You are on page 1of 30

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ


(do sinh viên thực hiện)
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm THS2023-70
thời trang của thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ

Lĩnh vực ưu tiên


1. Khoa học cơ bản
2. Công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển bền vững
3. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
4. Công nghê, công nghệ thông tin và chuyển đổi số
5. Khoa học giáo dục, luật và xã hội nhân văn
X 6. Phát triển kinh tế, thị trường và nông thôn
7. Công nghệ sinh học và thực phẩm
Không thuộc 7 Lĩnh vực ưu tiên
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Khoa học Tự nhiên
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Khoa học Y, dược
Khoa học Nông nghiệp
X Khoa học Xã hội
Khoa học Nhân văn
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
X Cơ bản
Ứng dụng
Triển khai
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 07 tháng
Từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023
6. ĐƠN VỊ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Tên đơn vị: Trường Kinh tế
Điện thoại: (0292) 3838831
E-mail: kkt@ctu.edu.vn
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

1
Họ và tên thủ trưởng đơn vị: PGS.TS. Lê Khương Ninh
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Nguyễn Hòa Bảo Nghi MSSV: B2006357
Ngày tháng năm sinh: 15/05/2002 Lớp: Kinh doanh quốc tế Chất lượng cao 5
(KT20W4F5)
Điện thoại di động: 0903325254
Khóa: 46
E-mail: nghib2006357@student.ctu.edu.vn
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

MSSV, Lớp, Khóa Nội dung nghiên cứu


TT Họ và tên Chữ ký
cụ thể được giao
1 Nguyễn Hòa Bảo B2006357 – Kinh doanh quốc Quản lý đề tài, lược
Nghi tế Chất lượng cao 5 - K46 khảo tài liệu, xác định
các nhân tố ảnh hưởng
(Chủ nhiệm đề tài)
đến hành vi tiêu dùng
bền vững sản phẩm
thời trang của thế hệ Z
tại thành phố Cần Thơ,
thu thập số liệu sơ cấp,
xử lý số liệu, đề xuất
hàm ý, viết báo cáo
tổng kết đề tài.
Lược khảo tài liệu, xác
2 Lê Diễm Quỳnh B2015600 – Kinh doanh quốc
định các nhân tố ảnh
tế Chất lượng cao 5 - K46
(Thành viên chính) hưởng đến hành vi tiêu
dùng bền vững sản
phẩm thời trang của
thế hệ Z tại thành phố
Cần Thơ, thu thập số
liệu sơ cấp, viết báo
cáo tổng kết đề tài.
Thu thập số liệu sơ
3 Huỳnh Nhật Tâm B2015568 – Kinh doanh quốc
cấp, nhập, xử lý và
tế Chất lượng cao 1 - K46
(Thành viên chính) phân tích số liệu sơ
cấp, viết báo cáo tổng
kết đề tài.
4 Lê Thanh Thế B2006285 – Kinh doanh quốc Thu thập số liệu sơ
Dân tế Chất lượng cao 5 - K46 cấp, nhập, xử lý và
phân tích số liệu sơ
(Thành viên chính)
cấp, đề xuất các hàm ý
nâng cao nhận thức về
hành vi tiêu dùng bền
vững sản phẩm thời
trang tại thành phố
Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài
2
Họ và tên, MSCB Đơn vị công tác và lĩnh vực Nhiệm vụ Chữ ký
chuyên môn
TS. La Nguyễn Thùy Dung Đơn vị công tác: Hướng dẫn nội dung
MSCB: 1894 Khoa Marketing khoa học và Hướng
dẫn lập dự toán kinh
Lĩnh vực chuyên môn:
phí đề tài
Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị Họ và tên người đại
Nội dung phối hợp nghiên cứu
trong và ngoài nước diện đơn vị

Không
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở NGOÀI VÀ
TRONG NƯỚC
Tăng trưởng và phát triển bền vững hiện đang là chính sách kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia trên
thế giới khi mà sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, mức phát
thải cacbon tăng cao, và vấn đề khủng hoảng khí hậu đang ở mức báo động (IPBES, 2019; IPCC, 2021).
Những vấn đề này có tác động trực tiếp đến tính bền vững cũng như chất lượng của môi trường và hệ sinh
thái (Xue và cộng sự, 2021). Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững đang trở thành
xu hướng mới trong hành vi của người tiêu dùng. (Jiang và He, 2022; Yang và cộng sự, 2022).
Thuật ngữ bền vững lần đầu tiên được định nghĩa cơ bản trong Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới năm 1987 là “đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Song hành với sự phát triển bền vững, tiêu dùng bền
vững cũng cần nhận được sự hưởng ứng từ phía người tiêu dùng.
Tiêu dùng được xem là hoạt động khởi đầu của mọi hoạt động kinh tế trong đời sống và có nhiều lý
thuyết tiêu dùng khác nhau đã được nghiên cứu và công bố. Theo đó, hành vi tiêu dùng được định nghĩa
là “quy trình các cá nhân, tổ chức thực hiện việc lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ” (Mothersbaugh, Hawkins và Kleiser, 2019). Khác với hành vi tiêu dùng
thông thường, hành vi tiêu dùng bền vững không chỉ hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ mà người
tiêu dùng còn phải đảm bảo trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, môi trường và thế hệ tương lai
(Piligrimienė và cộng sự, 2020; UNEP, 2017; Tripathi và Singh, 2016). Hành vi tiêu dùng bền vững đã
được các nhà nghiên cứu định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nền tảng nghiên cứu và cũng có thể bao
gồm một loạt các thành phần và cách giải thích khác nhau (Francis và Sarangi, 2022). Do vậy, nhằm cung
cấp một khái niệm tổng quan và đồng nhất, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng định nghĩa của Quoquab và
Mohammad (2017). Theo đó, hành vi tiêu dùng bền vững đề cập đến “mối quan tâm về xã hội và môi
trường trong quy trình mua, sử dụng và loại bỏ các loại hàng hóa và dịch vụ bằng việc kiểm soát ham
muốn, tránh mua sắm hoang phí nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Tiêu dùng bền vững không chỉ dừng
lại ở mối quan tâm về môi trường, các nguồn tài nguyên hiện tại mà còn không gây nguy hiểm cho nhu
cầu của thế hệ tương lai. Hành vi này là cấu trúc đa chiều được phản ánh thông qua ba khía cạnh: chất
lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và giữ gìn cho thế hệ tương lai.”
Ngoài ra, do bản chất phức tạp và mâu thuẫn của tiêu dùng bền vững (Piligrimiene và cộng sự, 2020)
cũng như sự tiến hóa và biến đổi của khái niệm này theo thời gian (Roy, 2020), một số nhà nghiên cứu
cũng thường sử dụng thuật ngữ “hành vi tiêu dùng vì môi trường, thân thiện với môi trường” (Saari và
cộng sự, 2021; Kim, Njite và Hancer, 2013), “hành vi tiêu dùng xanh” (Biswas, 2017) và “hành vi tiêu
3
dùng có đạo đức” (Ganglmair-Wooliscroft và Wooliscroft, 2019) khi đề cập đến hành vi tiêu dùng bền
vững. Thế nên, việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ xanh, thân thiện với môi trường, đảm bảo công
bằng thương mại trong quá trình sản xuất và phân phối cũng được xem là tiêu dùng bền vững.
Đối với các quy trình của hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang thì hành vi mua các sản
phẩm thời trang bền vững được xem là dễ dàng và thuận tiện nhất mà người tiêu dùng có thể thực hiện.
Những định nghĩa của thuật ngữ “thời trang bền vững” được các tài liệu nêu lên là khác nhau. Tuy nhiên,
chúng đều bao gồm các nhân tố giống nhau là thể hiện tác động của ngành thời trang đối với môi trường
và tất cả các bên liên quan thông qua các khía cạnh khác nhau, bao gồm cả xã hội. Theo Shen và cộng sự
(2013), các sản phẩm thời trang xanh (Jacobs và cộng sự, 2018), chậm (Legere và Kang, 2020), tái chế,
được làm từ vật liệu hữu cơ (Khare và Varshneya, 2017), thuần chay, thân thiện với môi trường (Blasi và
cộng sự, 2020), được sản xuất và phân phối theo tiêu chuẩn thương mại công bằng (Viciunaite và Alfnes,
2020) đều là thời trang bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Biswas, A., 2017. A consumption value-gap analysis for sustainable consumption. Environmental Science and Pollution
Research, [e-journal] 24, pp. 7714–7725. https://doi.org/10.1007/s11356-016-8355-9.
2. Francis, A. and Sarangi, G.K., 2022. Sustainable consumer behaviour of Indian millennials: Some evidence. Current
Research in Environmental Sustainability, [e-journal] 4, p.100109. https://doi.org/10.1016/j.crsust.2021.100109.
3. Ganglmair-Wooliscroft, A. and Wooliscroft, B., 2019. Well-being and everyday ethical consumption. Journal of
Happiness Studies, [e-journal] 20(1), pp. 141-163. https://doi.org/10.1007/s10902-017-9944-0.
4. IPBES, 2019. Global assessment report on biodiversity and ecosystem services of the Intergovernmental Science-Policy
Platform on Biodiversity and Ecosystem Services. [pdf] Bonn: IPBES secretariat. Available at
<https://doi.org/10.5281/zenodo.3831673> [Accessed 14 November 2022].
5. IPCC, 2021. Climate Change 2021: The Physical Science Basis: Summary for Policymakers: Contribution of Working
Group I to the Sixth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. [online] Switzerland:
Intergovernmental Panel on Climate Change. Available at:
<https://www.ipcc.ch/report/ar6/wg1/downloads/report/IPCC_AR6_WGI_SPM_final.pdf > [Accessed 14 November
2022].
6. Jacobs, K., Petersen, L., Hörisch, J. and Battenfeld, D., 2018. Green thinking but thoughtless buying? An empirical
extension of the value-attitude-behaviour hierarchy in sustainable clothing. Journal of Cleaner Production, [e-journal] 203,
pp.1155–1169. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2018.07.320.
7. Jiang, H. and He, Y., 2022. Evaluation of Optimal Policy on Environmental Change through Green Consumption.
Sustainability, [e-journal] 14(9), p.4869. https://doi.org/10.3390/su14094869.
8. Khare, A. and Varshneya, G., 2017. Antecedents to organic cotton clothing purchase behaviour: study on Indian youth.
Journal of Fashion Marketing and Management: An International Journal, [e-journal] 21(1), pp. 51–69.
https://doi.org/10.1108/jfmm-03-2014-0021.
9. Kim, Y.J., Njite, D. and Hancer, M., 2013. Anticipated emotion in consumers’ intentions to select eco-friendly restaurants:
Augmenting the theory of planned behavior. International Journal of Hospitality Management, [e-journal] 34, pp. 255–
262. https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2013.04.004.
10. Legere, A. and Kang, J., 2020. The role of self-concept in shaping sustainable consumption: A model of slow fashion.
Journal of Cleaner Production, [e-journal] 258, p.120699. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2020.120699.
11. Mothersbaugh, D.L., Hawkins, D.I. and Kleiser, S.B., 2019. Consumer Behavior: Building Marketing Strategy. Dubuque:
Mcgraw-Hill Education.
12. Piligrimienė, Ž., Žukauskaitė, A., Korzilius, H., Banytė, J. and Dovalienė, A., 2020. Internal and External Determinants of
Consumer Engagement in Sustainable Consumption. Sustainability, [e-journal] 12(4), p.1349.
https://doi.org/10.3390/su12041349.
4
13. Quoquab, F. and Mohammad, J., 2017. Managing sustainable consumption: Is it a problem or Panacea?. World
Sustainability Series, [e-journal] pp. 115–125. https://doi.org/10.1007/978-3-319-45081-0_7.
14. Roy, M., 2020. Greening behavior toward sustainable development. Sustainable Development Strategies, [e-journal] pp.
53-90. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-818920-7.00001-3.
15. Saari, U., Damberg, S., Frombling, L. and Ringle, C., 2021. Sustainable consumption behavior of Europeans: The
influence of environmental knowledge and risk perception on environmental concern and behavioral intention. Ecological
Economics, [e-journal] 189. https://doi.org/10.1016/j.ecolecon.2021.107155.
16. Shen, D., Richards, J. and Liu , F., 2013. Consumers’ Awareness of Sustainable Fashion. Marketing Management Journal,
[e-journal] 23(2), pp. 134–147. Available through: < http://www.mmaglobal.org/publications/MMJ/MMJ-Issues/2013-
Fall/MMJ-2013-Fall-Vol23-Issue2-Shen-Richards-Liu-pp134-147.pdf> [Accessed 20 November 2022].
17. Silvia, B., Lorenzo, B. and Rita, S.S., 2020. Eco-friendliness and fashion perceptual attributes of fashion brands: an
analysis of consumers’ perceptions based on Twitter data mining. Journal of Cleaner Production, 244, p.118701.
https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.118701.
18. Tripathi, A. and Singh, M.P., 2016. Determinants of sustainable/green consumption: a review. International Journal of
Environmental Technology and Management, [e-journal] 19(3-4), pp.316–358. https://doi.org/10.1504/ijetm.2016.082258.
19. UN Environment Programme, 2017. Sustainable consumption and production policies. [online] UNEP - UN Environment
Programme. Available at: <https://www.unep.org/explore-topics/resource-efficiency/what-we-do/sustainable-
consumption-and-production-policies>. [Accessed 20 November 2022]
20. Viciunaite, V. and Alfnes, F., 2020. Informing sustainable business models with a consumer preference perspective.
Journal of Cleaner Production, [e-journal] 242, p.118417. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.118417.
21. World Commission on Environment and Development, 1987. Report of the World Commission on Environment and
Development: Our Common Future Towards Sustainable Development. [pdf] United Nations. Available at:
<https://sustainabledevelopment.un.org/content/documents/5987our-common-future.pdf > [Accessed 14 November
2022].
22. Xue, J., Rasool, Z., Nazar, R., Khan, A.I., Bhatti, S.H. and Ali, S., 2021. Revisiting Natural Resources—Globalization-
Environmental Quality Nexus: Fresh Insights from South Asian Countries. Sustainability, [e-journal] 13(8), p.4224.
https://doi.org/10.3390/su13084224.
23. Yang, M., Chen, H., Long, R. and Yang, J., 2022. The impact of different regulation policies on promoting green
consumption behavior based on social network modeling. Sustainable Production and Consumption, [e-journal] 32.
https://doi.org/10.1016/j.spc.2022.05.007.

