You are on page 1of 6

1.

Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ “Đồng Chí”:


“Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại viết về
người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến chống Pháp.Trong cái ấm áp của tình đồng đội,
bài thơ khép lại ba dòng ngân rung một hình ảnh thật đặc sắc:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Có một cái gì đó vừa thực,vừa mênh mông cảm hứng lãng mạn trong hình ảnh đan xen ở khổ thơ
cuối.Đó là cái thực của “rừng hoang sương muối” ở rừng Việt Bắc;cái thực của những đêm phục
kích tê tái và cả cái thực của ba nhân vật giữa buốt giá núi rừng:khẩu súng,vầng trăng và người bạn
chiến đấu.Tất cả đã gắn kết với nhau tạo nên bức tranh đẹp về tình đồng chí,đồng đội.Sức mạnh của
tình đồng đội đã giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ.Tình đồng chí
đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang sương muối, giá rét.Đẹp hơn nữa, cũng chính là sức mạnh
và hơi ấm gắn bó ấy đã giúp họ phát hiện ra chất thơ dạt dào của đời lính. Hình ảnh “Đầu súng trăng
treo” là hình ảnh thực nhưng khi đi vào thơ nó đã hóa biểu tượng, đưa người đọc đến những liên
tưởng bất ngờ, thú vị.Đó là sự đan xen giữa gần và xa,thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất
trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.Nó bổ sung,hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính.Như vậy đó, người
lính - nhà thơ trong giây phút khắc nghiệt nhất của chiến tranh vẫn cảm nhận được chất thơ trong
cuộc đời người lính. Chỉ vỏn vẹn ba câu thơ nhưng nó cũng khiến người đọc cảm thấy tự hào về
những chiến công và sự hy sinh của cha anh đi trước, để thấy mình phải sống có trách nhiệm với
hòa bình của đất nước hôm nay.
2.Cảm nhận khổ thơ cuối “Bài thơ tiểu đội xe không kính”:
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật là bài thơ hay của nền thơ hiện đại
viết về chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ.Khổ thơ cuối tỏa sáng vẻ đẹp người lính lái xe với
những phẩm chất cao quý. Hai câu đầu, ta gặp lại hình ảnh những chiếc xe không kính:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Bom đạn của chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng,trần trụi.Phép liệt kê tăng tiến và
điệp ngữ “không có”càng tô đậm thêm sự thiếu thốn về vật chất, trang bị cần thiết của những chiếc
xe vận tải.Hình ảnh những con ngựa sắt trong thời kì chống Mỹ càng trở nên oai hùng,phải chăng là
vì lẽ đó ? Có lẽ từ chi tiết ấy, Phạm Tiến Duật muốn đi đến một sự khẳng định : “không kính, không
đèn, không mui, thùng xước” mới thực là xe thời chiến, mới chính là điều bình thường. Và điều kì
diệu còn là ở chỗ :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hai tiếng “miền Nam” đã trở thành lí tưởng chiến đấu cao cả của những người cầm lái,chiến đấu vì
độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tuyến đường liền một dải Bắc Nam. Cụm từ “vẫn chạy vì miền
Nam” trở thành biển chỉ đường cho người chiến sĩ lái xe. Đó là đích đến, là khát vọng, là ý chí chiến
đấu đến cùng của các anh.Tác giả đã vận dụng và khai thác hiệu quả nghệ thuật tương phản giữa
“không” và “có”, giữa vật chất và tinh thần, để làm nổi bật hình tượng trái tim. Hình ảnh hoán dụ
“trái tim” là biểu tượng của ý chí,khát vọng tự do, tình yêu tổ quốc nồng nàn,cháy bỏng trong trái
tim người chiến sĩ.Là lời khẳng định sâu sắc về chân lí của thời đại chúng ta:sức mạnh quyết định
chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý
chí kiên cường, dũng cảm, tràn đầy sự lạc quan.Câu thơ cuối làm tỏa sáng hình tượng người lính,
gợi triết lí sâu xa.Có thể nói, với khổ thơ cuối, Phạm Tiến Duật đã hoàn thiện chân dung người lính
lái xe Trường Sơn, điển hình tiêu biểu của anh giải phóng quân thời chống Mĩ.
