You are on page 1of 9

THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1. Mã học phần: LIN1050


2. Số tín chỉ: 2
3. Học phần tiên quyết: Không
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên
1. Nguyễn Thị Phương Thùy, PGS.TS, Khoa Ngôn ngữ học, Trường
ĐHKHXH&NV
2. Đinh Kiều Châu, PGS.TS, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV
Các giảng viên khác: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn, PGS.TS. Hoàng Anh Thi,
PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan, PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh, TS. Phạm Thị Thúy Hồng,
TS. Nguyễn Ngọc Bình, TS. Võ Thị Minh Hà, TS. Đỗ Hồng Dương, TS. Lê Thị Thu
Hoài, TS. Trương Nhật Vinh, TS. Dương Xuân Quang, ThS. Phạm Hữu Viện, ThS.
Hà Thị Tuệ Thành (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV).
6. Mục tiêu của học phần
Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về văn bản, quy trình
phân tích, tạo lập và tiếp nhận văn bản tiếng Việt. Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu
được, sinh viên vận dụng để thực hành phân tích, thực hành tạo lập văn bản; nâng cao
kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng thực hành văn bản tiếng Việt.
7. Chuẩn đầu ra của học phần
a) Kiến thức:
+ CLO1: Vận dụng được các kiến thức cần yếu về văn bản tiếng Việt: chủ đề, kết cấu,
lập luận, phép liên kết, cấu tạo đoạn văn, cấu tạo câu giúp cho việc phân tích để tiếp
nhận văn bản và tạo lập văn bản đạt hiệu quả giao tiếp.
b) Kĩ năng:
+ CLO2: Có đủ kĩ năng chuyên môn để phân tích văn bản và nhận biết kết cấu, những
biểu hiện của tính mạch lạc trong văn bản: xác lập chủ đề, phân đoạn, phân tích cấu
tạo đoạn văn, phép liên kết các câu, các đoạn, phát hiện và sửa lỗi ở phạm vi văn bản,
phạm vi câu.
+ CLO3: Có đủ kĩ năng để tóm tắt, lược thuật, tổng thuật văn bản và tạo lập văn bản:
lập dàn ý bài luận/đề cương nghiên cứu khoa học, xây dựng lập luận, viết văn bản
theo đề cương.
+ CLO4: Có kĩ năng sử dụng các kiến thức chuyên môn vào hoạt động giao tiếp (viết
đơn từ, viết email…) và vào công việc (viết tiểu luận, viết đề cương nghiên cứu, viết
báo cáo, lập dự án, biên tập…)
c) Thái độ:
+ CL05: Sinh viên có được thái độ cần cù, năng động, khả năng tiếp thu và ứng dụng
nhanh, sáng tạo, làm đầy đủ các bài tập thực hành giáo viên yêu cầu.
+ CL06: Sinh viên có được nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Việt và tầm quan
trọng của việc tạo lập, phân tích, sử dụng các văn bản tiếng Việt đúng, chuẩn mực.
8. Ma trận liên kết CĐR
Ký hiệu CĐR của học phần CĐR của CTĐT
Kiến thức
CLO1 Vận dụng được các kiến thức cần yếu về văn PLO10
bản tiếng Việt: chủ đề, kết cấu, lập luận, phép PLO12
liên kết, cấu tạo đoạn văn, cấu tạo câu giúp
cho việc phân tích để tiếp nhận văn bản và
