You are on page 1of 1

LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI LUẬT SƯ 2

1. Lưu ý chung:
- Cấu trúc đề thi: gồm 2 phần chính:
 Tự luận (5 điểm)
 Tình huống (5 điểm)
- Độ dài bài thi (nên làm):
 1 tờ giấy thi (A3 – 4 mặt giấy) cho phần Tự luận
 0.5 tờ (A3 – 2 mặt giấy) cho phần Tình huống
- Thời gian làm bài 120 phút: Phân bổ thời gian hợp lí để làm đầy đủ phần trả lời cho tất
cả các câu hỏi, không nên sa đà mà bỏ câu không làm, sẽ mất điểm.
- Trình bày: trình bày rõ ràng các ý khi phân tích để dễ theo dõi khi chấm bài.
- Tuyệt đối không mang điện thoại vào phòng thi, không trao đổi mất trật tự, ồn ào trong
phòng thi.
2. Tự luận (5 điểm):
- Thường chỉ có 1 câu về kỹ năng lập luận: đưa ra 1 quan điểm, yêu cầu lập luận để ủng
hộ/phản đối quan điểm đã nêu.
 Nếu đề hỏi ủng hộ hay phản đối và đưa ra lập luận để ủng hộ/phản đối thì phải trình
bày sơ bộ quan điểm bản thân là ủng hộ hay phản đối, sau đó tiến hành lập luận
(đưa ra các luận điểm) theo quan điểm đó.
 Nếu đề yêu cầu luôn là đưa ra lập luận để ủng hộ/phản đối thì chỉ cần chốt 1 câu
ủng hộ/phản đối rồi đi trực tiếp vào lập luận (đưa ra các luận điểm).
- Cấu trúc bài viết nên bao gồm: i) Chốt luận điểm, ii) Phân tích luận điểm, iii) Viện dẫn
điều luật
Ví dụ:
Tôi ủng hộ/phản đối quan điểm …. vì những lí do sau:
Thứ nhất, căn cứ vào bản chất vấn đề …
Thứ hai, căn cứ vào cơ sở pháp lý …
Thứ ba, căn cứ vào cơ sở thực tiễn …
3. Tình huống (5 điểm):
- Thường gồm 2 câu:
 Câu 1: Xác định các vấn đề cần làm rõ/đặt câu hỏi/…
 Câu 2: Soạn một bài viết pháp lý để bảo vệ cho …
 Cấu trúc bài viết bao gồm: i) Chốt luận điểm, ii) Phân tích luận điểm, iii) Viện dẫn
điều luật
- Không sáng tác, giả định thêm vào tình huống
P/S: CHÚC CẢ NHÀ MÌNH ÔN THI TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ NHƯ MONG ĐỢI!!!
From BCS LSCLC K5 with love!!!

You might also like