You are on page 1of 26

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

BÃI CHÔN LẤP


SUỐI RAO - HUYỆN CHÂU ĐỨC
1. TỔNG QUAN VỀ CÁC BCL TẠM ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1.1 BCL Suối Rao
1.1.1 Mô tả thông tin chung BCL Suối Rao
BCL Suối Rao thuộc xã Suối Rao, huyện Châu Đức có diện tích
khoảng 2,6ha và được đưa vào hoạt động từ tháng 01/2011, với quy
trình chôn lấp tạm, nên không có chống thấm, không có biện pháp thu
gom xử lý NRR, và xử lý khí thải phát sinh. Đến tháng 10/2013, BCL
ngừng hoạt động [2]

Hình 3. 1. Hình ảnh về vị trí BCL Suối Rao


Hiện trạng khu vực BCL được lấp đất phía trên lớp CTR và trồng
cây tràm để phủ xanh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ BCL đến
môi trường xung quanh.
BCL Suối Rao nằm cách xa KDC, xung quanh chủ yếu là đất nông
nghiệp trồng tràm, hồ tiêu của người dân. Vị trí tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc: Giáp khu đất trồng tràm; cách khoảng 700m có cơ sở
chăn nuôi.
 Phía Tây: Giáp khu đất trống; cách khoảng 900m là tuyến đường
Suối Rao – Phước Tân có ít hộ dân sinh sống.
 Phía Nam: Giáp khu đất trống; cách khoảng 300m là tuyến đường
nhựa với ít hộ dân; và cách khoảng 600m là hạ nguồn sông Ray.
 Phía Đông: Giáp tuyến đường nhựa giao thông liên xã, cách
khoảng 950m là hạ nguồn sông Ray.
Một số thông tin về BCL được thống kê như sau:
Thông tin
Tên BCL BCL Suối Rao
Vị trí xã Suối Rao, huyện Châu Đức
Diện tích 2,6ha
Loại hình BCL BCL không hợp vệ sinh
Thời gian hoạt động 3 năm (từ tháng 01/2011 - tháng 10/2013)
Độ tuổi BCL tính đến năm
2020 10 năm
Bề dày lớp CTR* Dao động 0,1 – 4,75m
Lớp đất đỏ với bề dày từ 0,2 -1,3m (trung
bình 0,5m) được lấp trên lớp CTR. Phía
Lớp phủ bề mặt*
trên mặt đất phần lớn được trồng cây
tràm.
CTR chủ yếu bao bì nhựa, vải, ít chai lọ
Thành phần CTR còn lại
thủy tinh.
Khối lượng CTR còn lại* 6.387 tấn
Ghi chú: (*) - Số liệu tính toán dựa trên kết quả khảo sát, lấy mẫu
phân tích của dự án

