bằng khí SO2
(5) Cô đặc dung dịch nước đường (không màu và trong suốt) dưới áp suất thấp. Làm lạnh và
dùng máy li tâm tách đường kết tinh.
II. ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ : MANTOZƠ
Mantozơ còn được gọi là đường mạch nha. Công thức phân tử C12H22O11
1. Cấu trúc

- Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C 1 của gốc α
– glucozơ này với C4 của gốc α – glucozơ kia qua một nguyên tử oxi
- Liên kết α – C1 – O – C4 được gọi là liên kết α – 1,4 – glicozit
- Trong dung dịch, gốc glucozơ thứ 2 có thể mở vòng tạo ra nhóm – CHO
Liên kết α – 1,4 – glicozit

15
2. Tính chất hóa học
a) Tính chất của ancol đa chức: giống như saccarozơ
b) Phản ứng của đisaccarit (thủy phân):
Mantozơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucozơ khi:
- Đun nóng với dung dịch axit
- Hoặc có xúc tác enzim mantaza Glucozơ
c) Tính khử của anđehit:
Mantozơ có 1 nhóm anđehit nên cho phản ứng tráng bạc, phản ứng khử Cu(OH) 2 và phản
ứng với dung dịch nước brom
3. Điều chế
Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzim amilaza (có trong mầm lúa)
2(C6H10O5)n + nH2O nC12H22O11
Tinh bột Mantozơ
III. LACTOZƠ
 CTPT: C12H22O11
 Cấu trúc:

 Tên gọi: 4-O-( -D-Galactopiranozyl)- -D-glucopiranozơ


hay : 4-( -D-Galactopiranozido)- -D-glucopiranozơ
IV. XENLOBIOZƠ
 CTPT: C12H22O11
 Cấu trúc:

 Tên gọi: 4-( -D-glucopiranozyl)- -D-glucopiranozơ


4-( -D-glucopiranozit)- -D-glucopiranozơ
C. Polisaccarit
16
Trong tự nhiên, các polisaccarit quan trọng nhất là tinh bột, xenlulozơ,…
I. TINH BỘT
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội
- Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)…
2. Cấu trúc phân tử
a. Cấu trúc
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối
lượng tinh bột
Amilozơ Amilopectin
Công thức phân tử (C6H10O5)n (C6H10O5)n
Phân tử khối 150.000 – 600.000 300.000 – 3.000.000
Giá trị của n 1.000 – 4.000 2.000 – 20.0000
Mạch phân tử Không phân nhánh Có phân nhánh
Tan trong nước nóng Có Không
 Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch
không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc
glucozơ

 Phân tử amilopectin
17
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
b. Đặc điểm
 Phân tử khối của tinh bột không xác định do n biến thiên trong khoảng rộng
 Tinh bột thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH) 2 (dù có nhiều
nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –
hemiaxetal). Các nhóm – OH trong tinh bột có khả năng tạo este như glucozơ.
3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
 Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
 Thủy phân nhờ enzim:

Tinh bột Đextrin (x < n) Mantozơ Glucozơ


- Quá trình làm bánh mì là quá trình đextrin hóa bằng men và bằng nhiệt. Cơm cháy là hiện
tượng đextrin hóa bằng nhiệt
- Ăn bánh mì, cơm cháy dễ tiêu và có vị hơi ngọt vì phân tử tinh bột đã được phân cắt nhỏ
thành các đisaccarit và monosaccarit
b. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)
- Hồ tinh bột + dung dịch I2 hợp chất màu xanh tím
- Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện
Giải thích: Mạch phân tử của amilozơ không phân nhánh và xoắn thành dạng hình trụ. Các
phân tử iot đã len vào, nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím.
Liên kết giữa iot và amilozơ trong hợp chất bọc là liên kết yếu. Ngoài ra, amilopectin còn có
khả năng hấp thụ iot trên bề mặt các mạch nhánh. Hợp chất bọc không bền ở nhiệt độ cao,
khi đun nóng màu xanh tím bị mất và khi để nguội màu xanh tím xuất hiện trở lại.
4. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh (phản ứng quang hợp)

II. XENLULOZƠ
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và
trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối

18
- Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98 %), đay, gai, tre, nứa (50 – 80 %), gỗ
(40 – 50 %)
2. Cấu trúc phân tử
a. Cấu trúc
- Công thức phân tử: (C6H10O5)n
- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4 –
glicozit

b. Đặc điểm
- Mạch phân tử không nhánh, không xoắn, có độ bền hóa học và cơ học cao
- Có khối lượng phân tử rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000)
- Xenlulozơ thuộc loại polime nên không có hai tính chất sau: hòa tan Cu(OH)2 (dù có nhiều
nhóm –OH liền kề) và tính khử của anđehit (dù tận cùng phân tử vẫn có nhóm OH –
hemiaxetal).
- Trong mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm – OH tự do, công thức của xenlulozơ có thể được
viết là [C6H7O2(OH)3]n
3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
- Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
- Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò…). Cơ thể con người
không đồng hóa được xenlulozơ
b. Phản ứng của ancol đa chức
 Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):
19
[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O
Xenlulozơ mononitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3 (đặc) [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O
Xenlulozơ đinitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Xenlulozơ trinitrat
- Hỗn hợp xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat được gọi là coloxilin. Coloxilin dùng để
chế tạo chất dẻo xenluloit dùng để làm bóng bàn, đồ chơi…
- Hỗn hợp chứa chủ yếu xenlulozơ trinitrat được gọi là piroxilin (làm chất nổ), dùng để chế
tạo thuốc súng không khói. Phản ứng nổ xảy ra như sau:
2[C6H7O2(ONO2)3]n 6nCO2 + 6nCO + 4nH2O + 3nN2 + 3nH2
 Với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc)
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH
Xenlulozơ triaxetat là một loại chất dẻo, dễ kéo thành tơ sợi
 Với CS2 và NaOH
[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH [C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O
[C6H7O2(OH)2ONa]n + nCS2 [C6H7O2(OH)2OCS–SNa]n
Xenlulozơ xantogenat
Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco
 Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4]
(OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.
4. Ứng dụng
Xenlulozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống như sản xuất giấy, tơ,
sợi, ancol etylic…

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT VỀ GLUXIT


II.1 Monosaccarit
20
Bài 1
a) Giải thích tại sao glucozơ cũng chứa nhóm chức CH=O nhưng không tham gia phản
ứng với NaHSO3 như andehit và metyl xeton.
b) Andehit và glucozơ đều có phản ứng tráng gương. Cho biết tại sao thực tế người ta
chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích, làm gương soi, làm gương trang trí,…
Hướng dẫn:
a) Do sự cấu tạo vòng và sự án ngữ không gian của gốc.
b) Glucozơ rẻ hơn, không độc, dễ thực hiện phản ứng.
Bài 2
a) Phân biệt các gluxit: monosaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đôi) và polisaccarit
(đường đa).
b) Trình bày thí nghiệm chứng minh cấu tạo mạch hở của glucozơ. Từ đó suy ra CTCT
của glucozơ và phân biệt D-glucozơ và L-glucozơ.
c) Trong dung dịch nước, phân tử glucozơ tồn tại rất ít ở dạng mạch hở (1%) và chủ yếu
ở dạng mạch vòng 6 cạnh (99%) do phản ứng cộng nhóm OH ở C 5 vào nhóm C=O
tạo ra 2 dạng vòng -glucozơ và -glucozơ. Viết sơ đồ phản ứng chuyển hóa dạng
mạch hở và mạch vòng.
d) So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của glucozơ và fructozơ.
Hướng dẫn:
a) Phân biệt 3 loại gluxit:
- Monosaccarit (đường đơn) là nhóm gluxit đơn giản nhất, không thể thủy phân được.
Đó là những hợp chất mà trong phân tử bên cạnh nhóm cacbonyl còn có nhiều nhóm
hidroxi ở những nguyên tử cacbon kề nhau (polihidroxicacbonyl). Ví dụ: glucozơ,
fructozơ (C6H12O6).
- Đisaccarit (đường đôi) là những gluxit mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử
monosaccarit. Ví dụ: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11).
- Polisaccarit (đường đa) là những gluxit phức tạp, khi thủy phân đến cùng tạo ra nhiều
phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n
b) Thí nghiệm chứng minh cấu tạo mạch hở của glucozơ:
- Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ, lắc mạnh thấy tạo thành dung dịch trong suốt
màu xanh lam (phản ứng tạo phức tan)  chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm –OH ở các
nguyên tử cacbon kề nhau (poliol giống glixerin).
- Thực hiện phản ứng este hóa cho thấy: cứ 1 mol glucozơ cần 5 gốc axit (CH 3COOH)
 trong phân tử glucozơ chứa 5 nhóm –OH

21
- Glucozơ tham gia phản ứng khử Cu2+ và phản ứng với dung dịch AgNO3 / NH3  phân
tử glucozơ chứa nhóm chức –CHO.
- Khi khử glucozơ bằng HI trong ống kín thu được 2-iodhexan rồi n-hexan  chứng tỏ
glucozơ có cấu tạo mạch thẳng (không phân nhánh).
Từ các kết quả thí nghiệm trên, cho phép kết luận rằng glucozơ là một
pentahidroxiandehit có mạch không phân nhánh:

hoặc CH2OH(CHOH)4CHO
Về cấu trúc không gian, do các nguyên tử C số 2, 3, 4, 5 là những nguyên tử cacbon
bất đối (liên kết với 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau), nên glucozơ tồn tại dưới
nhiều dạng đồng phân lập thể khác nhau (24 = 16 đồng phân).
Glucozơ trong thiên nhiên có nhóm OH tại C5 ở bên phải, gọi là D- glucozơ, để phân
biệt với một đồng phân điều chế trong phòng thí nghiệm có nhóm OH tại C 5 ở bên trái và gọi
là L- glucozơ. Chúng được biểu diễn bằng công thức chiếu Fischer dưới đây:

c) Trong dung dịch nước, phân tử glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở (1%) và dạng mạch
vòng 6 cạnh (99%) do phản ứng cộng OH ở C5 vào nhóm C=O theo sơ đồ dưới đây:

22
-glucozơ

-glucozơ
Nhóm OH mới tạo ra ở C 1 trong vòng gọi là nhóm semiaxetal có thể nằm ở phía trên
hoặc phía dưới mặt phẳng của vòng do nhóm CH=O có thể quay xung quanh liên kết C 1-C2.
Ta có:
 Dạng : nhóm semiaxetal nằm phía dưới mặt phẳng của vòng.
 Dạng : nhóm semiaxetal nằm phía trên mặt phẳng của vòng.
Đặc điểm nhóm semiaxetal: nguyên tử H của nhóm OH- semiaxetal linh động hơn
các nguyên tử H của nhóm OH khác (do ở gần nguyên tử O trong vòng nên bị ảnh hưởng hút
electron mạnh bởi nguyên tử oxi đó)  nguyên tử H của nhóm OH- semiaxetal cũng dễ tách
ra và kết hợp với nguyên tử O trong vòng để tạo ra nhóm OH ở C5 và tái tạo lại nhóm CHO 
đó là quá trình mở vòng tạo ra dạng mạch hở (chú ý ở trạng thái rắn glucozơ chỉ tồn tại ở
dạng mạch vòng).
d) Fructozơ là một đồng phân của glucozơ, tồn tại chủ yếu trong thiên nhiên dạng D-
fructozơ (để phân biệt với L- fructozơ được điều chế trong phòng thí nghiệm):

Công thức chiếu Fischer như sau:

23
Ngoài dạng mạch hở, fructozơ cũng có dạng mạch vòng 6 cạnh và 5 cạnh nhưng quan
trọng hơn là vòng 5 cạnh vì nó tồn tại ở gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ:

-fructozơ -fructozơ
- Khác với glucozơ, ở fructozơ nhóm OH-semiaxetal gắn vào nguyên tử C 2. Dạng có
nhóm OH- semiaxetal nằm phía trên vòng và dạng có nhóm OH- semiaxetal nằm
phía dưới vòng (ngược với glucozơ). Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucozơ có
nhóm chức andehit còn trong phân tử fructozơ có nhóm chức xeton.
- Fructozơ tham gia hầu hết phản ứng như glucozơ kể cả phản ứng tráng gương và khử
Cu(OH)2 thành Cu2O, do có thể chuyển thành glucozơ qua trung gian enđiol trong
môi trường bazơ:

- Khác với glucozơ, fructozơ không bị nước brom oxi hóa.


Bài 3. Giải thích ngắn gọn tại sao:
24
a) Ở nhiệt độ phòng glucozơ, fructozơ (M = 180 đvC) đều ở trạng thái rắn, trong khi đó
axit oleic có phân tử khối lớn hơn rất nhiều (M = 282 đvC) lại là chất lỏng?
b) Glucozơ, fructozơ đều tan tốt trong nước?
Hướng dẫn:
a)
Phân tử glucozơ và fructozơ (C 6H12O6) có nhiều liên kết phân cực và có 5 nhóm OH đều
có khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử  lực liên kết giữa các phân tử lớn  t0nc cao  tồn
tại dạng chất rắn.
Phân tử axit oleic (C17H33COOH) gồm hầu hết là các liên kết không phân cực, chỉ có một
nhóm COOH là phân cực tạo liên kết hidro liên phân tử  lực hút giữa các phân tử giảm  t0nc
thấp  tồn tại dạng chất lỏng.
b) Phân tử glucozơ và fructozơ có 6 nguyên tử C mà có tới 5 nhóm OH, đó là những
nhóm ưa nước, tạo được liên kết hidro với nước  tan tốt trong nước.
Bài 4. Từ nhân tế bào người ta tách được một chất có CTPT C 5H10O5 gọi là Ribozơ. Chất
này tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 và làm mất màu nước brom.
Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân cho thấy nó có 4 nhóm OH đính với 4 nguyên tử
cacbon.
a) Xác định các nhóm chức và viết CTCT của Ribozơ.
b) Viết các phương trình phản ứng đã nêu.
Hướng dẫn:

a) C5H10O5 dạng monosaccarit C5(H2O)5 và độ bất bão hòa: . Theo

bài ra có phản ứng tráng gương và làm mất màu nước brom có nhóm CH=O
(nhóm ở monosaccarit cũng có thể chuyển thành được nhóm CH=O nên có
phản ứng tráng gương nhưng không làm mất màu nước brom). Còn lại 4 nhóm OH
đính với 4 nguyên tử C no 4 nhóm OH ancol công thức Ribozơ là:
HOCH2CH(OH)CH(OH)CH(OH)CH=O
b) HOCH2(CHOH)3CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  HOCH2(CHOH)3COONH4 +
2NH4NO3 + 2Ag
HOCH2(CHOH)3CH=O + Br2 + H2O  HOCH2(CHOH)3COOH + 2HBr
II.2 Oligosaccarit
Bài 1: Giải thích ngắn gọn tại sao:
a) Các đisaccarit có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các monosaccarit?
b) Saccarozơ không có tính khử còn mantozơ thì có tính khử?
c) Các đisaccarit tan tốt trong nước?
25
Hướng dẫn:
a) Cấu tạo tương tự nhau, nhưng đisaccarit có khối lượng phân tử lớn gấp đôi so với
monosaccarit hợp thành nó.
b) Khác với saccarozơ, mantozơ có tính khử là do gốc -glucozơ thứ hai có khả năng
mở vòng tạo ra nhóm -CH=O ở nguyên tử C1.
c) Ở mỗi nguyên tử C đều có các liên kết phân cực và các nhóm tạo được liên kết hidro
với nước (C-O-C, O-H).
Bài 2:
a) So sánh tính chất hóa học của saccarozơ và mantozơ.
b) Cho nước brom vào dung dịch saccarozơ và vào dung dịch mantozơ. Trường hợp nào
xảy ra phản ứng và viết phương trình phản ứng.
Hướng dẫn:
a)
Saccarozơ Mantozơ
 Tính chất của poliancol  Tính chất của poliancol
2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu 2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu
 Phản ứng thủy phân  Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ Mantozơ glucozơ glucozơ
 saccarozơ không còn nhóm OH hemiaxetal  Mantozơ còn nhóm OH hemiaxetal tự do
tự do nên không chuyển được thành dạng nên chuyển được thành dạng mạch hở chứa
mạch hở chứa nhóm andehit  không có tính nhóm andehit  có tính khử tương tự glucozơ
khử. (tác dụng AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH-,t0)
b) Ở mantozơ, gốc glucozơ thứ hai có khả năng mở vòng tạo ra nhóm chức andehit vì thế nó
bị oxi hóa bởi nước brom:

