You are on page 1of 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHUẨN BỊ BUỔI 2
Câu 1: Vấn đề chăm lo giáo dục cho Đoàn viên, thanh niên được chủ tịch Hồ Chí
Minh rất quan tâm. Trong di chúc, Người đã căn dặn phải chăm lo giáo dục nội
dung gì cho đoàn viên, thanh niên?
→ Trong “Di chúc”, Người căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên nói chung là tốt, mọi việc
hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội”- vừa “hồng” vừa “chuyên”, chăm lo giáo dục đào tạo thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Hồng” theo tư tưởng của
Bác là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt
nhất” (2); còn “chuyên” là trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự.
“Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải
tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có
đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng
lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại
cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không có ích gì cho loài người”.
Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố nào được xem như là nhân tố quyết
định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng?
→ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng trở thành nhân tố cơ bản nhất, là nguyên nhân của
mọi nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng. Điều quan trọng là “Đảng phải
vững”, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin “làm cốt”, bởi chỉ có đảng của giai cấp vô
sản, được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mới có khả năng vạch ra
được một đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. Và
cũng chỉ có một đảng như vậy, mới liên kết được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
cách mạng thế giới trong thời đại mới, bảo đảm được thắng lợi của CNXH và chủ nghĩa
cộng sản trên toàn thế giới.
Câu 3: Tháng 3/1947, Người đã viết tác phẩm “Đời sống mới”. Tác phẩm gồm 19
câu hỏi và đáp vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Hãy cho biết tác phẩm đã có tác
dụng hướng dẫn và tuyên truyền về vấn đề gì trong nhân dân?
→ Bối cảnh: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” với bút danh là Tân Sinh để chỉ đạo
và động viên phong trào. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa
của tác phẩm là giúp Nhân dân ta thực hành đời sống mới.
Khái niệm Đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm “đạo đức mới, lối
sống mới và nếp sống mới”.
“Đời sống mới” được Hồ Chí Minh chỉ ra, bao gồm những vấn đề sau: (1) Mục đích xây
dựng đời sống mới là “làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn,
tinh thần được vui mạnh hơn”. (2) Bản chất xây dựng đời sống mới là “bỏ cái cũ mà
xấu”, sửa “cái cũ không xấu nhưng phiền phức”, “phát triển thêm cái gì cũ mà tốt”, “phải
làm cái gì mới mà hay”; “sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm
việc”(2). (3) Đối tượng tham gia xây dựng đời sống mới là “mỗi đồng bào, bất kỳ già
trẻ, gái trai, giàu nghèo”, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, làng bản, các công sở,
trường học, lực lượng vũ trang, nhà máy xí nghiệp, các ngành, các giới. (4) Phạm vi thực
hành đời sống mới rộng khắp cả nước, bao gồm người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
(5) Nội dung xây dựng đời sống mới bao gồm nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục,… (6) Nguyên tắc thực hành đời sống mới phải bảo đảm dân chủ, tự nguyện,
bình đẳng, toàn diện, rộng khắp, kiên trì, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, làm từ
việc dễ đến việc khó. (7) Cách thức, phương châm thực thi đời sống mới, phải tuyên
truyền, giải thích và làm gương, bắt đầu từ cá nhân mỗi người, đến trong các gia đình,
trong một làng rồi lan tỏa ra phạm vi cả nước.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể không tiến hành công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa người nông dân hội nhập với sản xuất hàng hóa
kinh tế thị trường; xây dựng văn hóa, con người phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách
mạng, tạo nên văn hóa gia đình, làng xã, ngõ phố văn minh, sạch đẹp. Trong quá trình ấy,
“Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều gợi ý vô cùng quý báu để trên cơ sở
đó phát triển, bổ sung, hoàn thiện thêm.
Câu 4: “… là lực lượng cơ động chiến lược trên địa bàn cả nước hoặc trên từng
chiến trường, là lực lượng chủ yếu để tiến hành tác chiến tập trung”. Hãy cho biết
câu trên Bác đã đề cập đến lực lượng nào trong vũ trang nhân dân.
→ Bộ đội chủ lực, theo Hồ Chí Minh là lực lượng quan trọng nhất của quân đội nhân
dân, là lực lượng cơ động chiến lược trên địa bàn cả nước, hoặc trên từng chiến trường, là
lực lượng chủ yếu để tiến hành tác chiến tập trung. Nó có nhiệm vụ tiêu diệt quân chủ lực
của địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm xây dựng
bộ đội chủ lực.
Câu 5: Sau 30 năm trời bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước, năm 1941 Bác Hồ
đã trở về nước và ở tại đâu để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta?
→ Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ trở về nước qua mốc 108 (cũ), tại thôn
Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Câu 6: Trong chính phủ mới của nước VNDCCH (được Quốc hội biểu quyết tán
thành ngày 3/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm giữ chức vụ gì?
→ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Câu 7: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện niềm tin tưởng vào sự
nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. Hãy cho biết
hai câu thơ thể hiện niềm tin đó.
→ Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Câu 8: Tháng 5/1946, có một đơn vị đã vinh dự được Bác trao lá cờ ghi 6 chữ vàng.
Hãy cho biết tên đơn vị được nhận cờ và nội dung 6 chữ vàng đó.
→ Trong cuộc giao lưu mới đây nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Thượng tá Nguyễn Công Thịnh, Trưởng ban Thanh niên Trường Sĩ quan Lục
quân 1 rất xúc động khi nhắc lại 2 lần Bác về thăm trường trong năm 1946. Lần đầu tiên
là nhân dịp khai giảng khóa 1 của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn – nay là Trường Sĩ
quan Lục quân 1 vào ngày 26/5.
Câu 9: Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1, Quốc hội đã trao tặng cho Chủ tịch Hồ
Chí Minh một danh hiệu. Hãy cho biết danh hiệu đó là gì?
→ Quốc hội đã chấp nhận sự từ chức của Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Quốc hội
bầu ra tại kỳ họp thứ nhất (3-1946) và ủy nhiệm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập
Chính phủ mới. Ngày 3-1946, Chính phủ mới ra mắt Quốc hội, do Chủ tịch Hồ Chủ Minh
đứng đầu. Việt Quốc, Việt Cách không còn chỗ trong Chính phủ cách mạng. (?)
Câu 10: Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do Hồ Chí
Minh chủ trì đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là gì?
→Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

You might also like