Hình 3. 2. Hình ảnh về hiện trạng BCL Suối Rao


1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Điều kiện thời tiết tại BCL Suối Rao
Khu vực BCL Suối Rao có đặc điểm thời tiết được thống kê theo
niên giám năm 2018 3 như sau:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,94oC, và dao động từ
26,10 – 29,80oC ở các tháng trong năm.
+ Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trong năm là 2.561 giờ và phân
bố dao động từ 169 – 291 giờ trong các tháng, cao nhất ở tháng 4, thấp
nhất ở tháng 1.
+ Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trong năm 1.394,4mm, trong đó
lượng mưa cao nhất ở tháng 9 với 334,7mm, thấp nhất ở tháng 2 và
tháng 3 là những tháng không mưa.
+ Hướng gió: Mùa khô chịu sự chi phối chủ yếu của gió mùa Đông
Bắc và mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
 Gió mùa Đông – Đông Bắc: Thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, gió mang theo không khí khô, không ảnh hưởng
xấu đến sinh trưởng của cây trồng.
 Gió mùa Tây Nam: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 mang theo hơi
nước từ biển vào gây mưa lớn kéo dài, trong mùa mưa này cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình khu vực theo thống kê là 77,96%, và
dao động trung bình các tháng trong năm từ 71,80 – 80,90%.
1.1.2.2 Địa hình BCL Suối Rao
BCL Suối Rao có cao độ 25-35m so với mặt nước biển, độ dốc
trung bình từ 5 – 10o. Địa hình thoải dần từ Tây sang Đông (từ đường lộ
vào sâu trong BCL) thuộc khu vực phía Bắc BCL, và theo hướng Bắc –
Nam thuộc khu vực phía Nam BCL.
Khu vực BCL có đường đất cho xe chở CTR di chuyển, cắt ngang
theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Tây Nam BCL có hố trũng với
diện tích khoảng 620m2.
1.1.2.3 Thổ nhưỡng, địa chất và thủy văn
a. Điều kiện thổ nhưỡng và địa chất thủy văn
- Thổ nhưỡng: BCL Suối Rao nằm ở khu vực được bao phủ bởi đất
nâu vàng trên đá bazan 4. Đất nâu vàng trên đá bazan là loại đất có độ
phì cao, có hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu lớn (Mùn:
2-3%; 0,15-0,20%N; 0,10-0,15% P2O5), có dung tích hấp thu, và độ no
bazơ thấp, (CEC: từ 9,50 -10,49 me/100 gam, BS:20-35%), có thành
phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao ( >50%), có cấu trúc viên hạt tơi
xốp, khả năng thấm và giữ nước tương đối tốt.
- Địa chất thủy văn: NDĐ khu vực BCL Suối Rao nằm ở tầng chứa
nước khe nứt trong đá Jura giữa (j2) (Mesozoi), được tạo từ đới nứt nẻ
phần trên cùng của các hệ tầng La Ngà (J1ln) và hệ tầng Long Bình (J3-
K1lb). Thành phần thạch học của đá chủ yếu là sét kết, cát kết, bột kết,
tuf anđesit, tuf dacit, cát sạn kết tuf, đá phiến sét đen, bột kết tuf. Bề dày
tổng cộng khá lớn, nhưng trong phạm nghiên cứu được hiện nay thì đới
nứt nẻ chứa nước thường phát triển đến chiều sâu trung bình khoảng
80m. Bên trên thường hiện diện đới phong hóa triệt để thành các sản
phẩm bở rời chứa nước kém 5.
Triển vọng khai thác NDĐ tại khu vực nghèo, khả năng khai thác
hạn chế vì bề dày tầng chứa nước mỏng hoặc đất đá chứa nước kém, do
đó chỉ có thể khai thác được bằng các lỗ khoan nhỏ hoặc giếng đào 6.
Theo kết quả khoan quan trắc ở tài liệu 5, thì tầng chứa NDĐ nằm ở độ
sâu khoảng 18m, với mực nước biến động từ 6,44-7,30 m.
b. Thủy văn
Theo hướng Tây BCL Suối Rao cách khoảng 5m có suối nông, nhỏ,
không phát sinh dòng chảy vào mùa khô cũng như mùa mưa.
Ngoài ra, theo hướng Đông cách BCL 25m có ao đào của người
dân, nhằm trữ nước phục vụ mục đích tưới tiêu.
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Cộng đồng dân cư lân cận
Rất ít gia đình sống trong vùng lân cận, chỉ khoảng 4-5 hộ cách
BCL từ 150m-280m, với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, trồng trọt.
Nhà dân gần nhất cách khoảng 150 m về phía Đông Bắc.
1.1.3.2 Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất
1.1.3.3 Hiện trạng sử dụng đất
BCL Suối Rao nằm ở khu vực được bao phủ bởi đất nâu vàng đá
bazan. Tính chất đất thích hợp cho trồng cây rừng, nên phần lớn trên bề
mặt BCL được trồng tràm để phục hồi môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
phát sinh.
Khu vực xung quanh BCL: chủ yếu là trồng rừng tràm. Ngoài ra, do
cấu trúc đất giàu chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt nên cũng được
người dân trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả.
1.1.3.4 Quy hoạch sử dụng đất
Theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Châu Đức 7 thì diện tích
BCL vẫn được giữ nguyên mục đích sử dụng hiện trạng là bãi thải, xử lý
chất thải.
Xung quanh BCL là đất trồng cây nông nghiệp lâu năm, phía Đông
Bắc cách lộ liên xã là đất ở nông thôn.
1.1.4 Đánh giá sự phù hợp của BCL
Sự phù hợp của BCL được đánh giá theo các tiêu chuẩn hiện hành gồm: TCVN
6696:2009: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Tiêu chuẩn chung về bảo vệ môi
trường; TCXDVN 261:2001 về bãi chôn lấp CTR – Tiêu chuẩn thiết kế; Thông tư liên
tích số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD – Hướng dẫn các quy định về BVMT đối với
việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành BCL CTR.
Kết quả đánh giá tại BCL Suối Rao được thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy: BCL Suối
Rao là BCL nhỏ, chìm, không hợp vệ sinh, và đáp ứng vị trí, khoảng cách an toàn môi
trường theo quy định.
Bảng 3. 1. Đánh giá sự phù hợp của BCL Suối Rao theo các quy định hiện hành về BCL
STT Nội dung Đặc điểm Kết quả
Các đặc điểm về kỹ thuật của các Không có: lớp lót
hạng mục công trình trong BCL đáy, hệ thống thu
BCL không hợp vệ
1 gom NRR, hệ thống
sinh
thu gom khí CTR,
các công trình phụ trợ
Phân loại bãi chôn lấp theo diện Diện tích 2,6 ha
2 BCL nhỏ
tích <10ha
Phân loại bãi chôn lấp theo cách BCL được đào sâu từ
thức chôn lấp 0,1 – 4,75m và CTR
3 BCL chìm
được chôn lấp dưới
mặt đất
Yêu cầu về BVMT đối với địa
4
điểm dùng làm BCL
BCL không được đặt vị trí trong Khu vực không ngập
những khu vực hàng năm bị ngập lụt; Khu vực có triển
4.1 Đáp ứng
lụt hoặc có nguy cơ bị ngập lụt, vọng khai thác NDĐ
khu vực có tiềm năng lớn về NDĐ nghèo
BCL phải đáp ứng khoảng cách Khoảng cách đến
an toàn môi trường đến các đô thị, cụm dân cư trung du
4.2 cụm dân cư, sân bay, các công trên đường Xuân Sơn Đáp ứng
trình văn hóa du lịch, v.v và đến – Đá Bạc là 2,5km >
các công trình khai thác NDĐ 1km