3.Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”:
“Bếp lửa”của nhà thơ Bằng Việt là bài thơ cảm động về tình bà cháu,về tình cảm gia đình, quê
hương. Ba câu thơ đầu nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà da diết:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Điệp ngữ “một bếp lửa” mở ra hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, nồng ấm.Các chữ “chờn vờn, ấp iu,
nồng đượm” thật gợi hình, gợi cảm. Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm,ngọn lửa “chờn vờn”
rung rinh hắt ánh sáng lên tường nhà, liếp cửa.Từ láy “chờn vờn” gợi tả chính xác sự trở đi trở lại
quẩn quanh của hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấm áp “nồng đượm” ấy còn mang tình thương yêu, chở
che, ôm ấp của bà. Từ láy “ấp iu” gợi lên hình ảnh bà với đôi tay giữ lửa, truyền lửa và truyền cả
bao yêu thương, chăm sóc,cưu mang cháu rất thiêng liêng. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc
đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ và vất vả.Nhớ về bếp lửa gia đình mà đứa cháu
thương bà khôn xiết:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Chữ “thương” qua vần thơ cảm thán làm cho cảm xúc lan tỏa, thấm sâu vào hồn người. Một khổ thơ
ngắn, giản dị nhưng rưng rưng cảm xúc,khơi nguồn cho dòng hoài niệm, cho dòng cảm xúc của đứa
cháu khi nghĩ về bà, về những năm tháng tuổi thơ bên bà.
4.Cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 bài thơ “Bếp Lửa”:
“Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là bài thơ cảm động về tình bà cháu, về tình cảm gia đình, quê
hương. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là hoài niệm tuổi thơ gắn liền với bếp lửa của bà. Sự xuất hiện
của hình ảnh bếp lửa làm cháu nhớ đến bà da diết :
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Cháu sống với bà nên thân quen với mùi khói bếp, thân quen với sự nhọc nhằn của bà mỗi sáng
ngày nhóm lửa. Kỉ niệm sống cùng bà hiện lên trong kí ức cháu với nhiều vất vả gian nan. Sự vất vả
ấy là nạn “đói mòn đói mỏi”của cả đất nước năm 1945, sự vất vả ấy là kỉ niệm “khói hun nhèm mắt
cháu”Nhưng chính sự vất vả ấy đã làm cho tình bà cháu càng thêm sâu nặng, gắn bó, thiêng liêng.
Tuổi thơ là những gì quý báu nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người.Với Bằng Việt, tuổi thơ
ông gắn bó với người bà trong bao nghĩa tình sâu nặng, gắn bó với bếp lửa với nhiều kỉ niệm.Bởi
thế, mùi khói từ những năm đầu đời qua mấy chục năm ròng, vẫn còn nguyên trong kí ức, chẳng thể
tiêu tan :
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại? Hay là nhớ thương từ hiện tại đã làm sống dậy
ngọn khói từng hun nhèm mắt cháu mấy chục năm xưa? Trong khoảnh khắc ấy của hồi ức, hoài
niệm đã xoá đi cái khoảng cách mấy chục năm trời. Khổ thơ giản dị mà trĩu nặng nhớ thương, đủ
sức khơi nguồn cho dòng cảm xúc tha thiết của toàn bài.
5.Cảm nhận của em về khổ thơ thứ 5 trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.
“Bếp lửa” của Bằng Việt là bài thơ cảm động về tình bà cháu, về tình cảm gia đình, quê hương. Mở
đầu đoạn thơ, hình ảnh bếp lửa thân thương lại xuất hiện:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
“Rồi sớm rồi chiều” gợi ra sự tiếp nối của thời gian.Thời gian vẫn không ngừng nghỉ, vẫn chảy trôi
đều đặn, miệt mài.Gắn với dòng chảy ấy của thời gian là hình ảnh người bà tần tảo “lại bếp lửa bà
nhen”. Hình ảnh bà - bếp lửa là hai mà như một, hòa quyện vào nhau.Bếp lửa gợi nhớ hình bóng
yêu thương của bà và nhớ đến bà là cháu lại không thể quên bếp lửa ấm tình thuở ấy. Nhưng, diệu kì
còn là ở chỗ, bếp lửa đã chuyển hóa thành “ngọn lửa”.Tác giả đã thật sâu sắc khi thay từ “bếp lửa”
thành “ngọn lửa” và nhắc lại từ “ngọn lửa” hai lần. Từ “ngọn lửa” đã được dùng theo hình thức
chuyển nghĩa. “Ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn” là ngọn lửa của tình yêu thương thường trực trong trái
tim bà. Ngọn lửa của bếp củi, bếp rơm có thể lụi tàn theo thời gian nhưng ngọn lửa yêu thương của
bà thì trường tồn mãi mãi. “Ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” là ngọn lửa cho niềm tin mãnh liệt
của bà vào tương lai, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, là ngọn lửa của sự sống bất diệt mà bà
đã truyền cho cháu. Ngọn lửa ấy là vĩnh cửu ! Có thể nói, hình ảnh “ngọn lửa” trong khổ thơ rưng
rưng cảm xúc, giàu ý nghĩa, thể hiện tình yêu, niềm tự hào của cháu về bà.
