You are on page 1of 6

Bếp lửa:

(1) Khổ thơ thứ nhất trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt đã gợi nên hình ảnh bếp lửa khơi
nguồn cảm xúc cho tác giả. (2) Trước hết, mở đầu bài thơ là hai câu thơ:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Kết hợp cùng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, từ đó tô đậm nên hình ảnh bếp lửa đang bùng lên
trong tâm trí cháu cũng như tạo nên chất nhạc thiết tha xuyên suốt bài thơ. (3) Thêm vào đó, các
từ láy tượng hình như “chờn vờn”, “ấp iu” cũng được sử dụng để thể hiện tình yêu của tác giả
đối với người bà của mình. (4) Từ “chờn vờn” không chỉ gợi hình ảnh bếp lửa lúc ẩn lúc hiện
trong sương sớm, mà còn gợi nên cái mờ nhòe trong tâm trí nhà thơ, còn “ấp iu” là sự kết hợp
hài hòa giữa ấp ủ và nâng niu. (5) Từ đó, công việc nhóm bếp mỗi ngày của bà đã được gợi lên
cùng hình ảnh đôi bàn tay dịu dàng, khéo léo mà kiên nhẫn vun lửa của bà, để rồi bộc lộ rõ tấm
lòng chi chút, yêu thương cháu của bà. (6) Hình ảnh bếp lửa ấy đã hiện lên thật sống động trong
lòng tác giả - một hình ảnh thật thân thuộc, bình dị mà lại thật đặc biệt, để từ đó đánh thức dòng
hồi tưởng của cháu về bà – một bóng hình sẽ đi cùng cháu xuyên suốt bài thơ, lúc nào cũng chờn
vờn, lay động. (7) Ở câu thơ cuối: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, tác giả Bằng Việt đã
bộc lộ cảm xúc của mình đối với bà. (8) Lời nói yêu thương chân thành mà giản dị được thốt lên
thật nhẹ nhàng: “cháu thương bà” cùng hình ảnh ẩn dụ đầy thương yêu: “biết mấy nắng mưa” đã
thể hiện rõ tình yêu thương cùng nỗi nhớ nhung của tác giả đối với bà. (9) Hình ảnh cuộc đời bà
đã được gắn liền cùng nỗi “nắng mưa”, gợi lên nỗi nhọc nhằn của bà suốt bao nhiêu năm để cháu
của mình được hạnh phúc. (10) Tình yêu, nỗi nhớ ấy đã đọng lại thành một nỗi thương cảm trong
lòng nhà thơ, để rồi tình cảm ấy được thêm bền chặt – bền chặt tới nỗi dù cháu có đi bao xa, thời
gian có trôi đi mất, cháu cũng chẳng thể quên được hình bóng người bà tần tảo luôn yêu thương,
hi sinh cho mình. (11) Dù chỉ là một câu thơ giản dị, nằm gọn trong bảy chữ nhưng nó chứa chan
biết bao ý nghĩa cũng như những cảm xúc sâu sắc của tác giả. (12) Qua đó, có thể nói, bằng
những cảm xúc chân thật nhất cùng sự tha thiết trong từng lời thơ của tác giả, ông đã thể hiện
tình yêu giả đình và tình yêu quê hương đất nước của người cháu xa quê.
Khổ 2:
(1) Khổ thơ thứ hai bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt đã kể vì kỉ niệm năm lên bốn
tuổi của tác giả đối với bà. (2) Mở đầu khổ thơ là những kí ức về những năm “đói mòn
đói mỏi” của nạn đói năm 1945:
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
(3 ) Tác giả đã sử dụng thành ngữ “đói mòn đói mỏi” nhằm làm nổi bật cái đói kéo dài làm mỏi
mệt, kiệt sức, đè nén mọi gia đình vào năm ấy cùng hình ảnh gợi cảm: “bố đi đánh xe khô rạc
ngựa gầy”, thể hiện tình trạng héo hon, tàn tạ đến cùng cực, không chỉ con người mà đến động
vật cũng phải chịu cơn đói kinh khủng ấy. (4) Từ đó, tác giả đã gợi nên tình cảnh tang thương
của dân tộc một thời, nhưng đồng thời, tác giả cũng gợi lại tuổi thơ cùng cực, thiếu thốn trăm bề
của chính mình vào những năm lên bốn. (5) Trong những năm ấy, dẫu cho khó khăn đến mấy
nhưng điều mà tác giả vẫn giữ trong tâm trí tới tận bây giờ chính là “mùi khói”:
“ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
(6) Hai câu thơ ấy vừa gợi nên cảm giác cay xè do khói bếp thực trong quá khứ, vừa là niềm xúc
động trào dâng trong hiện tại khi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn của tác giả. (7) Giọng thơ
lúc ấy chùng xuống tới nao lòng, từ đó bộc lộ rõ sự xúc động nghẹn ngào trong thâm tâm tác giả.