10.1. Ngoài nước


Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang phải đánh đổi bằng hàng loạt các thách thức mà
nhân loại phải đối mặt như biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, bất bình đẳng và đói nghèo,... Không
những thế, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng liên tục cũng là nguyên nhân dẫn đến sự
khan hiếm và cạn kiệt tài nguyên nếu những biện pháp bảo tồn không được thực hiện. Trước những vấn
đề nan giải này, phát triển bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách cũng như xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển xã hội. Song hành với sản xuất, tiêu dùng bền vững cũng sẽ góp phần hiện thực hóa các mục
tiêu phát triển bền vững trong xã hội.
Tiêu dùng bền vững đã, đang và vẫn sẽ là chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và
khai thác. Một nghiên cứu của Figueroa-García, García-Machado và Pérez-Bustamante Yábar (2018) đã
được thực hiện nhằm khám phá ảnh hưởng của những nhân tố xã hội đến hành vi tiêu dùng bền vững của
người dân ở Madrid - Tây Ban Nha. Thông qua việc sử dụng bảng hỏi khảo sát cũng như sử dụng mô
hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) và mô hình hồi quy OLS để phân tích dữ liệu,
nghiên cứu đã chỉ ra rằng “giáo dục và thông tin” có tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng bền vững.
Cụ thể, việc sở hữu kiến thức cũng như nhận được thông báo về các chủ đề bền vững và nhận thức tích
5
cực về các sản phẩm bền vững sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của cá nhân đối với môi trường. Thêm
vào đó, ảnh hưởng của môi trường xã hội - đặc biệt là ảnh hưởng của gia đình, bạn bè cũng như các nhân
tố về văn hóa, truyền thống - cũng tác động đến hành vi tiêu dùng bền vững. Mặt khác, nhân tố “tác động
của chính phủ” bị loại bỏ khỏi mô hình do kết quả giá trị thực nghiệm thấp hơn nhiều so với giá trị tới
hạn. Không chỉ vậy, nhóm tác giả cũng khám phá ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức giá cao
hơn để sử dụng các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường so với các sản phẩm thông thường.
Tương tự, nghiên cứu của Rizkalla (2018) cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho
các sản phẩm thân thiện với môi trường bởi họ đánh giá các sản phẩm thân thiện với môi trường là vượt
trội hơn so với sản phẩm thông thường - thông qua sự lành mạnh và lợi ích mà các sản phẩm này mang
lại cho người tiêu dùng. Cùng với phương pháp nghiên cứu định lượng, kiểm định T-Test và phân tích hồi
quy được sử dụng để kiểm định những giả thuyết đề xuất trong bài nghiên cứu. Qua đó khám phá những
nhân tố giúp thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững của người trẻ ở Indonesia. Từ dữ liệu thu thập được qua
việc khảo sát 206 người trẻ từ 18 - 25 tuổi, nghiên cứu nhận thấy “mối quan tâm về môi trường” có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững với kết luận rằng cá nhân có mức độ quan tâm cao về môi
trường sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng bền vững. Không những vậy, nhân tố “kiến thức
về môi trường” được kết luận đóng vai trò chính trong việc dự đoán hành vi tiêu dùng bền vững của thanh
niên Indonesia. Trong bối cảnh bài nghiên cứu, “kiến thức về môi trường” được tác giả sử dụng để đề
xuất giả thuyết là kiến thức chủ quan. Và kết quả cũng thể hiện rằng so với kiến thức khách quan, kiến
thức chủ quan là một nhân tố dự đoán mạnh mẽ hơn về hành vi tiêu dùng bền vững. Thêm vào đó, tác
động của “mối quan tâm về môi trường” là tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững khi có thể khuyến
khích những người tiêu dùng có mối quan tâm lớn đến môi trường chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Điều này cũng được đồng tình bởi Saari và các cộng sự (2021) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của kiến
thức môi trường và nhận thức rủi ro đến mối quan tâm môi trường và ý định hành vi dẫn đến hành vi tiêu
dùng bền vững của người tiêu dùng châu Âu. Thông qua mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng
phần (PLS-SEM) để xử lý lượng dữ liệu từ cỡ mẫu lớn - 11,675 quan sát, nghiên cứu phát hiện ra “kiến
thức về môi trường” có ảnh hưởng đến “nhận thức về rủi ro môi trường” và cả hai đều có tác động đến
“mối quan tâm về môi trường”. Không chỉ vậy, “kiến thức về môi trường” và “nhận thức về rủi ro môi
trường” đều có tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng bền vững, trong đó, tác động từ “kiến thức về môi
trường” là mạnh mẽ hơn. Theo nghiên cứu, “kiến thức về môi trường” cũng chính là biến số quan trọng
nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng bền vững. Kết luận mang tính tương đồng với các nghiên cứu trước
đây (Marquart-Pyatt, 2008; O'Connor và cộng sự, 1999: Fraj-Andrés và Martínez-Salinas, 2007; Hines và
cộng sự, 1987; Macias, 2015).
Một nghiên cứu khác của Dimitrova, Ilieva và Angelova (2022) đã thực hiện nhằm khám phá những
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững tại các vùng của Bulgaria. Với dữ liệu thu thập được
từ 489 người dân qua bảng hỏi trực tuyến và phương pháp lấy mẫu theo hạn ngạch, nhóm tác giả sử dụng
phương pháp định lượng, thang đo Likert 7 cùng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-
SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “nhận thức về môi trường”
và “mối quan tâm đến môi trường” tác động đáng kể đến hành vi tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng nhận định độ tuổi đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và hành vi
tiêu dùng bền vững. Nghĩa là, những người trẻ sẽ có nhiều khả năng để thực hiện hành vi tiêu dùng bền
vững hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên, kết luận này lại không được đồng tình bởi một số nghiên cứu
trước đó (Witek và Kuźniar, 2021; Dhir và cộng sự, 2021). Các nghiên cứu này cho rằng người tiêu dùng
lớn tuổi sẽ có nhiều nhận thức về môi trường cũng như các vấn đề liên quan đến hơn nhóm người tiêu
6
dùng trẻ tuổi. Sự mâu thuẫn này có thể thúc đẩy việc thực hiện các bài nghiên cứu tiếp theo nhằm phân
tích và làm rõ vấn đề. Ngoài ra, Dimitrova, Ilieva và Angelova cũng đề xuất tính cần thiết của việc thực
hiện những nghiên cứu khác về các nhân tố quan trọng đối với hành vi tiêu dùng bền vững trong các lĩnh
vực cụ thể như thực phẩm, thời trang hay khách sạn.
Với các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang, hầu hết các nghiên cứu chỉ
mới thực hiện về hành vi tiêu dùng các sản phẩm thời trang bền vững. Canan Saricam và Nazan Okur
(2019) đã phân tích hành vi của người tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với các sản phẩm thời trang bền vững
bằng cách sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát trực tuyến đến từ 339 người tham
gia. Từ kết quả của nghiên cứu, mô hình TPB được xác nhận là hiệu quả để dự đoán ý định của người tiêu
dùng trong hành vi tiêu thụ các sản phẩm thời trang bền vững. Thêm vào đó, trong ba nhân tố của mô
hình TPB, “nhận thức kiểm soát hành vi” được phát hiện là ít ảnh hưởng nhất đến ý định của người tiêu
dùng trong việc tiêu thụ các sản phẩm thời trang bền vững.
Một nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm thời trang bền vững đã
được thực hiện bởi Augustine, Rindita và Muniandy (2019). Bằng phương pháp lấy mẫu xác suất, dữ liệu
của 384 đáp viên trong độ tuổi từ 18 đến 35 tại Kuala Lumpur, Malaysia được nhóm nghiên cứu sử dụng
thống kê mô tả kết hợp với phân tích hồi quy đa biến để phân tích. Dữ liệu đầu ra của nghiên cứu biểu thị
“nhận thức về môi trường” của đa số người tham gia khảo sát đều ở mức cao. Điều này dẫn đến kết luận
khi người tiêu dùng có nhận thức tốt hơn về tình trạng xấu đi của môi trường thì “mối quan tâm đến môi
trường” của họ sẽ cao hơn. Qua đó dẫn đến sự gia tăng hành vi mua các sản phẩm thời trang bền vững
của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, “mối quan tâm đến môi trường” và “kiến thức về môi trường” cũng
thúc đẩy người tiêu dùng mua các sản phẩm thân thiện với môi trường. Những nhân tố này được xác định
sẽ làm giảm các rào cản ngăn chặn người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang bền vững. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng “chuẩn mực chủ quan” có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng xanh của người tiêu
dùng trong việc mua các sản phẩm xanh - trong bối cảnh của nghiên cứu là các sản phẩm thời trang bền
vững với môi trường. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa “tính nhạy cảm về giá” và hành vi tiêu dùng sản
phẩm thời trang bền vững được nghiên cứu kết luận rằng người tiêu dùng càng ít nhạy cảm với giá thì
lượng mua của họ càng lớn.
Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu trước đây ít nhiều đã xây dựng nên cơ sở lý luận và nêu ra
những dữ kiện thực tiễn về hành vi tiêu dùng bền vững. Các nghiên cứu cũng cho thấy sự đa dạng và
phong phú trong các mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Thế nhưng, mặc dù
đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm và dịch
vụ bền vững, song, số lượng nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hành vi tiêu dùng bền vững vẫn
còn hạn chế. Đặc biệt là đối với hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang, các nghiên cứu của
Saricam và Okur (2019) hay Augustine, Rindita và Muniandy (2019) chỉ mới tập trung vào hành vi tiêu
dùng các sản phẩm thời trang bền vững thay vì hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang. Hơn
nữa, các mô hình nghiên cứu cũng đặt trọng tâm vào một số nhân tố nhất định như các nhân tố bên ngoài
(Figueroa-García, García-Machado và Pérez-Bustamante Yábar, 2018) hay các nhân tố về môi trường
(Rizkalla, 2018; Saari và cộng sự, 2021). Do đó, những kết quả này chỉ có thể phản ánh một phần về hành
vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng. Thêm nữa, phương pháp lấy mẫu phi xác suất trong nghiên
cứu của Dimitrova, Ilieva và Angelova (2022) khiến dữ liệu thu thập thiếu tính khái quát, dễ dẫn đến sai
lệch do khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy. Vì thế, đây đều là những hạn chế mà các nghiên cứu kế
thừa cần tham khảo và cải thiện.