2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI


KHU VỰC CÁC BCL
2.1.2 BCL Suối Rao
2.1.2.1 Ô nhiễm môi trường đất trong khối chất thải
Để đánh chất lượng môi trường đất trong khối chất thải tại BCL
Suối Rao, Dự án đã tiến hành lấy 31 mẫu tại 14 vị trí (hố đào), thông tin
vị trí được thể hiện ở Bảng 3. 2.
Bảng 3. 2. Vị trí lấy mẫu đất trong khối chất thải tại BCL Suối Rao
ST Kí hiệu Tọa độ
Tên mẫu
T mẫu X Y
Mẫu 1 – Đất – Hố 1 – Tầng mặt 45646 117077
1 Đ1
(0,5 - 1,0m) 5 7
Mẫu 2 – Đất – Hố 1 – Tầng giữa 45646 117077
2 Đ2
(1,5 - 2,0m) 5 7
Mẫu 3 – Đất – Hố 1 – Tầng đáy 45646 117077
3 Đ3
(2,5 - 3,3m) 5 7
Mẫu 4 – Đất – Hố 2 – Tầng mặt 45644 117078
4 Đ4
(1,3 - 1,8m) 9 4
Mẫu 5 – Đất – Hố 29 – Tầng mặt 45653 117085
5 Đ5
(1,0 - 1,2m) 0 9
Mẫu 6 – Đất – Hố 33 – Tầng mặt 45646 117079
6 Đ6
(0,5 - 1,0m) 7 9
Mẫu 7 – Đất – Hố 33 – Tầng giữa 45646 117079
7 Đ7
(1,5 - 2,0m) 7 9
Mẫu 8 – Đất – Hố 36 – Tầng mặt 45651 117086
8 Đ8
(0,5 - 1,3m) 8 1
Mẫu 9 – Đất – Hố 36 – Tầng giữa 45651 117086
9 Đ9
(2,0 - 2,8m) 8 1
Mẫu 10 – Đất – Hố 36 – Tầng đáy 45651 117086
10 Đ10
(3,3 - 3,9m) 8 1
Mẫu 11 – Đất – Hố 37 – Tầng mặt 45650 117085
11 Đ11
(0,5 - 1,0m) 5 3
Mẫu 12 – Đất – Hố 37 – Tầng giữa 45650 117085
12 Đ12
(1,2 - 2,0m) 5 3
Mẫu 13 – Đất – Hố 37 – Tầng đáy 45650 117085
13 Đ13
(2,2 - 3,0m) 5 3
Mẫu 14 – Đất – Hố 43 – Tầng mặt 45636 117074
14 Đ14
(0,5-1,5m) 1 0
Mẫu 15 – Đất – Hố 43 – Tầng giữa 45636 117074
15 Đ15
(2,5-3,5m) 1 0
Mẫu 16 – Đất – Hố 43 – Tầng đáy 45636 117074
16 Đ16
(4,0-5,07m) 1 0
ST Kí hiệu Tọa độ
Tên mẫu
T mẫu X Y
Mẫu 17 – Đất – Hố 45 – Tầng mặt 45633 117072
17 Đ17
(0,5 - 1,0m) 2 4
Mẫu 18 – Đất – Hố 45 – Tầng giữa 45633 117072
18 Đ18
(1,5 - 2,2m) 2 4
Mẫu 19 – Đất – Hố 45 – Tầng đáy 45633 117072
19 Đ19
(2,5 - 3,4m) 2 4
Mẫu 20 – Đất – Hố 49 – Tầng mặt 45637 117072
20 Đ20
(0,5 - 1,2m) 0 8
Mẫu 21 – Đất – Hố 49 – Tầng giữa 45637 117072
21 Đ21
(1,8 - 2,5m) 0 8
Mẫu 22 – Đất – Hố 49 – Tầng đáy 45637 117072
22 Đ22
(3,0 - 3,6m) 0 8
Mẫu 23 – Đất – Hố 55 – Tầng mặt 45637 117075
23 Đ23
(0,5 - 1,0m) 5 3
Mẫu 24 – Đất – Hố 55 – Tầng giữa 45637 117075
24 Đ24
(1,5 - 2,4m) 5 3
Mẫu 25 – Đất – Hố 55 – Tầng đáy 45637 117075
25 Đ25
(2,8 - 3,5m) 5 3
Mẫu 26 – Đất – Hố 57 – Tầng mặt 45632 117074
26 Đ26
(0,5 - 1,65m) 7 3
Mẫu 27 – Đất – Hố 58 – Tầng mặt 45634 117073
27 Đ27
(0,5 - 1,8m) 2 6
Mẫu 28 – Đất – Hố 59 – Tầng mặt 45635 117071
28 Đ28
(0,5 - 1,2m) 3 9
Mẫu 29 – Đất – Hố 59 – Tầng giữa 45635 117071
29 Đ29
(1,6 - 3,0m) 3 9
Mẫu 30 – Đất – Hố 59 – Tầng đáy 45635 117071
30 Đ30
(3,5 - 4,85m) 3 9
Mẫu 31 – Đất – Hố 60 – Tầng mặt 45633 117078
31 Đ31
(0,5 - 1,0m) 8 6
Kết quả đánh giá như sau:
a) Asen (As)
Hàm lượng As trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao có
giá trị trung bình là 1,24 ± 1,23 mg/kg, dao động từ ngưỡng KPH
(< 0,5) – 4,85 mg/kg, cao nhất tại hố 58 và thấp nhất tại hố 01 và
hố 49. Xét theo tầng, hàm lượng As giảm dần từ tầng mặt, tầng
giữa đến tầng đáy, với giá trị lần lượt là: 1,66 ± 1,33; 1,21 ± 1,15;
0,55 ± 0,87 mg/kg.
So sánh với QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng CTNH đối với BCL chất thải, tất cả các mẫu đều
đạt và nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn (40 mg/kg). Phân tích
Anova cho thấy, yếu tố vị trí cũng như yếu tố tầng chôn lấp không
ảnh hưởng đến hàm lượng Asen trong đất của khối chất thải tại
BCL Suối Rao (p > 0,05).