Bài 3
a) Hãy viết các phương trình phản ứng của saccarozơ với anhiđrit axetic (lấy dư, xúc tác
OH-).
b) Khi đun nóng sản phẩm phản ứng ở câu a) với dung dịch NaOH và sau đó với dung
dịch HCl sẽ thu được những gluxit nào?
Hướng dẫn:
26
a) C6H7O(OH)4 – O – C6H7O(OH)4 + 8(CH3CO)2O
C6H7O(OCOCH3)4 – O – C6H7O(OCOCH3)4 + 8CH3COOH
b) Khi đun nóng với dung dịch NaOH thì các nhóm este bị thủy phân ta thu được
saccarozơ. Khi đun nóng với dung dịch HCl thì liên kết cầu oxi nối hai gốc glucozơ
và fructozơ (C1-O-C2) bị thủy phân cho ta glucozơ và fructozơ.
Bài 4. Hãy viết CTCT của -mantozơ. Từ đó:
a) Xác định CTCT của -mantozơ, biết rằng nó chỉ khác -mantozơ ở chỗ gốc
glucozơ thứ hai (gốc bên phải) ở dạng .
b) Xác định CTCT của xenlobiozơ, biết rằng nó chỉ khác -mantozơ ở chỗ gốc glucozơ
thứ nhất (gốc bên trái) ở dạng .
c) Dựa vào CTCT hãy dự đoán tính chất của xenlobiozơ.
Hướng dẫn:
CTCT của -mantozơ do 2 gốc -glucozơ liên kết với nhau bởi cầu nối C1-O-C4:

(Gốc -glucozơ thứ nhất) (Gốc -glucozơ thứ hai)

- Mantozơ
a)

- Mantozơ
b)

27
Xenlobiozơ
c) Xenlobiozơ bị phân hủy tạo ra glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức tan màu xanh,
có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 nó có tính chất hóa học tương tự
mantozơ, trừ phản ứng với enzim: Xenlobiozơ không bị phân hủy bởi enzim mantaza
mà bị phân hủy bởi enzim emulsin, còn mantozơ thì ngược lại.
Bài 5.
a) Một số bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh
mạch). Đó là đường gì có phải saccarozơ không, vì sao?
b) Có thể dùng saccarozơ để sản xuất rượu được không, vì sao?
Hướng dẫn:
a) Đường dùng cho bệnh nhân đó là glucozơ. Các tế bào cơ thể không trực tiếp đồng
hóa saccarozơ. Ở bộ máy tiêu hóa saccarozơ bị thủy phân thành fructozơ và glucozơ
(các monosaccarit) rồi nhờ máu dẫn đi cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể.
b) Trong men rượu có các enzim xúc tác cho sự thủy phân saccarozơ thành glucozơ và
fructozơ rồi phân giải glucozơ thành C 2H5OH và CO2. Tuy nhiên đây không phải là
phương pháp kinh tế để sản xuất rượu vì nó dùng nguyên liệu là saccarozơ đắt tiền
hơn so với dùng các nguyên liệu ngũ cốc chứa tinh bột như gạo, ngô, sắn,…
Bài 6. Hãy cho biết:
a) Đường kính, đường phèn, đường thốt nốt, đường cát, đường hoa mai là gì? Giống và
khác nhau như thế nào?
b) Mật ong và mật mía là gì?
c) Làm thế nào để tin rằng đường ở trong cốc trà đường không bị thủy phân?
Hướng dẫn:
a)
Đường kính là saccarozơ kết tinh thành những tinh thể nhỏ không màu. Đường phèn
được kết tinh ở 300C tạo ra những cục lớn. Đường thốt nốt lấy từ quả thốt nốt. Đường cát là
những tinh thể nhỏ màu gần như cát vàng. Đường hoa mai là những tinh thể nhỏ màu gần
như hoa mai vàng. Màu vàng của đường cát và đường hoa mai là của tạp chất chưa bị loại
hết. Các loại đường kể trên đều là saccarozơ, chỉ khác nhau về nguồn gốc, cách kết tinh và
một số tạp chất khác.
28
b)
Mật ong do ong sản xuất ra, đó là một dung dịch quá bão hòa fructozơ, glucozơ,
saccarozơ. Ngoài ra còn có các chất khác với lượng nhỏ như protein, vitamin, chất khoáng,
chất thơm,… Tỉ lệ các loại đường kể trên có thay đổi nhưng thường là vào khoảng 42%
fructozơ, 34% glucozơ và 24% saccarozơ.
Mật mía được tạo ra bằng cách cô đặc nước mía đã được loại bớt tạp chất. Tùy theo mức
độ cô đặc người ta có thể thu được mật ở dạng dung dịch nhớt, sánh màu nâu đậm, hoặc
dạng quánh dẻo như keo. Mật mía chủ yếu là saccarozơ.
c) Bằng phản ứng tráng bạc (dung dịch AgNO3/ NH3  Ag).
Bài 7. Mạch nha là gì? Nêu ứng dụng? Được sản xuất như thế nào? Thành phần hóa học
khác tinh bột như thế nào?
Hướng dẫn:
Mạch nha là một thực phẩm chế từ tinh bột, đó là một hỗn hợp đisaccarit,
oligosaccarit, đextrin và một ít nước ở dạng quánh, dẻo có màu trắng ngà hoặc hơi vàng,
dùng để làm kẹo bánh.
Mạch nha được làm như sau: Tinh bột (sắn, khoai) được nấu nhừ, để nguội rồi thêm
vào đó mầm mạ (hạt lúa nảy mầm) nghiền nhỏ và ủ ở nhiệt độ thích hợp, đến khi thử bằng I 2
không còn màu xanh là được. Trong mầm mạ có các enzim xúc tác cho sự thủy phân tinh bột
thành đextrin và các oligosaccarit mantozơ.
II.3. Polisaccarit
Bài 1
a) Tinh bột là gì? Amilozơ và amilopectin là gì? Cấu tạo như thế nào? Vì sao chúng không
cho phản ứng tráng gương?
b) So sánh và giải thích tính tan trong nước của amilozơ và amilopectin.
c) Xenlulozơ là gì? Cấu tạo như thế nào? Hãy nêu điểm khác về cấu tạo giữa tinh bột và
xenlulozơ.
d) Vì sao xenlulozơ và amilopectin đều có nhiều nhóm -OH nhưng cả 2 đều không tan trong
nước.
e) Vì sao xenlulozơ và tinh bột đều không có phản ứng tráng gương, không phản ứng với
Cu(OH)2.
Hướng dẫn:
a) Tinh bột là polisaccarit, hợp thành từ nhiều gốc -glucozơ, gồm 2 loại phân tử mạch
không phân nhánh (amilozơ) và có nhánh (amilopectin).
Tinh bột thực vật chủ yếu là dạng amilozơ trong khi amilopectin chiếm thành phần lớn trong
tinh bột động vật (glicogen có trong gan).
29
 Amilozơ (tinh bột dạng không nhánh): Các gốc -glucozơ liên kết với nhau ở nguyên tử
C1 của gốc này với nguyên tử C 4 của gốc kia qua một nguyên tử oxi (C 1-O-C4) tạo thành một
chuỗi dài không phân nhánh (C6H10O5)n với n biến đổi trong khoảng 400 – 1000:

Cầu nối -1,4-glicozit


 Amilopectin (tinh bột dạng mạch phân nhánh): Các gốc -glucozơ liên kết với nhau chủ
yếu theo kiểu C1-O-C4 như ở amilozơ, nhưng còn có một số ít liên kết theo kiểu C 1-O-C6 làm
cho phân tử trở thành phân nhánh.
Mỗi nhánh chứa khoảng 20-25 gốc -glucozơ, toàn phân tử có tới hàng vài ngàn gốc -
glucozơ, khối lượng phân tử lên tới hàng triệu đvC:

Cầu nối
-1,6-glicozit

Cầu nối -1,4-glicozit

 Hầu hết các gốc -glucozơ nối với nhau bởi nhóm C1-O-C4 hoặc C1-O-C6 không có
khả năng mở vòng tạo ra nhóm chức andehit để tham gia phản ứng tráng gương.
b) Amilozơ và amilopectin đều có nhiều nhóm OH trong phân tử (nhóm ưa nước). Khối
lượng phân tử của amilopectin rất lớn (hàng triệu đvC), phân tử có mạch phân nhánh
cuộn lại thành dạng “viên” lớn nên không tan được trong nước. Phân tử amilozơ nhỏ

30
hơn nhiều (khối lượng phân tử khoảng dưới 200.000 đvC) vì thế dễ tan hơn
amilopectin. Người ta có thể tách được amilozơ ra khỏi tinh bột bằng cách hòa tan
vào nước ở 700C.
c) Xenlulozơ là một polisaccarit có công thức phân tử (C 6H10O5)n , khối lượng phân tử từ
1 đến 2,4 triệu đvC. Phân tử xenlulozơ gồm hàng vạn gốc -glucozơ liên kết với
nhau theo kiểu C1-O-C4 tạo thành mạch dài không phân nhánh:

Vì ở mỗi gốc -glucozơ còn 3 nhóm OH tự do, nên có thể viết công thức thu gọn của
xenlulozơ như sau:

[C6H7O2(OH)3]n hoặc

 Điểm khác nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ: Xenlulozơ gồm những gốc -
glucozơ, tinh bột gồm các gốc -glucozơ. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, phân tử
amilopectin trong tinh bột thì phân nhánh.
d) Số nhóm OH tự do trong xenlulozơ và amilopectin là ít hơn so với glucozơ, phân tử
xenlulozơ lại cuộn với nhau thành bó gắn kết bởi các lực hút và liên kết hidro liên
phân tử. Phân tử amilopectin cũng rất lớn, co cuộn lại thành “viên”, gắn kết bởi các
liên kết hidro nội phân tử Vì vậy cả hai đều không tan trong nước.
e) Phân tử amilozơ, amilopectin và xenlulozơ gồm hàng ngàn, hàng vạn mắc xích
glucozơ. Các mắc xích glucozơ ở giữa mạch đều không có khả năng mở vòng tạo ra
nhóm chức andehit (chỉ có một số không đáng kể ở đầu mạch) không có phản ứng
với dung dịch AgNO3/ NH3 và Cu(OH)2/ OH-
Bài 2. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đun sôi lên thấy mất màu, để
nguội lại xuất hiện màu xanh.
b) Nhỏ dung dịch iot vào một lát sắn hoặc một lát chuối xanh thấy chúng chuyển từ màu
trắng sang xanh. Nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn hoặc cây chuối thì
không thấy chuyển màu.
c) Trong hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

31
d) Cơ thể người không tiêu hóa được xenlulozơ trong khi động vật nhai lại (trâu, bò,…)
lại tiêu hóa được một cách dễ dàng.
Hướng dẫn:
a) Iot tạo phức với amilozơ cho màu xanh. Liên kết giữa phân tử I 2 với amilozơ kém
bền, khi đun nóng phức bị phân hủy thành các hợp phần, khi để nguội chúng lại kết
hợp thành phức ban đầu (cho màu xanh).
b) Trong củ sắn hoặc quả chuối xanh có chứa nhiều tinh bột. Còn ở thân cây sắn và cây
chuối chủ yếu là xenlulozơ.
c) Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm
thành cây con.
d) Liên kết giữa các gốc glucozơ ở tinh bột là liên kết -glucozit còn ở xenlulozơ là liên
kết -glucozit. Ở bộ máy tiêu hóa của người chỉ chứa các enzim thủy phân được liên
kết -glucozit tức là chuyển tinh bột thành glucozơ, còn xenlulozơ không bị biến đổi
gì mà chỉ làm chất độn cần thiết cho sự tiêu hóa các chất khác. Ở dạ dày của một số
động vật nhai lại như trâu, bò,… có các vi sinh vật tiết ra các enzim xenlulaza thủy
phân được liên kết -glucozit tức là chuyển được xenlulozơ thành glucozơ tiêu
hóa được xenlulozơ.
Bài 3: Khi thủy phân không hoàn toàn xenlulozơ người ta thu được một đisaccarit là
xenlobiozơ (C12H22O11).
a) Dựa vào CTCT của xenlulozơ hãy viết CTCT của xenlobiozơ.
b) So sánh xenlobiozơ với mantozơ về cấu tạo và tính chất hóa học.
Hướng dẫn:
a) Các gốc glucozơ trong xenlulozơ đều ở dạng xenlobiozơ là đisaccarit gồm 2
gốc -glucozơ nối với nhau bởi liên kết C1-O-C4:

Liên kết -glucozit


b)  Về cấu tạo mantozơ chỉ khác xenlobiozơ ở chỗ liên kết C 1-O (ở nhóm C1-O-C4) là
liên kết -glucozit.