7
Tài liệu tham khảo
1. Augustine, A.A., Rindita, A.S. and Muniandy, S.L., 2019. Factors Influencing the Purchase Behaviour of Sustainable
Fashion among Millennial Consumers in Kuala Lumpur. Proceedings of the 2nd International Conference on Big Data
Technologies - ICBDT2019, [e-journal] https://doi.org/10.1145/3358528.3358533.
2. Dimitrova, T., Ilieva, I. and Angelova, M., 2022. Exploring Factors Affecting Sustainable Consumption Behaviour.
Administrative Sciences, [e-journal] 12(4), p.155. https://doi.org/10.3390/admsci12040155.
3. Figueroa-García, E., García-Machado, J. and Pérez-Bustamante Yábar, D., 2018. Modeling the Social Factors That
Determine Sustainable Consumption Behavior in the Community of Madrid. Sustainability, [e-journal] 10(8), p.2811.
https://doi.org/10.3390/su10082811.
4. Rizkalla, N., 2018. Determinants of Sustainable Consumption Behavior: An Examination of Consumption Values, PCE
Environmental Concern and Environmental Knowledge. International Journal of Social Science and Humanity, [e-journal]
8(2), pp.48–54. https://doi.org/10.18178/ijssh.2018.v8.932.
5. Saari, U., Damberg, S., Frombling, L. and Ringle, C., 2021. Sustainable consumption behavior of Europeans: The
influence of environmental knowledge and risk perception on environmental concern and behavioral intention. Ecological
Economics, [e-journal] 189. https://doi.org/10.1016/j.ecolecon.2021.107155.
6. Saricam, C. and Okur, N., 2019. Analysing the Consumer Behavior Regarding Sustainable Fashion Using Theory of
Planned Behavior. Textile Science and Clothing Technology, [e-journal] pp. 1–37. https://doi.org/10.1007/978-981-13-
1265-6_1.

10.2. Trong nước


Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đã và đang đề ra các định hướng, giải
pháp sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Qua quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chương trình hành động quốc gia về sản xuất
và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 đã đặt ra các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất và
tiêu dùng bền vững với đối tượng đóng vai trò trung tâm là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó,
việc đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững và mua sắm bền vững được hướng tới thông qua các biện
pháp giúp nâng cao nhận thức về các sản phẩm xanh, hữu cơ và thân thiện với môi trường.
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng bền
vững thường khai thác ở khía cạnh “tiêu dùng xanh”. Nổi bật trong đó có thể kể đến nghiên cứu của Hà
Nam Khánh Giao và Đinh Thị Kiều Nhung (2018) về một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, thông
qua việc phỏng vấn 297 khách hàng, nghiên cứu đã kết luận rằng bên cạnh các nhân tố “hoạt động chiêu
thị xanh” và “nguồn thông tin”, “giá sản phẩm xanh” có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu loại ra
nhân tố “nhận thức về môi trường” và “đặc tính sản phẩm xanh”. Điều này được chính tác giả nhận định
là chưa hợp lý trong thực tế. Đây cũng là một mâu thuẫn trong nghiên cứu mà các nghiên cứu kế thừa có
thể khai thác và làm rõ.
Với nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị Nhi (2018) về các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế, tác giả kết luận
“thái độ” và “mối quan tâm đến môi trường” có tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng xanh của người
dân. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên mô hình
mở rộng của lý thuyết hành vi hoạch định (TPB). Thông qua khảo sát trực tiếp 200 người tiêu dùng và sử
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả của nghiên cứu cũng loại các nhân tố “chuẩn chủ quan”,
“nhận thức kiểm soát hành vi” và “tính sẵn có của sản phẩm xanh” ra khỏi mô hình do không phù hợp.
Trong các nhóm người tiêu dùng được khảo sát, giới trẻ thuộc thế hệ Z là nhóm khách hàng đặc biệt
8
phù hợp với hành vi tiêu dùng bền vững bởi vì nhóm đối tượng này được giáo dục và có nhận thức cao về
môi trường cũng như sẵn sàng sử dụng các sản phẩm bền vững với môi trường (Smith và O’Sullivan,
2012). Nhận định này cũng được đồng tình bởi nghiên cứu của Ao Thu Hoài và cộng sự (2021). Cũng
trong nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã được sử dụng với 338 mẫu khảo
sát, được lựa chọn theo phương pháp phân tầng có chọn lọc tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm
khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z tại Việt Nam. Mô hình nghiên
cứu được tác giả tổng hợp và phát triển dựa trên mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen
(1991), mô hình nghiên cứu của Boztepe (2012), Kaufman và cộng sự (2012). Kết quả của nghiên cứu
cho thấy các nhân tố “đặc tính sản phẩm xanh”, “nhận thức môi trường”, “tính sẵn có của sản phẩm” đều
thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z. Ngoài ra, “giá sản phẩm” và “ảnh hưởng xã hội” được nhận
định là có tác động nhưng ảnh hưởng này là rất ít và không đáng kể.
Số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam về hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang - đặc biệt là
của người tiêu dùng thế hệ Z - vẫn còn khá hạn chế. Một trong số đó là nghiên cứu của Trần Thị Tú
Uyên, Đặng Thái Thanh Thảo và Phan Thị Phương Thảo (2021). Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám
phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang tại các thành phố
lớn của Việt Nam. Dựa vào lý thuyết mô hình khối lập phương hành vi tiêu dùng bền vững (SCB) và
thuyết hành vi hoạch định (TPB), nghiên cứu đã thu thập và xử lý 282 mẫu khảo sát với mô hình hồi quy
đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” ảnh hưởng cao nhất đến
hành vi tiêu dùng bền vững. Nhóm tác giả nhận định điều này phản ánh được thực trạng thiếu tính bền
vững trong hoạt động tiêu dùng thời trang tại Việt Nam do người tiêu dùng cảm thấy khó thực hiện hành
vi tiêu dùng bền vững cũng như chưa xây dựng được hành vi này. Nhân tố có tác động mạnh tiếp theo là
“tính nhạy không cảm về giá”. Qua đó cho thấy rằng người tiêu dùng càng ít nhạy cảm về giá khi họ hiểu
được giá trị gia tăng từ việc tiêu dùng bền vững thì càng có nhiều khả năng tiêu dùng bền vững. Kết quả
này cũng chỉ ra việc người tiêu dùng không dễ dàng bị mức giá thấp cuốn hút mà đã có sự cân nhắc nhất
định đối với tính năng và mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng của các sản phẩm thời trang. Bên cạnh đó, các
nhân tố “nhận thức sự liên quan đến cá nhân” và “nhận thức về môi trường” cũng ảnh hưởng tích cực đến
hành vi tiêu dùng bền vững.
Một nghiên cứu khác của Khoa Trần và cộng sự (2022) đã xác định các nhân tố tác động đến lòng
trung thành của người tiêu dùng và ý định mua hàng đối với các sản phẩm thời trang thân thiện môi
trường. Bằng phương pháp tiếp cận hỗn hợp kết hợp giữa phân tích định tính và mô hình cấu trúc bình
phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), nhóm tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về chất
lượng sản phẩm - dịch vụ, nhận thức về môi trường và hành vi bảo vệ môi trường đến ý định mua hàng và
lòng trung thành đối với các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường của thế hệ Z Việt Nam. Với
313 người tham gia, nghiên cứu kết luận “nhận thức kiểm soát hành vi” đóng một vai trò quan trọng trong
việc làm gia tăng ý định mua hàng. Kết quả định tính của nghiên cứu cho thấy thêm rằng kiến thức và
thái độ đối với các hoạt động thời trang thân thiện với môi trường không đủ để thuyết phục khách hàng
trẻ mua các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường. Mặt khác, tuy kết quả nghiên cứu cho thấy
những người trẻ tuổi nhận biết được các sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng “nhận thức về môi
trường” lại không thể làm tăng ý định sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường của người tiêu
dùng. Nhóm tác giả lý giải điều này có thể xuất phát từ sự hiểu biết chưa toàn diện của thế Z về những tác
động tích cực của các sản phẩm đối với môi trường hoặc tình trạng không bền vững của ngành thời trang
trong hiện tại. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra việc tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi
trường là một thách thức đối với khách hàng tiềm năng. Qua đó đề xuất về sự cần thiết trong việc đảm
bảo tính sẵn có của sản phẩm.

9
Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào đưa ra những góc nhìn về các nhân tố ảnh hưởng cũng
như mối quan hệ của các nhân tố này đến ý định và hành vi tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, số lượng các
nghiên cứu thực hiện về hành vi tiêu dùng bền vững nói chung và hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang
nói riêng còn khá hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
xanh (Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị Nhi, 2018; Hà Nam Khánh Giao và
Đinh Thị Kiều Nhung, 2018; Ao Thu Hoài và cộng sự, 2021). Với nghiên cứu về hành vi tiêu dùng bền
vững sản phẩm thời trang thì bài nghiên cứu của Khoa Trần và cộng sự (2022) chỉ mới nghiên cứu về các
sản phẩm thời trang thân thiện môi trường. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu chỉ có thể phản ánh được một
phần (khía cạnh môi trường) trong các khía cạnh của tiêu dùng bền vững. Qua đó vẫn chưa thể bao hàm
và đánh giá tổng quát về hành vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng - đặc biệt là thế hệ Z. Thêm vào
đó, vẫn còn tồn tại sự mâu thuẫn và bất đồng giữa các nhân tố ảnh hưởng được xác định cũng như tác
động của các nhân tố này đến hành vi tiêu dùng bền vững trong các bài nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
1. Ao Thu Hoài, Nguyễn Thị Bích Hiền, Lê Minh Quốc, Tiêu Đình Tú và Thạch Hoàng Liên Sơn, 2021. Các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 63, số 10, trang
19–23.
2. Hà Nam Khánh Giao và Đinh Thị Kiều Nhung, 2018. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại TPHCM.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Đồng Tháp, số 30, trang 46-55.
3. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị Nhi, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
của người tiêu dùng tại thành phố Huế . Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, tập 127, số 5A, trang 199–
212.
4. Khoa Trần, Tuyet Nguyen, Yen Tran, Anh Nguyen, Khang Luu, Y Nguyen, 2022. Eco-friendly fashion among generation
Z: Mixed-methods study on price value image, customer fulfillment, and pro-environmental behavior. Tạp chí PLOS
ONE, tập 17, số 8. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0272789
5. Thủ tướng Chính phủ, 2020. Quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình hành động
quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030. <https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?
pageid=27160&docid=200310> [Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022].
6. Trần Thị Tú Uyên, Đặng Thái Thanh Thảo và Phan Thị Phương Thảo, 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
bền vững trong ngành thời trang tại các thành phố lớn của Việt Nam. FTU Working Paper Series, tập 1, số 4, trang 115–
133.

10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nghiên cứu
a) Của chủ nhiệm đề tài: Không
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu: Không
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế và chuỗi giá trị toàn cầu đang không ngừng phát triển, tình trạng biến đổi
khí hậu trở nên trầm trọng hơn và gây ra hàng loạt những tác động nghiêm trọng trên toàn cầu. Hạn hán,
lũ lụt, hỏa hoạn, khan hiếm nguồn nước, mực nước biển dâng, giảm đa dạng sinh học,… là những hậu
quả tàn khốc do biến đổi khí hậu gây nên. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, sự nóng lên
toàn cầu cũng như suy thoái môi trường liên tục gia tăng chính là mối đe dọa đến sự sống của con người
(IPCC, 2021). Vấn đề này chưa bao giờ ngừng thu hút sự quan tâm của mọi người và vẫn còn gây tranh
cãi (Oh và Park, 2020; Choi, 2020; Nguyen và cộng sự, 2021). Do đó, để ứng phó với biến đổi khí hậu
cũng như đảm bảo hành động, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP 26 đã