Hình 3. 3. Hàm lượng Asen trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
a) Cadimi (Cd)
Hình 3. 4. Hàm lượng Cadimi trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
Hàm lượng Cd có giá trị trung bình là 0,29 ± 0,88 mg/kg, dao động
từ ngưỡng KPH (< 0,5) – 4,46 mg/kg, cao nhất tại hố 57 và ở ngưỡng
KPH tại hầu hết các hố. Xét theo tầng, hàm lượng Cd giảm dần từ tầng
mặt, tầng giữa đến tầng đáy, với giá trị lần lượt là: 0,40 ± 1,19 ; 0,30
±0,67; 0,11 ± 0,31 mg/kg.
Tất cả các mẫu đều đạt QCVN 07:2009/BTNMT đối với chỉ tiêu Cd
(10 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy, yếu tố vị trí cũng như yếu tố tầng
chôn lấp không ảnh hưởng đến hàm lượng Cadimi trong đất tại BCL
Suối Rao (p > 0,05).
b) Crom (Cr)
Hình 3. 5. Hàm lượng Crom trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
Hàm lượng Crom trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao dao
động từ 23,4 - 99,9 mg/kg, đạt giá trị trung bình 57,3 ± 17,8 mg/kg. Xét
theo vị trí, hàm lượng Cr cao nhất tại hố 43 (75,7± 25,7 mg/kg) và thấp
nhất tại hố 58 (35,1 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Cr giảm dần từ
tầng giữa (62 ± 18,3 mg/kg), tầng mặt (56,1 ± 14,3 mg/kg), đến tầng đáy
(54,1 ± 23,5 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy, yếu tố vị trí cũng như
yếu tố tầng chôn lấp không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê đối
với hàm lượng Crom trong đất tại BCL Suối Rao (p > 0,05).
c) Đồng (Cu)
Hình 3. 6. Hàm lượng Đồng trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
Hàm lượng Đồng trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao dao
động từ 22,8 - 910 mg/kg, đạt giá trị trung bình 123 ± 187 mg/kg. Xét
theo vị trí, hàm lượng Đồng cao nhất tại hố 57 (639 mg/kg) và thấp nhất
tại hố 60 (22,8 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Đồng giảm dần từ tầng
đáy (186 ± 307 mg/kg), tầng mặt (112 ± 157 mg/kg), đến tầng giữa (82
± 54 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy, yếu tố vị trí cũng như yếu tố
tầng chôn lấp không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê đối với hàm
lượng Đồng trong đất tại BCL Suối Rao (p > 0,05).
d) Niken (Ni)
Hình 3. 7. Hàm lượng Niken trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
Hàm lượng Niken trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao
dao động từ 12 - 137 mg/kg, đạt giá trị trung bình 34,9 ± 22,5 mg/kg.
Xét theo vị trí, hàm lượng Ni cao nhất tại hố 36 (66,2 ± 61,3 mg/kg) và
thấp nhất tại hố 60 (13,5 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Ni giảm dần
từ tầng đáy (40,2 ± 41,1 mg/kg), tầng giữa (35,7 ± 14,8 mg/kg), đến tầng
mặt (31,3 ± 9,8 mg/kg).
Tất cả các mẫu đều đạt và nhỏ hơn rất nhiều khi so sánh với QCVN
07:2009/BTNMT (1400 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy yếu tố vị trí,
cũng như yếu tố tầng chôn lấp không ảnh hưởng đến hàm lượng Ni có
trong đất tại BCL Suối Rao (p > 0,05).
e) Chì (Pb)
Hàm lượng Pb trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao dao
động từ 18 – 82,1 mg/kg, đạt giá trị trung bình 32,7 ± 12,7 mg/kg. Xét
theo vị trí, hàm lượng Pb cao nhất tại hố 57 (82,1 mg/kg) và thấp nhất tại
hố 02 (18,9 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Pb giảm dần từ tầng mặt
(34,2 ± 16,5 mg/kg), tầng đáy (32,4 ± 7,9 mg/kg), đến tầng giữa (30,6 ±
10,1 mg/kg).
Tất cả các mẫu đều đạt khi so sánh với QCVN 07:2009/BTNMT đối
với chỉ tiêu Pb (300 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy, yếu tố vị trí cũng
như yếu tố tầng chôn lấp không ảnh hưởng đến hàm lượng Pb có trong
đất tại BCL Suối Rao (p > 0,05).

