You are on page 1of 6

Tính chất 6: Gọi K là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp ^A với BC.

Khi đó AX và AK
là 2 đường đẳng giác trong ^ BAC

Chứng minh: Gọi d là tiếp tuyến của đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với ^A của
tam giác ABC sao cho d nằm trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa A và đồng thời d //
BC.
Gọi P là tiếp điểm của d với đường tròn mixtilinear – A
Do A là tâm vị tự ngoài của đường tròn mixtilinear – A và đường tròn bàng tiếp
góc A nên A,P,K thẳng hàng .
Gọi Q là giao điểm thứ hai của đường tròn mixtilinear – A với AX.
Vì XI giao (O) tại điểm chính giữa M a của cung Bac và tiếp tuyến của (O) tại M a
song song với BC nên P là ảnh của M a qua phép vị tự tâm X.
Từ đó ta có: X, I, P thẳng hàng
Mặt khác ta lại có : IA⊥ A M a, QP là ảnh của A M a qua phép vị tự tâm X nên PQ // A
Ma

Suy ra PQ ⊥AI
Vậy P và Q đối xứng nhau qua AI, hay AX và AP là hai đường đẳng giác trong ^
BAC .

Nhận xét: Đây là một tính chất mạnh có sử dụng đặc điểm và tính chất của cặp
liên hợp đẳng giác. Tính chất này cho ta them cái nhìn về cách chứng minh đường
đẳng giác và sử dụng để chứng minh những bài toán khác.
Ví dụ: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một đường tròn (J) bất kì tiếp xúc với hai
cạnh AC, AB lần lượt tại E, F và cắt (O) tại P, Q. X là liên hợp đẳng giác của I trong
tam giác ABC. Lấy điểm W nằm trên IM sao cho JW ⊥ BC . Khi đó AW, AT là 2
đường đẳng giác trong của ^ BAC .
Chứng minh:
Gọi U là giao điểm của PQ với EF. Kẻ đường kính ML của đường tròn (O)
Gọi H là tâm đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với góc A của tam giác ABC
Do JW // ML nên tứ giác AWJS nội tiếp.
 IW . IS = IA . IJ = IE . IF
 Các điểm W, E, F, S, K đều thuộc đường tròn mixtilinear tâm H.
Mặt khác ta có:
KWH = 90 0 - ^
^ KSW = ^
KAH nên tứ giác AWHK nội tiếp mà HW = HK
^.
Do đó AH là tia phân giác của WAK
Như vậy, AW và AT là 2 đường đẳng giác trong của tam giác ABC (đpcm).
Nhận xét: Tính chất này thường được dùng để chứng minh các bài toán liên quan
về đường đẳng giác trong lĩnh vực hình học phẳng và mang lại hiệu quả cao khi
giải toán.
Tính chất 7: (Iran 1997) Cho P là điểm bất kì chuyển động trên cung BC không
chứa A. Gọi I 1 và I 2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác APB , APC. Khi
đó, ( I 1 I 2P) luôn đi qua X.

Chứng minh:
Đầu tiên ta chứng minh một tính chất sau:
Đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với góc A của các tam giác ABX và ACX tiếp
xúc nhau.
Gọi I 1, I 2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác ABX, ACX
M, N lần lượt là giao của B I 1, C I 2 với (O). Các đường thẳng qua I 1 và vuông góc với
A I 1, qua I 2và vuông góc với AI2 giao nhau tại P.
MF giao NE tại L, MF giao AI1 tại J, NE giao AI2 tại K.
Ta có FA = F I 1, MA = M I 1 nên FM là trung trực đoạn thẳng A I 1, suy ra FM ⊥ A I 1 hay
FM // I 1P.
Chứng minh tương tự ta được EN // I 2P.
Mặt khác, gọi T là giao của AX với đường tròn mixtilinear nội tiếp ứng với ^A .
Ta có X Ab T Ac là tứ giác điều hòa và XFAE là ảnh của X Ab T Ac qua phép vị tự tâm X
nên XFAE là tứ giác điều hòa.
F I 1 FA EA E I 2
Suy ra = = = . Từ đó EF // I 1 I 2.
FX FX EX EX

Hai tam giác FLE và I 1P I 2có cạnh tương ứng song song nên F I 1, E I 2, LP giao nhau
tại tâm vị tự X của hai tam giác hay X, P, L thẳng hàng. (1)
Lại có JK là đường trung bình của tam giác A I 1 I 2 nên JK // I 1 I 2. Hai tam giác JLK và
I 1P I 2có cạnh tương ứng song song nên I 1J, I 2K, LP giao nhau tại tâm vị tự A của hai
tam giác hay A, L, P thẳng hàng. (2)
Từ (1) và (2) ta có: A, P, X thẳng hàng
Suy ra đpcm.
Quay về bài toán đầu ta có:
Vì I1 và I2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp của hai tam giác APB và APC
Hiển nhiên, PI1 và PI2 lần lượt cắt O tại E, F ( trong đó F, E lần lượt là tâm đường
tròn ngoại tiếp tam giác ACI2, ABI1).
Gọi X’ là giao của (O) với (I1I2P)
Ta có: ^
X ' F I1 = ^
X ' E I2 , ^
E I2X ' = ^
F I1 X '

Do đó: ∆ F I 1X’ ~ ∆ E I 2X’


AF F I2 X' F
Suy ra: AE = E I = X ' E . Từ đó ta thấy tứ giác AFX’E điều hòa (1)
1

Theo kết quả phép chứng minh trên ta có AFXE là tứ giác điều hòa (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra X ≡ X’
Vậy ta có đpcm
Bình luận: Những tính chất của Đường tròn Mixtilinear và ứng dụng luôn được
khai thác trong các kỳ thi Toán học trên thế giới bởi tính đa dạng và phong phú
của các tính chất của nó, và Iran MO 1997 không phải là ngoại lệ. Bài toán trên là
một bài nổi bật về độ khó và cách xử lý bài toán. Từ bài toán cũng có thể khai thác
những tính chất đẹp, và cả bổ đề đã nêu trên. Việc xác định bổ đề trên không phải
là dễ thấy, nhưng đó là một cách cực kỳ hay nhằm đưa bài toán về hướng giải dễ
dàng hơn. Đây là một tính chất rất hay và đẹp!

You might also like