6.Cảm nhận của về 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
“Bếp lửa” của Bằng Việt là bài thơ cảm động về tình bà cháu, về tình cảm gia đình, quê hương. Bài
thơ khép lại trong bốn câu thơ giàu cảm xúc. Ở đó, bếp lửa của bà, bếp lửa dân tộc đã hòa vào bếp
lửa nhân loại:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Nhạc điệu bài thơ càng về cuối càng tha thiết, thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ.Ở nước
Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói,nhưng hình ảnh người bà
và bếp lửa sớm mai vẫn đọng lại trong tâm trí cháu. Phép liệt lê và lặp cấu trúc “có… trăm…” đã
mở ra một chân trời bao la rộng lớn với biết bao điều vui tươi, mới mẻ. Cháu đi xa, tầm hiểu biết
mở rộng. Hình ảnh “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” là sự lớn lên trong nhận thức
của cháu khi được tiếp xúc với bao chân trời mới. Song, cái quý giá hơn là ở chỗ: càng mở rộng tầm
hiểu biết, cháu càng nhận ra giá trị thiêng liêng của bếp lửa lòng bà. Cuộc sống hiện đại ấy vẫn
không thể làm cháu nguôi nỗi nhớ đau đáu về bà, một nỗi nhớ tới mức “chẳng lúc nào quên nhắc
nhở. Cháu mãi nhớ về bếp lửa quê hương, mãi nhớ ngọn lửa rực cháy yêu thương nơi góc bếp của
bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa quê hương bởi bếp lửa ấy đã thắp nhen trong cháu bao giá trị,
đã chắp cánh cho cháu bay cao bay xa. Niềm kính yêu và trân trọng đối với bà đã trở thành sự gắn
bó với gia đình, tình yêu và nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như lòng biết ơn đối với những giá
trị cội nguồn. Lời thầm nhắc nặng ân tình trong câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
đâu chỉ là lời tâm tình của nhà thơ với người bà yêu quý của mình mà còn là lời tâm niệm sắc son:
hãy sống thủy chung với quê hương, đất nước. Bởi đó là cội nguồn đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi
chúng ta. Bếp lửa đã thực sự trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu theo nhà
thơ suốt cả cuộc đời.
7.Cảm nhận của em về 6 câu đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và cũng là tác giả của tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng. “Kiều ở
lầu Ngưng Bích”là một trong những đoạn thơ đặc sắc của tác phẩm “Truyện Kiều”.Cảnh ngộ và tâm
trạng Kiều khi một mình nơi đất khách quê người được miêu tả thật tài tình. Sáu câu đầu đoạn là
không gian nghệ thuật làm nền cho tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng
Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân của Thúy Kiều trên con đường lưu lạc đầy máu và nước
mắt, cay đắng và tủi nhục suốt 15 năm trời.Ngưng Bích có nghĩa là đọng lại màu xanh. Cái tên gọi
thật đẹp nhưng lại là nơi chôn chặt tuổi xuân của nàng. Hai chữ “khóa xuân” đã có sức gợi lớn về
điều đó. Kiều nhìn thấy gì từ không gian ngột ngạt, tù túng này :
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Câu thơ gợi hai cách hiểu.Cách hiểu thứ nhất : “non xa” và “trăng gần” ở chung trong một bức họa.