Hình 3. 8. Hàm lượng Chì trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
f) Kẽm (Zn)
Hình 3. 9. Hàm lượng Kẽm trong đất của khối chất thải tại BCL Suối
Rao
Hàm lượng Zn trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao dao
động từ 30 – 2243 mg/kg, đạt giá trị trung bình 337 ± 472 mg/kg. Xét
theo vị trí, hàm lượng Zn cao nhất tại hố 29 (1358 mg/kg) và thấp nhất
tại hố 60 (29,9 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Zn giảm dần từ tầng
đáy (433 ± 751 mg/kg), tầng giữa (351 ± 389 mg/kg), đến tầng mặt (272
± 327 mg/kg).
Tất cả các mẫu đều đạt chuẩn khi so sánh với QCVN
07:2009/BTNMT đối với chỉ tiêu Zn (5.000 mg/kg). Phân tích Anova
cho thấy, yếu tố vị trí cũng như yếu tố tầng chôn lấp không ảnh hưởng
đến hàm lượng Zn trong đất tại BCL Suối Rao (p > 0,05).
g) Thủy ngân (Hg)
Hình 3. 10. Hàm lượng Thủy ngân trong đất của khối chất thải tại BCL
Suối Rao
Hàm lượng Hg trong đất của khối chất thải tại BCL Suối Rao dao
động từ 0,198 – 0,604 mg/kg, đạt giá trị trung bình 0,311 ± 0,089 mg/kg.
Xét theo vị trí, hàm lượng Hg cao nhất tại hố 29 (0,604 mg/kg) và thấp
nhất tại hố 60 (0,221 mg/kg). Xét theo tầng, hàm lượng Hg giảm dần từ
tầng mặt (0,338 ± 0,101 mg/kg), tầng đáy (0,299 ± 0,102 mg/kg), đến
tầng giữa (0,280 ± 0,040 mg/kg).
Tất cả các mẫu đều đạt và nhỏ hơn nhiều lần khi so sánh với QCVN
07:2009/BTNMT (4 mg/kg). Phân tích Anova cho thấy, yếu tố vị trí
cũng như tầng chôn lấp không ảnh hưởng đến hàm lượng Hg trong đất
tại BCL Suối Rao (p > 0,05).
2.1.2.2 Môi trường NDĐ
Để đánh giá ảnh hưởng của BCL Suối Rao đến chất lượng NDĐ,
Dự án đã tiến hành khảo sát lấy mẫu NDĐ tại 4 vị trí giếng khoan/đào
của các hộ dân khu vực xung quanh BCL theo 2 mùa (khô và mưa),
thông tin vị trí được thể hiện ở Bảng 3.9.
Bảng 3. 3. Vị trí lấy mẫu NDĐ khu vực xung quanh BCL Suối Rao
ST KH
X Y Thông tin vị trí
T M
Giếng sâu 70m, Chùa Chánh Giác, thôn
45415 116965
1 NN1 4, ấp Tân Khai, xã Suối Rao, cách BCL
8 6
2,5 km;
Giếng sâu 65m, Quán cà phê Tình Cờ,
45595 116984
2 NN2 đường Suối Rao – Phước Tân, xã Suối
5 3
Rao, cách BCL 950m;
45643 117014 Giếng sâu 73m, Hộ dân Lê Phúc Hải, tổ
3 NN3
1 7 9, thôn 4, xã Suối Rao, cách BCL 550m;
Giếng sâu 75m, Hộ dân Trương Văn
45662 117043
4 NN4 Buôn, thôn 4, xã Suối Rao, cách BCL
3 0
350m;
Kết quả đánh giá thể hiện ở phần sau:
a) Giá trị pH, TDS, COD và Amoni
Hình 3. 11. Giá trị pH, TDS, COD và Amoni trong NDĐ tại KV BCL
Suối Rao
 pH giảm nhẹ từ mùa khô (7,5 ± 0,13) sang mùa mưa (7,13 ± 0,1),
với giá trị dao động từ 7,35 – 7,67 vào mùa khô và 7,05 – 7,27
vào mùa mưa. Tất cả 4 vị trí đều đạt QCVN 09-MT:
2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NDĐ đối với chỉ
tiêu pH (5,5-8,5).
