You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

1. Thơ Đường luật


Khái niệm thơ Đường luật: thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ thời
nhà Đường ( 618 – 907 ) bên Trung Hoa, thể thơ phải tuân theo những luật lệ nhất
định.
- Thơ Đường luật và thơ Đường, thơ cổ phong là hai khái niệm khác nhau :
+ Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ thời nhà Đường bên Trung
Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật còn được gọi là thể thơ Đường luật
+ Thơ Cổ phong: ra đời TCN từ ca dao dân gian ( Kinh thi ), thơ tự do, không theo
quy định của luật thi
* Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ ĐL Hán, Nôm:
- Quy phạm bài Đường luật:
+ Luật bằng trắc – hệ thống ngang: luật bằng, luật trắc ( tính từ chữ thứ nhì của câu
đầu); lệ bất luận ( nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh ) -> “ Đòn cân thanh
điệu “, đảm bảo luân phiên B – T đối nhau “ trầm bổng du dương “
+ Niêm – hệ thống dọc ( nửa đầu ): câu trên “ niêm “ dính với câu dưới: bằng niêm
với bằng, trắc niêm với trắc ( tính theo chữ thứ nhì trong câu ) : 1 – 8; 2 – 3; 4 – 5;
6–7
+ Vần – hệ thống dọc ( nửa sau ): độc vận, vần bằng, cước vận ( 1-2-4-6-8), được
gieo theo hai kiểu : hạn vận, phóng vận
+ Bố cục: Phá đề - Thừa đề; Thực ( lĩnh ); Luận ( cảnh ); Kết
+ Đối: 2 câu thực và 2 câu luận ( hai liên thơ giữa ) phải đối nhau từng cặp
- Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ TNBC ( thể loại đặc trưng )
> Về nhịp điệu
+ Sự đối lập luân phiên của các thanh điệu B – T
+ Sự đối lập tuần tự của các vần chân B – T
+ Việc sử dụng các hình thức hài thanh, sóng âm thanh “ đối lập “, biến hóa hài
hòa
 Hiệu quả NT: tạo nên những mối quan hệ tương quan mật thiết; nâng đỡ
nhau, bao hàm nhau; sự chuyển vận năng động của câu thơ, là “hình thức tạo
nghĩa”, có giá trị mô phỏng – tạo tác – truyền dẫn cảm xúc, ý nghĩa của bài
thơ
 Về đối ngẫu: đối thanh, đối ý, đối điệu ( sự đối chọi giữa những câu “đối“ và
“không đối” ); bình đối, tiểu đối, đối tương đồng, tương phản
 Kiểu kết cấu song hành, đối ngẫu
- Thi pháp thể loại luật thi
+ Bức tranh thủy mặc, nét vẽ chấm phá, bố cục hài hòa, câu đối -> mô hình thế
giới Trời – Đất – Người
+ Kết hợp hội họa – thư pháp – thơ ca: chú trọng diễn tả những “ mối quan hệ
phối hợp”, “những phạm trù đối lập tương sinh”, âm – dương, cao – thấp, trên –
dưới,...
+ Đại diện mô hình thơ ca TH, phản ánh quan niệm thẩm mỹ, quan niệm nghệ
thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của người phương Đông cổ đại
+ Mối liên hệ “ tương khắc, tương hỗ, tương hợp, tương thông, tương sinh,
tương giao” giữa con người và vũ trụ
+ Tư tưởng biện chứng về sự sinh thành – chuyển hóa, nhịp điệu vận động
không ngừng của thế giới tự nhiên và xã hội
2. Ngâm khúc
2.1 Khái niệm: thể loại ngâm khúc/ khúc ngâm : 5 dấu hiệu nhận diện
- Phương thức biểu hiện: trữ tình – tự sự ( khác với truyện Nôm : tự sự - trữ tình )
- Chủ yếu là thơ STLB
- Chủ yếu là chữ Nôm
- Dung lượng lớn đến vài trăm dòng thơ
- Nội dung than vãn về tâm trạng đau buồn, sầu khổ kéo dài
2.2 Đặc trưng thể loại khúc ngâm STLB
- Kết cấu khúc ngâm: trùng điệp chu kì thơ 7-7-6-8

You might also like