You are on page 1of 9

Sau 3 năm, doanh thu mỗi tháng đạt 200 triệu.

Why:

1. Tổng quan chung về tiềm năng của thị trường thú cưng tại Việt Nam:

Khi đời sống vật chất càng đầy đủ thì nhu cầu tinh thần của con người ngày
càng cao. Họ bắt đầu tìm kiếm những hoạt động khác để làm phong phú
cuộc sống, trong đó phải kể tới nuôi thú cưng. Đặc biệt là những người trẻ,
họ đang biến việc nuôi thú cưng trở thành một phong cách sống. Họ dành
nhiều tình cảm và chăm sóc vật nuôi như một thành viên trong gia đình.

Điều đó mở ra rất nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng phát
triển. Quy mô thị trường thú cưng Việt Nam năm 2021 đã đạt tới con số
520tr USD và vẫn đang tăng trưởng đều qua các năm.

Chi phí dành cho mua đồ ăn cho thú cưng chiếm tới 77%; trong khi đó, tỷ lệ
dành cho mua đồ dùng phụ kiện, chăm sóc là 23%.
Các dịch vụ cho thú cưng cũng ra đời và ngày càng đa dạng như dịch vụ spa
grooming, thăm khám và trị bệnh, trông giữ thú cưng, phối và nhân giống...
nhưng cũng có một số dịch vụ khá đặc biệt như hoả thiêu và nghĩa trang cho
thú cưng với chi phí cũng khá đắt đỏ từ 2,5-10 triệu đồng.

Mức chi cho “thành viên mới” của gia đình này cũng có xu hướng tăng dần
qua các năm. Theo một con số khảo sát của Pety năm 2021, có tới 20% số
lượng người nuôi thú cưng có ngân sách hàng tháng cho 1 thú cứng >1tr.
Nhìn chung, thị trường thú cưng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong

tương lai, và các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội này để phát triển

và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ.


2. Cơ hội phát triển của Bespoke pet's clothes

Thú cưng đang ngày càng được “nhân cách hóa”, được đi học không khác gì
con người. Chi phí của những lớp học thú cưng thậm chí còn đắt đỏ hơn
những lớp mẫu giáo công. Vậy những “sen” của các “boss” này có ngần
ngại sắm cho thú cưng những bộ đồ có giá ngang với trang phục của con
người?
Câu trả lời là “không” nhưng đối với tệp khách hàng cao, có thu nhập ở mức
khá mà cửa hàng đang nhắm tới. (nhóm 20% có mức chi phí hàng tháng cho
1 bé pet >1tr)
3. Bespoke pet's clothes là một mô hình mới ở Việt Nam mà chưa có một

cửa hàng nào giống như vậy trước đây và cũng rất ít trên quốc tế. Điều này

có nghĩa đây là một lĩnh vực có rất ít sự cạnh tranh (nếu không muốn nói

rằng không có) trong thị trường thú cưng tiềm năng đang phát triển rất

nhanh.

Sự quan tâm ngày càng lớn cũng có nghĩa nhu cầu về trang phục cho thú

cưng gia tăng. Người nuôi thú cưng thường muốn những bộ đồ đặc biệt cho

từng dịp lễ khác nhau ví dụ như Halloween, Giáng sinh, ngày sinh nhật hay

đơn giản là những bộ đôi để đi dạo trong ngày thường. Tuy nhiên, thị trường

hiện tại ở VN chưa thể đáp ứng nhu cầu đó, những bộ đồ hầu hết được sản

xuất tràn lan hoặc chất lượng kém, mỗi một thú cưng lại có một đặc điểm,

kích cỡ khác nhau cũng cần có bộ đồ khác nhau với kích cỡ và chất liệu phù

hợp.

Bespoke pet's clothes sẽ đáp ứng những nhu cầu đó, những sản phẩm quần

áo thú cưng mà Bespoke pet's clothes cung cấp không chỉ bao gồm áo mà
còn có giày, áo mưa, áo len, áo sơ mi, và nhiều loại phụ kiện khác, cho nhiều

loại thú cưng khác nhau như chó, mèo tới thỏ, chuột,... với mức giá đa dạng,

nhiều phân khúc.

4. Lợi nhuận cao

Với loại hình kinh doanh này, sẽ rất nhanh để có thể thu hồi vốn nếu tình

hình kinh doanh thuận lợi. Bởi những người yêu thích động vật thường sẵn

sàng bỏ ra một số tiền lớn để chăm sóc và làm đẹp cho thú cưng của họ.