 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) tăng dần từ mùa khô sang mùa mưa,
với giá trị dao động từ 136 – 694 mg/l (trung bình 438 ± 233
mg/l) ở mùa khô và 515 – 718 mg/l (trung bình 615 ± 86 mg/l) ở
mùa mưa. Tất cả các vị trí đều đạt QCVN 09-MT: 2015/BTNMT
(1500 mg/l).
 Nồng độ COD vào mùa khô ở 4 vị trí quan trắc đều ở ngưỡng
KPH (<0,5 mg/l). Đến mùa mưa, có xu hướng tăng nhẹ với giá trị
dao động từ ngưỡng KPH – 0,65 mg/l. Tất cả các vị trí đều đạt
QCVN 09-MT: 2015/BTNMT (4 mg/l).
 Nồng độ Amoni có xu hướng tăng nhẹ từ mùa khô sang mùa mưa:
vào mùa khô, giá trị Amoni ở 4 vị trí đều ở ngưỡng KPH (<0,03
mg/l), đến mùa mưa tăng nhẹ tại 2 vị trí NN1 (0,06 mg/l) và NN3
(0,04 mg/l). Tất cả các vị trí đều đạt QCVN 09-MT:
2015/BTNMT (1 mg/l).
Phân tích Anova cho thấy: có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
theo mùa đối với giá trị pH (p = 0,047 <0,05). Các thông số còn lại
(TDS, COD, Amoni) đều không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
theo mùa cũng như theo vị trí quan trắc.
b) Thông số kim loại
Nồng độ các thông số kim loại Cr, Pb, Cu, Ni, Hg, Cd không phát
hiện trong NDĐ tại cả 2 mùa, do đó đều đạt chuẩn QCVN 09-MT:
2015/BTNMT. Đối với 4 thông số kim loại As, Fe, Mn, Zn, giá trị quan
trắc được thể hiện ở Hình 3. 12, chi tiết như sau:
 Nồng độ As giảm nhẹ từ mùa khô (0,0014 ± 0,001) sang mùa
mưa (0,0012 ± 0,0005), với giá trị dao động từ ngưỡng KPH
(<0,0005) – 0,0021 mg/l vào mùa khô và 0,0006 – 0,0017 mg/l
vào mùa mưa. Tất cả 4 vị trí đều đạt và nhỏ hơn rất nhiều so với
QCVN 09-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
NDĐ đối với chỉ tiêu As (0,05).
 Nồng độ Fe có xu hướng giảm dần từ mùa khô sang mùa mưa,
với giá trị dao động lần lượt là 0,017 – 0,807 mg/l (trung bình
0,292 ± 0,356 mg/l) ở mùa khô và ngưỡng KPH (<0,005) – 0,038
mg/l (trung bình 0,022 ± 0,016 mg/l) ở mùa mưa. Tất cả các vị trí
đều đạt QCVN 09-MT: 2015/BTNMT (5 mg/l).
 Nồng độ Mn vào mùa khô có giá trị trung bình là 0,169 ± 0,135
mg/l, dao động từ 0,008 – 0,302 mg/l. Đến mùa mưa, suy giảm
với giá trị trung bình 0,027 ± 0,024 mg/l, dao động từ ngưỡng
KPH (<0,005) – 0,058 mg/l. Tất cả các vị trí đều đạt quy chuẩn
QCVN 09-MT: 2015/BTNMT (0,5 mg/l).
 Nồng độ Zn có xu hướng giảm nhẹ từ mùa khô sang mùa mưa:
vào mùa khô giá trị dao động từ 0,009 – 0,047 mg/l (trung bình
0,025 ± 0,017 mg/l), đến mùa mưa giảm nhẹ với giá trị dao động
từ ngưỡng KPH (<0,005) – 0,04 mg/l (trung bình 0,013 ± 0,019
mg/l). Tất cả các vị trí đều đạt quy chuẩn QCVN 09-MT:
2015/BTNMT (3 mg/l).
Phân tích Anova cho thấy: không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê (p >0,05) theo mùa, cũng như vị trí quan trắc đối với nồng độ
các thông số KLN trong NDĐ khu vực xung quanh BCL Suối Rao.