32
 Về tính chất hóa học chúng tương tự nhau: bị thủy phân bởi axit cho 2 phân tử glucozơ,
hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh, có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH) 2 về
Cu2O,…
Chúng có điểm khác nhau là mantozơ bị thủy phân bởi enzim mantaza mà không bị phân
hủy bởi enmulsin, còn xenlobiozơ thì ngược lại.
II.4 Tổng hợp
Bài 1. Để so sánh độ ngọt của các loại đường, người ta chọn độ ngọt của glucozơ làm đơn
vị, khi đó độ ngọt của một số saccarit và saccarin (đường hóa học có CTPT là C 7H5O3NS và

CTCT là được điều chế từ toluen) là như sau:


Chất ngọt Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Saccarin
Độ ngọt 1 1,65 1,45 435
a) Saccarin có thuộc loại saccarit không? Tại sao?
b) Để pha chế một loại nước giải khát, người ta dùng 30 gam saccarozơ cho 1 lít nước.
Hỏi nếu dùng 30 gam saccarin thì sẽ được bao nhiêu lít nước có độ ngọt tương đương
với loại nước giải khát đã nêu.
c) Saccarin dùng để làm gì? Vì sao không nên lạm dụng saccarin trong chế biến đồ ăn, đồ
uống?
Hướng dẫn:
a) Saccarin (C7H5O3NS) không thuộc loại saccarit vì công thức phân tử không có dạng
cacbohidrat Cn(H2O)m và cấu tạo cũng không có gì giống với saccarit.
b) Saccarin ngọt gấp 300 lần saccarozơ (435 : 1,45 = 300) cùng một khối lượng như
nhau từ saccarin tạo ra được thể tích nước ngọt gấp 300 lần so với saccarozơ: 1 lít
300 = 300 lít.
c) Saccarin dùng làm chất ngọt cho những người có bệnh phải kiêng đường, và dùng để
tăng thêm vị ngọt cho kẹo bánh. Nó chỉ đơn thuần để gây vị ngọt mà không có giá trị
về mặt dinh dưỡng vì thế không nên lạm dụng.
Bài 2. Xác định X, Y trong mỗi sơ đồ sau và viết các phương trình phản ứng:
a) C6H12O6  X  CH3COOH b) C6H12O6  Y  CaCO3
Hướng dẫn:
a) X là C2H5OH
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ; C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
b) Y là CO2
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ; CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

33
Bài 3. Hợp chất A là những tinh thể không màu, có vị ngọt, tan dễ trong nước. Khi thủy
phân, chất A tạo nên 2 chất có khối lượng phân tử gần bằng nhau, một trong 2 chất đó là
chất B có khả năng tham gia phản ứng tráng gương tạo thành chất C còn chất kia không
tham gia. Nêu các công thức có thể có của các chất A, B và C. Viết phương trình phản ứng
đã nêu.
Hướng dẫn:
A là saccarozơ, B là glucozơ, C là axit gluconic
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
HOCH2(CHOH)4CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2NH4NO3
+ 2Ag
HOCH2(CHOH)4COONH4 HOCH2(CHOH)4COOH (axit gluconic)
Bài 4. Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng
tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của
enzim của vi khuẩn lacticaxit, chất B tạo nên chất C có hai loại chức hóa học. Chất C có thể
được tạo nên khi sữa bị chua. Viết công thức của các chất A, B, C và các phương trình phản
ứng.
Hướng dẫn:
A là tinh bột, B là glucozơ, C là axit lactic
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
(A) (B)
Bài 5. Hợp chất A là chất rắn dạng sợi, không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ
thông thường. Khi tác dụng với lượng dư axit nitric, hợp chất A biến thành este B, còn khi
tác dụng với lượng dư anhidrit axetic, biến thành este C. Viết công thức của các chất A, B, C
và phương trình phản ứng.
Hướng dẫn:
A là xenlulozơ, B là trinitrat xenlulozơ, C là triaxetat xenlulozơ.
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n
(A) (B)
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nCH3COOH
(A) (C)

CHƯƠNG III: PHÂN DẠNG BÀI TẬP VỀ GLUXIT


III.1 PHẢN ỨNG CACBOHIDRAT VÀ CẤU HÌNH
 Biểu diễn cấu trúc các monosaccarit
34
Công thức wedge-dash, đường Zigzag, Haworth, Cấu dạng công thức Fisher
 Zigzag line (đường Zigzag)

 Công thức Haworth

 Cấu dạng

 Công thức wedge-dash

Bài 1: (bài tập chuẩn bị ICHO 29)

35
-D-(+)Mannopiranoza là epime của -D-(+)Glucopiranoza. Hãy viết cấu trúc của nó ở
cấu dạng ghế bền vững nhất. Cho biết các sản phẩm phản ứng của -D-(+)Mannopiranoza
với các chất sau:
a) Cu2+ (đệm pH > 7)
b) Br2, H2O (pH = 6)
c) HNO3
d) CH3OH, HCl khan
e) Sản phẩm (d) + (CH3)2SO2, NaOH
f) 1) NaBH4 2) H2O
g) 5HIO4
h) Anhidrit axetic dư trong piridin
i) 3 mol phenylhidrazin, H+
j) 1. Br2/H2O 2) Fe (III) sunfat, H2O2
k) 1. HCN 2) Ba(OH)2 3) H3O+ 4) Na-Hg, H2O, pH=3-5
Hướng dẫn:
Cấu trúc của -D-(+)Mannopiranoza:

(cấu trúc bền nhất vì 2 nhóm –OH ở C1 và C2 ở vị trí trans xa nhau nhất, không tương tác với
nhau  bền.
Các sản phẩm phản ứng:
a) b) c)

d) e) f)

36
g) h) i)

5 đương lượng 1 đương lượng

j) k)

Bài 2: (ICHO lần 26, năm 2002)


a) Vẽ công thức Haworth của -D-glucozơ. Đánh dấu (khoanh tròn) nguyên tử cacbon
tạo nhóm andehit trong công thức này.
b) Vẽ công thức Haworth của -L-glucozơ. Chỉ ra cấu hình R/S của nguyên tử C1
c) Viết công thức cấu tạo của D-erythrozơ và D-threozơ. Cho biết tên (bao gồm cả R/S)
của D-erythrozơ theo IUPAC.
d) Liệu có thể oxi hóa D-erythrozơ và D-threozơ thành các axit tương ứng không? Làm
sao có thể phân biệt chúng với nhau?
Hướng dẫn:
a) b)
37
c)

e) Axit D-erithraric (axit R,S-dihidroxibutanoic hoặc axit tartric không hoạt động)
không đối xứng, còn axit D-threaric hoạt động quang học.
Bài 3: (đề thi chọn ĐTQG dự thi ICHO – 2009)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

a) Viết công thức cấu trúc của A (có biểu diễn cấu hình của từng nguyên tử cacbon bất
đối). A thuộc dãy nào (D hay L) và dạng α-glicozit hay
b) Viết công thức cấu tạo của B và C biết rằng B không chứa nhóm cacbonyl. Giải thích
sự tạo thành B.
c) Vì sao B không chứa nhóm cacbonyl mà vẫn bị khử bởi hiđro?
Hướng dẫn:
a) Cấu trúc của A là:
Nó thuộc dãy L, loại -glicozit

38
b) Sau khi phản ứng với HIO4, một nhóm anđehit bị hiđrat hoá thành gem điol, chất này tạo
vòng với nhóm anđehit thứ hai, tiếp theo là phản ứng metyl hoá.

c) Dưới tác dụng của nhiệt, B mở vòng, bị đehiđrat hoá trở lại anđehit và do đó bị khử.
Bài 4: a) Viết công thức cấu trúc của hai lacton vòng 6 cạnh với cùng một kích thước vòng,
được hình thành từ axit glucaric (axit anđaric của glucozơ)
b) Mỗi lacton ở câu a được khử thành axit anđonic, lacton của axit này khi tương tác với
Na/Hg và CO2 sẽ cho anđohexozơ. Hãy cho biết cấu trúc và chỉ rõ phả hệ của mỗi
anđohexozơ
Hướng dẫn:
a)

b)

Khử

Quay 1800 theo


chiều kim đồng hồ

39
Khử

Bài 5.
a) L-anđozơ nào sẽ cho cùng một axit anđaric như là D-mannozơ?
b) Axit anđaric của D- và L-mannozơ có quan hệ với nhau như thế nào?
Hướng dẫn
a) Không có
b) Axit anđaric của D- và L-mannozơ là các đối quang.

Bài 6 : Gọi tên các gluxit A, B và C trong cấu trúc sau:

Hướng dẫn
(A) 2-amino-2-đezoxi-D-glucozơ (D-glucozamin)
(B) 2-flo-2-đezoxi-D-glucozơ
(C) 6-đezoxi-L-galactozơ (L-fucozơ)
40
Bài 7:
a) Vẽ cấu trúc mạch hở của ba đồng phân 2-xetohexozơ của D-fructozơ
b) Đồng phân nào không cho meso anđitol khi khử?
c) Đồng phân nào có cùng ozazon như D-galactozơ?
Hướng dẫn:
a) Dãy D có nhóm OH ở C5 bên phía phải:

D-pxicozơ D-socbozơ D-tagatozơ


b) D-socbozơ cho:

Cả hai đều là quang hoạt


c) Đồng phân D-tagatozơ có cùng ozazon như D-galactozơ
Bài 8: Các D-andohexozơ nào khi oxi hóa bằng HNO3 sẽ cho axit meso-anđaric
Hướng dẫn:
Có hai chất

Bài 9: Người ta thực hiện dãy chuyển hóa sau:

41
Hãy cho biết cấu hình của sản phẩm tạo thành nếu đi từ chất đầu là D-glixeranđehit
Hướng dẫn:

Bài 10:
a) Đề nghị một hay nhiều cấu tạo vòng với hóa lập thể có thể có của D-Tagalozơ trong
dung dịch bằng công thức chiếu Harworth:

b) Hai sản phẩm với cùng công thức phân tử C6H10O6 thu được khi D-arabinozơ được
cho tác dụng với natri xianua trong môi trường axit rồi thủy phân kế tiếp cũng trong
môi trường axit. Viết cấu tạo kèm hóa học lập thể có thể có của hai hợp chất và chúng
được tạo thành như thế nào?

42
c) Khi một đisaccarit (có tính khử) là turanozơ được đem thủy phân, thu được D-
glucozơ và D-fructozơ với số mol bằng nhau và bằng số mol saccarit đã dùng. Metyl
hóa turanozơ với metyl iodua có mặt bạc oxit rồi thủy phân kế tiếp tạo thành 2,3,4,6-
tetra-O-metyl-D-fructozơ. Hãy đề xuất cấu tạo có thể có của turanozơ mà không cần
xác định hóa học lập thể tại các vị trí anome.
Hướng dẫn:
a) Các công thức chiếu Haworth có thể có của Tagalozơ:

b) Các phản ứng xảy ra:

43
c) Công thức cấu tạo có thể có của turanozơ (không chú ý đến mặt lập thể tại các vị trí
anome)

Bài 11: Một monosaccarit A có khối lượng phân tử là 150Da. Khi xử lí A với NaBH 4 thì
sinh ra hai đồng phân lập thể B và C không có tính quang hoạt.
1. Vẽ công thức cấu tạo của A, B và C bằng cách sử dụng công thức chiếu Fischer.
2. Xác định cấu hình tuyệt đối của các chất từ A đến C bằng cách sử dụng hệ danh pháp
CIP (Cahn-Ingold-Prelog).
3. Hãy xác lập mối quan hệ về mặt lập thể giữa các đồng phân quang học của B.
Hướng dẫn:
1-2

44
Một monosaccarit có công thức chung là C n(H2O)n. Tất nhiên, với khối lượng phân tử là 150
Da thì công thức chỉ có thể là C 5(H2O)5. Sau phản ứng khử thì B và C là hai đồng phân duy
nhất không hoạt động quang học. Hai sản phẩm này có thể được coi là tiền chất của A. Nếu
hai nhóm chỉ khác nhau ở khả năng quang học thì đồng phân R sẽ có khả năng hình thành
cao hơn đồng phân S.
3.

Bài 12 (đề thi chọn ĐTQG dự thi IchO-2008)


Viết sơ đồ phản ứng oxi hóa D-glucozơ tạo thành axit anđonic và axit anđaric, công thức
Haworth các mono và đi γ-lacton của chúng và gọi tên các lacton ấy.
45
Hướng dẫn
Các sản phẩm oxi hoá D-glucozơ và các lacton của nó:

III.2 ĐIỀU CHẾ, TỔNG HỢP CÁC GLUXIT


 Chuyển hóa các monosaccarit
 Chuyển hóa giữa các monosaccarit có cùng số nguyên tử cacbon:
Andozơ  andozơ; Andozơ  xetozơ; xetozơ  andozơ
- Đồng phân hóa
+ Trong môi trường kiềm, qua bước tạo thành endiol:
Andozơ  xetozơ; xetozơ  2 epime andozơ
+ Qua bước tạo thành ozon
Andozơ  xetozơ
+ Qua bước tạo thành axit andonic, tiếp theo đồng phân hóa trong pyridin (tách ra dưới dạng
lacton, sau đó khử với Na/Hg, pH = 3-5; có thể dùng NaBH4).
Andozơ  2 epime andozơ
- Qua bước tạo thành dẫn xuất isopropyliden, thay đổi cấu hình C3
D-Glucozơ  D-Allozơ và D-Glucozơ

46
 Chuyển hóa thành các monosaccarit có số nguyên tử cacbon tăng hoặc giảm:
Hexozơ  heptozơ; Hexozơ  pentozơ, …
- Tăng mạch cacbon (tạo ra cặp đồng phân C2-epime)
+ Phương pháp xyanohidrin (Kiliani-Fisher)
1) HCN ; 2) H3O+ ; 3) khử lacton với Na/Hg
+ Phương pháp nitrometan
1) CH2NO2Na ; 2) phản ứng Nef (nhờ dung dịch axit)
- Cắt mạch cacbon (mất 1C*)
+ Phương pháp Ruff
1) [O] ; 2) Ca2+, H2O2/Fe3+; 3) –CO2
+ Phương pháp Wohl
1) NH2OH ; 2) (AcO)2O chuyển thành hợp chất nitril; 3) Ag2O/NH3 loại HCN;
+ Phương pháp thoái biến amit
1) chuyển thành amit của axit andonic ; 2) HOCl/Na 2CO3; 3) loại nhóm HN=C=O (có thể
viết qua bước loại CO2 thành amin bậc 1, sau đó loại tiếp NH3)
Bài 1: THPT chuyên Hà Nội – thi thử 2010
Các cacbohydrat tự nhiên đều được tổng hợp quang hóa trong cây xanh. Tuy nhiên các
cacbohydrat không có trong tự nhiên có thể được tổng hợp bằng con đường nhân tạo. Sơ đồ
dưới đây là sơ đồ tổng hợp L-ribozơ. Hoàn chỉnh sơ đồ tổng hợp sau:

47
Hướng dẫn:
Công thức cấu tạo các sản phẩm trung gian:

A B

C
D

H
E
Bài 2 (câu 4.2 Đề thi chọn HSGQG-2011)
D-Galactopiranozơ được chuyển hóa thành axit ascorbic theo sơ đồ sau:

48
Viết các tác nhân (a), (b), (c), (f), (g) và công thức lập thể phù hợp với đề bài của các hợp
chất hữu cơ D- Galactopiranozơ, A, B, F, H. Biết rằng, ở giai đoạn cuối cùng xảy ra sự thủy
phân, tautome hóa và lacton hóa.
Hướng dẫn:
Các tác nhân (a), (b), (c), (f), (g)
(a) (CH3)2C=O / H+ (b) KMnO4
(c) H2O/ H2SO4 (f) C6H5NHNH2 dư (g) C6H5CH=O/ H+
Công thức lập thể của các hợp chất hữu cơ D-galactopiranozơ, A, B, F, H

A B

F
H
Bài 3. Viết sơ đồ các phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa: D-glucozơ  L-glucozơ.
Hướng dẫn:

49
Bài 4. Viết sơ đồ phản ứng điều chế rượu etylic trong công nghiệp từ:
a) Tinh bột
b) Xenlulozơ
c) Etilen
So sánh ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.
Hướng dẫn:
a) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2
Tinh bột glucozơ
b) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2
Xenlulozơ glucozơ
c) CH2=CH2 + H2O CH3CH2OH
Etilen
Nhận xét:
 Phương pháp a) đi từ nguyên liệu chứa tinh bột, công nghệ và trang thiết bị vừa phải, thích
hợp với các nước có nguồn tinh bột dồi dào mà không có nhà máy hóa dầu để cung cấp
etilen. Sau khi chưng cất người ta thu được cồn thực phẩm và pha chế thành rượu uống.
50
 Phương pháp b) xảy qua nhiều giai đoạn và rượu thu được thường nhiều tạp chất độc hại
nên không dùng để uống mà chỉ dùng cho mục đích công nghiệp.
 Phương pháp c) dùng nguyên liệu rẻ tiền nhưng phải gắn với công nghiệp hóa dầu, đòi hỏi
trang thiết bị đắt tiền, rượu thu được có nhiều tạp chất độc hại không thể uống được.
Bài 5. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sản xuất cao su Buna từ tinh bột.
a) Hãy viết sơ đồ các phản ứng làm cơ sở cho việc sản xuất cao su Buna từ tinh bột.
b) Ngày nay người ta sản xuất cao su Buna như thế nào? Vì sao không dùng phương
pháp trên nữa.
Hướng dẫn:
a) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2
2nC2H5OH nCH2=CH-CH=CH2 + 2nH2O + nH2
nCH2=CH-CH=CH2 (- CH2-CH=CH-CH2-)n

b) CH3-CH2-CH2-CH3 CH2=CH-CH=CH2 (- CH2-CH=CH-CH2-)n


Nhận xét: Phương pháp đi từ tinh bột thì nguyên liệu đắt tiền, qua nhiều giai đoạn nên giá
thành cao.
Bài 6. Từ một monosaccarit, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế chất A và B:

Hướng dẫn:
Điều chế A:

D-mannozơ

D-iđozơ

51
Điều chế B

Bài 7. Viết công thức Fischer của các chất C và D trong dãy chuyển hóa sau:

Hướng dẫn:
Công thức Fisơ của các hợp chất C và D:

Bài 8: Từ pentozơ, hãy viết sơ đồ chuyển hóa thành axit ađipic qua giai đoạn tạo thành
fufuran
Hướng dẫn:

Bài 9: (đề Quốc Gia 2001)


Viết phương trình phản ứng điều chế D-fructozơ từ D-glucozơ, biết rằng D-glucozazon khi
tác dụng với benzandehit tạo thành ozon của D-glucozơ (HOCH2(CHOH)3COCHO).
Hướng dẫn:
52
Bài 10. Viết sơ đồ các phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa: D-glucozơ  L-glucozơ.
Hướng dẫn:

Bài 11: (bài tập chuẩn bị ICHO 29)


53
Các monosaccarit như glucozơ và allozơ là các epime ở nguyên tử cacbon thứ ba. Hãy đưa
ra sơ đồ tổng hợp để epime hóa glucozơ thành allozơ.
Hướng dẫn:
Có thể đưa ra sơ đồ sau đây:
1. Việc bảo vệ tất cả các nhóm hidroxi khác bằng cách xử lí glucozơ với axeton có xúc tác
axit.

2. Khi oxi hóa 1,2,5,6-O-diisopropiliden- -D-glucofuranozơ bằng phức CrO3-piridin chỉ có


một nhóm hidroxi ở cacbon thứ ba không được bảo vệ mới bị chuyển hóa.

3. Việc khử nhóm xeton bằng NaBH4 sẽ thu được dẫn xuất của allozơ với hiệu suất gần 90%

4. Giải phóng nhóm chức bằng axit mạnh, thông thường dùng CF3COOH

Chắc chắn rằng đây không phải là cách duy nhất để đạt được sự epime hóa. Bằng cách lựa
chọn thay thế các bước 2 và 3 thì sự nghịch đảo (quay cấu hình) có thể được thực hiện bằng
54
cách mới đầu điều chế dẫn xuất tosyl của 1,2,5,6-O-diisopropiliden- -D-glucofuranozơ.
Tiếp theo phản ứng với ion OH- xảy ra theo cơ chế SN2 với sự quay cấu hình.
III.3 XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TRÚC CỦA MONOSACCARIT
Bài 1: Từ lõi ngô, người ta tách được một monosaccarit là ribozơ có công thức phân tử
C5H10O5. Bằng thực nghiệm, người ta thấy chất này khử được AgNO 3 trong NH3 tạo ra kim
loại Ag; làm mất màu dung dịch Br 2; hòa tan Cu(OH)2/H2O ở nhiệt độ thường tạo thành
dung dịch màu xanh lam; bị khử hoàn toàn bởi HI tạo ra pentan.
a) Xác định công thức cấu tạo mạch hở của ribozơ.
b) Viết các phương trình hóa học xác định cấu tạo của ribozơ.
c) Có bao nhiêu đồng phân quang học có cùng công thức cấu tạo như ribozơ?
Hướng dẫn:

a)  Độ không no của phân tử:

 Gluxit tham gia phản ứng tráng gương và làm mất màu dung dịch brom (Br 2/H2O) có
nhóm –CHO trong phân tử (mạch cacbon còn lại no và mạch hở).
Gluxit C5H10O5 CH3CH2CH2CH2CH3 (pentan)
mạch cacbon của gluxit là mạch không phân nhánh.
 Dung dịch gluxit này hòa tan Cu(OH)2 (nhiệt độ thường) tạo thành dung dịch màu xanh
lam có nhiều nhóm –OH (mỗi nhóm gắn với 1 nguyên tử cacbon) cạnh nhau.
Vậy cấu tạo mạch hở của gluxit này là: CH2OH(CHOH)3CHO
b) Các phương trình hóa học
CH2OH(CHOH)3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH(CHOH)3COONH4 + 2Ag + 3NH3 +
H2O
CH2OH(CHOH)3CHO + Br2 + H2O CH2OH(CHOH)3COOH + 2HBr
CH2OH(CHOH)3CHO + 10HI CH3(CH2)3CH3 + 5I2 + 5H2O
2C5H10O5 + Cu(OH)2 (C5H9O5)2Cu + 2H2O
c) Số đồng phân quang học bằng 2n (với n là số nguyên tử cacbon bất đối C* có trong
phân tử hợp chất). Vậy số đồng phân quang học là 23 = 8
Bài 2: Từ monosaccarit X (gây nên vị ngọt đậm cho xoài, dứa chín,…) có công thức phân tử
C6H12O6 điều chế ra dẫn xuất hidroxinitrin. Khi khử hóa sản phẩm thủy phân dẫn xuất
hidroxinitrin thu được axit 2-metylhexanoic.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo mạch hở của X
b) Viết công thức cấu trúc dạng mạch vòng (chủ yếu) của X
c) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn:
55
a) Axit 2-metylhexanoic: CH3CH2CH2CH2CH2(CH3)COOH
Sản phẩm của sự thủy phân dẫn xuất hidroxinitrin là:
CH2OH(CHOH)3C(OH)(COOH)CH2OH
Dẫn xuất hidroxinitrin là CH2OH(CHOH)3C(OH)(CN)CH2OH
Monosaccarit X là: CH2OH(CHOH)3-CO-CH2OH
Vì X gây nên vị ngọt đậm cho xoài, dứa,… nên X là fructozơ
b) Cấu trúc dạng mạch vòng của X
Fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng , vòng 5 hoặc 6 cạnh

c) Các phương trình hóa học xảy ra:


CH2OH(CHOH)3COCH2OH + HCN CH2OH(CHOH)3C(OH)(CN)CH2OH
Dẫn xuất hiđroxinitrin
CH2OH(CHOH)3C(OH)(CN)CH2OH + 2H2O CH2OH(CHOH)3C(OH)
(COOH)CH2OH + NH3
CH2OH(CHOH)3C(OH)(COOH)CH2OH+12HI CH3(CH2)3CH(CH3)COOH+6I2+6H2O
axit-2-metylhexanoic
Bài 3: Từ mật ong, người ta tách được một monosaccarit có công thức phân tử C 6H12O6.
Bằng thực nghiệm, người ta thấy chất này có các tính chất sau:
+ Tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH tạo ra kim loại Ag.
+ Dung dịch của nó hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam
+ Không làm mất màu dung dịch Br2
+ Tác dụng với (CH3CO)2O dư (có một ít H2SO4 đặc xúc tác) tạo ra este có 5 nhóm axetat
+ Khi khử hoàn toàn bởi HI tạo ra hexan
a) Đề nghị cấu tạo dạng mạch hở của cacbohidrat này
b) Trong môi trường kiềm nó có thể chuyển hóa thành các đồng phân mạch hở nào?
Hướng dẫn:
a) Phân tích các dữ kiện thực nghiệm:
 Khử hoàn toàn cho hexan (n-hexan) 6 nguyên tử cacbon trong phân tử tạo thành một
mạch hở không phân nhánh.
 Hòa tan Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam) phân tử có
nhiều nhóm OH kề nhau.
56
 Phản ứng với anhiđrit axetic tạo este chứa 5 gốc axetat phân tử có 5 nhóm OH.
 Không phản ứng với Br2 (dung dịch) phân tử không có liên kết đôi C=C, không có
nhóm andehit –CHO.

Vì có liên kết đôi C=O (xeton).

 Vì có khả năng tham gia phản ứng tráng gương phân tử có khả năng chuyển hóa thành
nhóm chức –CHO (nhóm OH tác dụng với nhóm C=O).
Vậy cacbohidrat này có cấu tạo mạch hở là:
CH2(OH)-CH(OH)-CH(OH)-CH(OH)-CO-CH2OH
Vì có trong mật ong nên nó có thể là fructozơ.
b) Trong môi trường kiềm yếu, có sự chuyển hóa đồng phân:

Bài 4: (bài tập chuẩn bị ICHO 29)


D-andotetroza A khi phản ứng với axit nitric cho một hợp chất không hoạt động quang học.
Cũng andotetroza này khi phản ứng với HCN tiếp theo với dung dịch nước Ba(OH)2 cho hai
axit andonic epime B và C. Các axit andonic này nằm trong cân bằng với các -andonlacton
D và E tương ứng của chúng. Xử lí hỗn hợp này với Na-Hg và nước ở pH 3-5 thu được các
chất F và G tương ứng. Oxi hóa F bằng axit nitric thu được axit andaric không hoạt động
57
quang học, trong khi đó thực hiện phản ứng này với G lại thu được axit andaric hoạt động
quang học I.
Cho biết cấu trúc của các chất A-I?
Hướng dẫn:
Chỉ D-anđotetroza cho sản phẩm không hoạt động khi oxi hóa bằng axit nitric:

A cho B và C khi xử lí với HCN tiếp theo với dung dịch nước Ba(OH)2 :

Các -andonlacton D và E của chúng là:

Hỗn hợp cân bằng trên khi xử lí với Na-Hg và nước ở pH =3-5 cho F và G. Các chất này khi
oxi hóa bằng axit nitric cho axit andaric không hoạt động H và axit andaric hoạt động quang
học I:

58
Bài 5: Hợp chất A (C4H6O3) quang hoạt, không tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với
anhidrit axetic tạo ra dẫn xuất monoaxetat. Khi đun nóng với metanol, A chuyển thành chất
B (C5H10O4). Dưới tác dụng của axit vô cơ loãng, B cho metanol và C (C 4H8O4). C tác dụng
với anhidrit axetic tạo ra dẫn xuất triaxetat, tác dụng với NaBH 4 tạo ra D (C4H8O4) không
quang hoạt. C tham gia phản ứng tráng bạc tạo thành axit cacboxylic E (C 4H8O5). Xử lí amit
của E bằng dung dịch loãng natri hipoclorit tạo ra D-(+)-glyxerandehit (C 3H6O3) và amoniac.
Vẽ cấu trúc của A, B, C, D và E.
Hướng dẫn:

III.4 XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TRÚC CỦA ĐISACCARIT, TRISACCARIT
 Xác định cấu trúc toàn phần của một oligosaccarit (đi, trisaccarit,…)
Cần phải biết:
+ Các monosaccarit hợp thành
+ Dạng vòng của mỗi monosaccarit
+ Vị trí monosaccarit này với monosaccarit kia
+ Cấu hình hay của liên kết giữa các monosaccarit

59
Chứng minh các monosaccarit cấu tạo nên trisaccarit bằng cách thủy phân với dung
dịch axit vô cơ loãng. Sau đó nhận dạng các monosaccarit tạo ra do phản ứng thủy phân.
Vị trí của monosaccarit này nối với monosaccarit kia được xác định bằng cách metyl
hóa hoàn toàn trisaccarit đó (tác nhân CH 3I/ Ag2O hoặc (CH3)2SO4 và NaOH), sau đó thủy
phân và nhận dạng các metyl monosaccarit tạo thành.
Để xác định cấu hình của liên kết O – glicozit (chữ O – dùng để chỉ liên kết qua
nguyên tử oxi) trong oligosaccarit (đi, trisaccarit,…), ta dùng men vi sinh vật, bởi vì chúng
có tính xúc tác chọn lọc cao các phản ứng thủy phân các liên kết O – glicozit khác nhau. Ví
dụ: men mantaza xúc tác dễ dàng quá trình thủy phân liên kết -O – glicozit; men emulsin
xúc tác quá trình thủy phân liên kết -O – glicozit.
 Xác định kích thước của vòng
 Xác định vị trí liên kết giữa các monosaccarit: Metyl hóa nhóm OH bằng CH 3I/ Ag2O hoặc
DMS/ OH-
 Xác định kích thước vòng:
- Xác định kích thước vòng của monosaccarit
Sử dụng HIO4 hay NaIO4 xảy ra phân cắt ở 2C có 2 nhóm OH hay có OH và CHO nằm cạnh
nhau.
>CHOH và –CHO  COOH
CH2OH  CHO ; còn >CO  CO2
Từ những dữ kiện sau hãy xác định cấu trúc vòng của các gluxit:
Số HIO4 Số HCOOH Số HCHO
a) Metyl- -D-mannozit 2 1 0
b) Metyl- -D-ribozơ 1
c) Metylglycozit andohexozơ 3 2 0
d) Metylglycozit andohexozơ 2 0 1
a) pyranozit b) furanozit c) vòng 7 d) vòng 5
- Xác định kích thước vòng của glycozit
HIO4 cắt –CHOH-CHOH-
Br2, H2O oxi hóa CHO thành COOH
H3O+ thủy phân liên kết bán axetal
Vòng pyranozit: cho hỗn hợp các axit Glyoxylic và axit Glyxeric
Vòng furanozit: cho hỗn hợp các axit Glyoxylic và axit Glycolic
- Xác định vị trí đóng vòng
Thực hiện các bước chuyển hóa sau:
1) CH3OH/HCl ; 2) DMS/ OH- hay CH3I/ Ag2O; 3) H+ 4) HNO3 (hoặc axit cromic)
60
Pyranozit: vị trí C1-C5 axit 2,3,4-trimetoxiglutaric (có thể có axit 2,3-dimetoxisucxinic)
Furanozit: vị trí C2-C5
Nếu cho  axit 2,3-dimetoxisucxinic (có thể có axit metoximalonic và một lượng nhỏ axit
dimetoxiglyxeric, MeOCH2CHOH-COOH)
Bài 1. Một trisaccarit A có công thức phân tử C 18H32O16, khi thủy phân hoàn toàn bằng axit
cho D-fructozơ và D-glucozơ theo tỉ lệ mol 1:2. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn A
tạo ra hỗn hợp sản phẩm, trong đó có saccarozơ và -mantozơ. Xác định công thức cấu trúc
dạng mạch vòng của trisaccarit A.
Hướng dẫn:
 A: trisaccarit C18H32O16
 1C18H32O16 + 2H2O fructozơ + 2glucozơ
Trong cấu tạo A có 2 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ.
 A (C18H32O16) saccarozơ
Trong cấu tạo của A có gốc -glucozơ và gốc -fructozơ liên kết với nhau qua nguyên
tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ.
 A (C18H32O16) -mantozơ
Trong cấu tạo của A có hai gốc -glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc -glucozơ này
với C4 của gốc -glucozơ kia qua một nguyên tử oxi.
Vậy trong A có 2 gốc -glucozơ; 1 gốc -fructozơ; liên kết giữa 1 gốc -glucozơ với 1
gốc -fructozơ là liên kết , -1,2-glicozit; liên kết giữa 2 gốc -glucozơ là liên kết -
1,4-glicozit.
Cấu trúc mạch vòng của A như sau:

Bài 2. Trong mật ong có một chất đường không có tính khử là melexitozơ có công thức phân
tử C18H32O16, khi thủy phân nó bằng axit cho D-fructozơ và hai phân tử D-glucozơ. Mặt
khác, khi thủy phân không hoàn toàn nó cho D-glucozơ và đisaccarit turanozơ. Còn thủy
phân bằng men mantaza tạo thành D-glucozơ và D-fructozơ. Khi thủy phân bằng men khác
cho saccarozơ. Metyl hóa melexitozơ, sau đó thủy phân thu được 1,4,6-tri-O-metyl-D-
fructozơ và hai phân tử 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ.
a) Xác định công thức cấu trúc dạng vòng của melexitozơ.
b) Viết công thức cấu trúc dạng vòng của turanozơ.
61
Hướng dẫn:
a) Melexitozơ là trisaccarit được tạo bởi 2 phân tử D-Glucozơ và 1 phân tử D-Fructozơ
Melexitozơ D-Glucozơ + Turanozơ
Melexitozơ Saccarozơ
Mắt xích D-Fructozơ nằm giữa 2 phân tử D-Glucozơ
Melexitozơ 1,4,6-Tri-O-Metyl-D-Fructozơ + 2,3,4,6-tetra-O-Metyl-D-Glucozơ
CTCT của Melexitozơ là:

b) Cấu trúc của turanozơ

Thật vậy:

62
Bài 3. Một đisaccarit A có công thức phân tử C12H22O11. A không tham gia phản ứng tráng
gương và không làm mất màu dung dịch brom. Chỉ có thể thủy phân A bằng mantaza (loại
men dùng để thủy phân các cầu nối -glicozit) tạo thành sản phẩm duy nhất D-glucozơ.
Metyl hóa hoàn toàn các nhóm hidroxyl của A, rồi thủy phân sản phẩm thu được tạo ra
2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ. Lập luận xác định cấu trúc của A.
Hướng dẫn:
 Thủy phân A tạo sản phẩm duy nhất là D-glucozơ, như vậy A là một disaccarit tạo từ hai
đơn vị glucozơ.
 A không tham gia phản ứng tráng gương (không còn OH-hemiaxetal), nên các phân tử
glucozơ phải được liên kết với nhau qua cầu nối C1–C1.
 Nó chỉ có thể thủy phân bằng men mantaza, như vậy cầu nối glicozit là đối với mỗi
vòng.
 Nhóm –OH trên C5 không bị metyl hóa cho thấy các vòng là vòng sáu cạnh.
Vậy cấu trúc của A:

Bài 4: Gentibiozơ là đường khử và có khả năng tạo osazon, chịu đổi quay và bị thủy phân
bằng dung dịch nước axit hoặc bằng elmusin để cho D-glucozơ. Metyl hóa rồi thủy phân sẽ
cho 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ. Viết CTCT và gọi tên Gentibiozơ C12H22O11.
Hướng dẫn:

6-O-( -glucopiranozyl)-D-glucopiranozơ (A)

63
Bài 5: (QG 2000) X là một đisaccarit không khử được AgNO3 trong dung dịch amoniac. Khi
thủy phân X tạo ra sản phẩm duy nhất là M (D-anđozơ, có công thức vòng ở dạng ). M chỉ
khác D-ribozơ ở cấu hình nguyên tử C2. Biết:
dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M
a) Xác định công thức của M, N, O và X (dạng vòng phẳng).
b) Viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra.
Hướng dẫn:
a) Từ công thức dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M suy ngược sẽ có công thức Q, N và M
X

dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M

b) Viết ngược sơ đồ trên.


III.5 TÍNH KHỬ CỦA MONOSACCARIT, ĐISACCARIT
Bài 1: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X. Chia
X thành hai phần bằng nhau:

64
• Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam kết
tủa
• Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa hết với 40 gam
Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 273,6 gam B. 102,6 gam C. 136,8 gam D. 205,2 gam
Hướng dẫn
nAg = 0,1 mol ; nBr2 = 0,25 mol
Phần 1: chỉ có mantozơ phản ứng với AgNO 3 trong NH3 theo tỉ lệ 1 : 2 n mantozơ = 0,1 :
2 = 0,05 (mol)
Phần 2: - thủy phân thì saccarozơ cho glucozơ và fructozơ còn mantozơ cho glucozơ. Tác
dụng với dung dịch brom chỉ có glucozơ tác dụng
- n(mantozơ) = 0,05 mol thủy phân cho 0,1 mol glucozơ mà Σ nBr2 pư = 0,25
n(glucozơ do saccarozơ) . Thủy phân = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol n(saccarozơ) = 0,15 mol
Vậy giá trị m = 2.(0,05 + 0,15).342 = 136,8 gam
Bài 2: Để xác định hàm lượng đường mantozơ (đường mạch nha) có trong một loại bia,
người ta đã làm như sau:
Lấy 10 ml bia, thêm vào đó một lượng Cu(OH) 2 mới được điều chế và đun sôi hỗn
hợp. Lượng Cu(OH)2 dư được hòa tan trong H2SO4 loãng, sau đó thêm dung dịch KI 10%
vào cho đến dư. Chuẩn độ lượng I2 sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3 0,1M (dùng hồ tinh bột
để xác định điểm kết thúc phản ứng). Xác định hàm lượng của mantozơ có trong loại bia trên
theo g/100ml. Biết rằng Cu2+ oxi hóa I- tạo ra I2 và Cu2+ bị khử thành CuI, số mol Cu(OH)2 đã
lấy ban đầu là 0,003 mol và thể tích dung dịch Na 2S2O3 cần dùng là 10 ml. Coi tất cả các
saccarit trong bia đều là mantozơ.
Hướng dẫn:
Theo bài ra: số mol Na2S2O3 đã dùng = 0,001 mol;
C12H22O11 + 2Cu(OH)2 C12H22O12 + Cu2O + 2H2O (1)
0,001 0,002 (mol)
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + H2O
0,001 0,001 (mol)
2CuSO4 + 4KI I2 + 2CuI + 2K2SO4
0,001 0,0005 (mol)
I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI
0,0005 0,001 (mol)
Theo các phương trình hóa học suy ra số mol Cu(OH)2 đã phản ứng với mantozơ là:

65
0,003 – 0,001 = 0,002 (mol)
Từ (1) suy ra số mol mantozơ có trong loại bia trên là 0,001 mol
 Khối lượng mantozơ = 0,001 . 342 = 0,342 (gam)
Vậy hàm lượng mantozơ có trong 100 ml bia là: 0,342 . 10 =3,42 g/100 ml
Bài 3: Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Sau đó tiến hành phản ứng tráng
bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag thu được.
Hướng dẫn:

Theo bài ra:

C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 (glucozơ)


0,1 0,2 (mol)
Vì H = 50%

nmantozơ (dư) =

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH C6H15O7N + 2Ag + 3NH3 + H2O


0,1 0,2 mol
C12H22O11 + 2[Ag(NH3)2]OH C12H25O12N + 2Ag + 3NH3 + H2O
0,05 0,1mol
mAg= (0,2 + 0,1).108 = 32,4 (g)
Chú ý: Lượng mantozơ chưa bị thủy phân sẽ tham gia phản ứng tráng bạc.
Bài 4: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường
axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X,
thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3, thu được m gam Ag. Tính m.
Hướng dẫn:
Phương trình hóa học các phản ứng xảy ra:
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6 (glucozơ)
(0,01+0,02) 0,06 (mol)

Vì H = 60%

nmantozơ (sau) = 0,02 – 0,02. 0,6 – 0,008 (mol)


C6H12O6  2Ag
0,036  0,072
C12H22O11  2Ag

66
0,008  0,016

Bài 5: So sánh khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 của metyl glicozit và fructozơ,
giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn
Khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 của metyl glicozit và fructozơ:
 Metyl glicozit: không còn nhóm OH hemiaxetal nên không có khả năng phản ứng với dung
dịch AgNO3/NH3
 Fructozơ: trong môi trường kiềm (dung dịch NH 3) fructozơ chuyển thành glucozơ nên có
phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (phản ứng tráng gương).
Bài 6: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ đem tác
dụng với Cu(OH)2 (dư) trong môi trường kiềm, đun nóng cho tới phản ứng hoàn toàn thu
được m gam kết tủa Cu2O. Tính m.
Hướng dẫn:

Theo bài ra:

C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6


0,1 0,1 0,1 (mol)
C6H12O6 + 2Cu(OH)2 C6H12O7 + Cu2O + 2H2O
(0,1+0,1) 0,2
Vậy m = mCu2O = 0,2 . 144 = 28,8 (gam)
Bài 7. Người ta điều chế được saccarozơ octaaxetat, trong đó các nhóm OH đã bị thay thế
bằng các gốc của axit axetic.
a) Viết công thức cấu trúc của saccarozơ octaaxetat.
b) Đun saccarozơ octaaxetat với dung dịch kiềm loãng. Viết phương trình phản ứng và
cho biết sản phẩm sinh ra có phản ứng tráng gương hay không? Nếu thay dung dịch
kiềm bằng dung dịch axit loãng thì sản phẩm sinh ra có phản ứng tráng gương không?
Tại sao?
Hướng dẫn:
a) CTCT của saccarozơ octaaxetat (A là gốc axetat CH3COO):
b)  Thủy phân trong môi trường kiềm được saccarozơ và CH 3COO-. Vậy sản phẩm
không có phản ứng tráng gương.
 Nếu trong môi trường axit loãng saccarozơ octaaxetat bị thủy phân sinh ra saccarozơ,
saccarozơ bị thủy phân tiếp sinh ra glucozơ và fructozơ, vì vậy sản phẩm có tính khử.

67
 Phương trình hóa học các phản ứng:
C12H14O3(OCOCH3)8 + 8OH- C12H22O11 + 8CH3COO-
C12H14O3(OCOCH3)8 + 8H2O C12H22O11 + 8CH3COOH
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  2Ag + C6H11O7NH4 + 2NH4NO3
III.6 XENLULOZƠ PHẢN ỨNG VỚI AXIT NITRIC
Bài 1. Cho xenlulozơ tác dụng với axit nitric ở điều kiện thích hợp, trong hỗn hợp sản phẩm
thu được có một polime chứa 3,8% nitơ theo khối lượng. Đề nghị một công thức cấu trúc
điều hòa của polime thu được trên.
Hướng dẫn:
Giả sử có k mắc xích -glucozơ phản ứng với một phân tử HONO2 (axit nitric):
kC6H7O2(OH)3 + HONO2  kC6kH7kO2k(OH)3k-1NO3 + H2O

Theo bài ra, ta có:

Vậy trung bình cứ 2 mắc xích -glucozơ phản ứng với một phân tử axit nitric. Công thức
cấu trúc điều hòa của polime này có thể là:

Bài 2. Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa hết với 25,2 gam HNO 3 có trong hỗn hợp HNO3
đặc và H2SO4 đặc tạo thành 66,6 gam coloxilin (là hỗn hợp của xenlulozơ mononitrat và
xenlulozơ dinitrat). Tính m và % khối lượng các chất trong coloxilin.
Hướng dẫn:
Các phương trình phản ứng:
[C6H7O2(OH)3]n + nHONO2  [C6H7O2(OH)2(ONO2)]n + nH2O (1)
a mol na mol 207na gam
[C6H7O2(OH)3]n + 2nHONO2[C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O (2)
b mol 2nb mol 252nb gam
Đặt số mol xenlulozơ trong hai phản ứng (1), (2) lần lượt là a và b.

68
Theo giả thiết ta có : 

Khối lượng xenlulozơ ban đầu :


m = 162n(a + b) = 162(na + nb) = 162 0,3 = 48,6 gam
Phần trăm khối lượng các chất trong coloxilin :

%mxenlulozomononitrat = = 62,2%; %mxenlulozodinitrat = 37,8%

III.7 LÊN MEN GLUCOZƠ/ TINH BỘT


Bài 1: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90 %, lượng CO 2 sinh ra cho hấp thụ hết vào
dung dịch nước vôi trong thu được 10,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,40
gam. Vậy giá trị của a là:
A. 20,0 gam B. 15,0 gam C. 30,0 gam D. 13,5 gam

Hướng dẫn:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
mCO2 = m kết tủa – m dung dịch giảm = 10 – 3,4 = 6,6 gam

nCO2 = 0,15 a=

Bài 2: Lên men một tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá
trình lên men là 85 %. Nếu đem pha loãng ancol đó thành rượu 40 o (khối lượng riêng của
ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm3) thì thể tích dung dịch rượu thu được là:
A. 1218,1 lít B. 1812,1 lít C. 1225,1 lít D. 1852,1 lít

Hướng dẫn
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 2nC2H5OH + 2nCO2

m(C2H5OH) = = 389793,21 gam

V(C2H5OH nc) =

V(dung dịch rượu) =

III.8 CẤU TRÚC CỦA CÁC SACCARIT TẠO RA KHI THỦY PHÂN TINH BỘT,
XENLULOZƠ
Bài 1: Khi thủy phân không hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ trong điều kiện thích hợp, trong
sản phẩm thu được có ba đồng phân X, Y, Z (cùng có công thức phân tử C12H22O11).
69
a) Xác định công thức cấu trúc của X, Y, Z
b) Các chất X, Y, Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc không? Giải thích?
Hướng dẫn:
a)  Xenlulozơ do các mắc xích -glucozơ nối với nhau bởi các liên kết -1,4-glicozit.
Do đó sản phẩm có công thức phân tử C12H22O11 thu được khi thủy phân không hoàn
toàn xenlulozơ phải có cấu tạo:

 Tinh bột (có hai thành phần cấu thành là amilozơ và amilopectin) do các gốc -glucozơ
nối với nhau bởi liên kết -1,4-glicozit (amilozơ, đoạn không phân nhánh) hoặc liên kết -
1,6-glicozit (amilopectin, chỗ bị phân nhánh). Do đó sản phẩm có CTPT C 12H22O11 thu được
khi thủy phân không hoàn toàn tinh bột có cấu tạo có thể là:

Hoặc

70
b) Các sản phẩm X, Y, Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (phản ứng với
dung dịch AgNO3/NH3) vì ở gốc glucozơ thứ 2 có nhóm OH ở C1 (OH hemiaxetal)
có khả năng mở vòng tạo ra nhóm –CHO (như dung dịch mantozơ).
Bài 2: Khi thủy phân không hoàn toàn tinh bột trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp
sản phẩm trong đó có 4 đồng phân A, B, C, D (cùng có công thức phân tử C18H32O16).
a) Xác định công thức cấu trúc mạch vòng có thể có của A, B, C, D.
b) Các chất A, B, C, D có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 không? Tại
sao?
Hướng dẫn:
a) Tinh bột gồm hai thành phần là amilozơ (mạch không phân nhánh) và amilopectin
(mạch phân nhánh).
+) Khi thủy phân amilozơ:

Thu được sản phẩm có công thức phân tử C18H32O16, thì sản phẩm này phải cấu tạo

71
+) Khi thủy phân amilopectin:

Thu được sản phẩm có công thức phân tử C18H32O16, thì sản phẩm này có cấu trúc có thể là:

72
b) Các chất A, B, C, D có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 (phản ứng
tráng gương) vì ở gốc glucozơ thứ nhất có nhóm –OH hemiaxetal, do đó chúng có
khả năng mở vòng tạo ra nhóm –CHO (andehit).
Bài 3: Khi thủy phân không hoàn toàn xenlulozơ, người ta thu được hỗn hợp sản phẩm,
trong đó có chất A có công thức phân tử C12H22O11.
a) Viết công thức cấu trúc mạch vòng của A.
b) Ứng với đisaccarit C12H22O11 còn có các đồng phân nào mà em biết. Viết công thức
cấu tạo các đồng phân đó và gọi tên.
Hướng dẫn:
a) Xenlulozơ có cấu trúc:

73
Khi thủy phân không hoàn toàn thu được sản phẩm có công thức phân tử C 12H22O11, sản
phẩm này có thể có cấu trúc:

Hay có thể viết:

Xenlobiozơ là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn của xenlulozơ. Cho xenlulozơ (dạng
bông hoặc giấy) hòa tan trong anhidrit axetic và axit sunfuric, giữ nhiệt độ 35 0C trong thời
gian dài, sẽ tạo nên octaaxetat xenlulozơ. Xà phòng hóa octaaxetat xenlulozơ bởi KOH trong
ancol cho xenlobiozơ. Xenlobiozơ là chất kết tinh, nóng chảy ở 225 0C, không có vị ngọt,
thuộc loại đường khử.
b) Một số đisaccarit C12H22O11:
 Saccarozơ: (gốc -glucozơ liên kết với gốc -glucozơ)

 Mantozơ: gốc -glucozơ liên kết với gốc -glucozơ

74
 Lactozơ: gốc -galactozơ liên kết với gốc -glucozơ

Bài 4. Khi thủy phân đến cùng tinh bột bằng dung dịch axit clohidric người ta chỉ thu được
một sản phẩm duy nhất là glucozơ. Khi thủy phân tinh bột bằng men amilaza thì thu được
hai đisaccarit là mantozơ và iso-mantozơ.
a) Dùng CTPT viết phương trình phản ứng và giải thích.
b) Dựa vào CTCT của tinh bột hãy viết CTCT của mantozơ và iso-mantozơ.
Hướng dẫn:
a) (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 (glucozơ)

(C6H10O5)n + nH2O

(Mantozơ) (Isomantozơ)
Ở mantozơ có 2 gốc -glucozơ nối với nhau bởi liên kết C 1-O-C4 và ở isomantozơ
chúng nối với nhau bởi liên kết C1-O-C6. Đó là do ở những chỗ phân nhánh của amilopectin
có nhóm C1-O-C6.
b)  Công thức cấu tạo mantozơ

 Công thức cấu tạo isomantozơ

75
Bài 5: Khi thủy phân Xenlulozơ thu được Xenlobiozơ còn thủy phân tinh bột thu được
Mantozơ và iso Mantozơ đều có công thức C 12H22O11. Hãy viết CTCT và CTCT không gian
của các sản phẩm trên.
Hướng dẫn:
Xenlulozơ gồm các mắt xích -D-glucopiranozơ kết hợp với nhau nhờ liên kết -[1,4]-
glucozit. Xenlulozơ Xenlobiozơ
Xenlobiozơ

Tinh bột gồm các mắt xích -D-glucopiranozơ kết hợp với nhau nhờ liên kết -[1,4]-
glucozit hoặc -[1,6]-glucozit
Tinh bột Mantozơ và iso Mantozơ
Mantozơ

76
Iso mantozơ

III.9 TỔNG HỢP


Bài 1: THPT chuyên Hà Nội – thi thử 2010
1. Vitamin C (axit L-ascobic, pKa = 4,21) là endiol và có cấu
trúc như sau:
a) Hãy giải thích tính axit của axit L-ascobic và cho biết
nguyên tử H nào có tính axit.
b) Điều chế L-ascobic từ D-glucozơ
2. Salixin C13H18O7 bị thủy phân bởi elmusin cho D-glucozơ
và Saligenin C7H8O2. Salixin không khử thuốc thử Tollens.
Oxi hóa Salixin bằng HNO3 thu được một hợp chất hữu cơ Axit L-ascobic
X mà khi thủy phân thì cho D-glucozơ và andehit
Salixylic. Metyl hóa Salixin thu được pentametylsalixin,
thủy phân hợp chất này cho ta 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-
glucozơ. Xác định CTCT của Salixin.
Hướng dẫn:
1. a) Anion được hình thành bởi sự tách H enolic là bền vì điện tích được giải tỏa đến O
của C=O qua liên kết đôi C=C

77
b) Sơ đồ điều chế

Trong đó:

2. Salixin là đường không khử và là -glucozit do bị thủy phân bởi elmuxin

78
Trong công thức C7H8O2, ROH xuất hiện nhân thơm. Tách được andehit salixylic, điều
đó chứng tỏ quá trình oxi hóa nhóm –CH2OH thành nhóm –CHO

Saligenin là o-(hidroximetyl)phenol. Công thức cấu trúc của salixin là:

Bài 2:
D-Arabinozơ (đồng phân cấu hình ở C2 của D-Ribozơ) chuyển hóa theo sơ đồ sau:
D-Arabinozơ A B C hỗn hợp D
1. Xác định công thức cấu tạo dạng vòng của D-Arabinozơ. Viết phương trình phản ứng.
2. Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
Saccarozơ X Y hỗn hợp Z
Hướng dẫn:
1.

79
2.

(hỗn hợp Z)

80
Bài 3 (QG năm 2010)
1. Inulin (một cacbohidrat có trong rễ cây actisô) không phản ứng với thuốc thử Felinh;
khi bị thủy phân có mặt -glucoziđaza cho 2 mol glucozơ và một polisaccarit gồm
các D-fructozơ kết cấu theo kiểu (21)-D-fructofuranozơ. Phân tử khối tương đối của
inulin khoảng 5200u. Vẽ công thức Haworth của inulin.
2. Phương pháp bảo vệ nhóm hidroxyl (-OH) thường được sử dụng khi chuyển hóa giữa
các monosaccarit.

Viết sơ đồ phản ứng để từ và các chất


điều chế -D-perosinamid cần thiết

Hướng dẫn:
1. Công thức của Inulin

28 đơn vị

(Hoặc vẽ 2 gốc glucozơ ở cùng một đầu)


2.

81
(Hiđrua ưu tiên tấn công
vào vị trí equatorial )

Bài 4 (Bài tập chuẩn bị cho ICHO-41)


Các xetozơ là một nhóm đặc biệt trong các đường. Các dẫn xuất của D-ribulozơ đóng
một vai trò quan trọng trong tổng hợp quang hóa. Một α-metyl glycosit của D-ribulozơ (A)
có thể được điều chế từ D-ribulozơ bằng các xử lý với metanol và xúc tác axit. Đun nóng A
trong axeton có mặt HCl dẫn đến sự tạo thành B là một dẫn xuất của propyliden. Axeton tạo
thành axetal với các vic-diol nếu hai nhóm OH có định hướng không gian thích hợp.

82
a) Trong quá trình tổng hợp B thì có thể tạo thành hai cấu trúc. Vẽ cấu trúc của chúng và
cho biết đâu là sản phẩm chính.
B phản ứng với anhydrit axetic (có mặt xúc tác) để tạo thành C. D được tạo thành C
bằng cách đun nóng trong axit loãng. D phản ứng với metanol có mặt axit tạo thành E.
b) Vẽ cấu trúc của các chất từ C-E.
c) Liệu có thể xác định được cấu dạng của nguyên tử cacbon C1 trong E?
Mặc dù sự tạo thành các axetonit là một phương pháp giá trị để bảo vệ nhóm OH quan
trọng nhưng trong nhiều trường hợp nó cho nhiều sản phẩm (hay thành phần sản phẩm phụ
thuộc nhiều vào điều kiện phản ứng). Nói chung đây là trường hợp hay gặp đối với các
đường có cấu trúc vòng 6 cạnh.
Người ta đã chứng minh rằng không hề có sự tạo thành axetonit khi hai nhóm OH kề
nhau chiếm vị trí axial. Tuy nhiên các vic-diol có nhóm OH chiếm hai vị trí equatorial hay
một axial một equaorial đều phản ứng được với axeton/HCl.
d) Vẽ hai cấu dạng ghế của 1-O-metyl-6-O-acetyl-β-D-galactozơ<1.5> (F). Đánh dấu
các nhóm OH ở vị trí axial (a) hay equatorial (e). Xác định cấu dạng bền nhất.
e) Có bao nhiêu đồng phân axetonit có thể được tạo thành từ hợp chất này và có bao
nhiêu cấu dạng ghế khác nhau của các axetonit này tồn tại được?
f) Vẽ công thức chiếu Haworth của L-galactozơ <1.5>
Hướng dẫn:
a)

Sự tạo thành đồng phân 1,3 ít phù hợp hơn (do các nhóm thế ở vi trí trans không thuận lợi
cho việc tạo vòng) nên sản phẩm chính sẽ là 3,4-acetonide

b)

83
c) Không, vì D có nhóm OH chưa bị khóa cho nên trong quá trình tổng hợp E thì có thể
tạo thành được cả hai đồng phân  và . Thành phần các đồng phân này phụ thuộc nhiều vào
điều kiện phản ứng:
d)

e)

84
Như vậy đồng phân 3,4-axetonide có hai cấu dạng ghế khác nhau còn đồng phân 2,3 chỉ
một:

f)

Bài 5:
Hợp chất X là một đường ba (tri – saccarit) có chủ yếu trong các thức ăn làm từ hạt bông.
Hợp chất X không phản ứng với dung dịch Benedict cũng như không đối quang. Sự thủy
phân xúc tác axit tạo ra ba đường D-hexozơ khác nhau A, B và C. Tất cả các hợp chất A và
B cũng như hợp chất I (D-mannozơ) đều cho cùng một osazon khi phản ứng với lượng dư
phenylhydrazin trong môi trường axit. Hợp chất C phản ứng với axit nitric tạo thành một
hợp chất D không có tính quang hoạt (không triệt quang). Để thiết lập quan hệ giữa cấu hình
giữa D-glyxerandehit và C, chất đường andehit 4 cacbon (andotetrozơ) trung gian khi bị oxi
hóa bởi axit nitric không tạo thành được một hợp chất meso. Khi A được xử lí bởi axit nitric
tạo thành axit aldaric có tính quang hoạt. Cả A và B đều phản ứng với 5 mol HIO 4; A tạo
thành 5 mol axit metanoic (axit fomic) và 1 mol metanal (fomandehit), trong khi đó B tạo
thành 4 mol axit metanoic, 1 mol metanal và 1 mol CO 2. Cả A và B có liên quan với 1
andotetrozơ, andotetrozơ này là một đồng phân không đối quang (diastereoisomer) của chất
mà C có tương quan. Sự metyl hóa của X rồi thủy phân kế tiếp tạo thành 2,3,4-tri-O-metyl-
D-hexozơ (E) (chuyển hóa từ A); 1,3,4,6-tetra-O-metyl-D-hexozơ (F) (chuyển hóa từ B) và
2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-hexozơ (G) (chuyển hóa từ C).
1. Xác định công thức chiếu Fischer của A, B, C và D
2. Vẽ đầy đủ công thức chiếu Haworth tương ứng để chỉ rõ kích thước vòng và hóa học
lập thể tuyệt đối của E, F và G.
3. Viết công thức chiếu Haworth của X.
Hướng dẫn:
85
 Hợp chất X là một tri-saccarit, không phản ứng với dung dịch thuốc thử Benedict, không
quang hoạt. Điều này cho thấy X là một đường không khử và vì vậy chỉ có các liên kết
axetal và xetal tồn tại ở tất cả các cacbon anome.
 Trong ba monosaccarit thì A và B cho cùng một osazon như vậy có hóa học lập thể như
nhau tại C-3; C-4 và C-5 (và C-6).
 A và B cũng khác với hợp chất I (là D-mannozơ) tuy cho cùng một osazon và như vậy một
trong số đó phải là C-2 epime của D-mannozơ (là D-glucozơ) và chất kia phải là đường
xeton tương ứng ở C-2 (D-fructozơ) (suy luận này được kiểm nhận sau này bằng các phản
ứng cắt mạch oxi hóa).
 Hợp chất C, sau phản ứng với axit nitric tạo một axit đicacboxylic không quang hoạt là
axit andaric D. Axit andaric như vậy có thể có hai dạng: là AA1 (D) và AA2.
 Andotetrozơ tạo thành trước C (cũng như trước D) không cho một hợp chất meso sau phản
ứng với axit nitric và như vậy buộc phải là D-threozơ:

Như vậy axit andaric D tạo thành từ C nêu trên là AA1 và như vậy C phải là D-galactozơ.
Hợp chất A phản ứng với 5 mol axit HIO 4 để tạo ra 5 mol axit metanoic (axit fomic) và 1
mol metanal (fomandehit) cho phép đề nghị A là một andohexozơ trong khi đó B phản ứng
với 5 mol HIO4 tạo được 3 mol axit metanoic, 1 mol metanal và 1 mol CO 2 giúp dự đoán nó
là một xetohexozơ.
Các hợp chất A và B có liên hệ với một tetrozơ không giống như C (liên quan với D-
erithreozơ). Tetrozơ liên quan đến A và B vì thế phải có cấu tạo sau đây và A là D-glucozơ
còn B là D-fructozơ.

86
 Metyl hóa X rồi thủy phân kế tiếp tạo thành E, F và G dưới đây:
E chuyển hóa từ A

F chuyển hóa từ B

G chuyển hóa từ C

87
Trong sự metyl hóa, chỉ các nhóm hidroxyl không tham gia vào sự hình thành axetal/xetal
(hoặc nội phân tử hoặc liên phân tử) mới bị ete hóa. Từ dữ kiện metyl hóa, chỉ E có hai
nhóm hidroxyl tự do có thể liên kết với các cacbohydrat khác. Như vậy A phải là
cacbohydrat trung tâm. Các kết quả này chỉ ra rằng trật tự của các monosaccarit trong X là
C-A-B (hay B-A-C).
Nếu: A5 biểu thị dạng furanozơ (vòng 5 cạnh) của cacbohidrat A
A6 biểu thị dạng pyranozơ (vòng 6 cạnh) của cacbohidrat A
B5 biểu thị dạng furanozơ (vòng 5 cạnh) của cacbohidrat B…v.v…
Thì saccarit X có thể được biểu thị là C6-A6-B5. Một trong 4 cấu tạo khác nhau có thể có của
X:

Ghi chú: Bản chất của các liên kết anome là không thiết yếu trong đề bài. Sự sắp xếp các liên
kết của A với B và C cũng có thể được đảo lại (liên kết 1,1’ giữa C và A và liên kết 1,6 giữa
A và B)
Bài 6: Lactozơ (đường sữa) được sản xuất ở hầu hết các trang trại trên khắp đất nước Hà
Lan, nó được sản xuất từ váng sữa (sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất phomat). Lactozơ
có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thức ăn cho trẻ em và trong các loại dược phẩm. Nó là một
đisaccarit được hình thành từ một đơn vị D-galactozơ và D-glucozơ. Công thức chiếu
Haworth của nó được chỉ ra dưới đây. Phía bên trái của công thức là đơn vị D-galactozơ.