Cách hiểu thứ hai : Kiều đang ở trong cảnh “khóa xuân”, sống cô đơn như một cô gái bị cấm cung,
chỉ còn biết làm bạn, “ở chung” với vầng trăng, bóng núi. Như vậy, trong một khung cảnh êm đềm,
có non xa và trăng gần nhưng nàng vẫn không khỏi thấm thía nỗi cô đơn. Giữa một thiên nhiên vắng
lặng, mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn biết :
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Những từ “bốn bề - bát ngát - xa” đặt liền nhau làm cho không gian càng mở rộng đến hiu hắt. Từ
“trông” đã diễn tả thật tinh tế cái nhìn vời vợi, đầy tâm trạng của Kiều. Hình thức tiểu đối trong câu
thơ “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” làm cho cảnh vật càng lúc càng phân ly,chia tách. Một cảm
giác cô đơn,buồn tủi,bẽ bàng xâm chiếm lấy Kiều, tràn ngập trong câu chữ :
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng
Từ “bẽ bàng” đặt đầu câu thơ cho ta thấy một Thúy Kiều đang thấm thía bao đớn đau, tủi nhục.
Kiều chỉ còn biết một mình một bóng đối diện với “mây sớm đèn khuya”. Nghĩ về những chuyện đã
qua,Kiều đau xót,day dứt.Tình và cảnh đang dày vò lòng nàng. Bốn chữ “như chia tấm lòng” đã
diễn tả thật sâu sắc nỗi lòng tan nát, đau thương của Kiều. Có thể nói, chỉ với 6 dòng thơ, Nguyễn
Du đã giúp ta cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ và tâm trạng Kiều thông qua bức tranh cảnh vật trước lầu
Ngưng Bích.
8.Cảm nhận của em về 4 câu miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và cũng là tác giả của tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng.Đoạn
trích Chị em Thúy Kiều là những câu thơ miêu tả vẻ đẹp nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du. Sau câu
thơ “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”,tác giả đi vào miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọt thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng là sự đoan trang, phúc hậu hơn người.Cụm từ
“trang trọng khác vời” đã nói lên điều đó.Tác giả đã sử dụng khéo léo những hình ảnh ước lệ, tượng
trưng để nói nên vẻ đẹp của ThúyVân.Sắc đẹp của nàng được sánh với những thứ quý nhất của thiên
nhiên.Gương mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng,miệng cười tươi như hoa,giọng nói trong như ngọc,
tóc bồng bềnh,óng ả hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết,đôi lông mày sắc nét như ngài.Ở Vân,
nét vẽ nào cũng toát lên vẻ đẹp của một cô gái phúc hậu,đoan trang.Không những thế,tác giả còn
cho ta thấy cuộc đời Vân sẽ rất đỗi yên bình.Qua việc sử dụng cặp từ “thua – nhường” .Tạo hóa đã
chấp nhận thua nhường thì cũng có nghĩa là cuộc đời Vân sẽ không phải đương đầu với sóng gió.Có
thể nói, chỉ với bốn câu thơ,tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân rất sinh động bằng nghệ thuật
tả người tài tình. Ca ngợi vẻ đẹp Thúy Vân, ca ngợi sắc đẹp của người phụ nữ, đó là biểu hiện tư
tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
9.Cảm nhận của em về 12 câu miêu tả tài sắc Thúy Kiều
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và cũng là tác giả của tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng.Đoạn
trích Chị em Thúy Kiều là những câu thơ miêu tả vẻ đẹp nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du. Sau câu
thơ miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân,tác giả đi vào miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu Thúy Vân có vẻ đẹp
phúc hậu đoan trang thì Thúy Kiều lại mang vẻ đẹp mặn mà sắc sảo :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Việc Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau cũng là một dụng ý trong nghệ thuật miêu
tả. Đó là phép đòn bẩy nhằm nêu bật vẻ đẹp có phần hơn của Kiều. “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, đó
là nét đẹp riêng của Kiều.Tác giả không dùng nhiều chi tiết để tả Kiều như tả Vân mà dùng thủ pháp
để tả. Bằng những hình ảnh ước lệ, Nguyễn Du tả đôi mắt đẹp của Kiều :“Làn thu thủy, nét xuân
sơn”,đôi mắt trong như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đó là đôi mắt của
một cô gái tinh anh, sắc sảo,sống có chiều sâu. Miêu tả đôi mắt đẹp của Kiều cùng với việc sử dụng
cặp từ “ghen – hờn”,tác giả như báo trước một tương lai đầy sóng gió của Kiều.4 câu thơ miêu tả
sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du đã giúp ta cảm nhận được chân dung của một cô gái tài sắc vẹn toàn.
Qua đó, người đọc cũng thấy được tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người, đặc biệt là
miêu tả ngoại hình để dự đoán số phận.

You might also like