10
kết thúc với cam kết cắt giảm phân nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0
vào năm 2050 của 197 quốc gia - trong đó có Việt Nam. Tại COP 27 diễn ra vào năm 2022, một lần nữa
những cam kết về nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đã được thông qua với hơn 90% nền kinh tế toàn
cầu cam kết đạt phát thải ròng bằng “0”. Bức tranh toàn cảnh đó đã dấy lên nhu cầu bức thiết không chỉ
của riêng Việt Nam mà cả trên toàn thế giới về một lối sống bền vững hơn, phát triển kinh tế mà không
gây hại đến đời sống - xã hội của con người.
Đứng trước những hậu quả mà con người đã, đang và sẽ phải đối mặc, việc chuyển đổi và duy trì lối
sống bền vững là cần thiết hơn bao giờ hết. Sản xuất và tiêu dùng bền vững góp phần đáng kể vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo cũng như quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh với mức phát thải cacbon
thấp (UN, 2015). Không những thế, các chính sách bền vững toàn cầu (Cohen, 2020) và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên (Severo và cộng sự, 2018) cũng giúp đảm bảo và đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai - trong bối cảnh mà suy thoái tài nguyên thiên nhiên đang trở nên đáng báo động. Bên cạnh
những hiệu quả đến từ cải tiến công nghệ trong mô hình sản xuất, những lựa chọn và quyết định nhỏ hàng
ngày trong hành vi của người tiêu dùng cũng mang đến cơ hội lớn trong việc cải thiện tình trạng biến đổi
khí hậu (Calculli và cộng sự, 2021). Chính vì thế, hành vi tiêu dùng bền vững được xem là yêu cầu không
thể thiếu để thúc đẩy phát triển bền vững (Han, 2020; Ramkissoon, Weiler và Smith, 2012; Ramkissoon,
Graham Smith và Weiler, 2013; Wang và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng
bền vững tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau và việc xác định các nhân tố này là rất quan
trọng (Ilknur và Ahmet, 2021). Do đó, việc nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến hành vi
tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng là vô cùng thiết thực - đặc biệt là tại các thành phố lớn, những
nơi đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam (trong đó có Cần Thơ).
Bên cạnh các lĩnh vực như năng lượng, thực phẩm hay logistics, thời trang cũng là một trong những
ngành công nghiệp cần được chú trọng trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc (SDG). Ngành dệt may và thời trang đóng góp 2,4 nghìn tỷ đô la cho nền sản xuất toàn
cầu, cung cấp việc làm cho 300 triệu lao động trên toàn thế giới (UN alliance for sustainable fashion,
2021). Tại Việt Nam, ngành dệt may xếp thứ hai trong tổng sản lượng xuất khẩu, tạo thu nhập cho
khoảng 2,5 triệu người lao động (Kim, 2020). Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt
may ước tính đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 (Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, 2022). Trên phương diện tiêu dùng, thời trang cũng ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế khi đây là một
trong ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu hoặc tự thưởng cho bản thân (BEA;
Eurostat; Oxford Economics; McKinsey Global Institute, 2022). Qua đó khẳng định vị thế của ngành thời
trang và công nghiệp dệt may với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung.
Thế nhưng, đi đôi với những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp thời trang
cũng là một mối đe dọa đối với môi trường và đời sống. Ngành may mặc và thời trang là một trong những
ngành gây ô nhiễm lớn nhất và góp phần gây ra các vấn đề xã hội và sinh thái khác nhau (McNeill và
Venter, 2019) khi chiếm đến 8% tổng lượng khí thải CO 2 và tiêu thụ 215 nghìn tỷ lít nước mỗi năm
(UNEP, 2022). Không chỉ vậy, thời trang cũng là một trong những hàng hóa có quy trình sản xuất tác
động lớn nhất vào tình trạng chế độ nô lệ hiện đại, đặc biệt với các quốc gia có nhu cầu cao về sản xuất
hàng may mặc - trong đó có Việt Nam (The Global Slavery Index, 2018). Tuy nhiên, bất chấp những tác
động đến môi trường đã được công bố rộng rãi, ngành này vẫn tiếp tục phát triển, một phần là do sự phát
triển của thời trang nhanh, dựa vào sản xuất giá rẻ, tiêu dùng thường xuyên và sử dụng quần áo trong thời
gian ngắn (Niinimäki và cộng sự, 2020; Grazzini và cộng sự, 2021). Lượng quần áo được tiêu thụ tăng
lên đến 60%, trong khi thời gian sử dụng lại giảm đi phân nửa (UNEP, 2022). Vì vậy, để giảm thiểu mức
ảnh hưởng của ngành công nghiệp này đến đời sống và sự phát triển của xã hội, hành vi tiêu thụ quần áo
11
của người tiêu dùng cần phải được chuyển sang hướng bền vững hơn.
Ngày nay, phần lớn người tiêu dùng đã sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giúp giảm tác động tiêu
cực đến môi trường, và xu hướng này vẫn đang không ngừng tăng lên (IBV, 2021). Ở Việt Nam, người
tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tiêu dùng bền vững khi họ có xu hướng có kiến thức mạnh mẽ hơn về
môi trường, các giá trị mạnh mẽ hơn về tính bền vững và thái độ tốt hơn đối với việc mua hàng bền vững
(Dinh và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, thái độ này lại không chuyển thành hành vi thực tế, đặc biệt là đối
với các mặt hàng thời trang (McNeill và Moore, 2015). Mặc dù vấn đề môi trường thu hút đến sự quan
tâm của khoảng 65% người tiêu dùng thời trang, nhưng chỉ một ít trong số họ thường xuyên ưu tiên tính
bền vững khi mua sắm (Bain & Company, 2022). Qua đó chỉ ra được khoảng cách giữa thái độ và hành vi
của người tiêu dùng đối với tiêu dùng bền vững - đặc biệt là với các sản phẩm thời trang. Điều này đòi
hỏi cần phải có những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành
thời trang để từ đó hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng cũng như khuyến khích tiêu dùng bền
vững đối với các sản phẩm may mặc.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tồn tại một số lượng nhất định các công
trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững nhưng số lượng vẫn còn hạn
chế - hầu hết chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu thường tập trung vào các lĩnh vực như thực phẩm, du lịch, năng lượng mà ít khai thác
về sản phẩm thời trang cũng như thời trang bền vững. Các nghiên cứu này cũng thường chỉ tiếp cận các
hành vi tiêu dùng bền vững với nhóm đối tượng tiêu dùng chung. Trong khi đó, thế hệ Z - những người
có năm sinh trong khoảng 1997-2012 (Dimock, 2019) mới chính là những người tiêu dùng có sức ảnh
hưởng lớn khi được nhận định sẽ là động lực chính cho những thay đổi trong xã hội và mô hình tiêu
dùng, thông qua vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của gia đình (Nguyễn và Nguyễn, 2020).
Trong độ tuổi từ 10 đến 25 (tính đến 2022) - lứa tuổi có nhiều nhu cầu về mua sắm và giải trí, hành vi tiêu
dùng của thế hệ Z có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Thêm vào đó, đây cũng chính là nhóm người tiêu
dùng có nhận thức cao về tiêu dùng bền vững khi mà hầu hết thế hệ Z đang nỗ lực để giảm thiểu các tác
động của bản thân đối với môi trường (Deloitte, 2022). Đối với lĩnh vực thời trang, những quyết định
mua hàng của thế hệ Z thường có mức ảnh hưởng lớn thông qua việc định hướng tiêu dùng đến các vấn
đề bền vững (Gazzola và cộng sự, 2020). Hơn thế nữa, lực lượng trẻ này chính là những chủ nhân tương
lai của đất nước, những người có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của toàn thế giới. Với việc
chiếm đến gần 1/4 dân số của thành phố Cần Thơ, những nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng bền
vững của thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ là vô cùng thiết thực trong công cuộc hướng đến gia tăng tiêu
dùng bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung.
Từ những nhu cầu bức thiết như trên, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành thực hiện nghiên cứu và
đánh giá “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của thế hệ Z
tại thành phố Cần Thơ” để xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng cũng như đo lường mức độ tác động của
các nhân tố này đến hành vi tiêu dùng bền vững. Qua đó đề xuất các hàm ý giúp nâng cao nhận thức và
thu hẹp khoảng cách giữa thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng sẽ là
nguồn kiến thức để các doanh nghiệp có thể tham khảo nhằm cải thiện và phát triển các chiến lược kinh
doanh những sản phẩm giúp thu hút và nâng cao nhu cầu tiêu dùng bền vững của khách hàng.
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
12.1. Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của các nhân tố đối với hành vi tiêu
dùng bền vững sản phẩm thời trang của thế hệ Z tại Cần Thơ, từ đó đưa ra những hàm ý nhằm nâng cao

12
nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững thế hệ Z.
12.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của
người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ.
+ Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững của
người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ đối với các sản phẩm thời trang.
+ Mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý nhằm nâng cao nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ Z đối
với sản phẩm thời trang tại thành phố Cần Thơ.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của các nhân tố (Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi,
Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức về môi trường, Tính sẵn có, Nhận thức sự liên quan đến cá nhân, Tính
không nhạy cảm về giá) tới hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của thế hệ Z tại thành phố
Cần Thơ.
- Đối tượng khảo sát là người trẻ thuộc thế hệ Z (từ 10 đến 25 tuổi) trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
13.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang
(cụ thể là mặt hàng quần áo) của thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề xuất hàm ý nhằm nâng cao
nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững của đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu được thực hiện từ 04/2023 đến 10/2023. Các dữ liệu sơ cấp về các nhân tố tác động đến hành
vi tiêu dùng bền vững được nhóm tác giả thiết lập trong bảng khảo sát câu hỏi trực tuyến (Google Form)
ngay tại thời gian thực hiện bài nghiên cứu khoa học.
- Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 03 quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, bao gồm:
Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Đây là những nơi tập trung nền kinh tế mạnh và trọng điểm của
thành phố Cần Thơ, trong đó có quận Ninh Kiều trực thuộc trung tâm thành phố.

14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


14.1. Cách tiếp cận
- Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả tiến hành xây dựng đề cương chi tiết, xác định rõ nội dung và đối
tượng, phương pháp nghiên cứu. Cách tiếp cận của nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan để hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xây
dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu lý thuyết, và giả thuyết.
- Dựa trên dữ liệu sơ cấp để phân tích và nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng bền vững sản phẩm thời trang của thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ.
- Từ những phát hiện trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý nhằm giúp nâng cao nhận
13
thức về hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ đối với các sản phẩm thời trang.
Do đó, hướng tiếp cận của nghiên cứu là từ lý thuyết → thực tiễn → đề xuất hàm ý nâng cao nhận thức
đối với hành vi tiêu bền vững sản phẩm thời trang.

Tổng quan cơ sở lý luận và


phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động


của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng bền vững của thế hệ Z đối với
sản phẩm thời trang tại thành phố Cần Thơ

Đề xuất giải pháp nhằm giúp nâng cao


nhận thức của thế hệ Z ở thành phố
Cần Thơ về hành vi tiêu dùng bền vững
các sản phẩm thời trang