(8) Dù chỉ là mùi hương của khói bếp, của những ngày tháng được bà nhóm chiếc bếp lửa hay
của những năm tháng đói mòn đói mỏi, nó vẫn có sức ám ảnh thật kì lạ đối với tác giả mỗi khi
nghĩ về những điều đó. (9) Có lẽ, cảm xúc của quá khứ và hiện tại chắc hẳn phải sâu sắc lắm mới
có thể trỗi dậy mạnh mẽ tới như vậy trong lòng tác giả. (10) Cho dù bao năm tháng cho trôi qua,
cho dù đi bao xa đi chăng nữa, những kí ức ấy vẫn sẽ luôn ở sâu trong lòng tác giả và sẽ không
bao giờ nguôi ngoai. (11) Từ đó, nhà thơ khẳng định, dù cuộc sống ấy có thiếu thốn vật chất, nó
sẽ không bao giờ thiếu thốn đi những tình nghĩa cũng như niềm yêu thương sâu lắng trong lòng
chúng ta, đồng thời thể hiện nỗi nhớ bà đau đáu trong tim tác giả. (12) Qua đó, có thể nói, bằng
những cảm xúc chân thật nhất cùng sự tha thiết trong từng lời thơ của tác giả, ông đã thể hiện
tình yêu giả đình và tình yêu quê hương đất nước của người cháu xa quê.
Khổ 3:
(1) Khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã khắc họa tám năm cùng bà
nhóm lửa của tác giả trong giọng thơ thủ tỉnh, tâm tình của mình. (2) Mở đầu khổ thơ kí
ức về tiếng chim tu hú trong tâm trí tác giả:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Cùng cụm từ “tám năm ròng”, từ đó gợi nên những năm tháng dài dằng dẵng, gian khổ, thiếu
thốn chất chồng và cực nhọc không kể xiết nhưng cháu lại được bao bọc trong tình yêu thương
vô bờ bến của bà. (3) Từ mùi khói bếp, nhân vật trữ tình lại nhớ về tiếng chim tu hú trong suốt
tám năm ròng rã của tuổi thơ, từ đó nhấn mạnh từ “tu hú” qua 4 lần điệp, gợi nên âm thanh buồn
thương, vang vọng khắp không gian rộng lớn “cánh đồng xa”.(5) Không gian canh đồng xa được
mở rộng mà hình ảnh hai bà cháu lại cô đơn mà côi cút. (6) Phép nhân hóa “Tu hú ơi! Chẳng đến
ở cùng bà” cùng câu cảm thán “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!” đã được thốt lên như một lời
mời gọi thấm thía mà xót xa, thể hiện niềm mong mỏi thiết tha có người ở cùng để bà đã cô đơn.
(7) Âm thanh tiếng chim tu hú càng da diết khắc khoải trong lòng tác giả, từ đó nói lên nỗi nhớ
bà và quê hương da diết trong lòng ông mà chẳng thể nói ra. (8) Ngoài tiếng chim tu hú, hình ảnh
hai bà cháu cùng sự gắn bó bền chặt đã được khắc họa rõ hơn bao giờ hết trong ba câu thơ:
“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
(9) Từ “bà” và “cháu” luôn được đi cạnh nhau, kết hợp với phép điệp bốn lần cùng biện pháp liệt
kê: “Bà kể chuyện, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, từ đó diễn tả sâu sắc
tình bà cháu đầy yêu thương cũng như sự tần tảo, chăm chút của bà đối với đứa cháu của mình.
(10) Người cháu tuy phải sống xa cha mẹ, gặp phải vô vàn những thử thách, khó khăn trong cuộc
sống nhưng cháu vẫn luôn được hạnh phúc, được đùm bọc trong vòng tay trọn vẹn của bà. (11)
Thêm vào đó, trong câu thơ “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, từ “thương” được thốt
lên như được dồn chứa biết bao nỗi niềm chẳng thể nói ra của tác giả: sự ân hận, lòng biết ơn,
nỗi niềm tiếc nối, xót xa, tất cả đều được hội tụ lại trong đó, nơi cảm xúc chứa chan của tác giả
như được mở ra (12) Chính vì vậy, người cháu vẫn luôn thầm biết ơn những công lao của bà, để
tới tận bây giờ, khi cháu đã chẳng còn là một đứa bé hơn mười tuổi nữa, cháu vẫn luôn nhớ tới
bà, và có lẽ, trong mắt cháu, bà vẫn luôn là sự kết hợp cao quý nhất: giữa tình cha, nghĩa mẹ và
cả công thầy. (13) Qua đó, có thể nói, bằng những cảm xúc chân thật nhất cùng sự tha thiết trong
từng lời thơ của tác giả, ông đã thể hiện tình yêu giả đình và tình yêu quê hương đất nước của
người cháu xa quê qua hình ảnh người bà tần tảo mà đáng quý ấy.
