You are on page 1of 4

Hệ sinh thái Cần Giờ

Cây Đước
Là dòng cây bám biển, đóng vai trò duy trì hệ sinh thái
biển ở Cần Giờ nói riêng và là lá phổi của Sài Gòn nói
chung. Nói đến cây đước, dân Cần Giờ nơi đây nghĩ đến
như là “người tiên phong” mở đất đai ra biển, tạo rừng
phòng hộ, đồng thời còn có cây dừa đước gíup bảo vệ đất
đai.

Muối
Cái nghề mà phải “bán lưng cho trời, bán mặt cho biển”
Chỉ khi nắng to, nước biển mới có thể kết tinh để tạo thành
muối
Bước 1: Thu nước mặn độ 2
Ban đầu, diêm dân sẽ lấy cát ngâm trong nước biển, sau đó lấy
lên và chuyển đến phơi trên sân đất nện. Dưới ánh nắng mặt trời,
nước biển bay hơi, để lại những tinh thể muối màu trắng kết tinh
lại trên những hạt cát. Diêm dân tiếp tục lấy nước mặn độ 1, tức
là nước biển để đổ vào lớp cát này và lọc để lấy nước mặn độ 2.

Bước 2: Thu nước mặn độ 3


Diêm dân tiếp tục lấy và phơi cát rồi cho nước mặn độ 2 vào để
lọc, thu được nước mặn độ 3.
Bước 3: Phơi nước mặn độ 3 để tạo thành muối
Nước mặn độ 3 sau khi thu được từ bể lọc sẽ được vận chuyển
đến các ruộng muối trên sân bê tông để phơi. Sau một ngày nắng
thì muối sẽ được kết tinh và thu hoạch. Lượng muối thu được tỉ
lệ thuận với thời gian và độ nắng nóng của ngày hôm đó.

Bước 4: Thu hoạch muối


Cuối cùng trong quy trình làm muối từ nước biển là bước thu
hoạch, cũng là bước mà người diêm dân chờ đợi nhất. Việc thu
hoạch này được thực hiện từ khoảng 2 đến 4 giờ chiều, khi muối
đã đã được kết tinh lại trên những ruộng muối.

Việc thu hoạch muối được thực hiện hoàn toàn thủ công, bằng
những dụng cụ đơn sơ. Muối sẽ được gom thành những đống
nhỏ, trắng xóa. Sau đó, nó được đưa lên những chiếc xe cút kít
để đưa về lều chứa hoặc chuyển đến các cơ sở chế biến muối.

Vì nghề phải làm rất công phu và phức tạp nhưng giá bán ra thì
rẻ nên nhiều người đã bỏ nghề, khiến nghề đang có nguy cơ biến
mất.

Sinh vật biển

Bắt đầu với cuộc di dân cư với những người Chăm ở khu vực di
chuyển từ Bình Định tới Bình Thuận, tổ tiên ta bắt đầu quen biết
và sống với người chăm từ đó học cách đóng thuyền, ra biển
đánh bắt cá. Thuở ấy đánh bắt bằng những chiếc ghe nhỏ nên
khi ra khơi dễ dàng đánh quật bởi sóng to gió lớn và gặp phải sự
tấn công của các loài thủy quái. Với niềm tin tâm linh lớn trong
phong tục tập quán, ngư dân thời ấy tin rằng phải gửi ấn phẩm
cho thiên triều thì mới mong gặp gió yên biển lặng khi ra khơi.
Họ bắt đầu săn đồi mồi và các sản vật quý ở dưới biển, bằng
cách lặn lấy chứ chưa biết đánh bắt. Bạn biết không? Tục xăm
mình đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta từ trước. Khi lặn xuống
biển tìm kiếm đồi mồi và sản phẩm dưới biển, những thợ lặn
thường chạm trán với giao long và các loài sinh vật biển nguy
hiểm. Thế nên họ xăm lên mình những hình rằn ri giống với
chúng để tránh sự tấn công. Cũng như ở những nơi sâu dưới đại
dương có các loài sinh vật biển, ở trên trời cũng có những loài
chim. Nhận biết thấy chim hay ăn những vòng tròn nên trên
những con thuyền đánh bắt cá hay được vẽ những con mắt để
thủy quái không tấn công. Đây cũng là một phong tục khá độc
đáo của người Việt ta. Khi mở cõi ra Bình Thuận quen được
người Chăm thì mới bắt đầu phát triển việc đánh bắt. Và với
phong tục tập quán hay thờ tín ngưỡng đã có từ lâu, việc thờ cá
ông được hình thành. Cũng như mưa sẽ có kiến và mối, khi có
bão, sinh vật dưới biển là loài biết đầu tiên, cá voi hay cá ông
thường đi tránh bão. Trên đường đi gặp các thuyền đánh cá rất
nhiều nên cá voi sẽ nương theo mạn thuyền để tránh bão. Cá voi
vì là loài lớn và đi tránh bão theo đàn, khi cặp vào 2 bên mạn
thuyền giữ cho thuyền không chao đảo và đi qua cơn bão một
cách dễ dàng, thuyền được đánh theo hướng cá ông đi. Vì cá ông
đi tránh bão nên nếu ta đi theo sẽ cập bờ an toàn. Vì lý do đó mà
được ngư dân bám biển rất tôn thờ. Theo truyền thống, người
đầu tiên thấy cá ông lụy trôi vào bờ sẽ đứng ra như con trai
trưởng để làm tang lễ và bỏ tang 3 năm, sau 3 năm thì cải táng.
Sau khi thịt rã thì lấy xương về đưa vào trong các lăng, đền để
thờ.

You might also like