You are on page 1of 7

Đại hội X : 18 thg 4, 2006 – 25 thg 4, 2006

-Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: ‘’Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.’’
-Báo cáo Chính trị xác định : ‘’Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường
hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.’’
-Chủ trương đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền
vững, đồng thời phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và
các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc : tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình;
tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
-Tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả,
các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, đối ngoại nhân dân
theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả".
-Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy
đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất
nước làm mục tiêu cao nhất. (Cụ thể là : chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ
trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020; thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tốt
các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước
châu Á - Thái Bình Dương; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với
các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và vượt qua những thách thức, rủi ro
khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) )
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-x/
bao-cao-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-ix-ve-cac-van-kien-dai-hoi-x-cua-dang-1538

Đại hội XI: 12 thg 1, 2011 – 19 thg 1, 2011

Tổng quan đường lối đối ngoại của Đại hội XI


Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ
vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của
đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới”
.
Những định hướng lớn về đối ngoại của Đại hội XI:
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương châm, Đại hội XI đã đề ra định
hướng tổng thể, bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các
mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu, định hướng cụ thể gồm có:
(1) Về quan hệ song phương: Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với
các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ
với các đối tác chủ chốt.
(2) Là thành viên ASEAN: Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các
nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy
trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương
(3) Về ngoại giao đa phương: Với phương châm là thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động,
trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là
Liên Hợp quốc.
Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đối phó với các thách
thức an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu.
(4) Về biên giới lãnh thổ: thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh
thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý
biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển
(5) Về các lĩnh vực khác: Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại đảng với các
đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và các đảng khác, tiếp tục
coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân.

Những phát triển mới quan trọng :


Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đường lối đối ngoại của Đại hội XI
đã có một số phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ mới và tình hình mới,
cụ thể là:

Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động
đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc là lợi ích tối cao của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam
và hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm và
mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa-xã hội và ở mọi
cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu.
Từ chủ trương “là bạn và đối tác tin cậy” của Đại hội IX, Đại hội XI bổ sung thêm Việt
Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Xây dựng cộng đồng ASEAN trở thành một trọng tâm đối ngoại. Đại hội XI khẳng định
Việt Nam là thành viên ASEAN, cam kết phấn đấu cùng các nước xây dựng thành công
Cộng đồng ASEAN.
https://www.quangninh.gov.vn/So/songoaivu/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?
nid=584#:~:text=B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20Ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B
%20c%E1%BB%A7a,t%C3%A1c%20tin%20c%E1%BA%ADy%20v%C3%A0%20th
%C3%A0nh

Đại hội XII : 20 thg 1, 2016 – 28 thg 1, 2016


Văn kiện Đại hội XII bao gồm những nội dung cốt lõi về đối ngoại :
-Mục tiêu đối ngoại là “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”
-Nhiệm vụ đối ngoại là “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại
nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế,
uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên thế giới”.
-Đường lối nhất quán về đối ngoại là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
So với đường lối đối ngoại được nêu trong Văn kiện Đại hội XI, đường lối đối
ngoại trong Văn kiện Đại hội XII có 8 điểm mới.
Thứ nhất, nhiệm vụ đối ngoại được nêu như một thành tố của Chủ đề Đại hội. Bên cạnh
bốn thành tố của chủ đề Đại hội XI, chủ đề Đại hội XII bổ sung thành tố thứ năm: “bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”
Thứ hai, công tác đối ngoại trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 được đánh giá sâu hơn. Văn kiện
Đại hội lần này nêu rõ thành tựu, nguyên nhân và hạn chế của quá trình triển khai đường
lối Đại hội XI.
Thứ ba, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu lần đầu trong Văn kiện
Đại hội XI  Văn kiện Đại hội XII làm rõ hơn và phát triển thành “Bảo đảm lợi ích tối
cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
đẳng và cùng có lợi”.
Thứ tư, phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại được nêu rõ hơn : “vừa hợp tác,
vừa đấu tranh”
Thứ năm, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được nêu cụ thể
hơn. Văn kiện Đại hội XII nêu rõ quan điểm: “Kiên quyết, kiên trì”
Thứ sáu, phát triển định hướng hội nhập quốc tế được nêu trong Văn kiện Đại hội XI,
Văn kiện Đại hội XII nêu rõ những quan điểm chỉ đạo, các định hướng lớn đối với hội
nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thứ bảy, công tác đối ngoại đa phương được nhấn mạnh : “Chủ động tham gia và phát
huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”
Thứ tám, thuật ngữ “đối ngoại nhân dân” được dùng thay cho “ngoại giao nhân dân”

Các định hướng lớn cho công tác đối ngoại 5 năm tới và các năm tiếp theo bao gồm:
Thứ nhất, “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp
tác đi vào chiều sâu... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa
phương”. Với định hướng này, việc nâng cao hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động đối ngoại
phải được hoạch định và triển khai trên cơ sở tính kỹ kết quả phục vụ các mục tiêu đối
ngoại với mức độ sử dụng ít nhất các nguồn lực. Đưa quan hệ đi vào chiều sâu tức là gia
tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt giữa nước ta với các đối tác; nâng cao số lượng và
mức độ hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa ta với các đối tác; tăng cường mức độ tin
cậy lẫn nhau. Trong các hoạt động đa phương, cần chủ động, tích cực để đóng góp vào
những vấn đề lớn, có tầm “định hình” các thể chế khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, “Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công
việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc
gia và ổn định chính trị của đất nước”.
Thứ ba, “Tiếp tục hoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các
vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc ứng xử của khu vực”. Trong các quy tắc ứng
xử của khu vực nêu trong định hướng này, quan trọng nhất là Hiệp định Thân thiện và
Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên liên quan ở
Biển Đông (DOC).
Thứ tư, thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng, các đối tác
lớn, đối tác quan trọng. Định hướng này nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác,
hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Các đối tác lớn, đối tác
quan trọng là những đối tác có tiềm lực lớn, quan hệ của nước ta với họ có ý nghĩa quan
trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh của đất nước ta.
Thứ năm, hoạt động trong ASEAN thì “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các
nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”. Theo đó, phải nhận thức rõ tầm quan
trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi ASEAN là vành đai an
ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của mình.
Thứ sáu, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để giảm các tác động tiêu cực
của hội nhập và hiện thực hóa các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại.
Thứ bảy, tăng cường công tác nghiên cứu, công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ đối ngoại
và công tác tuyên truyền đối ngoại.
Thứ tám, mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại
giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Thứ chín, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước
đối với các hoạt động đối ngoại; tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao
nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao
văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

You might also like