88
1. Hãy vẽ công thức chiếu Fischer cho D-galactozơ và D-glucozơ. Sự thủy phân lactozơ
trong môi trường axit dẫn đến sự tạo thành D-galactozơ và D-glucozơ.
2. Dựa vào công thức của lactozơ hãy chỉ ra:
a) Nguyên tử oxy mà ở đó sẽ có thêm proton sau khi lactozơ bị thủy phân.
b) Liên kết C-O nào bị phá vỡ trong phản ứng thủy phân
c) Nguyên tử cacbon nào sẽ bị khử khi phản ứng với thuốc thử Fehling
Sự thủy phân lactozơ có thể kết hợp được với phản ứng hidro hóa khi ta sử dụng xúc tác kim
loại, điều này dẫn đến sự tạo thành ancol đa chức là sorbitol và galactitol, chúng cũng đã
được biết dưới hai cái tên tương ứng là gluxitol và dulcitol.
3. Hãy vẽ công thức chiếu Fischer của hai ancol đa chức này và cho biết chúng có hoạt
động quang học hay không?
Trong công nghiệp, quá trình sản xuất lactozơ chịu phản ứng đồng phân hóa thành lactolozơ,
đây là một loại dược phẩm dùng để chữa các bệnh về ruột. Sự hidro hóa lactozơ dẫn đến
lactitol, một poliol – C12 với ít calori và có độ ngọt cao. Cả hai quá trình này đều được thực
hiện ở Hà Lan.
4. a) Vẽ công thức Haworth của lactolozơ (lưu ý phần glucozơ trong lactozơ đã bị đồng
phân hóa thành fructozơ)
b) Vẽ công thức chiếu Haworth của lactitol
Hướng dẫn:
1. Công thức cấu tạo của D-galactozơ và D-glucozơ là:

2.

89
3.

(hoạt động quang học) (không hoạt động quang học)


4.

Bài 7 (QG 2015)


Từ hoa của cây nghệ tây Crocus sativus (là một loại gia vị nổi tiếng), người ta tách được
picrocrocin là một glicozit có vị cay. Đun picrocrocin trong dung dịch HCl loãng, thu được D-
glucozơ và hợp chất M (chứa nhóm -OH gắn với cacbon bậc hai). Khi đun picrocrocin trong
dung dịch KOH loãng dễ dàng thu được safranal (C 10H14O) và chất N (C6H10O5). Cho
safranal phản ứng với ozon, sau đó xử lí sản phẩm bằng (CH 3)2S thì thu được chất P (C7H10O4)
và chất Q (C3H4O2). Đun nóng P trong điều kiện thích hợp, thu được 2,2-đimetylbutan-1,4-
đial. Oxi hóa Q bằng CrO3/H2SO4, thu được axit 2-oxopropanoic (axit pyruvic). Biết các
nhóm metyl trong safranal đều ở vị trí β so với nhóm cacbonyl; liên kết glicozit trong
picrocrocin và N có cùng cấu hình. Xác định cấu trúc (có thể có) của picrocrocin, M và N;
công thức cấu tạo của P, Q và safranal.
Hướng dẫn

90
Khi oxi hóa Q bằng CrO3/H2SO4 thu được axit pyruvic (axit 2-oxopropanoic), chứng tỏ Q là:

Do P có công thức phân tử C7H10O4, 2,2-đimetylbutan-1,4-đial có công thức phân tử C6H10O2


nên phản ứng đun nóng P là phản ứng đecacboxyl hóa. Do đó P chứa nhóm –COOH ở gần
nhóm C=O. Do vậy P có thể là:

Từ P và Q, suy ra công thức của safranal có thể là:

Chú ý: Khi xử lí với ozon, nhóm –CHO trong P chuyển thành nhóm –COOH trước khi đưa
(CH3)2S vào.
Do các nhóm metyl trong safranal đều ở vị trí số β so với nhóm cacbonyl nên công thức cấu
tạo đúng của safranal là:

Đun picrocrocin trong dung dịch HCl loãng thu được D-glucozơ nên trong phân tử của
picrocrocin có nhân D-glucozơ. D-glucozơ có công thức phân tử C 6H12O6 mà N có công thức
phân tử C6H10O5 đồng thời phản ứng này xảy ra trong môi trường kiềm nên không có hiện
tượng mở vòng glucozơ. Do vậy N vẫn chứa cấu trúc vòng vốn có của glucozơ nhưng có quá
trình tạo liên kết glicozit nội phân tử giữa nhóm –OH tại C6 của vòng glucozơ. Do vậy liên
kết glicozit trong N phải là liên kết β. Công thức của N là:

Công thức đúng của P là P2.

91
Theo đầu bài, M là ancol bậc hai sinh ra do quá trình thủy phân picrocrocin trong môi trường
axit, do đó safranal chính là sản phẩm đehiđrat của M. Để picrocrocin thực hiện phản ứng
tách trong dung dịch KOH loãng thì nhóm RO- (R là phần glucozơ) phải nằm ở một trong
hai vị trí sau (để cacbanion tạo thành được làm bền bởi nhóm cacbonyl).

Tuy nhiên, M chứa ancol bậc hai nên công thức (X) thỏa mãn và M có cấu trúc như sau:
hoặc

Cấu trúc có thể có của picrocrocin như sau:


hoặc

Bài 8: QG 2012
Apiin là một flavon-glycozit có trong cây cần tây, mùi tây. Thủy phân
apiin có xúc tác enzim -glycosidaza, thu được A (apigenin, công
thức
phân tử là C15H10O5), B (C6H12O6) và C (C5H10O5). Metyl hóa hoàn
toàn apiin bởi CH3I/Ag2O, sau đó thuỷ phân sản phẩm thì thu được
D (C17H14O5), E (C9H18O6) và F (C8H16O5). Oxi hóa E bằng
CrO3/H2SO4, thu được sản phẩm chính là axit (2S),(3S)-
đimetoxisucxinic. Khi cắt mạch
Ruff C thì thu được G (C4H8O4).
Mặt khác, C chuyển hóa được theo sơ đồ dưới đây:

1. Xác định cấu trúc của B.


2. Vẽ công thức Haworth của các đồng phân có thể tồn tại của C khi ở dạng furanozơ.
92
3. Vẽ cấu trúc của C1, C2, C3, C4 và C5.
4. Vẽ cấu trúc của apiin, biết phần đisaccarit liên kết với nguyên tử cacbon ở vị trí số 7 của A.
Cho: E và F là các monosaccarit thuộc dãy D, có thể tồn tại ở dạng hỗn hợp các đồng phân anome;
Khi B ở dạng -piranozơ và C ở dạng -furanozơ thì đều phản ứng được với 1 đương
lượng (CH3)2CO/H2SO4;
C có tính quang hoạt, còn G không có tính quang hoạt; C và G đều tham gia phản ứng
Tolenxơ.
Hướng dẫn:
1. Từ các dẫn xuất metyl, E và F, suy được thứ tự liên kết của các monosaccrit: C-B-Apigenin.
Xác định B.
Kết hợp điều kiện B ở dạng -piranozơ phản
ứng được với 1 đương lượng axeton và sản phẩm
oxi hóa E là axit (2S),(3S)-đimetoxisucxinic, suy
ra B có thể là D-glucozơ, D-sorbozơ,…

Khi B là D-glucozơ: Hai nhóm cacboxyl được tạo thành do oxi hóa nhóm OH ở C2 và OH ở C5
của E. Do vậy, C liên kết với B qua vị trí 2.

2. Xác định đường C. Theo đầu bài C là monosaccarit dãy D, có tính quang hoạt, khi cắt mạch
Ruff cho G không quang hoạt, suy ra C là một D-andotetrozơ, dạng β có nhánh CH2OH (apiozơ).

Nhóm CHO có thể nối với mỗi nhóm CH2OH, cho 2 dạng vòng furanozơ. Mỗi dạng lại có 2
đồng phân: α- và β-anome. Như vậy, về mặt lí thuyết khi ở dạng furanozơ, C có thể tồn tại 4
đồng phân như sau (Dãy D: OH ở C2 nằm bên phải ở công thức Fisơ, và nằm dưới mặt phẳng
vòng ở công thức Haworth):

93
Trong số 4 dạng trên chỉ có 2 dạng (1) và (2) có nhóm CH2OH ở phía trên của vòng là đảm bảo
dữ kiện của đề bài.
3. Công thức của C, C1, C2, C3, C4 và C5.

4. Khi B là D-glucozơ thì công thức của Apiin là

Khi B là D-sorbozơ thì “apiin” có công thức sau (mặc dù chưa tìm thấy chất này tồn tại ở dạng
glycozit trong thiên nhiên).

Bài 9: QG 2006

94
1. Khi đun nóng β-D-idopiranozơ tới 1650C với axit loãng tạo
ra anhidro (1,6) với hiệu suất cao hơn nhiều so với β-D-
glucopiranozơ. Hãy giải thích điều đó và biểu diễn cấu
dạng của hai hợp chất anhidro trên.
β-D-idopiranozơ
2. Khi cho D-glucozơ phản ứng với hiđrazin hiđrat, đầu tiên glucozylhiđrazon tồn tại ở
dạng mạch hở, song ở pH 7 nó dễ dàng chuyển thành dạng vòng glucozylhiđrazyl.
Hãy viết công thức cấu trúc các dạng chuyển hóa của glucozylhiđrazyl và gọi tên.
Hướng dẫn:
1)

1C-I

-D-idopiranozơ

1C-G

Ở cấu dạng tách 1C – I-D-glucopiranozơ


bền hơn 1C – G do các nhóm OH ở các vị trí 2,3,4 là liên kết
equatorial.

95
2.

-D-Glucopiranozylhiđrazin -D-Glucopiranozylhiđrazin

-D-Glucofuranozylhiđrazin -D-Glucofuranozylhiđrazin
Bài 10: (QG 2005)
1. D-Galactozơ là đồng phân cấu hình ở vị trí số 4 của D-glucozơ. Trong dung dịch
nước D-galactozơ tồn tại ở 5 dạng cấu trúc khác nhau trong một hệ cân bằng. Hãy
dùng công thức cấu hình biểu diễn hệ cân bằng đó và cho biết dạng nào chiếm tỉ lệ
cao nhất.
2. D-Galactozơ là sản phẩm duy nhất sinh ra khi thủy phân hợp chất A (C12H22O11).Để
thực hiện phản ứng này chỉ có thể dùng chất xúc tác là axit hoặc enzim -
galactoziđaza. A không khử được dung dịch Fehling, song tác dụng được với CH3I
trong môi trường bazơ cho sản phẩm rồi đem thủy phân thì chỉ thu được 2,3,4,6-tetra-
O-metyl-D-galactozơ. Hãy tìm cấu trúc của A, viết công thức vòng phẳng và công
thức cấu dạng của nó.
3. Đun nóng D-Galactozơ tới 1650C sinh ra một hỗn hợp sản
phẩm, trong đó có một lượng nhỏ hợp chất B. Cho B tác dụng
với CH3I (có bazơ xúc tác) rồi thủy phân sản phẩm sinh ra thì
thu được hợp chất C là một dẫn xuất tri-O-metyl của D-
galactozơ. Hãy giải thích quá trình hình thành B và viết công
thức Fischer của C.
Hướng dẫn:
1. 5 dạng cấu trúc của D-galactozơ

96
-Galactopiranozơ -Galactofuranozơ

-Galactopiranozơ
-Galactofuranozơ
Chiếm tỉ lệ cao nhất là -Galactopiranozơ
2. Các dữ kiện lần lượt cho biết A đisaccarit do 2 đơn vị D-galactozơ liên kết -1,1 với
nhau, cả hai đều ở dạng vòng piranozơ. Từ đó viết công thức vòng phẳng:

Công thức cấu dạng:

3.

97
Từ công thức cấu trúc trên suy ra rằng 3 nhóm OH bị metyl hóa là ở các vị trí 2,3,5. Do đó
công thức Fischer của C:

2, 3, 5-Tri-O-metyl-D-galactozơ
Bài 11: QG 2004 bảng A
Một đisaccarit A không có tính khử. Khi thủy phân trong môi trường axit, A cho sản phẩm
duy nhất là pentozơ B. Cũng có thể thủy phân A nhờ enzim -glicoziđaza song không dùng
được -glicoziđaza. Từ B có thể tạo ra D-glucozơ bằng cách cho tác dụng với HCN rồi thủy
phân (xúc tác axit) và khử.
a) Viết công thức Fischer và gọi tên B theo danh pháp hệ thống
b) Viết sơ đồ các phản ứng chuyển hóa B thành D-glucozơ.
c) Viết công thức cấu trúc của A ở dạng vòng 6 cạnh phẳng.
d) Để khẳng định cấu trúc vòng 6 cạnh của A, người ta cho A tác dụng với CH3Br trong
môi trường bazơ rồi thủy phân (xúc tác H+). Dùng công thức cấu trúc, viết sơ đồ các
phản ứng.
Hướng dẫn:
a) B có 3C bất đối giống như 3C bất đối cuối cùng ở D-glucozơ

D-Glucozơ (2S,3R,4R)-2,3,4,5-tetrahiđroxipentanal
b)

98
c) Từ các dữ kiện của đề bài, suy ra A do 2 phân tử B liên kết -1,1 glycozit nên

d)

Bài 12: QG 2004 bảng B


Monosaccarit A (đặt là glicozơ A) có tên là (2S, 3R, 4S, 5R)-2,3,4,5,6-
pentahidroxihexanal. Khi đun nóng tới 1000C, A bị tách nước sinh ra sản phẩm B có tên là
1,6-anhidroglicopiranozơ. D-glucozơ không tham gia phản ứng này. Từ A có thể nhận
được các sản phẩm E (C5H10O5) và G (C5H8O7) theo sơ đồ phản ứng:
99
1. Viết công thức Fischer của A và B.
2. A tồn tại ở 4 dạng ghế (D-glicopiranozơ). Viết công thức của các dạng đó và cho biết
dạng nào bền hơn cả?
3. Dùng công thức cấu dạng biểu diễn phản ứng chuyển hóa A thành B. Vì sao D-glucozơ
không tham gia phản ứng tách nước như A?
4. Viết công thức cấu trúc của E và G. Hãy cho biết chúng có tính quang hoạt hay không?
Hướng dẫn:
1.

2.

1 C-  bền nhất vì số liên kết e – OH nhiều nhất


3.

D-Glucozơ không phản ứng tách nước vì các nhóm OH ở C1 và C6 luôn ở xa nhau.
4.