Hình 3. 12. Nồng độ các thông số kim loại As, Fe, Mn và Zn trong NDĐ
tại khu vực BCL Suối Rao
2.1.2.3 Nước rỉ rác
Chất lượng NRR phát sinh tại BCL Suối Rao được đánh giá thông
qua 2 vị trí hố đào trong BCL. Thông tin vị trí và kết quả quan trắc được
thể hiện ở Bảng 3. 4.
Bảng 3. 4. KQPT nước rỉ rác tại BCL Suối Rao
Vi trí mẫu
NRR1 NRR2
Nước rỉ rác
STT Chỉ tiêu Đơn vị Nước rỉ rác 1 QCVN*
2 – Hố 43
– Hố 36 (độ
(độ sâu
sâu 3,9 m)
5,07 m)
o
1 pH, ở 25 C - 7,35 7,98 5,5 - 9
2 TDS mg/L 1070 1613 -
3 COD mgO2/L 1536 1296 400
+
4 N-NH4 mg/L 109 210 25
5 As mg/L 0,0144 0,0134 0,1
6 Fe mg/L 22,2 22,2 5
7 Cr mg/L 0,052 0,038 0,1
8 Mn mg/L 0,886 0,334 1
9 Pb mg/L 0,028 0,026 0,5
10 Cu mg/L 0,22 0,181 2
11 Ni mg/L 0,052 0,048 0,5
12 Hg mg/L KPH KPH 0,01
13 Cd mg/L KPH KPH 0,1
14 Zn mg/L 0,353 0,167 3
Ghi chú: (*) – QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải BCL chất thải rắn cột B và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột B
10000