14.2. Mô hình nghiên cứu


Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour) (Ajzen, 1985) là một trong
những mô hình lý thuyết tâm lý xã hội hữu hiệu và được sử dụng thường xuyên nhất trong các nghiên
cứu thực nghiệm để đo lường, giải thích và dự đoán ý định hành vi. Xuất phát từ Thuyết hành động hợp
lý (Theory of Reasoned Action) (Fishbein và Ajzen, 1975) với việc bổ sung thêm khái niệm nhận thức
kiểm soát hành vi (Perceived Behavioural Control), TPB phân tích ba nhân tố lần lượt là “thái độ”,
“chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” để dự đoán ý định dẫn đến việc thực hiện hành
vi của người tiêu dùng. Thực nghiệm của Sheeran và cộng sự (2002) đã chứng tỏ rằng TPB vượt trội hơn
TRA trong việc dự đoán hành vi người tiêu dùng. TPB có thể giải thích và dự đoán rất nhiều hành vi của
con người trên nhiều bối cảnh khác nhau (Ajzen và Fishbein, 1980; Ajzen, 1991). Do đó, TPB được
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, kể cả hành vi tiêu dùng bền
vững.
TPB được sử dụng phổ biến trong việc phân tích các hành vi thân thiện với môi trường của người tiêu
dùng (Bonnes và BonaiuGe, 2002; Abrahamse và Stec, 2009; Whitmarsh và O'Neill, 2010; Chao, 2012;
Oreg và Katz-Gerro, 2006; Harland và cộng sự, 1999), hành vi tái chế (Paul và cộng sự, 2016; Davis và
cộng sự, 2006; Chan, 1998) và hành vi tiêu dùng bền vững nói chung (Sparks và Shepchun, 1992;
Fielding và cộng sự, 2008; Maloney và cộng sự, 2014; Kalafatis và cộng sự, 1999; Mancha và Yoder
2015; Mostaf1, 2007; Matharu, Jain và Kamboj, 2021), tiêu thụ sản phẩm bền vững trong các lĩnh vực
khác nhau như lựa chọn thực phẩm hữu cơ (Arvola và cộng sự, 2008; Zhou và cộng sự, 2013;
Yazdanpanah và Forouzani, 2015; Tarkiainen và Sundqvist, 2005; Hansen, 2008), các nhà hàng xanh
(Kim và cộng sự 2013), phương tiện đi lại (Heath và Gifford, 2002; Abrahamse và Steg, 2009; Bamberg
và cộng sự, 2003; Gardner và Abraham, 2008), khách sạn (Chen và Tung, 2014; Han và cộng sự 2009,
2010; Kim và Han, 2010) và mua các sản phẩm may mặc hữu cơ (Hustvedt và Dickson, 2009; Jang và
cộng sự, 2012).
14
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng TPB đã giải thích đầy đủ hoặc một phần các hành
vi bền vững (Dangelico và cộng sự, 2021; Hosta và Zabkar, 2021; Taneja và Ali, 2021; Yin và cộng sự,
2022). Một số học giả đã thử nghiệm và xác nhận việc đưa các nhân tố dự đoán bổ sung vào các cấu trúc
TPB cơ bản, cụ thể hơn là giải thích các hành vi bền vững, bao gồm các nhân tố quyết định bên ngoài đã
được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện sức mạnh dự đoán của lý thuyết này (Ateş, 2021;
Dorce và cộng sự, 2021).
Bên cạnh mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định, nhằm tổng quát việc đo lường hành vi tiêu dùng bền
vững, mô hình Khối lập phương SCB (Sustainable consumption behaviors) được hình thành (Geiger
và cộng sự, 2017). Mô hình khối lập phương SCB gồm ba chiều: các giai đoạn tiêu dùng (mua, sử dụng,
loại bỏ), các lĩnh vực tiêu dùng (thực phẩm, trang phục, di chuyển,...) và các chiều bền vững (kinh tế, xã
hội, môi trường). Những chiều của mô hình SCB giúp phân tích và đo lường một cách toàn diện về hành
vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng, và điều này là vô cùng cần thiết (Shahi và cộng sự, 2020).
Theo các nhà nghiên cứu, để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng, toàn bộ chu kỳ tiêu dùng nên được
nghiên cứu bởi chứ không chỉ các lựa chọn ban đầu mà các hành vi sau lựa chọn như sử dụng, kéo dài
tuổi thọ và thải bỏ sản phẩm cũng tác động lớn đến tính bền vững (Prothero và cộng sự, 2011; Sheoran
và Kumar, 2020a). Không chỉ vậy, để thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng, các nhân
tố tác động chính đến hành vi đó cũng cần được xác định và nghiên cứu (Hofmeister-Toth và cộng sự,
2011; Sheoran và Kumar, 2020b). Do đó, hai phương thức tiếp cận liên quan đến sự phân tích và đo
lường một cách tổng quát về hành vi tiêu dùng bền vững là mô hình TPB và SCB đã được nhóm nghiên
cứu kết hợp trong nghiên cứu hiện tại.
Thế nên, ngoài ba nhân tố “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” của mô
hình TPB, dựa trên mô hình SCB, các nhân tố khác cũng góp phần tác động đến hành vi tiêu dùng bền
vững. Các nghiên cứu nhận định rằng nhận thức, mối quan tâm và trách nhiệm của người tiêu dùng đối
với môi trường và xã hội có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững – trong đó có các sản
phẩm thời trang (Dimitrova, Ilieva và Angelova, 2022; Rausch và Kopplin, 2021; Nguyen và Tong,
2020). Ngoài ra, theo khảo sát của Statista, lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng trên toàn thế giới cân
nhắc mua các sản phẩm bền vững là nhân tố giá cả. Hơn 1/3 số người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng tiêu
thụ các sản phẩm bền vững miễn là giá của mặt hàng bền vững tương đương với các sản phẩm khác
(Statista, 2022). Hầu hết các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giá sản phẩm có tác động đến ý định và hành vi
tiêu dùng bền vững (Dao, 2020; Nguyen và Tong, 2020; Xu và cộng sự, 2020; Ao Thu Hoài và cộng sự,
2021; Nguyễn và cộng sự, 2022). Không chỉ vậy, tính sẵn có của sản phẩm cũng góp phần tác động đến
hành vi tiêu dùng bền vững khi mà những người tiêu dùng chưa bao giờ hoặc hầu như không bao giờ
mua quần áo bền vững cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các sản phẩm thời trang bền vững
và các loại quần áo bền vững cũng thường bị hạn chế (Bain và Company, 2022).
Từ các nhân tố tâm lý - xã hội, đặc điểm tiêu dùng của thế hệ Z, dựa trên đặc điểm của ngành thời
trang, cơ sở các học thuyết, mô hình nghiên cứu trước đây cũng như những lập luận đã nêu trên, nhóm
nghiên cứu lựa chọn bảy nhân tố Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức
về môi trường, Tính sẵn có, Nhận thức sự liên quan đến cá nhân, Tính không nhạy cảm về giá để phát
triển các giả thuyết và hình thành mô hình nghiên cứu.
- Thái độ (Attitude): Thái độ được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân đánh giá về một hành vi cụ
thể là thuận lợi hoặc không thuận lợi" (Ajzen, 1991, trang 188). Thái độ là nhân tố rất quan trọng trong
việc dự đoán ý định mua hàng, ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng (Ajzen, 1991;
Hirsch và Terlau, 2015; Johnstone và Tan, 2015; Wiederhold và Martinez, 2018; Al Mamun và cộng sự,

15
2018; Sreen và cộng sự, 2018; Jacobs và cộng sự, 2018). Hơn nữa, thái độ cũng bao gồm đánh giá của cá
nhân về việc hành vi đang được xem xét là tốt hay xấu và liệu bản thân có muốn thực hiện hành vi đó
hay không (Leonard và cộng sự, 2004). Thái độ là cảm xúc tâm lý được định tuyến thông qua đánh giá
của người tiêu dùng, và nếu tích cực, ý định hành vi có xu hướng tích cực hơn (Chen và Tung, 2014).
Đối với hành vi tiêu dùng bền vững, thái độ đối với các sản phẩm bền vững được hàm ý thông qua
các đánh giá trong nhận thức của người tiêu dùng (Joshi và Rahman, 2016). Trong đó cũng bao gồm mức
độ đánh giá liệu một hành vi đang được xem xét là thuận lợi hay không thuận lợi (Ajzen, 1991; Paul và
cộng sự, 2016; Al Mamun và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng thái độ sâu
sắc và tích cực đối với các mối quan tâm về môi trường và tiêu dùng bền vững ảnh hưởng tích cực đến ý
định của người tiêu dùng (Ajzen, 1991; Chang, 2011; Paul và cộng sự, 2016; Moser, 2016; Sreen và cộng
sự, 2018; Al Mamun và cộng sự, 2018). Trong bối cảnh thời trang bền vững, thái độ tích cực về quần áo
bền vững cũng thúc đẩy tiêu dùng bền vững (Zheng và Chi, 2015; Jacobs và cộng sự, 2018). Các tài liệu
cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng tìm hiểu về các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn khi họ
có thái độ tích cực đối với các sản phẩm này (Paul và cộng sự, 2016; Sharma và Dayal, 2016).
Các nghiên cứu nêu trên nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ đối với các mối quan tâm về môi
trường và tiêu dùng bền vững trong những bối cảnh khác nhau cũng như tác động của nhân tố này đến ý
định mua hàng của người tiêu dùng (Joshi và Rahman, 2016; Sreen và cộng sự, 2018; Al Mamun và cộng
sự, 2018 ). Do đó, nghiên cứu đề ra giả thuyết:
Giả thuyết 1: Thái độ tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời
trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
- Chuẩn mực chủ quan (Subjective norm): Chuẩn mực chủ quan là “nhận thức của cá nhân về áp
lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi” (Ajzen, trang 188). Áp lực đến từ
những người có liên quan hoặc quan trọng đối với một cá nhân khi xem xét thực hiện một hành vi dựa
trên sự tương thích với mong đợi của những người khác (Fishbein và Ajzen, 1975). Chuẩn mực chủ quan
được định nghĩa là một niềm tin cho dù một hành động hoặc hành vi nhất định sẽ được chấp nhận bởi
môi trường xã hội, như bạn bè hoặc gia đình (Onel, 2016). Theo thuyết hành vi hoạch định, chuẩn mực
chủ quan hình thành thông qua cảm nhận niềm tin từ những cá nhân (gia đình, bạn bè,...) tác động trực
tiếp đến ý định và từ đó tác động đến hành vi (Ajzen, 1991).
Mức độ tác động của các nhân tố niềm tin chuẩn mực chủ quan đến xu hướng tiêu dùng của cá nhân
phụ thuộc vào hai nhân tố: (1) Ảnh hưởng của các cá nhân có liên quan đến một hành động có nên thực
hiện bởi người tiêu dùng hay không, (2) Động lực thúc đẩy người tiêu dùng hành động nhằm đáp ứng
mong muốn của các cá nhân có liên quan. Mức độ ảnh hưởng của những cá nhân có liên quan đến xu
hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng hành động đáp ứng theo mong
muốn của những người có liên quan là hai nhân tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết
của những cá nhân có liên quan với người tiêu dùng càng cao mang lại ảnh hưởng càng lớn tới quyết
định mua hàng của họ. Niềm tin của người tiêu dùng dành cho những người có liên quan càng lớn thì xu
hướng mua hàng của họ cũng bị tác động càng mạnh.
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa chuẩn mực chủ quan và hành vi tiêu dùng bền vững
được chứng minh là có thể gây ra sự thay đổi trong hành vi (Griskevicius, Cialdini và Goldstein, 2008),
quyết định mua hàng (Vermeir và Verbeke, 2006) cũng như sự thay đổi trong lựa chọn sản phẩm
(Bamberg và Schmidt, 2003). Từ cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đó, giả thuyết về chuẩn mực
chủ quan được đề xuất như sau:

16
Giả thuyết 2: Chuẩn mực chủ quan tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững các sản
phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control): Nhận thức kiểm soát hành vi đề
cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ý
định và hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhận thức rằng họ có khả năng kiểm
soát và thực hiện hành vi (Taylor và Todd, 1995; Conner và Abraham, 2001; Cheng và cộng sự, 2006;
Wang và cộng sự, 2014). Do đó, những cá nhân có khả năng tự kiểm soát mạnh mẽ hơn sẽ thể hiện ý
định mạnh mẽ hơn để thực hiện một hành vi cụ thể (Zheng và Chi, 2015). Cũng theo mô hình TPB, điều
quan trọng là phải có được nhận thức kiểm soát hành vi trước khi nảy sinh ý định, bởi vì một số hành vi
nhất định chỉ có thể xảy ra khi một cá nhân có đủ năng lực và động lực để thực hiện hành vi này (Sarmah
và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, Kang và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng ý định mua hàng thời trang bền
vững với môi trường của khách hàng trẻ tuổi được dự đoán tích cực bởi thái độ và chuẩn mực chủ quan
chứ không phải bởi nhận thức kiểm soát hành vi.
Vì thế, để kiểm chứng rằng liệu nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đến hành vi tiêu dùng bền
vững hay không, nghiên cứu đặt ra giả thuyết:
Giả thuyết 3: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững
các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
- Nhận thức về môi trường (Environmental Awareness): Nhận thức về môi trường là sự hiểu biết về
các mối đe dọa từ thiên nhiên, sự thay đổi của môi trường; thái độ với hậu quả môi trường do hành vi con
người; và khuynh hướng phản ứng với các vấn đề môi trường (Takala, 1991; Ham và cộng sự, 2016).
Trên cơ sở Thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và Fishbein (1985), thái độ của người tiêu dùng về các vấn
đề môi trường của người tiêu dùng có tác động tới hành vi tiêu dùng bền vững. Quyết định mua hàng của
người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều bởi kiến thức và mối quan tâm về môi trường, điều này đã được xác
nhận trong những nghiên cứu trước đó (Cerri và cộng sự, 2018; de Canio và cộng sự, 2021; Sadiq, Adil
và Paul, 2021; Testa và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, để biến mối quan tâm thành hành động, ngoài thái độ
tích cực, người tiêu dùng còn cần có một mức độ hiểu biết nhất định đối với các kiến thức môi trường, để
từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình đối với mỗi hành vi tiêu dùng và những ảnh hưởng của nó
lên môi trường. Nhận thức và kiến thức về các vấn đề môi trường cũng được nhấn mạnh là có ảnh hưởng
quan trọng đến hành vi ủng hộ môi trường. Vì vậy, qua việc tổng hợp và lược khảo các tài liệu, nhân tố
này được nhóm tác giả phân tích dựa trên ba khía cạnh: (1) Kiến thức về môi trường, (2) Mức độ quan
tâm đến môi trường và (3) Trách nhiệm với môi trường.
Peattie (2010) đã nhận định những người tiêu dùng có hiểu biết hơn về các vấn đề môi trường sẽ có
thêm động lực để hành động vì môi trường sống. Kết luận này mang tính đồng nhất với các nghiên cứu
khác (Figueroa-García, García-Machado và Pérez-Bustamante Yábar, 2018; Rizkalla, 2018; Augustine,
Rindita và Muniandy, 2019; Saari và cộng sự, 2021). Người tiêu dùng có nhiều kiến thức sinh thái được
chứng minh là có hành vi bền vững và xuyên suốt hơn trong các giai đoạn tiêu dùng sản phẩm thời trang
(Joshi và Rahman, 2017; Suk và Lee, 2013). Bên cạnh đó, trách nhiệm tiêu dùng bền vững để bảo vệ môi
trường mang tác động tích cực đến hành vi của người tiêu dùng (Luchs và cộng sự, 2015). Ngoài ra, mối
quan tâm về môi trường cũng được đánh giá là thước đo nhận thức quan trọng để dự đoán hành vi ủng hộ
môi trường thông qua ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường (Jaiswal và Kant, 2018). Mối quan tâm về
môi trường thường được coi là nhân tố dự đoán quan trọng về hành vi thân thiện với môi trường của
người tiêu dùng và tác động trực tiếp đến ý định mua hàng (Bamberg, 2003; Hartmann và Apaolaza-
Ibáñez, 2012; Felix và cộng sự, 2018; Pagiaslis và Krontalis, 2014; Santos và cộng sự, 2021; Siraj và
17
cộng sự, 2022; White và Simpson, 2013; Yue và cộng sự, 2020; Rausch và Kopplin, 2021). Qua đó,
người tiêu dùng có ý thức hơn về môi trường sẽ cố gắng điều chỉnh các hoạt động mua hàng của họ theo
hướng mua hoặc sử dụng các sản phẩm có ít tác động hơn đến môi trường (Molinillo và cộng sự, 2020;
Taneja và Ali, 2021).
Tất cả các khía cạnh của nhân tố Nhận thức về môi trường đều có ý nghĩa tích cực đến cả ý định thực
hiện và hành vi thực tế của người tiêu dùng. Vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 4: Nhận thức về môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững các
sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
- Tính sẵn có (Product Availability): tính sẵn có của sản phẩm là khả năng mà công ty duy trì sự sẵn
có của sản phẩm khi có sự gia tăng trong nhu cầu về sản phẩm (Utama, 2012). Tính sẵn có là nhân tố
quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tiêu dùng của khách hàng (Fitzsimons, 2000; Kurata,
2014). Người tiêu dùng thường xem tính sẵn có của sản phẩm là một tín hiệu tích cực về sản phẩm.
Nghĩa là, khi sản phẩm có sẵn để mua, người tiêu dùng đánh giá đó là một sản phẩm tốt và khi sản phẩm
không có sẵn sẽ nhận về những phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng. Nhận thức này phù hợp với
những phương thức truyền thống nhằm gia tăng ý định mua hàng thông qua tính sẵn có của sản phẩm
(Apsler và Sears, 1968). Không những thế, hành vi tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường được
quyết định bởi mức độ có sẵn của sản phẩm (Bonini và Oppenheim, 2008). Theo đó, mức độ hài lòng và
lòng trung thành của người tiêu dùng sẽ tỷ lệ thuận với mức độ có sẵn của sản phẩm bền vững với môi
trường (Yoo và cộng sự, 2000; Ferris, Oliver và de Kluyver, 1989; Smith, 1992). Nguồn cung bị hạn chế
và khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm chính là những rào cản lớn đối với việc mua các sản phẩm
bền vững với môi trường (Padel và Foster, 2005; Young và cộng sự, 2010).
Tính sẵn có của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến nhận thức về kiểm soát hành vi, nếu các sản phẩm có
tính trách nhiệm cao khó tìm hơn, thì có khả năng ít người sẽ mua chúng hơn (Loureiro và Lotade, 2005;
Hira và Ferrie, 2006). Từ đó, nhóm nghiên cứu đề ra giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 5: Tính sẵn có có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm
thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
- Nhận thức sự liên quan đến cá nhân (Perceived Personal Relevance): Nhận thức sự liên quan đến
cá nhân đề cập đến niềm tin của một cá nhân khi họ thực hiện một hành vi thể hiện phong cách sống,
hình ảnh và giá trị thương hiệu cá nhân của chính họ (Celsi và cộng sự, 1992). Trong ngành thời trang,
người tiêu dùng thể hiện bản sắc và phong cách sống của họ thông qua việc sử dụng một thương hiệu
thời trang, kiểu dáng hoặc sự kết hợp các sản phẩm thời trang khác nhau. Do đó, nhận thức sự liên quan
đến cá nhân được dự đoán có thể ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong ngành thời trang. Với
các bài nghiên cứu trước đây, những kết quả thể hiện tính tương đồng và liên kết chặt chẽ giữa sự ảnh
hưởng về giá trị thương hiệu bản thân với hành vi tiêu dùng bền vững: khi người tiêu dùng nhận thức về
hành vi tiêu dùng bền vững có mối liên kết với cá nhân họ về phong cách sống, giá trị quan và bản sắc cá
nhân, họ thường thể hiện thái độ và ý định tích cực với hành vi tiêu dùng đó (Zaichkowsky, 1985;
McQuarrie, 1992; Kang và cộng sự, 2013).
Như vậy, ta có thể nhận xét rằng nhận thức của người tiêu dùng về mối liên hệ giữa bản sắc cá nhân
và tiêu dùng bền vững có thể tác động đến hành vi tiêu dùng (Kang và cộng sự, 2013). Do đó, giả thuyết
được nghiên cứu đặt ra:
Giả thuyết 6: Nhận thức sự liên quan đến cá nhân có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng
bền vững các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
18
- Tính không nhạy cảm về giá (Price Insensitivity): Độ nhạy cảm về giá là mức độ quan tâm của
người tiêu dùng tới giá cả của hàng hóa họ có ý định tiêu dùng (Augustine và cộng sự, 2019). Mức độ
nhạy cảm với giá thấp của người tiêu dùng có tác động tích cực đến việc mua hàng bền vững và ngược
lại (Joshi và Rahman, 2015). Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng có mức độ nhạy
cảm về giá thấp hơn phản ứng tích cực với các dịch vụ bền vững (Eze và Ndubisi, 2013) và người tiêu
dùng có mức độ nhạy cảm về giá cao hơn phản ứng tiêu cực với các dịch vụ xanh (Ma và cộng sự, 2012).
Lin và Huang (2012) cũng cho rằng giá được coi là một rào cản nhưng đang trở nên ít quan trọng hơn do
sự đánh đổi về giá và nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng. Do vậy, thay vì đo
lường Độ nhạy cảm về giá, nghiên cứu muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa Tính không nhạy cảm về giá
(Price Insensitivity – PI) với hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ
Z. Đối với các sản phẩm thân thiện môi trường, giá sản phẩm càng cao thì khoảng cách giữa thái độ -
hành vi càng lớn (Connell, 2010). Chính vì thế, mức độ nhạy cảm về giá càng cao thì người tiêu dùng
càng ít có khả năng thực hiện các hành vi tiêu dùng bền vững. Bởi lẽ, khi người tiêu dùng mặc định các
sản phẩm thân thiện với môi trường/sản phẩm xanh là mặt hàng xa xỉ, đồng thời có xu hướng lựa chọn
sản phẩm dựa trên giá thành thì họ sẽ không cân nhắc mua các sản phẩm bền vững dù trên thực tế các sản
phẩm này có thể được bán với mức giá rẻ hơn thông thường (Augustine và cộng sự, 2019).
Tức là, Tính không nhạy cảm về giá đối với các sản phẩm bền vững thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền
vững. Vì vậy, nghiên cứu đã xây dựng giả thuyết:
Giả thuyết 7: Tính không nhạy cảm về giá có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững
các sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z.
Bên cạnh đó, biến kiểm soát về các đặc điểm thuộc nhân khẩu học cũng được nhóm tác giả xem xét
và đưa vào mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu hình thành mô hình nghiên cứu như
sau:

Thái độ (+)
Chuẩn mực
(+)
chủ quan

Nhận thức kiểm soát (+)


hành vi

Nhận thức về (+) Hành vi tiêu dùng


môi trường bền vững sản phẩm
(+) thời trang
Tính sẵn có
(+)
Nhận thức sự liên quan
đến cá nhân
(+) Biến kiểm soát:
Tính không nhạy cảm Giới tính, độ tuổi,
về giá trình độ, thu nhập

Mô hình nghiên cứu đề xuất


14.3. Phương pháp nghiên cứu
19
14.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp. Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua bảng khảo sát trực tuyến
người trẻ độ tuổi từ 10 đến 25 tại thành phố Cần Thơ. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng vì
tính thuận tiện trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát, giúp rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu. Từ biến
phụ thuộc và các biến độc lập, nhóm tác giả xây dựng thang đo gồm 35 biến quan sát. Trong đó, cỡ mẫu
được xác định là 350 quan sát với kích thước mẫu theo EFA, tỉ lệ 1:10 (Hair và cộng sự, 2014).
- Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các sách, báo, tạp chí khoa học kể cả trong và ngoài nước, các nguồn
thông tin và dữ liệu sẵn có trên mạng Internet. Các số liệu thống kê từ các Cục, Sở, Ban ngành, các viện
nghiên cứu và các Trường đại học Việt Nam và thế giới.
14.3.2. Phương pháp đo lường các biến trong mô hình:

Kí hiệu
STT Tên biến Diễn giải Thang đo nghiên cứu
biến

Biến phụ thuộc


1 SCB Hành vi Hành vi tiêu dùng bền vững là Dùng thang đo Likert 5 điểm để xác
tiêu dùng một biến phụ thuộc thể hiện định các hành vi của cá nhân liên quan
bền vững sự tiêu dùng hàng hóa một đến tiêu dùng bền vững (với điểm 1 là
cách tối ưu, quan tâm đến môi hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 là
trường và nguồn lực cho thế hoàn toàn đồng ý)
hệ tương lai
Biến độc lập
1 AT Thái độ Thái độ là một biến độc lập Sử dụng thang đo Likert 5 điểm đo
thể hiện mức độ mà một cá lường thái độ của người tiêu dùng đối
nhân đánh giá về một hành vi với sự quan tâm về môi trường và tiêu
cụ thể là thuận lợi hoặc không dùng bền vững (với điểm 1 là hoàn
thuận lợi toàn không đồng ý và điểm 5 là hoàn
toàn đồng ý)
2 SN Chuẩn mực Chuẩn mực chủ quan là một Sử dụng thang đo Likert 5 điểm xác
chủ quan biến độc lập đề cập đến nhận định các tác nhân về cá nhân và xã hội
thức cá nhân về áp lực của xã ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền
hội đối với việc thực hiện hay vững của người tiêu dùng (với điểm 1
không thực hiện hành vi là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5
là hoàn toàn đồng ý)
3 PBC Nhận thức Nhận thức kiểm soát hành vi Thang đo Likert 5 điểm được dùng để
kiểm soát là một biến độc lập mô tả đánh giá nhận thức kiểm soát hành vi
hành vi nhận thức về thời gian, tài của người tiêu dùng (với điểm 1 là
chính và năng lực của người hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 là
tiêu dùng để quyết định có hoàn toàn đồng ý)
thực hiện hành vi hay không

STT Kí hiệu Thang đo nghiên cứu


20
Tên biến Diễn giải
biến

4 EA Nhận thức Nhận thức về môi trường là Dùng thang đo Likert 5 điểm đo lường
về môi một biến độc lập thể hiện mức mức độ quan tâm của người tiêu dùng
trường độ hiểu biết của người tiêu đối với các vấn đề liên quan đến môi
dùng về môi trường và các trường (với điểm 1 là hoàn toàn không
vấn đề về môi trường đồng ý và điểm 5 là hoàn toàn đồng ý)

5 PA Tính Tính sẵn có là một biến độc Thang đo Likert 5 điểm được dùng để
lập thể hiện khả năng duy trì đo lường mức độ ảnh hưởng của tính
sẵn có
sự sẵn có của sản phẩm sẵn có đối với hành vi tiêu dùng bền
vững của người tiêu dùng (với điểm 1
là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5
là hoàn toàn đồng ý)
6 PPR Nhận thức Nhận thức sự liên quan đến cá Sử dụng thang đo Likert 5 điểm đo
sự liên nhân là một biến độc lập thể lường mức độ ảnh hưởng của các nhân
quan đến hiện sự nhận thức của cá nhân tố lối sống, giá trị và hình ảnh đối với
cá nhân về mối liên hệ giữa bản thân hành vi tiêu dùng bền vững (với điểm
và một hành vi cụ thể 1 là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5
là hoàn toàn đồng ý)
7 PI Tính không Tính không nhạy cảm về giá Dùng thang đo Likert 5 điểm đo lường
nhạy cảm là một biến độc lập thể hiện mức độ tác động của giá cả đối với
về giá sự thay đổi trong giá cả hành vi tiêu dùng bền vững (với điểm
không ảnh hưởng đến hành vi 1 là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5
tiêu dùng là hoàn toàn đồng ý)