Khổ 4:
(1) Khổ thơ thứ tư trong bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt đã khơi gợi nên kí ức về
năm làng bị giặc tàn phá trong tâm trí ông. (2) Trước hết, trong câu thơ “Năm giặc đốt
làng cháy tàn cháy rụi”, tác giả đã tố cáo nên tội ác của giặc qua cụm từ “năm giặc đốt
làng”. (3) Thêm vào đó, cụm từ “cháy tàn cháy rụi” lại càng được tác giả nhấn mạnh bởi
cách tách tính từ “tàn”, “rụi”, điệp xen kẽ động từ “cháy” độc đáo của mình, từ đó không
những tô đậm tình cảnh tan hoang của xóm làng sau khi giặc tàn phá mà còn gợi lên
những tội ác dã man của quân giặc, tới nỗi những ngôi nhà lành lặn giờ như cháy thành
tro bụi. (4) Trong cái cảnh tan hoang ấy, những người dân, những người hàng xóm của
tác giả đã trở về chốn quê hương của mình trong nỗi buồn, nỗi xót xa trước khung cảnh
mất mát ấy: “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi/ Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”. (5)
Qua từ láy “lầm lụi”, nỗi buồn trong lòng những người dân như được khắc họa rõ hơn,
trong khoảnh khắc sự sống của họ bị dồn tới đường cùng, nhưng trong sự tuyệt vọng ấy,
con người lại cùng yêu thương, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau. (6) Từ đó, ta có thể phần nào
thấy được, trong khó khăn, đau thương, con người sẽ càng được đến gần nhau hơn, để
cùng chia sẻ, giúp đỡ, cùng hỗ trợ để trở nên tốt đẹp. (7) Thêm vào đó, trong hoàn cảnh
khốn khó ấy lại sáng lên hình ảnh người bà thật cao quý với vô vàn những phẩm chất
đẹp:
“ Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(8) Bà thật mạnh mẽ, kiên cường, bà chẳng hề đầu hàng trước mọi khó khăn nào cả. (9) Những
câu thơ trên đã gợi nên giọng nói ôn tồn mà nhẹ nhàng, tình cảm của bà; bà nhận về mình những
gian khó để từ đó giúp cha mẹ của cháu được bình yên, yên tâm hoàn thành tốt công việc của
mình. (10) Bà chính là điểm tự vững chắc nhất cho cháu, dẫu gặp bao nhiêu khó khăn, bà cũng
chính là ánh sáng trong cuộc đời của người cháu. (11) Từ đó, hình ảnh bà như được làm sáng lên
qua tình yêu thương, sự tảo tần cũng như lòng yêu nước của mình, từ đó gợi nên những phẩm
chất tốt đẹp trong mỗi con người Việt Nam. (12) Tóm lại, sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa
các yếu tố miêu tả và biểu cảm, tự sự, pha trộn với những kí ức tuổi thơ thật sống động, giản dị
đã khiến hình ảnh bà thật gần gũi mà thiêng liêng tới vô cùng. (13) Qua đó, có thể nói, bằng
những cảm xúc chân thật nhất cùng sự tha thiết trong từng lời thơ của tác giả, ông đã thể hiện
tình yêu giả đình và tình yêu quê hương đất nước của người cháu xa quê.
