You are on page 1of 3

Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.


– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông
nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 – 400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến
bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây
và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long do có
nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương
khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài (qua cảng Cần Thơ, sân bay
Trà Nóc).

+ Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà
Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu
lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc….

+ Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay nghề,
có chuyên môn kĩ thuật.

+ Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản
xuất lương thực lớn nhất của cả nước?
+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3
triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông
Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi
tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và
công nghệ mới về trồng lúa.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại
giống…),
+ Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan thiên nhiên tạo ra những thuận lợi và khó
khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?
– Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên phát triển du lịch
sinh thái.
– Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn
diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây
công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại
nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).
– Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân
bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động
vật quý hiếm…).

Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài


nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta

+ Sự giảm sút tài nguyên biển – đảo do:

– Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
– Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện…

– Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài
lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô…) của vùng biển – đảo.

– Môi trường biển – đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.

+ Ô nhiễm môi trường biển – đảo do:

– Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công
nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

– Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

– Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

You might also like