Biến kiểm soát


1 G Giới tính Giới tính là một biến kiểm Biến giả: Có trị số bằng 1 nếu là Nam
soát vừa định tính vừa định và bằng 0 nếu là Nữ
lượng được đo lường bằng
thang đo danh nghĩa và cần
phải sử dụng đến biến giả để
lượng hóa
2 A Độ tuổi Độ tuổi là một biến kiểm soát Thang đo thứ bậc:
định tính được đo lường bằng
 Từ 10 – 17 tuổi
thang đo thứ bậc để phân loại
và so sánh các nhóm tuổi của  Từ 18 – 22 tuổi
đối tượng khảo sát  Từ 23 – 25 tuổi

Kí hiệu
STT Thang đo nghiên cứu
biến Tên biến Diễn giải
21
3 S Trình độ Trình độ là một biến kiểm Thang đo thứ bậc:
soát định tính được đo lường
 Dưới Đại học
bằng thang đo thứ bậc để phân
loại và so sánh trình độ học  Cao đẳng/Trung cấp
vấn của đối tượng khảo sát  Đại học
 Sau Đại học
4 I Thu nhập Thu nhập là một biến kiểm Thang đo thứ bậc:
soát định tính được đo lường
 Dưới 2 triệu đồng/tháng
bằng thang đo thứ bậc để phân
loại và so sánh mức thu nhập  Từ 2 - 4 triệu đồng/ tháng
của đối tượng khảo sát  Từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng
 Trên 6 triệu đồng/ tháng
14.3.3. Xây dựng thang đo các biến trong mô hình:
Nhân tố Kí hiệu Nguồn
Thang đo biến quan sát
ảnh hưởng biến quan sát tham khảo
Biến phụ thuộc
Khi tôi phải lựa chọn giữa hai sản phẩm thời Rincon và
SCB1
trang, tôi thường mua sản phẩm có tính bền vững cộng sự
cao hơn. (2021); Trần
Tôi mua sắm các sản phẩm thời trang chất lượng Thị Tú Uyên,
cao (chất liệu bền, đường may chắc chắn) và có Đặng Thái
Hành vi tiêu dùng SCB2
tính ứng dụng cao (dễ phối đồ, có tính ứng dụng Thanh Thảo
bền vững (SCB)
cao, mặc được trong nhiều trường hợp khác). và Phan Thị
Tôi giặt, phơi, ủi và bảo quản các sản phẩm thời Phương Thảo
SCB3
trang theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. (2021)
Tôi tái sử dụng, bán lại hoặc quyên góp các sản
SCB4
phẩm thời trang sau khi đã hết nhu cầu sử dụng.
Biến độc lập
Tôi có nhiều thiện cảm hơn đối với những sản Mamun và
AT1
phẩm mang tính bền vững. cộng sự
Tôi sẵn sàng tham gia vào những chiến dịch thúc (2018); Yoshi
AT2
đẩy tiêu dùng bền vững. và Rahman
Thái độ (AT) Tôi thấy hành vi tiêu dùng bền vững là một ý (2016)
AT3
tưởng thiết thực.
Tôi ủng hộ những sản phẩm bền vững, thân thiện
AT4
với môi trường.
Tôi nghĩ tiêu dùng bền vững là cần thiết để thúc
AT5
đẩy việc bảo vệ môi trường.
Nhân tố Kí hiệu Nguồn
Thang đo biến quan sát
ảnh hưởng biến quan sát tham khảo
Chuẩn mực SN1 Tôi cảm thấy tiêu dùng bền vững là một việc nên Ajzen (2002);
22
làm. Paul, Modi và
Tôi cho rằng tiêu dùng bền vững phù hợp với xu Patel (2016);
SN2
thế phát triển của xã hội. Wang và cộng
Hành vi tiêu dùng bền vững của tôi bị ảnh hưởng sự (2014)
SN3
bởi những người thân trong gia đình.
chủ quan (SN)
Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay
SN4 có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của
tôi.
Những người xung quanh có ảnh hưởng đến hành
SN5
vi tiêu dùng bền vững của tôi.
Tôi có đủ sự khéo léo để giặt, phơi, ủi và giữ gìn Wang và cộng
PBC1 các sản phẩm thời trang đúng cách để dùng được sự (2014);
bền lâu. Geiger và
Tôi có đủ khả năng để xử lý, tái chế hoặc quyên cộng sự
Nhận thức
PBC2 góp, cho tặng các sản phẩm thời trang sau khi hết (2017);
kiểm soát hành vi
nhu cầu sử dụng. Shin và cộng
(PBC)
Tôi có đủ nguồn lực tài chính để mua sắm các sản sự (2018)
PBC3 phẩm thời trang chất lượng cao, bền, sử dụng
được lâu dài.
Tôi vẫn sẽ tiếp tục tiêu dùng bền vững cho dù
PBC4
mọi người có khuyên tôi dừng.
Tôi thường xuyên tìm hiểu các thông tin về môi Wang và cộng
EA1
trường. sự (2014);
Tôi quan tâm và theo dõi các thông tin về môi Hines và cộng
EA2
trường. sự (1987);
Tôi hiểu rõ khái niệm môi trường và các khái Uddin và
Nhận thức về EA3
niệm liên quan. Khan (2018)
môi trường (EA)
Tôi nghĩ mình có trách nhiệm phải hành động vì
EA4
môi trường.
Tôi sẵn sàng mua những sản phẩm thời trang có
EA5 nguyên liệu thân thiện với môi trường với mức
giá cao hơn so với các sản phẩm có cùng mẫu mã.
Các sản phẩm bền vững không có sẵn ở những Glem và cộng
PA1
cửa hàng thông thường tôi mua sắm. sự (2013);
Tôi cảm thấy khó tìm được những sản phẩm thời Liobikienė và
PA2 trang bền vững thay thế cho các sản phẩm thông cộng sự
Tính sẵn có (PA) thường. (2016)
Tôi không biết những sản phẩm thời trang bền
PA3
vững được bán ở đâu.
Những sản phẩm thời trang bền vững ít đa dạng
PA4
về mẫu mã và có số lượng giới hạn.
Nhân tố Kí hiệu Nguồn
Thang đo biến quan sát
ảnh hưởng biến quan sát tham khảo
Nhận thức PPR1 Sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững thể Geiger và

23
hiện sự quan tâm của tôi đối với môi trường sống. cộng sự
Sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững và bảo (2017);
PPR2 quản kỹ lưỡng thể hiện lối sống tích cực mà tôi Kang và cộng
đang xây dựng. sự (2013);
sự liên quan đến Bảo quản sản phẩm kĩ lưỡng để sử dụng lâu dài Trần Thị Tú
cá nhân (PPR) PPR3 giúp tôi tiết kiệm và nâng cao chất lượng cuộc Uyên, Đặng
sống. Thái Thanh
Giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn bằng cách Thảo và Phan
quyên góp, cho tặng các sản phẩm thời trang cũ Thị Phương
PPR4
thể hiện giá trị đạo đức và trải nghiệm sống của Thảo (2021)
tôi.
Tôi sẵn sàng mua những sản phẩm thời trang có Joshi và
PI1 chất lượng tốt hơn với mức giá cao hơn để hạn Rahman
chế tần suất mua hàng. (2015); Eze
Tôi sẵn sàng mua những sản phẩm thời trang có và Ndubisi
PI2 mức giá cao hơn với nguồn nguyên liệu thân (2013);
Tính không thiện với sức khỏe. Geiger và
nhạy cảm về giá
Tôi sẵn sàng mua những sản phẩm thời trang với cộng sự
(PI)
mức giá cao hơn nếu chúng mang lại cho tôi cảm (2017)
PI3
giác thỏa mãn cao hơn (tự tin hơn, thoải mái hơn,
nâng cao giá trị bản thân).
Tôi sẵn sàng mua những sản phẩm thời trang có
PI4 mức giá cao hơn nếu chúng góp phần vào chiến
dịch tiêu dùng bền vững.
14.3.4. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu:
- Đối với mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời
trang của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu thông qua việc tham khảo các công trình
nghiên cứu, sách, báo chuyên ngành liên quan đến đề tài như các khái niệm Lý thuyết Hành vi hoạch
định, Hành vi tiêu dùng bền vững và các nhân tố liên quan như Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức
kiểm soát hành vi, Nhận thức về môi trường, Tính sẵn có, Nhận thức sự liên quan đến cá nhân, Tính
không nhạy cảm về giá,… Từ đó, tác giả hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Đối với mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền
vững của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ đối với các sản phẩm thời trang.
Sau khi dữ liệu sơ cấp được thu thập, toàn bộ dữ liệu sẽ được sàng lọc để loại bỏ những quan sát kém
chất lượng, các biến rác không phù hợp. Dữ liệu được nhập và mã hóa lại cho phù hợp trước khi đưa vào
phân tích. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu đề ra, đề tài được thực hiện với phương pháp nghiên cứu
định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến.
+ Thống kê mô tả: Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất cơ bản của một bộ dữ liệu
được thu thập trong một nghiên cứu cụ thể bằng cách cung cấp những tóm tắt ngắn về mẫu, các thông số
của bộ dữ liệu và các phương pháp đo lường được sử dụng trong bài nghiên cứu. Trong phân tích định
lượng dữ liệu, thống kê mô tả kèm theo việc phân tích các dạng biểu đồ cung cấp thông tin chi tiết và
24
giúp người phân tích dữ liệu hiểu sâu hơn về xu hướng biến động trong tập thông tin mà dữ liệu cung
cấp, chúng là nền tảng của phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, thống kê mô tả giúp
chuyển đổi các thông tin định lượng phức tạp thành những mô tả đơn giản và dễ hiểu. Các thông số đo
lường dữ liệu về xu hướng tập trung hoặc đo lường biến động trong thống kê mô tả bao gồm giá trị trung
bình, phương sai, độ lệch chuẩn. Ngoài ra, thống kê mô tả còn cung cấp các mô tả của dữ liệu bao gồm
giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, từ đó tìm ra khoảng biến thiên trong đo lường biến động.
+ Phân tích Cronbach’s Alpha: Phân tích Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của
thang đo dựa trên tiêu chuẩn về hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá EFA đánh giá giá trị hội tụ và giá
trị phân biệt của tất cả các biến quan sát, hội tụ các biến quan sát về một vài nhóm nhân tố lớn và phân
biệt các nhóm nhân tố này. Phương pháp EFA yêu cầu các biến quan sát phải đạt năm tiêu chí về Hệ số
KMO nằm trong khoảng 0,5 – 1; Kiểm định Bartlett có hệ số Sig. ≤ 0,05; Trị số Eigenvalue ≥ 1; Tổng
phương sai trích ≥ 50% và Hệ số tải nhân tố ≥0,3.
+ Phân tích tương quan: Phân tích tương quan Pearson được áp dụng để đo lường mức tương quan
tuyến tính giữa các nhân tố dựa trên hệ số sig và hệ số tương quan Pearson (r). Hệ số tương quan của
Pearson (r) là một chỉ số thống kê được sử dụng để đo lường mối tương quan giữa hai biến có giá trị từ -1
đến 1. Việc kiểm định hệ số tương quan Pearson là để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc. Nếu hệ số tương quan bằng 0 (hoặc gần bằng 0), hai biến sẽ không liên quan với
nhau; ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng gần 1, nghĩa là hai biến có tương quan
cao. Từ phương pháp này, nhóm nghiên cứu xác định được liệu các biến độc lập có mối quan hệ tương
quan với biến phụ thuộc để đưa vào mô hình hồi quy hay không.
+ Kiểm định tương quan Durbin-Watson: Kiểm định Durbin-Watson (Durbin-Watson test) là
kiểm định thống kê được sử dụng nhằm phát hiện sự tồn tại của một liên hệ tương quan giữa những phần
dư hay sai số sau khi đã ước lượng được phương trình hồi quy từ các kết quả quan sát các biến độc lập và
phụ thuộc. Trong thống kê học, trị số thống kê Durbin–Watson là một thống kê kiểm định được dùng
nhằm đánh giá liệu có hiện tượng tự tương quan (autocorrelation) hay không trong phần dư (residuals)
của một phép phân tích hồi quy (regression analysis). Durbin và Watson (1950, 1951) áp dụng trị số
thống kê này vào phần dư của hồi quy bình phương tối thiểu (OLS), và xây dựng những kiểm định cận
trên dưới, trong đó giả thuyết không rằng phần dư (residuals) là độc lập chuỗi (tức là không tự tương
quan), còn giả thuyết đối là chúng tuân theo quá trình tự hồi quy bậc nhất (AR (1)).
+ Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình hồi quy
phụ thuộc tuyến tính lẫn nhau, thể hiện dưới dạng hàm số. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả định
của mô hình hồi quy tuyến tính là các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Hậu quả
của hiện tượng đa cộng tuyến là các ước tính sẽ trở nên không chính xác và không đáng tin cậy. Việc các
biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính với nhau dẫn đến việc không thể phân biệt các tác động riêng lẻ
của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Việc này dẫn đến sai số chuẩn của tham số hồi quy tăng cao. Từ
đó có thể dẫn đến ít khả năng bác bỏ giả thuyết “không” và điều này có thể không đúng. Khi phân tích và
kiểm định bộ dữ liệu, thông thường giá trị VIF nhỏ hơn 2 sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hair
và cộng sự, 2018).
+ Phân tích hồi quy đa biến: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát đối
tượng trực tuyến. Nghiên cứu cũng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến ước lượng bằng phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS) để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích dữ liệu
25
đã thu thập được. Từ kết quả kiểm định và phân tích dữ liệu, tác giả sẽ lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp
để thực hiện nghiên cứu. Ý nghĩa giải thích của mô hình hồi quy được phản ánh qua R square và
Adjusted R square.
Mô hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:
Y = β0 + βATXAT + βSNXSN + βPBCXPBC + βEAXEA + βPAXPA + βPPRXPPR + βPIXPI
+ βGXG + βAXA + βSXS + βIXI + ε
trong đó:
Y: là biến phụ thuộc (Hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang);
β0: là hệ số chặn (giá trị của Y khi tất cả giá trị X = 0);
βAT, βSN, βPBC, βEA, βPA, βPPR, βPI: là hệ số hồi quy của các biến độc lập;
XAT, XSN, XPBC, XEA, XPA, XPPR, XPI : là giá trị quan sát được của các biến độc lập;
βG, βA, βS, βI: là hệ số hồi quy của các biến kiểm soát;
XG, XA, XS, XI: là giá trị quan sát được của các biến kiểm soát;
ε: là sai số của mô hình hồi quy.
- Đối với mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý nhằm nâng cao nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ
Z đối với sản phẩm thời trang tại thành phố Cần Thơ.
Từ mục tiêu 1 và 2, tác giả đánh giá sự tương quan và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z. Từ đó, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ Z. Đồng thời đưa ra một
số giải pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và ý tưởng sản xuất sản phẩm thời
trang bền vững, giúp thu hút người tiêu dùng cũng như đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành thời trang.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các nội dung chính dự kiến được thực hiện như sau:
Nội dung 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang của
người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ
- Đưa ra lý thuyết chung về hành vi tiêu dùng bền vững và hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành
thời trang
- Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Nội dung 2: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững các
sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ
- Mô tả mẫu điều tra
- Xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức
kiểm soát hành vi, Nhận thức về môi trường , Tính sẵn có, Nhận thức sự liên quan đến cá nhân, Tính
không nhạy cảm về giá), biến phụ thuộc (Hành vi tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang) và biến kiểm
soát (Giới tính, Độ tuổi, Trình độ, Thu nhập).
26
- Lập bảng hỏi gồm các câu hỏi đánh giá sự quan tâm và thái độ của các đối tượng tham gia khảo sát
đối với hành vi tiêu dùng bền vững thông qua các nhân tố tác động theo thang đo Likert 5 mức độ.
- Khảo sát được thực hiện trực tuyến thông qua bảng câu hỏi gửi ngẫu nhiên đến các đối tượng khảo
sát mà nhóm đề ra.
- Xử lý số liệu bằng cách phân tích và kiểm định dữ liệu gồm các phương pháp: Phân tích Cronbach’s
Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích tương quan, Kiểm định tự tương quan Durbin-
Watson, Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, Phân tích hồi quy đa biến. Kết hợp với việc áp dụng các
công thức trong mỗi phương pháp và phần mềm SPSS để xem xét mối quan hệ của các biến độc lập với
biến phụ thuộc và loại bỏ một hoặc một số biến không có giá trị.
- Đánh giá sự tương quan và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền
vững của thế hệ Z trong ngành thời trang tại thành phố Cần Thơ.
Nội dung 3: Đề xuất hàm ý nhằm nâng cao nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ Z đối với
sản phẩm thời trang tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất hàm ý nhằm nâng cao nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững của thế hệ Z đối với sản
phẩm thời trang tại thành phố Cần Thơ.

