You are on page 1of 12

A.

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác
Hồ đã nói:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt,
nhưng sau đó ảnh hưởng giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do
đó giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy
chữ” và còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới
tri thức, khoa học, văn hóa, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ
chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn
luyện kỹ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu và hứng thú, phát
triển năng lực.
Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứa
tuổi ngây thơ, trong sáng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị
lôi kéo vào những việc làm không đúng. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục
sớm, trẻ cũng tiếp thu cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là
điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội.
Là một sinh viên thực tập và được phân công giảng dạy và thực hiên công
tác chủ nhiệm ở lớp 1, trước hết phải xác định vai trò của mình. Bên cạnh việc
giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp
còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm đến việc dạy học mà
chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của
các em... Do đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, nhiều học sinh chưa ngoan.
Một tập thể lớp mà chưa ngoan, nề nếp chưa theo quy định thì sẽ ra sao? Vì vậy
em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 1A trường

1
tiểu học Ninh Mỹ. Từ đó đề xuất các biện pháp xây dựng tập thể học sinh của
giáo viên chủ nhiệm”.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 1A trường Tiểu học Ninh
Mỹ để có những biện pháp phù hợp trong quá trình dạy và học nhằm:
+ Kích thích sự phát triển về mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp
mình chủ nhiệm.
+100% học sinh của lớp thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh .
+ Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học
sinh.
+ Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh, học sinh, giáo viên bộ môn
trong công tác giáo dục.
+ Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 1A trường Tiểu học Ninh Mỹ.
- Một số biện pháp xây dựng tập thể học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
- Công tác chủ nhiệm lớp 1A trường Tiểu học Ninh Mỹ, huyên Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình. Học kì I năm học 2022-2023.

B. PHẦN NỘI DUNG


I. Cơ sở lý luận.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp
lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, quản lý hành chính Nhà
nước, là người thầy giáo, là người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Bồi
dưỡng cán bộ lớp để các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, là
chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp, tổng hợp
tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho nhà trường về công tác giáo
dục học sinh. Luôn nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn

2
luyện của học sinh, phối hợp với gia đình, đoàn thể để giúp đỡ, cảm hóa học
sinh để trở thành người tốt cho xã hội.
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ dựa vào tình hình thực tế, vạch kế
hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong từng tháng, học kỳ
và năm học. Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của
lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả
đó với Ban Giám Hiệu và liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục.
II. Cơ sở thực tiễn.
- Công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc,
rất phức tap. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một
giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh,
để xử lý các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tinh tế và đạt hiệu quả giáo dục
cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm
cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
III. Thực trạng nghiên cứu
1. Giới thiệu khái quát về trường
Quy mô trường lớp, tình hình học sinh.

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tổng số


BQHS/lớp

BQHS/lớp

BQHS/lớp

BQHS/lớp

BQHS/lớp

BQHS/lớp
Số lớp

Số lớp

Số lớp

Số lớp

Số lớp
Số HS

Số HS

Số HS

Số HS

Số HS

Số HS

3 112 37 4 136 34 4 124 31 4 124 31 4 125 31 19 621 33

So với đầu năm học giảm 01 em (do chuyển trường)


(Do thiếu giáo viên nên nhà trường dồn thành 17 lớp.
Cơ sở vật chất
Nhà trường có khuôn viên riêng biệt với tổng diện tích 10 612m2, diện
tích bình quân mỗi học sinh đạt 17m2 vượt yêu cầu quy đinh, trường có tường
bao, có cổng trường, có biển tên trường đảm bảo theo đúng quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; có sân chơi, sân tập bằng phẳng, an toàn, có cây bóng mát,