Khổ 5:
(1) Khổ thơ thứ năm trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã khắc họa rõ hình ảnh bà cũng
như bếp lửa thật thiêng liêng và đặc biệt. (2) Trong câu thơ “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa
bà nhen”, tác giả đã sử dụng điệp ngữ, phó từ “lại” để thể hiện sự tảo tần, bền bỉ mà cần
mẫn của bà. (3) Bà vẫn ngày ngày nhóm bếp lửa lên, nấu cho cháu từng bữa ăn, sưởi ấm
cho cháu trong từng mùa đông lạnh giá. (4) Thêm vào đó, những ngọn lửa bình dị của
bếp lửa như được thổi bùng lên thành một ngọn lửa vô cùng lớn nhờ bàn tay kì diệu của
bà: “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. (5) Bằng
một nhịp thơ nhanh cùng phép điệp ngữ, ý thơ của tác giả như trở nên sâu sắc mà mạnh
mẽ, tự hào hơn. (6) Có lẽ, đó chính là ngọn lửa đã sưởi ấm tác giả, là ngọn lửa của tấm
lòng, của tình yêu thương nồng ấm, của sức sống bền bì muôn đời cũng như niềm tin
mãnh liệt bà dành cho cháu. (7) Chẳng những vậy, đó còn là một món quà diệu kì đã nâng
bước cháu lên trong suốt chặng đường dài, gian nan của mình, là ngọn lửa nắm giữ
những khát vọng, ý chí và hi vọng của Tổ quốc vào một tương lai sáng ngời. (8) Tất cả
như được hội tụ lại trong một chiếc “bếp lửa” – giản dị mà thiêng liêng tới vô cùng. (9)
Chiếc bếp lửa ấy chẳng giống như chiếc bếp lửa được nhen lên bằng những nhiên liệu
bên ngoài, mà nó được nhen lên bằng sức sống, bằng niềm yêu thương “ủ sẵn” trong lòng
bà, bằng tình yêu thương của tất cả mọi người. (10) Cùng với hình tượng “ngọn lửa”
cũng như từ ngữ chỉ thời gian “rồi sớm rồi chiều”, các động từ nhen, ủ sẵn, chứa để
khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng như khát vọng của những người phụ nữ Việt
Nam. (11) Có thể nói, từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, ngọn lửa ấy đã được bùng lên với ý
nghãi trừu tượng, cháy bỏng mà thiêng liêng hơn bao giờ hết. (12) Qua đó, bằng những
tình yêu thương, lòng biết ơn cùng tinh thần yêu nước sục sôi, tác giả Bằng Việt đã khắc
họa nên hình tượng bếp lửa thật đặc biệt cũng như khát vọng chiến thắng của những
người dân Việt Nam.
Khổ 6:
(1) Khổ thơ thứ sáu bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã khắc họa rõ những suy ngẫm về bà
và bếp lửa của tác giả. (2) Ngay từ những dòng đầu tiên:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ,
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Từ láy “lận đận” đã được đảo lên đầu câu, để cho ta thấy cuộc đời bà tràn ngập những
khó khăn, gian truân, kết hợp cùng cụm từ “nắng mưa”, từ đó càng khắc họa thêm nỗi
nhọc nhằn mà bà đã phải trải qua. (3) Dẫu cho vậy, bà vẫn luôn chịu nắng chịu mưa, vẫn
chấp nhận hi sinh vì người cháu của mình để cháu có một cuộc sống đủ đầy nhất. (4) Nỗi
nhớ bà ấy đã đi theo Bằng Việt theo thời gian, rồi dần dần, nỗi nhớ ấy cô đọng lại, rồi
lắng lại thành nỗi xót thương trong lòng ông. (5) Vậy nên, có thể nói, hình ảnh bếp lửa
thiêng liêng ấy đã nhóm lên nỗi nhớ thiết tha cùng suy nghĩ sâu sắc trong từng kí ức tác
giả: từ nhớ đến thương, từ cảm xúc đến nghĩ suy, từ quá khứ rồi tới hiện tại, tất cả như
được hội tụ nên, tạo thành hình ảnh của người bà tần tảo cùng cảm xúc chứa chan của tác
giả suốt mấy năm ròng rã. (6) Ở bốn câu thơ tiếp, người cháu đã thể hiện lòng biết ơn, sự
kính trọng cũng như những suy ngẫm thầm lặng từ tận đáy lòng mình qua bốn từ
“nhóm”:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
(7) Ở lớp nghĩa thực, đó là một hành động quen thuộc – nhóm lên ngọn lửa để nó cháy
trong bếp: Bà đã đem đến cho cháu những bữa ăn đạm bạc của cuộc sống, dù giản dị
nhưng lại tràn đầy tình yêu thương. (8) Còn ở lớp nghĩa đã được ẩn dụ, bà không những
thắp lên trong cháu tình yêu thương gia đình, tình làng nghĩa xóm, mà người bà ấy còn