1000
mg/l

NRR1
100 NRR2
QCVN

10

Hình 3. 13. Nồng độ các thông số quan trắc trong nước rỉ rác tại BCL
Suối Rao
Kết quả phân tích cho thấy NRR phát sinh tại BCL Suối Rao có dấu
hiệu ô nhiễm về hữu cơ (COD), dinh dưỡng (Amoni) và Fe. Trong đó:
COD dao động từ 1296 – 1536 mg/l vượt khoảng 3,5 lần so với quy
chuẩn cho phép; Amoni dao động 109 – 210 mg/l vượt 6,4 lần quy
chuẩn; Fe trung bình 22,2 mg/l vượt 4,4 lần quy chuẩn. Các thông số
còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép đối với NRR trong BCL CTR.
2.1.2.4 Môi trường không khí
Để đánh giá ảnh hưởng của BCL Suối Rao đến chất lượng KKXQ,
Dự án đã tiến hành khảo sát lấy mẫu không khí tại 6 vị trí thuộc khu vực
BCL theo 2 mùa (khô và mưa), thông tin vị trí được thể hiện ở Bảng
3.11.

Bảng 3. 5. Vị trí lấy mẫu KKXQ tại BCL Suối Rao


ST KH Tọa độ
Thông tin vị trí mẫu
T M X Y
45644 11707
1 KK1 Tại trung tâm BCL
7 80
45646 11705 Cách BCL về hướng Nam khoảng
2 KK2
5 39 180m
45668 11707 Cách BCL về hướng Đông khoảng
3 KK3
9 56 180m
45659 11708 Cách BCL về hướng Đông Bắc khoảng
4 KK4
1 78 50m
45635 11709 Cách BCL về hướng Tây Bắc khoảng
5 KK5
0 82 150m
45617 11707
6 KK6 Cách BCL về hướng Tây khoảng 100m
8 51
Kết quả đánh giá được thể hiện ở phần sau:
 Nồng độ H2S trong KKXQ khu vực BCL Suối Rao có xu hướng
tăng nhẹ từ mùa khô (0,002 ± 0,002 mg/m 3) sang mùa mưa (0,004
± 0,001 mg/m3), với giá trị dao động từ ngưỡng KPH (<0,002) –
0,005 mg/m3 vào mùa khô và 0,003 – 0,004 mg/m3 vào mùa mưa.
Tất cả các vị trí đều đạt chuẩn ở cả 2 mùa khi so sánh với QCVN
06:2009/BTNMT (0,042 mg/m3).
 Nồng độ NH3 giảm nhẹ từ mùa khô sang mùa mưa, với giá trị dao
động từ 0,02 – 0,08 mg/m3 (trung bình 0,05 ± 0,02 mg/l) ở mùa
khô và KPH (<0,01 mg/m3) ở tất cả các vị trí quan trắc vào mùa
mưa. Tất cả các vị trí ở cả 2 mùa đều đạt chuẩn khi so sánh với
QCVN 06:2009/BTNMT (0,2 mg/m3).
 Nồng độ CH3SH có xu hướng tăng nhẹ từ mùa khô sang mùa
mưa, với giá trị dao động từ ngưỡng KPH (<0,01) – 0,014 mg/m 3
vào mùa khô và từ ngưỡng KPH (<0,01) – 0,018 mg/m 3 vào mùa
mưa. Tất cả các vị trí ở cả 2 mùa đều đạt chuẩn khi so sánh với
QCVN 06:2009/BTNMT (0,05 mg/m3).
Phân tích Anova cho thấy: có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p
<0,05) theo mùa đối với thông số NH3 (p = 0,006) trong KKXQ khu vực
BCL Suối Rao.

Hình 3. 14. Giá trị H2S, NH3 và CH3SH trong KKXQ tại BCL Suối Rao
2.1.2.5 Đánh giá chung về hiện trạng môi trường BCL Suối Rao
 Môi trường đất trong khối chất thải không có dấu hiệu ô nhiễm,
các chỉ tiêu KLN đều đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng các
chất ô nhiễm trong đất giữa các tầng chôn lấp có biên độ dao
động nhỏ. Phân tích Anova cho thấy yếu tố vị trí hố đào và tầng
chôn lấp không ảnh hưởng đến hàm lượng các chất ô nhiễm trong
đất tại BCL.
 Môi trường NDĐ khu vực xung quanh BCL có chất lượng tốt, thể
hiện ở nồng độ các thông số ô nhiễm đều đạt quy chuẩn cho
phép. Các thông số TDS, COD, Amoni có xu hướng tăng từ mùa
khô sang mùa mưa, ngược lại các thông số KLN có xu hướng
giảm, tuy nhiên mức độ biến động ở 2 mùa là không đáng kể.
Phân tích Anova cho thấy, chỉ có giá trị pH chịu ảnh hưởng của
yếu tố thời gian (mùa), các chỉ tiêu còn lại đều không chịu sự ảnh
hưởng bởi yếu tố không gian (vị trí quan trắc) và thời gian.
 Chất lượng NRR phát sinh tại BCL có dấu hiệu ô nhiễm về hữu
cơ (COD), dinh dưỡng (Amoni) và Fe từ khối chất thải chôn lấp,
mức độ vượt dao động từ 3-6 lần so với quy chuẩn. Trong khi đó,
nồng độ KLN trong nước rỉ thấp và đều đạt chuẩn cho phép.
 Môi trường KKXQ có chất lượng tốt, nồng độ các thông số quan
trắc thấp và đều đạt quy chuẩn cho phép. Biên độ dao động giữa
2 mùa khá ít và có sự ảnh hưởng theo mùa đối với chỉ tiêu NH3.

3 KẾT LUẬN
Tác động của BCL Suối Rao đến môi trường xung quanh khá ít, thể
hiện ở các thông số quan trắc môi trường đất, nước dưới đất và không
khí xung quanh đều đạt quy chuẩn cho phép. Giá trị nước rỉ rác tại hố
đào vượt nhẹ ở hàm lượng COD, Amoni và Fe, do sự phân hủy của CTR
trong khối chất thải.

You might also like