3
có các thiết vị vận động phục vụ tốt cho các hoạt động học tập và vui chơi của
học sinh. Môi trường luôn “xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
- Về phòng học, phòng chức năng: Theo KH nhà trường có 19 lớp, do
thiếu phòng học và thiếu giáo viên nên dồn lại thành 17 lớp/17 phòng học; 02
phòng bộ môn Ngoại ngữ và Tin học và 05 phòng làm việc của khu hiệu bộ;
Trong các phòng đều đảm bảo các điều kiện làm việc, học tập của cán bộ giáo
viên, học sinh.
- Trang thiết bị dạy, học: Hiện tại nhà trường có 26 máy tính để bàn (trong
phòng Tin học: 22 máy), 01 máy tính xách tay, 03 máy chiếu, 17 tivi, 03 máy in
và hệ thống Internet các phòng học, phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động.
Đội ngũ
C Giáo viên Nhân viên Trình độ đào tạo Chủng loại giáo viên
B
TSố T T T
Q BC HĐ BC HĐ TS ĐH CĐ ÂN MT NN
H D H
L
28 02 24 0 02 0 01 26 1 0 01 01 01 03 01

Thành tích
- Nhiều em tích cực tham gia các hoạt động và phong trào thi đua:
+ Trạng nguyên TV: 166 em tham gia cấp trường.
+ Trạng nguyên Toàn tài: 167 em tham gia cấp trường, 73 em tham gia
cấp quốc gia lần 1 và 20 em tham gia cấp quốc gia lần 2.
+ Giải toán qua mạng: 88 em tham gia.
+ IOE: 51 em tham gia cấp trường, 46 em tham gia cấp huyện.
+ Giao lưu ATGT cấp tỉnh: 2 em đều đạt giải cao
+ Viết chữ đẹp: 100 em đạt giải.
+ Viết về thầy cô và mái trường: 76 em đạt giải
+ Thi Văn nghệ cấp trường: 17 lớp tham gia.
+ Thi Kéo co, Cờ vua: 17/17 lớp tham gia
+ Khám sức khỏe ban đầu: 100% các em đủ sức khỏe để học tập
4
2. Tổng số học sinh
- Lớp 1A có tổng số 38 học sinh: 22 học sinh nữ, 16 học sinh nam.
+ 1 học sinh rất khó khăn trong học tập.
3. Chất lượng giáo dục
- Kết quả học tập các môn học và hoạt động giáo dục( học kỳ 1): 100%
học sinh được đánh giá mức Hoàn thành và Hoàn thành tốt.
- Về năng lực phẩm chất: 100% học sinh được đánh giá ở mức Đạt hoặc
Tốt.
3. Tóm tắt một số nét chủ yếu của lớp chủ nhiệm.
Thuận lợi:
- 100% các em đã hoàn thành chương trình Mầm non đại đa số các em
được cha mẹ hết mực quan tâm; 100% các em được học 2 buổi trên một ngày
các em có đủ sách giáo khoa vở viết đồ dùng học tập cần thiết trong việc học
tập.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là giáo viên có bề dầy kinh nghiệm dạy học và
giáo dục học sinh. So với đầu năm học hất lượng học sinh được nâng lên rõ
rệt,các em đều mạnh dạng tự tin trong giao tiếp và hợp tác, nhiều em có năng
lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết và sáng tạo rất tốt như em: An Thư,
Thanh Hoa, Thùy Anh, Khôi Nguyên, Quỳnh Chi,...
Khó khăn:
- Có 01 em học sinh ( Em Đinh Chấn Hưng) năm học 2021-2022 chưa
hoàn thành chương trình lớp học, phải học lại lớp 1 trong năm học 2022-2023.
- Do dịch covid kéo dài các em phải nghỉ ở nhà dài không được đên
trường để phòng dịch nên nhiều em chưa nhận biết được bảng chữ cái nề nếp
không ổn định.
- Do một số em thuộc nhiều địa bàn trong và ngoài xã. Nhiều em nhà cách
xa trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là những hôm trời mưa rét.
- Năng lực tư duy logic, năng lực tự chủ tự học của một số em chưa tốt
như em: Bảo Vy, Duy An, Ngọc Khánh,...