tạo lập văn bản đạt hiệu quả giao tiếp.
Kỹ năng
CLO2 Có đủ kĩ năng chuyên môn để phân tích văn PLO15
bản và nhận biết kết cấu, những biểu hiện của PLO23
tính mạch lạc trong văn bản: xác lập chủ đề,
phân đoạn, phân tích cấu tạo đoạn văn, phép
liên kết các câu, các đoạn, phát hiện và sửa
lỗi ở phạm vi văn bản, phạm vi câu.
CLO3 Có đủ kĩ năng để tóm tắt, lược thuật, tổng PLO14
thuật văn bản và tạo lập văn bản: lập dàn ý
bài luận/đề cương nghiên cứu khoa học, xây
dựng lập luận, viết văn bản theo đề cương.
CLO4 Có kĩ năng sử dụng các kiến thức chuyên PLO33
môn vào các hoạt động giao tiếp (viết đơn từ,
viết email…) và vào công việc (viết tiểu luận,
viết đề cương nghiên cứu, viết báo cáo, lập
dự án, biên tập…)
Thái độ
CLO5 Sinh viên có được thái độ cần cù, năng động, PLO28
khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh, sáng
tạo, làm đầy đủ các bài tập thực hành giáo
viên yêu cầu.
CLO6 Sinh viên có được nhận thức về tầm quan PLO39, PLO50
trọng của tiếng Việt và tầm quan trọng của
việc tạo lập, phân tích, sử dụng các văn bản
tiếng Việt đúng, chuẩn mực.
9. Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần
Tài liệu chính cần
Tuần Nội dung chính Ghi chú
đọc
Tuần 1 Nội dung 1: Quy trình phân tích để Đọc [1], [2] (học liệu
lĩnh hội văn bản tiếng Việt & Phân bắt buộc), [3], [4], [7]
tích khái quát văn bản. (học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 2 Nội dung 2: Luyện tập kỹ năng Đọc [1], [2], (học liệu
phân tích khái quát văn bản. bắt buộc), [3], [4], [7]
(học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 3 Nội dung 3: Phân tích tổ chức Đọc [1], [2], (học liệu
đoạn văn, phương tiện liên kết. bắt buộc), [3], [4], [5],
[6], [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 4 Nội dung 4: Luyện tập kỹ năng Đọc [1], [2], (học liệu
phân tích tổ chức đoạn văn, bắt buộc), [3], [4], [5],
phương tiện liên kết. [6], [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 5 Nội dung 5: Phát hiện, phân tích, Đọc [1], [2], (học liệu
sửa lỗi ở phạm vi văn bản. bắt buộc), [3], [4], [5],
[6], [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 6 Nội dung 6: Luyện tập kỹ năng Đọc [1], [2], (học liệu
phân tích, sửa lỗi ở phạm vi văn bắt buộc), [3], [4], [5],
bản và kỹ năng viết đoạn văn. [6], [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 7 Nội dung 7: Phát hiện, phân tích, Đọc [1], [2] (học liệu
sửa lỗi ở phạm vi câu. bắt buộc), [3], [4], [7]
(học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 8 Nội dung 8: - Ôn tập các nội dung
- Luyện tập kỹ năng phân tích, sửa đã học.
lỗi ở phạm vi câu. - Đọc [1], [2] (học
- Kiểm tra giữa học kỳ (thi viết liệu bắt buộc), [3], [4],
hoặc tiểu luận). [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 9 Nội dung 9: Phát hiện, phân tích, Đọc [1], [2] (học liệu
