You are on page 1of 2

Ngày 11/1/2007 tại trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt
Nam đã chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ
thành viên chính thức. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này.

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể
hiện qua các lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, cán cân xuất, nhập
khẩu,…
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn để
phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp cận với thị trường hàng hóa, dịch vụ, của các nước thành
viên và được hưởng mức thu nhập khẩu hấp dẫn. Đồng thời không bị phân biệt đối xử giữa
các nước thành viên tham gia. Điều này mang lại cơ hội để nước ta mở rộng thị trường xuất
khẩu ra nước ngoài. Tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trong nước được phát triển
tốt hơn nhờ quản lý theo quy định của “Tổ chức Thương mại Thế giới, cùng với đó là hệ
thống pháp luật theo cơ chế thị trường ngày càng được hoàn thiện. Từ đó đưa nền kinh tế
dịch chuyển và rút ngắn dần khoảng cách phát triển so với các nước trên thế giới. Có được
vị thế bình đẳng với các nước thành viên, mang lại nhiều cơ hội trong việc hoạch định chính
sách thương mại. Từ đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo được lợi
ích cho các doanh nghiệp. Bên cạnh các cơ hội, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức
được đặt ra. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, gặp phải nhiều đối thủ đáng gờm hơn.
Sản phẩm của nước ta phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ nước ngoài. Hàng hóa nước
ngoài nhập vào Việt Nam sẽ có mức thuế thấp và bình đẳng với hàng nội địa về những loại
phí, luật phí…Sự cạnh tranh này còn xuất hiện trên khía cạnh Nhà nước hoạch định chính
sách, chiến lược để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đảm bảo an ninh quốc
gia, bảo vệ môi trường và gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc, chống lại những lối sống thực
dụng. Sự biến động của thị trường kinh tế các nước sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam có
những biến động theo, từ đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế đúng đắn, hiệu quả. Tuy
nhiên, khi đứng trước những thách thức nếu Việt Nam biết tận dụng các khả năng từ cơ hội
và nội lực sẽ tạo ra thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt những thành tựu về thương mại nhất định. “X uất khẩu (XK)
hàng hóa tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm. Quy mô kim ngạch xuất khẩu (KNXK)
tăng từ 48,6 tỷ USD năm 2007. Tỷ trọng KNXK của khu vực kinh tế trong nước so với tổng
KNXK hàng hóa từ 42,8% năm 2007, giảm còn 28,5% năm 2016 và đạt mức 28,2% năm 2020;
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 57,2% năm 2007, đạt 71,5% năm 2016 và
71,8% năm 2020. Giai đoạn 2007 - 2020, tốc độ tăng trưởng KNXK của khu vực FDI đạt
16,9%/năm, khu vực kinh tế trong nước là 11,6%/năm. Trong giai đoạn 2007 - 2020, nhập khẩu
(NK) hàng hóa tăng bình quân 14,2%/năm. Quy mô kim ngạch nhập khẩu (KNNK) từ 62,8 tỷ
USD năm 2007. Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng NK bình
quân là 8,9%, khu vực FDI là 18,1%.
Theo mốc thời gian, tỷ trọng NK của khu vực kinh tế trong nước so với tổng KNNK từ 65,4%
năm 2007, tỷ trọng của khu vực FDI từ 34,6% năm 2007, tăng lên 71,5% năm 2016 và đứng ở
mức 64,3% năm 2020. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất,
XK và phục vụ các dự án đầu tư trong nước chiếm gần 88%; nhóm hàng không khuyến khích
NK chiếm tỷ lệ dưới 6%.
Theo thứ tự, châu Á vẫn là thị trường NK chủ yếu của Việt Nam, kế tiếp là châu Mỹ, châu Âu,
châu Đại Dương, châu Phi.
Về cơ cấu, giai đoạn 2007 - 2020, Trung Quốc chiếm tỷ trọng bình quân 32,1% tổng KNNK hàng
hóa; Hàn Quốc: 17,7%; ASEAN: 11,5%; Nhật Bản: 7,8%; EU: 7,1%; Mỹ: 5,3%.
Các thị trường, đối tác có xu hướng tăng (xét về tỷ trọng so với tổng KNNK) bao gồm: Trung
Quốc từ 20,3% năm 2007, tăng lên 28,6% năm 2019 và 32,1% năm 2020”; Hàn Quốc từ 8,51%
năm 2007, tăng lên 18,4% năm 2016, đạt mức 17,7% năm 2020; Mỹ từ 2,7% năm 2007.

You might also like