Nếu lựa chọn loại hình kinh doanh này, ngoài bán hàng tại cửa hàng ra thì

bạn có thể bán thêm trên các trang thương mại điện tử, trên các trang mạng

xã hội như Facebook, Zalo vì nhu cầu mua hàng online ngày nay cũng rất

lớn.

Theo báo cáo của Pet Fair Asia, doanh thu của ngành chăm sóc thú cưng tại

khu vực Đông Nam Á là 4 tỷ USD, Việt Nam chiếm 13% và dự báo tăng

trưởng 11% mỗi năm. Trong một cuộc khảo sát khác cho thấy chi phí dành

mua thức ăn cho thú cưng chiếm 77% và 23% dành cho mua phụ kiện và

chăm sóc… Từ những dữ liệu này, một lần nữa khẳng định được việc kinh

doanh cửa hàng thú cưng rất tiềm năng, cơ hội thành công cao.

What:

1. Sản phẩm
Cửa hàng cung cấp dịch vụ may đo và bán sẵn quần áo, phụ kiện cho nhiều loại thú
cưng khác nhau bao gồm chó, mèo, thỏ, ... Bao gồm cả việc thiết kế, cắt may và
hoàn thiện các loại trang phục khác nhau, từ áo thun đơn giản cho thú cưng hàng
ngày đến áo khoác nhiệt đới hoặc các trang phục đặc biệt như trang phục ngày lễ
như Halloween, Giáng sinh. Sử dụng chất liệu an toàn và thoáng khí như cotton,
lụa, len, … cho thú cưng, đảm bảo sự thoải mái và không gây kích ứng da cho thú
cưng.. Đối với áo khoác mùa đông, có thể sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt giúp
giữ ấm và bảo vệ sức khỏe thú cưng.
o Quần áo may đo theo nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng
loại thú cưng có kích thước và hình dạng khác nhau. Khách hàng hoàn
toàn có thể tự thiết kế trang phục theo nhu cầu hoặc in hình ảnh, thông
điệp đặc biệt lên quần áo của thú cưng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tư
vấn và gợi ý để khách hàng có thể tự tạo ra những mẫu quần áo độc
đáo cho riêng thú cưng của mình => Quần áo may đo được may theo
kích thước và sở thích của từng con vật, đảm bảo sự thoải mái và phù
hợp.
o Quần áo sẵn có đa dạng mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp với nhu cầu
của nhiều đối tượng khách hàng.
o Phụ kiện cho pet có nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều
con vật. Ngoài quần áo, cửa hàng cũng cung cấp các phụ kiện như nơ,
cà vạt, cổ áo, vòng cổ và các phụ kiện trang trí khác để tạo điểm nhấn
cho trang phục.

Ngoài việc cung cấp sản phẩm, cửa hàng cũng tạo ra trải nghiệm độc đáo cho
khách hàng và thú cưng của họ. Khách hàng mua đồ cho thú cưng thường là những
người yêu thú cưng và coi chúng như thành viên trong gia đình. Việc tìm kiếm và
mua sắm trang phục cho thú cưng mang lại niềm vui và hứng thú lớn, bởi đó là
cách để thể hiện tình yêu và quan tâm đặc biệt dành cho thú cưng của họ. Khách
hàng cảm thấy hạnh phúc khi thấy thú cưng được mặc đồ mới và thoải mái.m

2. Hình thức kinh doanh


- Trực tiếp: Đường Minh Khai - Diện tích: 20 - 30m2

- Trực tuyến: các trang MXH, website, các sàn thương mại điện tử: Shopee,
Lazada, Tik Tok Shop

Where:
Để mở một cửa hàng may quần áo cho thú cưng, vị trí cửa hàng là vô cùng
cần thiết vì vị trí của shop sẽ ảnh hưởng tới khá nhiều vấn đề bao gồm: Giá thuê
địa điểm và số lượng khách hàng vãng lai tiềm năng.

Hầu hết những người yêu thương thú cưng sẽ sẵn sàng đầu tư những số tiền
khổng lồ để chăm sóc và mua phụ kiện cho chúng, do đó đối tượng khách hàng
thường là những thành viên trong gia đình có kinh tế tốt. Vì thế để mở cửa hàng
may quần áo riêng cho thú cưng thì cần chọn lựa các khu vực có đông dân cư, nơi
có nhiều người sinh sống và tình hình kinh tế của khu vực đó tốt.