5
- Kĩ năng đọc của các em chưa tốt, đọc còn ấp úng, sai từ, bỏ từ dẫn đến
không hiểu nội dung bài cũng như yêu cầu của đề để làm bài: Kiên, Quân, Minh
Thư,...
- Kĩ năng viết: Phần đa học sinh có kĩ năng viết khá tốt. Tuy nhiên vẫn
còn 1 số ít viết chưa rõ ràng, nét chữ chưa đúng mẫu khoảng cách giữa các chữ
chưa đều, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Kĩ năng nói: một số em thiếu mạnh dạng trong giao tiếp, vốn từ ngữ còn
hạn chế nên khả năng nói lưu loát chưa tốt thể hiện rõ việc trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng nghe: tinh của một số học sinh chưa tốt
- Kĩ năng tính toán: ở một số em còn phụ thuộc nhiều vào đồ dùng trực
quan như ngón tay, que tính, khả năng tính nhẩm còn chậm như em: Ngọc
Khánh, Chấn Hưng, Bảo Vy,...
Tuy vậy, dưới sự dìu dắt, bằng lòng nhiệt huyết bề dầy kinh nghiệm giáo
viên chủ nhiệm lớp 1A đã không ngừng nỗ lực, từng bước hướng dẫn, hỗ trợ kịp
thời từng em để rồi từng bước nâng chất lượng học tập, giáo dục các em.
IV. Nguyên nhân.
1. Nguyên nhân khách quan.
- Lãnh đạo Nhà trường đã quan tâm đặc biệt tới HS lớp1 và xem đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp
có trên 30 năm kinh nghiệm giảng dạy lớp 1, giáo viên hiểu rất rõ tâm sinh lý
học lứa tuổi. Cô luôn ý thức được việc làm mới bản thân kể cả về hình thức và
nghiệp vụ sư phạm.
- Các bậc cha mẹ học sinh luôn là nguồn động viên, hỗ trợ nhiệt tình cả về
tinh thần cũng như vật chất để nhà trường, lớp làm tốt công tác giáo dục.
2. Nguyên nhân chủ quan.
- Giáo viên là người có trình độ, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm.
- Nhà trường ưu tiên đặc biệt những giáo viên giảng dạy lớp 1 là những
giáo viên có trình độ đại học có bề dày kinh nghiệm có thâm niên công tác ít
nhất là 5 năm trở lên.

6
- Về đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ của các em còn chưa phát triển
hoàn hoàn chỉnh. Giai đoạn học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là giai
đoạn có nhiều biến đổi về tâm lí, sinh lí và hoạt động của các em.
- Kỹ năng sống của các em chưa nhiều, các em chưa có khả năng tự lập
cho bản thân, chưa biết cách ứng xử phù hợp trước những tệ nạn xã hội. Các em
chưa có các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của mình.
- Một bộ phận học sinh còn ngại khó, chưa thực sự chủ động và tự giác
trong các hoạt động.
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần vào việc làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp 1A và xây dựng tập thể học sinh tích cực, tôi xin đề xuất một số biện
pháp mà bản thân tôi đã rút ra được trong 4 tuần thực tập tại trường Tiểu học
Ninh Mỹ.
V. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 1A.
1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Tìm hiểu đối tượng học sinh.
Từ ngày đầu nhận lớp thực tập, em thấy học sinh Chấn Hưng của lớp 1A
chưa tập trung nghe giảng, còn hay làm việc riêng trong giờ,... Qua tìm hiểu
thực tế, em được biết em gặp khó khăn trong việc học tập cũng như hòa đồng
với bạn bè trong lớp. Trong thời gian thực tập tại lớp, em thường xuyên chú ý
đến em trong giờ học cũng như giờ ra chơi để kịp thời giúp đỡ em. Cũng như
kịp thời giúp đỡ, giải quyết vấn đề của các em trong lớp khi gặp khó khăn.
Xây dựng hội đồng tự quản của lớp.
- Trước hết những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải
gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động
của lớp, của trường, nói năng, diễn đạt phải rõ ràng, dứt khoát,...
+ Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo
với giáo viên chủ nhiệm khi có sự việc xảy ra và là người phối hợp chặt chẽ với
giáo viên chủ nhiệm về tình hình hoạt động hằng ngày của lớp.
Lớp trưởng điều khiển cả lớp thực hiện nội quy của lớp, của trường.