100
Quang hoạt không quang hoạt
Bài 13: QG 2003 bảng A
1. Đisaccarit X (C12H22O11) không tham gia phản ứng tráng bạc, không bị thủy phân bởi
enzim mantaza nhưng bị thủy phân bởi enzim emulsin. Cho X phản ứng với CH 3I rồi
thủy phân thì chỉ được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-gulozơ. Viết công thức lập thể của X.
Biết rằng: D-gulozơ là đồng phân cấu hình ở C3 và C4 của D-glucozơ; mantaza xúc
tác cho sự thủy phân chỉ liên kết -glicozit, còn elmusin xúc tác cho sự thủy phân chỉ
liên kết -glicozit.
2. Deoxi-D-gulozơ A (C6H12O5) được chuyển hóa theo 2 hướng sau:

(B, C, D, E, F là các hợp chất hữu cơ)


a) Xác định công thức cấu tạo của A
b) Viết công thức cấu tạo của B, C, D, E, F
c) Xác định công thức cấu tạo các chất có trong hỗn hợp G, biết phân tử khối của chúng
đều lớn hơn 160 và nhỏ hơn 170 đvC.
Hướng dẫn:
a)
 Từ D-glucozơ suy ra cấu hình của D-gulozơ. X không khử nên có liên kết 1,1-glicozit.
 Sự thủy phân chỉ bởi emulsin chứng tỏ tồn tại liên kết 1 -1 ’-glicozit.

Hoặc

101
b) Từ hướng chuyển hóa thứ nhất xác định được công thức cấu tạo của A

c) H2O + DCl HOD + HCl


Vì H+ hoặc D+ đều có thể tấn công electrophin, sau đó H2O hoặc HOD tấn công nucleophin
nên thu được cả 4 chất:

Bài 14: QG 2001


Chitin (tách từ vỏ tôm, cua,…) được coi như là dẫn xuất của xenlulozơ, trong đó các nhóm
hidroxyl ở các nguyên tử C2 được thay thế bằng các nhóm axetylamino (-NH-CO-CH3).
a) Viết công thức cấu tạo một đoạn mạch của phân tử chitin.

102
b) Gọi tên một mắc xích của chitin.
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi đun nóng chitin với dung dịch HCl đặc (dư),
đun nóng chitin với dung dịch NaOH đặc (dư).
Hướng dẫn:
a)

N-axetyt-2-amino-2-đeoxi--D-glucopiranozơ
b)

c)

Bài 15. Trong mật mía có một chất đường không có tính khử là Rafinozơ có công thức phân
tử là C18H32O16 (A). Thủy phân hoàn toàn (A) thu được D-glucozơ (B), D-fructozơ (C) và D-
galactozơ (D) là đồng phân epime của D-glucozơ ở cacbon số 4.
a) Viết công thức Fisher và Haworth dạng vòng phẳng 5 cạnh và 6 cạnh của D-
galactozơ.
b) Hidro hóa glucozơ, fructozơ và galactozơ thu được các poliancol. Viết công thức cấu
trúc của các poliancol tương ứng với (B), (C) và (D).
c) Thủy phân không hoàn toàn (A) nhờ enzim -galactozidaza (enzim xúc tác cho phản
ứng thủy phân các -galactozit) thu được -D-galactozơ và saccarozơ. Nếu thủy

103
phân (A) bằng enzim invecta (men thủy phân saccarozơ) lại cho D-fructozơ và 1
đisaccarit.
Metyl hóa hoàn toàn (A) nhờ hỗn hợp CH 3I và Ag2O, sau đó thủy phân sản phẩm
metyl hóa thu được 1,3,4,6-tetra-O-metyl-D-fructozơ (E); 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-
galactozơ (G) và 2,3,4-tri-O-metyl-D-glucozơ (H).
Viết công thức cấu trúc của (E), (G), (H) và (A).
Hướng dẫn:
a)  Công thức Fischer:

 Công thức Haworth của D-galactozơ:


Vòng 5 cạnh:

- Galactofuranozơ - Galactofuranozơ
Vòng 6 cạnh:

-D-Galactopiranozơ -D-Galactopiranozơ
( -D-Galactozơ) ( -D-Galactozơ)
b) Công thức các poliancol tương ứng (B), (C), (D):

104
c) Vì rafinozơ là đường không có tính khử nên không còn có nhóm OH- semiaxetal tự
do.
 Thủy phân (A) cho D-fructozơ, D-galactozơ và D-glucozơ nên nó là một đường ba và cấu
tạo bởi các monosaccarit trên
 Thủy phân (A) bằng men -galactozidaza cho -D-galactozơ và saccarozơ  -D-
galactozơ đứng ở một đầu mạch.
 Thủy phân (A) bằng men invecta lại cho D-fructozơ và một đisaccarit  D-fructozơ phải
đứng ở một đầu mạch.
Trong (A) thì D-glucozơ nằm giữa mạch.
 Do saccarozơ có công thức:

Phân tử -D-fructozơ và -D-glucozơ cùng với -D-galactozơ đã tạo ra phân tử (A)


theo trật tự: -D-galactozơ - -D-glucozơ - -D-fructozơ
 Từ các sản phẩm thủy phân sau khi metyl hóa hoàn toàn (A) suy ra:
+ phân tử -D-fructozơ có nhóm OH ở C2 tham gia tạo liên kết glucozit
+ phân tử -D-glucozơ có nhóm OH ở C1 và C6 tham gia tạo liên kết glucozit
+ phân tử -D-galactozơ có nhóm OH ở C1 tham gia tạo liên kết glucozit
(Nhóm OH ở C5 của monosaccarit nào cũng dành để tạo vòng)
CTCT (A):

105
-D-galactozơ

-D-glucozơ -D-fructozơ
CTCT của (E), (G), (H):

Bài 16. (QG 2002) Oxi hóa 150 mg amilozơ bởi NaIO4 thu được 0,0045 mmol axit fomic.
a) Tính số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ. Biết rằng khi oxi
hóa 1 mol amilozơ bằng NaIO 4, số gốc glucozơ đầu mạch tạo ra 1 mol axit fomic, số
gốc glucozơ cuối mạch tạo ra 2 mol axit fomic.
b) Viết sơ đồ các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn:
a) 150 mg amilozơ chứa 0,0045 : (1+2) = 0,0015 mmol amilozơ

(đvC)

số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ: (C 6H10O5)n  162n = 100.000
 n 617
b)

106
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,57 gam một chất hữu cơ (X) cần 2,24 lít không khí đo ở điều
kiện chuẩn (oxi chiếm 20% thể tích không khí) và chỉ tạo thành CO 2 và H2O theo tỉ lệ khối
lượng mCO2: mH2O = 8 : 3
a) Tìm công thức phân tử của (X), biết công thức đơn giản của (X) trùng với công thức
phân tử.
b) Chất (X) thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa:

Cho: (Y) là: 1,3,4,6-tetra-O-metyl- -D-fructofuranozơ


(Z) là: 2,3,4,6-tetra-O-metyl- -D-glucopiranozơ
Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hóa bằng cách dùng công thức dạng vòng để viết cấu tạo của
các chất trong sơ đồ chuyển hóa.
Hướng dẫn:
a) Đặt X: CxHyOz

 Phản ứng:

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

107
mC = 0,24 g ; g

 X : (C12H22O11 )n  n = 1 có CTĐG X và cũng là CTPT: C12H22O11


b) Cấu tạo các chất (X) ; (M); (Y) ; (Z); (A1) ; (A2) ; (B1) ; (B2) :

Bài 18: (QG 2008)


1. Viết các phương trình phản ứng thủy phân metyl- -D-galactofuranozit (A) và metyl
- -D-sobofuranozit (B) trong môi trường axit (sobozơ: 2-xetohexozơ; cấu hình C3
của nó và của galactozơ khác nhau).
2. Arabinopyranozơ (D-anđopentozơ có cấu hình 2S, 3R, 4R) được chuyển hóa như sau:

Vẽ cấu trúc của B, C, D và E.

108
Hướng dẫn:
1.

2.

Bài 19 (QG 2007)


1. Rutinozơ là gốc đường của một số hợp chất có tác dụng làm bền thành mạch máu. Rutinozơ
cho phản ứng với thuốc thử Feling, khi bị thuỷ phân bởi α-glycosidaza cho andozơ A
(C6H12O5) và D-andozơ B (C6H12O6) theo tỉ lệ mol (1:1). Từ andozơ B tiến hành liên tiếp hai
lần cắt mạch Ruff và sau đó oxi hoá với HNO3 thu được axit meso-tactric; B dễ dàng cho dẫn
xuất monoxetal với axeton trong axit. Hãy viết các phản ứng để xác định B.
2. Andozơ B cho cùng sản phẩm ozazon như một andohexozơ khác (kí hiệu là A1); A2 là
đồng phân đối quang của A1. Thực hiện chuyển hoá A2 theo sơ đồ sau thu được A.
CH3

A2 A3 H
H
 A4
OH
OH
A5 A6 A
xetal HO
HO
H
H
axit andonic andolacton
CH2OH

109
(Lưu ý: phản ứng từ A4 đến A5 đặc trưng cho sự chuyển hoá ancol bậc 1 cuối mạch thành axit).
Dùng công thức chiếu Fisơ để biểu diễn cấu trúc các chất A1, A2, A3, A5, A6 và A. Biết
rằng 1mol A phản ứng với 4mol HIO4 cho 4mol HCOOH và 1mol CH3CHO.
3. Metyl hoá hoàn toàn rutinozơ với DMS/OH - cho dẫn xuất heptametyl (X), khi thuỷ phân
X trong môi trường axit thu được tri-O-metyl của A và 2,3,4-tri-O-metyl của B. Oxi hoá
1mol metyl rutinozit cần 4mol HIO4, cho 2mol HCOOH và 1mol tetraandehit.
Hãy vẽ công thức Haworth và công thức cấu dạng của rutinozơ.
Hướng dẫn:
1. Xác định B : Oxi hoá sản phẩm từ hai lần cắt mạch Ruff của B tạo thành axit meso tactric: vậy B
có 2 nhóm OH ở cacbon thứ 4 và thứ 5 nằm cùng về một phía. B chỉ tạo dẫn xuất monoxetal khi
phản ứng với axeton, vậy nhóm OH ở cacbon thứ ba và thứ hai nằm khác phía nhau và khác phía
với nhóm OH ở cacbon thứ tư và thứ năm.
Từ A4 suy được cấu tạo của A2, từ đó xác định rằng cấu tạo của A1 là đối quang của A2 và kết
luận được cấu tạo của B là đồng phân epime của A1, chỉ khác A1 vị trí nhóm OH ở cacbon thứ hai.
Cấu tạo của B là:

Phản ứng Ruff:

Sản phẩm sau 2 lần thực hiện phản ứng Ruff:

110
2. Xác định A
H2C CH2
O O
CHO HC CH3 CH3 CH3 CH3
H OH H OH H OH H OH H OH H OH
H OH HOCH2CH2OH H OH H2/Ni Raney H OH O2/Pt H OH H O Na-Hg H OH
HO H HO H HO H HO H HO H HO H
HO H HO H HO H HO H HO H HO H
CH2OH CH2OH CH2OH COOH C CHO
O
(A2) (A3) (A4) (A5) (A6) (A)
L-mannozo Axetal Anditol Axit andonic Andolacton
3. Xác định rutinozơ:
Công thức và các phản ứng của Rutinơzơ:
Mục 1 và 4 cho biết gluxit A (C1) nối với B qua vị trí 6 (C6) bởi liên kết α-glycozit. Do C5 của B
tham gia vào vòng oxiral nên B là một pyranozơ (6 cạnh).
Mục 5 cho biết gluxit A cũng là một pyranozơ.
Metyl rutinozit
H H
OH O O O O O
CH3 CH3
H H HC
H H CH2 4HIO4 HC CH2 + 2HCOOH
OH OH H O OCH3 O O OCH3
H H
OH H OHC
OH H OHC H
H OH
Công thức của Rutinơzơ:
H
OH O O O
CH3 H3C
H H O
H CH2 HO
H CH2
OH OH H O OH OH
H OH O
OH H
HO OH
OH H
HO
H OH OH
111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sau một quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả sau:
Tiến hành xây dựng (sưu tầm, lựa chọn, biên soạn, phân loại) được 87 bài tập lí thuyết, tính
toán, xác định cấu hình, cấu trúc về các loại gluxit. Tất cả các bài tập đều có hướng dẫn giải
chi tiết, đầy đủ. Đây là nguồn bài tập giáo viên có thể đễ dàng sử dụng trong quá trình giảng
dạy, ôn luyện học sinh giỏi, ra đề kiểm tra, đề thi; làm tài liệu học tập cho học sinh đặc biệt
cho học sinh chuyên về phần gluxit
- Hệ thống bài tập lí thuyết: 19 bài được chia thành các dạng:
+ Bài tập về monosaccarit: 4 bài
+ Bài tập về oligosaccarit: 7 bài
+ Bài tập về polisaccarit: 3 bài
+ Bài tập tổng hợp: 5 bài
- Hệ thống bài tập tự luận: 68 bài được chia thành các dạng
+ Phản ứng cacbohidrat và cấu hình: 12 bài
+ Điều chế, tổng hợp các gluxit: 11 bài
+ Xác định cấu trúc của monosaccarit: 5 bài
+ Xác định cấu trúc của đisaccarit, trisaccarit,…: 5 bài
+ Tính khử của monosaccarit, đisaccarit: 7 bài
+ Xenlulozơ phản ứng với axit nitric: 2 bài
+ Lên men glucozơ/ tinh bột: 2 bài
+ Cấu trúc của các saccarit tạo ra khi thủy phân tinh bột, xenlulozơ: 5 bài
+ Tổng hợp: 19 bài

KIẾN NGHỊ
 Tiếp tục xây dựng các chuyên đề khác về hóa hữu cơ
 Khi xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa hữu cơ, cần lưu ý:
- Xây dựng hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Để xây dựng được một hệ thống bài tập tốt, thiết thực và sử dụng hiệu quả đòi hỏi:
+ GV phải nắm kiến thức lý thuyết vững, GV buộc phải giải qua các đề thi HSG hóa học các
cấp. Có như vậy GV mới có được sự nhìn nhận bao quát về chương trình, dự đoán hướng ra
đề thi HSG, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
+ Hệ thống bài tập gluxit tôi xây dựng trên cơ sở tuyển chọn những bài tập ở mức độ dễ đến
khá khó từ các sách tham khảo, nguồn bài tập trên mạng và đề thi HSG các cấp. Để phù hợp
với mục đích rèn luyện kỹ năng và phát triển nhận thức của HSG hóa học, tùy tình hình thực
112
tế HS ở mỗi trường mà GV lọc tách bài để luyện tập cho phù hợp với nội dung và mục đích
rèn luyện.
+ Giáo viên cần sáng tạo để được những bài tập tương đương cho học sinh giải. Từ bài tập
đã giải, thay đổi, thêm, bớt các dữ kiện thành bài tập mới. Dần dần khuyến khích, yêu cầu
học sinh tự biến đổi thành bài tập mới. Như vậy, học sinh vừa được làm quen với phương
pháp giải bài tập, vừa biết được phương pháp đó áp dụng trong những tình huống nào.
+ Bài tập phải gắn liền hoá học với thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà,
Nguyễn Thị Thanh Phong (2008), Hóa học hữu cơ 3. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Cao Cự Giác (2012), Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học Hóa hữu cơ, tập 3. NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội
3. Cù Thanh Toàn (2014), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học, tập 1. NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
4. Lê Huy Bắc, Nguyễn Văn Tòng (1986), Bài tập Hóa hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Ngô Thị Thuận (2006), Hoá học hữu cơ, phần bài tập, tập 1. NXB Khoa học và kỹ thuật.
6. Các đề thi HSG Quốc Gia (chính thức và thi thử)
7. Các đề thi Hóa Quốc tế ICHO

Huế, ngày 14 tháng 8 năm 2015


Người viết chuyên đề:
Giáo viên: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Tổ: Hóa học
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Quốc Học

113
114

You might also like