sửa lỗi ở phạm vi câu (tiếp). bắt buộc), [3], [4], [7]
(học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 10 Nội dung 10: Luyện tập kỹ năng Đọc [1], [2] (học liệu
phân tích, sửa lỗi ở phạm vi câu bắt buộc), [3], [4], [7]
(tiếp). (học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 11 Nội dung 11: Đọc [1], [2] (học liệu
- Tóm tắt văn bản. bắt buộc), [3], [4], [7]
- Lược thuật văn bản. (học liệu tham khảo)
phần tương ứng.
Tuần 12 Nội dung 12: Đọc [1], [2] (học liệu
- Tổng thuật văn bản. bắt buộc), [3], [4], [7]
- Phân biệt tóm tắt văn bản với (học liệu tham khảo)
lược thuật văn bản và tổng thuật phần tương ứng.
văn bản.
- Luyện tập kỹ năng tóm tắt, lược
thuật, tổng thuật văn bản.
Tuần 13 Nội dung 13: Đọc [1], [2] (học liệu
Quy trình tạo lập văn bản bắt buộc), [3], [4], [5],
- Lập dàn ý/ đề cương và viết văn [6], [7] (học liệu tham
bản. khảo) phần tương ứng.
- Luyện tập kỹ năng lập dàn ý/ đề
cương và viết văn bản.
Tuần 14 Nội dung 14: Nhận xét (chữa) dàn Đọc [1], [2] (học liệu
ý/ đề cương và văn bản đã viết. bắt buộc), [3], [4], [5],
[6], [7] (học liệu tham
khảo) phần tương ứng.
Tuần 15 - Nội dung 15: - Đọc [1], [2] (học liệu
- Lập đề cương nghiên cứu khoa bắt buộc), [3], [4], [5],
học và đề cương của một số loại [6], [7] (học liệu tham
văn bản phổ biến. khảo) phần tương ứng.
- Lập danh mục tài liệu tham khảo. - Ôn tập các nội dung
- Ôn tập cuối kỳ. từ tuần 1 đến 15.
10. Các yêu cầu đối với học phần
- Tham gia đầy đủ số tiết học theo quy định (Không được nghỉ quá 20% số giờ).
- Thực hiện các nhiệm vụ (tự học, chuẩn bị bài… theo đúng yêu cầu của giáo viên.
- Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học nhiều, đi muộn, không làm bài tập…) thì tuỳ
theo mức độ sẽ trừ điểm thành phần hoặc không có điểm học phần.
11. Phương pháp dạy - học
Các phương pháp sau được sử dụng trong quá trình giảng dạy:
+ Thuyết giảng
+ Tổ chức hoạt động thảo luận, thuyết trình cho sinh viên tham gia tại lớp liên
quan đến nội dung bài giảng.
+ Hướng dẫn sinh viên hoạt động nhóm, hướng dẫn sinh viên trình bày các bảng
biểu, trình chiếu các kết quả bài tập đã thực hiện.
Các phương pháp học tập gồm:
+ Sinh viên tự đọc và nghiên cứu tài liệu theo yêu cầu, tích cực cập nhật các tin
tức thời sự, các văn bản tiếng Việt thuộc các thể loại khác nhau.
+ Sinh viên tham gia nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp theo sự tổ chức
và hướng dẫn của giảng viên.
+ Tham gia các hoạt động nhóm/ cá nhân.
12. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
12.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Thực hiện thông qua các giờ trên lớp.
12.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ ở tuần 8 hoặc 9.
- Kiểm tra/ Thi/ Tiểu luận cuối kỳ: theo lịch của Nhà trường.