7
+ Nhiệm vụ của các lớp phó, tổ trưởng:
Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ, giúp đỡ những bạn học bài, làm bài
còn chậm.
Điều hành các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
Phối hợp với lớp trưởng giữ trật tự lớp học.
 Như vậy mỗi em sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra lớp trưởng và
các lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc
chung.
 Cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt
động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của các em, tôi nắm được khả năng quản lí
lớp của từng em, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng
thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ của lớp.
Để làm tốt công tác tự quản, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải tập huấn
cho đội ngũ cán bộ của lớp, các tổ trưởng , nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho
từng thành viên, sau khi các em đã nhận biết vai trò trách nhiệm của mình các
em sẽ có ý thức tự quản tốt. Nhưng trong thời gian đầu năm học giáo viên chủ
nhiệm phải theo dõi sát sao, ghi nhật kí cụ thể các hoạt động của đội ngũ cán bộ
lớp để phát hiện mặt còn hạn chế và uốn nắn kịp thời. Bám sát kế hoạch của Nhà
trường, của Đội để vạch ra kế hoạch từng tuần, từng tháng theo từng chủ điểm,
từng đợt thi đua để các em có kế hoạch theo dõi, hướng dẫn các bạn thực hiện.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học.
Tiếp theo giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Việc lập kế hoạch giúp
giáo viên chủ nhiệm lớp có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm
lớp, vì thế dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tình hình học sinh, dựa vào
kế hoạch nhà trường tôi lập kế hoạch tỉ mỉ sát thực. Phần chung tình hình lớp, có
kế hoạch và biện pháp thực hiện, tiêu chí thi đua cụ thể cho cho từng tháng, từng

8
chủ điểm trong tháng. Có đánh giá, nhận xét từng tháng và sơ kết học kỳ, tổng
kết năm học.
Phần cuối theo dõi học sinh, phần này cần phải được theo dõi thường
xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như những tồn tại
chưa khắc phục được của từng em. Để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Xây dựng kỷ cương, kỉ luật trong lớp.
- Dựa trên nội quy nhà trường để xây dựng nội quy lớp học:
Đi học đầy đủ, đúng giờ; không nghỉ học tùy tiện, nghỉ học phải có giấy
xin phép.
Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy và các nhiệm vụ học tập rèn luyện
theo chương trình quy định.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Giữ gìn, bảo vệ tài sản của lớp, của trường.
Tham gia tích cực các phong trào thi đua, các hoạt động tập thể ngoài giờ.
Không nói tục, chửi bậy; gọi bạn xưng tôi, tớ; giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Xây dựng nề nếp học tập.
- Tổ chức tốt 15 phút truy bài đầu giờ để các em có thời gian ôn lại kiến
thức của bài trước khi vào giờ học.
- Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”: Khi phân chỗ ngồi, bố trí chia nhóm có
đủ đối tượng học sinh, cho học sinh khá, giỏi ngồi cạnh học sinh trung bình,
yếu. Em khá, giỏi sẽ theo dõi, hướng dẫn bạn, kèm cặp bạn trong học tập.
- Lập thời gian biểu học tập cụ thể. Đồng thời phân nhóm học sinh theo
thôn, xóm để tiện trao đổi việc học. Mỗi nhóm đều cử nhóm trưởng để giúp thầy
cô giáo hướng dẫn việc học. Việc làm này cũng có nhiều ưu điểm, các em có thể
giúp nhau được ở mọi lúc, mọi nơi; mặt khác các em học yếu cũng tránh được
mặc cảm với thầy cô, bạn bè. Giáo viên kiểm tra thường xuyên để đôn đốc nhắc
nhở các nhóm học tập hiệu quả.
4.Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là