Vị trí cửa hàng là nơi phải có nhiều người thường xuyên qua lại (trường học,
chợ…) và gần những khu vực mà mọi người thường dẫn thú cưng của mình đến
chơi (công viên…). Chắc chắn việc nhìn thấy cửa hàng thường xuyên sẽ khiến họ
ghi nhớ và mua đồ nếu cần.

-> Chọn địa điểm thuê ở đường Minh Khai: gần nhiều trường đại học, gần
chợ, gần khu đô thị Times City

- Diện tích: 20 - 30m2

When:

- Khai trương: 07/11


- Thời gian mở cửa: 8h-21h, vào dịp lễ, tết: 8h-22h

Who:
Khách hàng mục tiêu:

 Người trẻ, yêu động vật, sẵn sàng chi từ 500k tới 2 triệu cho quần áo
của thú cưng.
 Thích thiết kế mới mẻ, không đụng hàng.
 Có mức lương cao (> 10 triệu)
 Có mong muốn thú cưng được mặc các bộ đồ chất lượng, phù hợp với
cá tính riêng.

Người thực hiện công việc


 Nhân viên bán hàng tại cửa hàng: Lấy số đo, tư vấn chất liệu để may
cho thú cưng, tư vấn về giá cả, lên kế hoạch, tính toán thời gian hoàn
thành sản phẩm.
 Chủ cửa hàng: quản lý tiền bạc, hàng tồn kho

Đối tượng khách hàng mà cửa hàng nhắm tới:


Những người trẻ yêu động vật, có thu nhập khá trở lên, sẵn sàng chi trả nhiều cho
thú cưng.

Nhà cung?
 Chợ đồng xuân
Nhân sự trực tiếp, người hỗ trợ,
 1 nhân viên marketing: quản lý fanpage, quét dọn cửa hàng, tiếp khách
người kiểm tra?
 chủ cửa hàng

Hoơh
1. Quy trình cung cấp dịch vụ
1.1. Tìm nguồn nguyên vật liệu:
- Nhập từ chợ đồng xuân
1.2. Thiết kế quần áo cho pet
- Nguyên vật liệu: Khách hàng tự chuẩn bị (có thể tư vấn nếu mẫu của khách
không phù hợp, chẳng hạn loại vải không nên dùng,...) hoặc chọn những mẫu vải
sẵn có của shop. Shop cung cấp các loại chất liệu an toàn và thoáng khí cho thú
cưng, đảm bảo sự thoải mái và không gây kích ứng da.
- Chọn vải xong thì lấy số đo, kích thước và may theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, cửa hàng có thêm dịch vụ tư vấn, thông qua sự miêu tả của khách để tạo
ra đồ cho pet
1.3. Xác định giá sản phẩm
- Tính tiền vải cộng thêm với tiền phụ liệu, tiền công cắt vải, công may. Sau đó,
chỉnh sửa để thành bộ quần áo. Một bộ hoàn chỉnh có giá từ khoảng 300k - 5000k
tùy độ phức tạp của bộ quần áo.
1.4. Bán hàng
- Hẹn khách hàng đến thử đồ
- Trước khi giao sản phẩm cho khách hàng, cần tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ
lưỡng để đảm bảo rằng sản phẩm không có lỗi kỹ thuật hoặc vật lý
1.5. Chăm sóc sau bán hàng:
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về cách sử
dụng, giặt và bảo quản sản phẩm để đảm bảo tuổi thọ cao nhất.
- Dịch vụ bảo hành: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như việc sửa chữa sản
phẩm khi cần thiết.

2. Marketing:
- Chạy bài trên các nền tảng:
 Tiktok: Hợp tác với các KOLs, KOCs (có các video viral về thú cưng) quảng
bá sản phẩm của cửa hàng
 Facebook và Instagram: Chạy quảng cáo về cửa hàng trên trang
facebook/instagram của cửa hàng. Book quảng cáo sản phẩm của cửa hàng
trên các trang fanpage về thú cưng.... Tổ chức minigame may đo 1 bộ đôi
miễn phí cho thú cưng và chủ cho bài chia sẻ về thú cưng hay nhất trên
facebook/instagram
- Chia sẻ công đoạn thiết kế, may đo sản phẩm và thành quả lên các trang mạng xã
hội. .
- Hợp tác với phòng khám thú y dán poster của cửa