khơi dậy nên những khát vọng, những ước mơ của người cháu, để rồi người cháu có thể
lớn lên nên người. (9) Vậy nên, bà không chỉ nhóm bếp lửa cho mỗi ngày mà còn khơi
lên, đánh thức nên những điều cao đẹp, ý nghĩa cho một cuộc đời, khiến cho cuộc đời ấy
đáng quý hơn bao giờ hết. (10) Chiếc bếp lửa ấy, chẳng những được nhóm lên từ những
nguyên liệu bình thường mà nó còn được khơi dậy lên bởi một ngọn lửa khác – ngọn lửa
bất diệt trong lòng mà, một ngọn lửa thiêng liêng tới vô cùng: Bà không chỉ là người
nhóm lửa, người giữ lửa mà bà còn là người truyện lửa cho những thế hệ sau, để họ được
nắm giữ ngọn lửa cao đẹp ấy. (11) Nhưng tất cả những tình cảm ấy, những điều thiêng
liêng ấy đã được hội tụ trọn vẹn trong tám chữ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”. (12)
Tưởng chừng như một câu thơ ngắn gọn, giản dị, nhưng cùng với thán từ “Ôi”, cái kì lạ
và thiêng liêng ấy lại đặc biệt tới khó tả: Cái lạ thường ấy là bởi ngọn lửa và tình yêu bất
diệt trong lòng bà, để giữ chiếc bếp lửa không bao giờ tắt, để rồi hình ảnh ấy cũng như
hình bóng bà vẫn sẽ luôn ở mãi trong tim cháu, trong kí ức của cháu dẫu thời gian có trôi
qua. (13) Qua đó, bằng cách sử dụng các phương thức biểu đạt linh hoạt, những ngôn ngữ
giàu hình ảnh cùng giọng thơ tha thiết, bếp lửa và tình bà cháu đã hiện lên thật ấm áp,
nồng đượm: “có yêu thương, thấu hiểu, có biết ơn, kính trọng, có tin tưởng, thủy chung.
Khổ cuối:
(1) Khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã khắc họa nên những nỗi niềm, tình
cảm của người cháu đối với bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
“Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?””
(2) Mở đầu cho khổ thơ là khi thời gian quay về thực tại: “giờ cháu đã đi xa”, cùng dáu
chấm ngắt đôi câu thơ như một điểm nhấn, bước ngoặt, như một cột mốc đánh dấu sự
thay đổi cùng bước đi của thời gian. (3) Người cháu bốn tuổi, rồi mười hai tuổi ấy giờ
đã khôn lớn, trưởng thành rồi! (4) Thêm vào đó, điệp từ “trăm” cùng biện pháp liệt kê
đã mở ra một không gian hoàn toàn mới: chẳng phải là những gian nhà tan hoang hay
mùi khói của căn bếp lửa tồi tàn, giờ đây là một nơi hoàn toàn khác: có khói trăm tàu,
lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. (5) Từ đó, ta có thể thấy, người cháu đã rời xa bà, xa
bếp lửa thân thương, xa ngôi nhà xưa cũ để đến một chân trời rộng mở mới, để đến
với tương lai sáng ngời. (6) Dù cho là vậy, nhưng tấm lòng yêu thương bà của người
cháu vẫn chẳng bao giờ đổi thay: “Nhưng” – dù chỉ là một từ ngữ, nhưng đó lại là sự
đối lập, từ đó khẳng định nên tình cảm của người cháu ở phương xa dành cho bà của
mình. (7) Cháu sẽ chẳng bao giờ quên những khoảnh khắc đáng nhớ bên bà, khi sớm
nào cháu cũng nhắc nhở bà nhóm bếp. (8) Những nỗi nhớ ấy đã in sâu trong lòng tác
giả, khiến ông chẳng bao giờ quên những kí ức tươi đẹp ấy cùng hình bóng người bà
tần tảo, đùm bọc lấy ông khi còn thơ bé. (9) Tình cảm ấy sẽ luôn thiết tha, đau đáu
trong tim tác giả, hình bóng người bà sẽ luôn vẹn nguyên trong trái tim cháu, chiếc
bếp lửa sẽ luôn được khắc ghi rõ nét trong tâm trí cháu. (10) Đó chính là ngọn của
quá khứ, ngọn lửa của tình bà, đó sẽ luôn là nguồn động lực lớn nhất trên con đường
của cháu – một nguồn sức mạnh, một niềm tin vững chãi nhất cho người cháu. (11)
Từ đó, ta có thể thấy, tác giả vẫn luôn yêu thương bà, nhớ về bà, nhớ về quê hương
cũng như thực hiện tốt đạo lý của ta: “Uống nước nhớ nguồn”. (12) Qua đó, có thể
nói, bằng những cảm xúc chân thật nhất cùng sự tha thiết trong từng lời thơ của tác
giả, ông đã thể hiện tình yêu giả đình và tình yêu quê hương đất nước của người cháu
xa quê.

You might also like