15.2. Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công việc Sản phẩm Thời gian Người thực hiện và
STT thực hiện (bắt đầu-kết thúc) số ngày thực hiện

1 Lược khảo tài liệu, xác định Mô hình và giả thuyết 4/2023 - 5/2023 Nguyễn Hòa Bảo
các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu Nghi (2 ngày)
hành vi tiêu dùng bền vững Lê Diễm Quỳnh
sản phẩm thời trang của thế hệ (3 ngày)
Z tại thành phố Cần Thơ

Thu thập số liệu sơ cấp Bộ số liệu sơ cấp 5/2023 – 6/2023 Nguyễn Hòa Bảo
Nghi (5 ngày)
2
Huỳnh Nhật Tâm
(5 ngày)
Lê Diễm Quỳnh
(5 ngày)
Lê Thanh Thế Dân
(5 ngày)
STT Các nội dung, công việc Thời gian
Sản phẩm Người thực hiện và
thực hiện (bắt đầu-kết thúc) số ngày thực hiện

3 Nhập, xử lý và phân tích số Kết quả xử lý số liệu 6/2023 - 8/2023 Nguyễn Hòa Bảo
liệu sơ cấp sơ cấp Nghi (5 ngày)
27
Huỳnh Nhật Tâm
(5 ngày)
Lê Thanh Thế Dân
(5 ngày)
4 Đề xuất các hàm ý nhằm nâng Bản đề xuất các hàm 8/2023 - 9/2023 Nguyễn Hòa Bảo
cao nhận thức về hành vi tiêu ý Nghi (3 ngày)
dùng bền vững của thế hệ Z Lê Thanh Thế Dân
đối với sản phẩm thời trang tại (3 ngày)
thành phố Cần Thơ
5 Viết báo cáo tổng kết đề tài Báo cáo tổng kết đề 9/2023 - 10/2023 Nguyễn Hòa Bảo
tài Nghi (5 ngày)
Huỳnh Nhật Tâm
(3 ngày)
Lê Diễm Quỳnh
(5 ngày)
16. SẢN PHẨM
Yêu cầu chất lượng sản phẩm
(mô tả chi tiết chất lượng sản phẩm
Stt Tên sản phẩm Số lượng đạt được như nội dung, hình thức, các chỉ tiêu,
thông số kỹ thuật,...)
I Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...): Không
II Sản phẩm đào tạo (Luận văn tốt nghiệp đại học): Không
III Sản phẩm ứng dụng: Không
IV Sản phẩm theo quy định của Trường Đại học Cần Thơ
4.1 Bản tin 01 Theo đúng quy định của Trường Đại học Cần Thơ
4.2 Báo cáo tóm tắt 01 Theo đúng quy định của Trường Đại học Cần Thơ
4.3 Video clips 01 Theo đúng quy định của Trường Đại học Cần Thơ
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
17.1. Phương thức chuyển giao
- Sản phẩm dự kiến của nghiên cứu sẽ bao gồm các nghiên cứu và các bài báo cáo phân tích đo lường.
- Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các đơn vị liên quan phát triển hơn thông qua việc đưa ra một số hàm ý
và một số chính sách nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hành vi tiêu dùng bền
vững.
17.2. Địa chỉ ứng dụng
- Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
- Bản khuyến nghị của nghiên cứu sẽ được gửi đến Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường Kinh tế - Đại học
Cần Thơ, phòng Quản lý Khoa học - Đại học Cần Thơ, và những đơn vị có nhu cầu tham vấn về hành vi
tiêu dùng bền vững sản phẩm thời trang của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Cần Thơ.
18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
28
18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích mang lại kết quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo,
giúp sinh viên nâng cao thành tích học tập. Bên cạnh đó, nhóm tác giả mong muốn bài nghiên cứu sẽ có
thể đóng góp thêm vào cơ sở khoa học của trường Đại học Cần Thơ cũng như cơ sở khoa học của sinh
viên cả nước. Từ đó làm đa dạng thêm kho tàng tri thức và kinh nghiệm đối với mảng nghiên cứu khoa
học trong môi trường học thuật, đóng góp cho thế hệ sinh viên tiếp nối một nguồn tài liệu tham khảo
khoa học chất lượng hơn và đảm bảo mức độ uy tín. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng tạo điều kiện cho
nhóm tác giả cơ hội không ngừng học hỏi và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới trên phương diện kinh
tế, kinh tế lượng và nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững. Đồng thời, bài nghiên cứu này sẽ giúp cho
các bạn sinh viên khác có cùng mục đích nghiên cứu dễ dàng tiếp cận vấn đề và bổ sung nguồn kiến thức
chất lượng. Trên cơ sở phân tích và lập luận trong bài nghiên cứu, thành phẩm nghiên cứu sẽ góp phần
mang đến sự đa dạng hơn đối với nền tảng khoa học cho sinh viên.
18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
Thành phẩm của đề tài khoa học này sẽ góp phần trong việc làm đa dạng nguồn tài liệu tham khảo
cho các đơn vị cũng như các cá nhân có cùng mục đích nghiên cứu và cùng chủ đề quan tâm, góp phần
cung cấp và xác thực những thông tin uy tín, luận điểm khoa học chính xác. Qua đó giúp các bài nghiên
cứu khoa học tiếp theo có nền tảng lý luận, thống kê tốt và chặt chẽ hơn, giúp thuyết phục được những
độc giả hàn lâm.
18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đã và đang đề ra các định hướng, giải
pháp sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững giai đoạn 2021-2030 để thực hiện các mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững với đối tượng đóng
vai trò trung tâm là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu thông qua bài nghiên cứu
này sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức hơn và có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế và thống
kê, giúp cho nhóm đi sâu vào khám phá và phân tích nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu, xây dựng luận
điểm chặt chẽ và mang tính thuyết phục. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân
tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững và đề xuất ra các giải pháp cho các doanh nghiệp thực hiện
những chiến lược kinh doanh mới và hoạt động sản xuất hàng hóa mang tính bền vững. Theo đó thúc
đẩy hành vi tiêu dùng bền vững của các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu và cung cấp cơ sở, khuyến
nghị cho các cấp chính quyền thiết lập những biện pháp, chiến dịch hiệu quả, mang tính ứng dụng cao
trong việc nâng cao nhận thức về lợi ích của lối sống bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn
xã hội. Từ đó, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam theo hướng bền vững.
18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ giúp tổ chức chủ trì và các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu có thêm nền tảng
lý luận và nguồn thông tin hữu ích và uy tín, giúp định hướng và đào sâu vào hành vi tiêu dùng bền vững
nói chung và hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang nói riêng của cả thế hệ hiện tại lẫn thế hệ
tiếp nối. Qua đó hướng đến những hoạt động phát triển và củng cố lối sống tiêu dùng bền vững. Đồng
thời, bài nghiên cứu mong đợi rằng sẽ đóng góp một nền tảng ứng dụng thiết thực vào việc cải thiện hoạt
động kinh doanh và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trên phương diện tiêu dùng bền vững và
lối sống bền vững. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng mong muốn sẽ góp phần vào sự đa dạng cho tủ sách
kinh tế và nguồn tài liệu tham khảo của sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc trường Đại học Cần Thơ.
Từ đó giúp các bạn có thêm cơ sở lý luận chặt chẽ và mở rộng góc nhìn trực quan hơn về nền kinh tế
cũng như sự phát triển của xã hội Việt Nam thông qua vấn đề tiêu dùng bền vững và xu hướng phát triển

29
lối sống bền vững ở nước ta.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài: 17.000.000 đồng.
Trong đó:
Kinh phí Trường cấp: 17.000.000 đồng.
Các nguồn khác: 0 đồng.
Đơn vị tính: đồng
Nguồn kinh phí
Stt Khoản chi, nội dung chi Tổng kinh phí Kinh phí Các nguồn
Trường cấp khác
1 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu 0 0 0
2 Chi tiền công lao động trực tiếp 14.275.000 14.275.000 0
3 Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn 0 0 0
4 Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu 2.725.000 2.725.000 0
Tổng cộng 17.000.000 17.000.000 0

Ngày 03 tháng 4 năm 2023

TRƯỜNG KINH TẾ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

La Nguyễn Thùy Dung Nguyễn Hòa Bảo Nghi

TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

30

You might also like