3. Chọn địa điểm


Địa điểm cửa hàng: Minh Khai, Hà Nội (20 - 30m2 / 1 tầng / 10 triệu)
- Khu vực nội thành, có nhiều dân sinh sống tại đây. Mức thu nhập người dân ở
đây đa phần đều là trung bình khá.
- Bày các mẫu sản phẩm trưng bày, các mẫu vài, chỗ đo kích thước cho thú cưng

4. Tuyển dụng và training nhân viên: 2 -3 nhân viên (chủ là người biết về may mặc
và trực tiếp quản lý cửa hàng nên sẽ không cần nhiều nhân viên, khi cửa hàng lớn
thì sẽ thuê xưởng)
- Tuyển dụng: đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, trang
web công ty và các kênh tuyển dụng khác để tiếp cận ứng viên tiềm năng.
- Training: Hướng dẫn quy trình làm việc và những quy tắc chung của cửa hàng

Check
 Kiểm tra nguồn nguyên vật liệu: Kiểm tra lại các nguyên, vật liệu còn tồn
thật kỹ trước khi nhập hàng.
Các nguyên vật liệu chính bao gồm:
 các loại vải: kiểm tra mỗi khi nhập hàng về, số lượng được kiểm tra
lại hàng tháng
 Chỉ, cúc, phụ liệu: kiểm tra chất lượng, số lượng khi nhập hàng về (do
đặc điểm là phụ liệu, cửa hàng chỉ có 1 người may mặc nên số lượng
không được kiểm tra định kì hàng tháng mà chỉ được ước tính khi
kiểm đếm)
Công việc kiểm tra được tiến hành bởi hai người thợ may và chủ cửa hàng. Số liệu
có thể chênh lệch.

 Kiểm tra tình hình kinh doanh: Kiểm tra sổ sách đầu, cuối tháng và tính toán
doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
 Tính toán doanh thu, số lượng đơn hàng, chi phí lợi nhuận
 Thống kê lại bộ đồ phân khúc giá nào được đặt nhiều nhất? mẫu hay kiểu
dáng nào được ưa chuộng nhất? Loại vải nào được sử dụng nhiều nhất? Từ
đó đưa ra dự đoán cho xu hướng của tháng sau. Tính toán được lượng hàng
hóa cần nhập tháng sau

 Kiểm tra số lượng và chi phí nguyên vật liệu đầu vào đầu tháng.
 Kiểm tra số lượng sản phẩm bán ra trong tháng.
 Kiểm tra, đối chiếu chi phí, doanh thu và lợi nhuận

Control
 Thiết lập mục tiêu và chỉ số hiệu suất (KPIs):
Xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể mà nhóm muốn đạt được.
Thiết lập các KPIs để đo lường hiệu suất trong việc đạt được các mục tiêu đó.
Thiết lập bảng quy chuẩn đánh giá nhân viên.

 Đánh giá hiệu suất nhân viên:


Theo dõi hiệu suất của nhân viên và đánh giá họ dựa trên KPIs cụ thể và phản hồi
của khách hàng về chất lượng phục vụ như khả năng tư vấn, sự nhiệt tình, …
=> Đưa ra các điều chỉnh như training hay sa thải.

 Quản lý tài chính:


Theo dõi các giao dịch mua bán hàng ngày, tuần hoặc tháng.
Xây dựng dự toán và so sánh với tình hình thực tế.
 Phần mềm quản lý:
Sử dụng các phần mềm quản lý doanh thu, nguồn tài chính nhằm đưa ra quyết định
kịp thời.
Sử dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để theo dõi thông tin về
khách hàng và quản lý mối quan hệ với họ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
chất lượng dịch vụ.

 Kiểm soát tồn kho và cung ứng:


Theo dõi tồn kho và dự đoán nhu cầu cung ứng.
Xác định các vấn đề trong chuỗi cung ứng và giải quyết chúng kịp thời.

 Phản hồi và điều chỉnh:


Sử dụng thông tin từ việc theo dõi và kiểm soát để điều chỉnh chiến lược và hoạt
động kinh doanh: tìm hiểu xu hướng thị trường nhằm có những thiết kế bán chạy.

 Đảm bảo tuân thủ các quy tắc:


Đảm bảo rằng kinh doanh tuân thủ tất cả các quy định và quy tắc pháp lý liên quan
đến ngành nghề kinh doanh.

You might also like