9
một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích
cực”, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh.
Trang trí lớp học sạch – đẹp.
Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm
bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn
và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Giữ gìn các biểu bảng có sẵn trong lớp do nhà trường trang trí. Ngoài ra
trang trí thêm các giỏ hoa, các hình ảnh đẹp trên tường lớp học.
- Khuyến khích các em chọn và sử dụng chính bài vẽ đẹp trong tiết mĩ
thuật của mình để trưng bày sản phẩm nhằm khuyến khích các em có ý thức vẽ
tỉ mỉ, đẹp và cảm thấy hãnh diện, tự hào vì sản phẩm của mình được trưng bày.
- Làm bảng nội quy lớp học đẹp, in khổ đủ lớn, đóng khung và treo ngay
ngắn trên tường sao cho mọi học sinh đều thuộc và thực hiện đúng.
Sắp xếp chỗ ngồi học sinh.
- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh hợp lí sao cho học sinh khá giỏi và mạnh dạn
có thể kém cặp, hướng dẫn học sinh yếu hơn và nhút nhát hơn để các em có cơ
hội cùng tiến bộ.
- Các em có cơ thể thấp bé hoặc tiếp thu bài chậm, học sinh cá biệt,
nghịch ngỗ, thường không tập trung vào bài học, hay làm việc riêng tôi xếp lên
ngồi những bàn trước để các em dễ tiếp thu bài và các em ít có cơ hội làm việc
riêng.
- Thường xuyên cho học sinh luân phiên thay đổi chỗ ngồi sau mỗi tuần
để tạo cho các em phấn khởi, tự tin vì có chỗ ngồi mới, được ngồi học, thảo luận
và hợp tác với những bạn mới. Đó cũng là tạo điều kiện cho các em giữ gìn đôi
mắt của mình, các em không phải nhìn về một phía quá lâu.
Xây dựng mối quan hệ bạn bè.
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các
em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và
sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại,

10
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại,
xấu hổ (Học thầy không tày học bạn) và như vậy, chất lượng học tập của lớp
chắc chắn sẽ được nâng cao.
5.Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh.
Hoạt động tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích
của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em hoạt động tập
thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà
học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện năng lực,
phẩm chất một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với
các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát
triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo.
Em đã tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh
hoạt ngoài giờ lên lớp các hoạt động tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn
nhẹ, Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm”
như trong cuộc sống thực, điều đó giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ
năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
6. Phối hợp các hình thức giáo dục khác.
- Tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện như: mua tăm ủng hộ người
mù; thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; quyên góp áo ấm tặng bạn;
tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm cùng với nhà trường nhằm
rèn các kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức tốt các buổi họp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các buổi họp
phụ huynh của lớp.
- Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho các em.
C. KẾT LUẬN
Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi,
phát triển toàn diện để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh
tiểu học như những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ

11
nhàng chỉ bảo, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào
bản thân mình và phát triển.
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của Ban Giám
Hiệu, giáo viên hướng dẫn thực tập tại trường tiểu học Ninh Mỹ. Qua quá trình
làm công tác chủ nhiệm, với thành quả đạt được ngày hôm nay. Em rút ra được
các kinh nghiệm sau:
Người giáo viên phải nắm bắt và am hiểu về sự phát triển tâm sinh lý của
học sinh để có biện pháp giáo dục không phải khuôn mẫu. Người giáo viên phải
thực sự mẫu mực từ từng lời nói, cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày
đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Giáo viên chủ
nhiệm phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, cần phải không ngừng học tập,
trau dồi chuyên môn, phải có tay nghề cao.
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo
viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ
lượng,... chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục
học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ,
giàu lòng nhân ái, khoan dung có vai trò như người cha, người mẹ đúng như câu
nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân
nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách.”
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các quý thầy cô. Và
đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm

12

You might also like