Tỉ lệ %
Nội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá
(điểm)

1. Tinh thần học tập (đi học, - Điểm danh hàng ngày
10%
chuẩn bị bài, phát biểu ý - Kiểm tra việc chuẩn bị bài
kiến…) - Quan sát trên lớp

2. Bài tập và phát biểu - Bài tập về nhà và trên lớp 10%

3. Kiểm tra giữa kỳ - Bài kiểm tra giữa kỳ (60 phút) 20%
hoặc làm tiểu luận

4. Thi hết học phần - Bài thi viết 60 phút hoặc làm tiểu 60%
(thi viết hoặc làm tiểu luận) luận.

5. Kết quả học phần 100%


(10 điểm)

12.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra

TT Loại Tiêu chí đánh giá


bài tập/kiểm tra

1. Bài tập cá nhân 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.
2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.
3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.
4. Nộp đúng thời hạn.

2. Bài tập nhóm, 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.
Thảo luận nhóm, 2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.
Thuyết trình 3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.
4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo nhóm.
5. Nộp đúng thời hạn.

3. Bài kiểm tra/ thi / tiểu luận Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án

13. Học liệu


- Học liệu bắt buộc:
1. Hữu Đạt - Lê Thị Nhường, Thực hành văn bản tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 2019.
2. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQGHN,
1996.
- Học liệu tham khảo:
3. Trần Trí Dõi, Bài tập tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQGHN, 2000.
4. Nguyễn Hữu Đạt, Tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQGHN, 2002.
5. Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1999.
6. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1985.
7. Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành (tái bản lần thứ mười
sáu), NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
Và một số học liệu được giảng viên cập nhật hàng năm.
14. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần có các nội dung cơ bản như sau: Phân tích khái quát văn bản khoa học (tìm
chủ đề, phân tích kết cấu tổng thể của văn bản thành và nhận biết cơ sở để chia tách
các phần đó). Phân tích tính hợp lí/ lôgíc của đề cương văn bản. Phân tích lối lập luận
của văn bản. Phân tích những biểu hiện của mạch lạc văn bản. Phân tích các bộ phận
của văn bản: cấu tạo đoạn văn; Phát hiện các phương tiện liên kết giữa các câu và các
đoạn văn; Phát hiện, phân tích và sửa lỗi ở phạm vi văn bản và ở phạm vi câu. Tóm
tắt, lược thuật, tổng thuật văn bản. Tạo lập văn bản: lập dàn ý/ đề cương dựa trên chủ
đề cho sẵn, viết một đoạn nào đó để triển khai chủ đề bộ phận, viết văn bản theo dàn
ý/ đề cương.
15. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỂ LĨNH HỘI VĂN BẢN TIẾNG
VIỆT
1.1 Văn bản và những đặc điểm khái quát.
1.2 Phân tích khái quát văn bản.
1.3 Luyện tập kỹ năng phân tích đối với mục 1.1 và mục 1.2 (phân tích kết cấu, xác
định chủ đề của văn bản, phân đoạn văn bản).
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TỔ CHỨC ĐOẠN VĂN
2.1. Tổ chức của đoạn văn
2.2. Lập luận của đoạn văn
2.3. Sự liên kết trong văn bản
2.4. Luyện tập kỹ năng phân tích đối với mục 2.1, 2.2, 2.3
2.5 Luyện tập kỹ năng viết đoạn văn
CHƯƠNG 3. PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, SỬA LỖI TRONG VĂN BẢN
3.1. Phát hiện, phân tích và sửa lỗi ở phạm vi văn bản (Lỗi phân đoạn văn bản, lỗi đặt
tiêu đề không phù hợp với nội dung văn bản, lỗi liên kết trong văn bản: sai phép thế,
thiếu phép liên kết, sai từ liên kết giữa các câu trong đoạn văn)
3.2. Luyện tập kỹ năng phân tích và sửa lỗi ở phạm vi văn bản, luyện tập kỹ năng viết
đoạn văn.
CHƯƠNG 4. PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, SỬA LỖI Ở PHẠM VI CÂU
4.1. Phát hiện, phân tích, sửa lỗi ở phạm vi câu
4.2. Luyện tập kỹ năng phân tích và sửa lỗi ở phạm vi câu
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, LƯỢC THUẬT, TỔNG THUẬT VĂN BẢN
5.1. Định nghĩa
5.2. Phân biệt tóm tắt với lược thuật, tổng thuật văn bản
5.3. Luyện tập tóm tắt, lược thuật, tổng thuật văn bản.
CHƯƠNG 6. QUY TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
6.1. Lập dàn ý/đề cương theo chủ đề nhất định.
6.2. Luyện tập viết văn bản theo dàn ý/đề cương đã lập
6.3. Nhận xét (chữa) dàn ý/đề cương và văn bản đã viết.
6.4. Lập đề cương nghiên cứu khoa học và một số loại văn bản phổ biến.
6.5. Lập danh mục tài liệu tham khảo

You might also like