You are on page 1of 6

1. Khái niệm tội phạm học?

2. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học?


3. Phương pháp nghiên cứu tội phạm học?
4. Nhiệm vụ của tội phạm học?
5. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học luật hình sự?
6. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học luật tố tụng hình sự?
7. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học điều tra hình sự?
8. Mối liên hệ của tội phạm học với xã hội học và tâm lý học?
9. Khái niệm tình hình tội phạm?
10. Khái niệm nguyên nhân của tội phạm?
11. Phân biệt các khái niệm “nguyên nhân của tội phạm”, “điều kiện của tội
phạm”, “tính quyết định của tội phạm”?
12. Khái niệm nhân thân người phạm tội?
13. Khái niệm cơ chế của hành vi phạm tội?
14. Khái niệm nạn nhân của tội phạm?
15. Khái niệm dự báo tội phạm?
16. Khái niệm phòng ngừa tội phạm?
17. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong tội phạm học?
18. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học?
19. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học?
20. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ chế của hành vi phạm tội trong tội phạm học?
21. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học?
22. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tội phạm trong tội phạm học?
23. Ý nghĩa của việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học?
24. Phân tích các thuộc tính của tình hình tội phạm?
25. Vai trò của những dấu hiệu định lượng trong nghiên cứu về tình hình tội
phạm?
26. Vai trò của những dấu hiệu định tính trong nghiên cứu về tình hình tội phạm?
27. Mối liên hệ giữa những dấu hiệu định lượng và những dấu hiệu định tính của
tình hình tội phạm?
27. Nội dung những dấu hiệu định lượng của tình hình tội phạm?
28. Nội dung những dấu hiệu định tính của tình hình tội phạm?
29. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn?
30. Trình bày cách phân loại nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở những mức độ
khác nhau (mức độ tâm lý, xã hội, triết học)?
31. Những đặc điểm cơ bản của nhân thân người phạm tội?
32. Nêu căn cứ và ý nghĩa của việc phân loại và dạng người phạm tội?
33. Phân tích động cơ của tội phạm trong cơ chế của hành vi phạm tội?
34. Vai trò của những tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội?
35. Vai trò của nhân thân trong cơ chế của hành vi phạm tội?
36. Phân tích sự tác động của kết quả của tội phạm đến nhân thân người phạm tội
trong cơ chế của hành vi phạm tội?
37. Phân tích sự tác động của môi trường bên ngoài đến việc hình thành nhân
thân người phạm tội?
38. Phân tích sự tương tác lẫn nhau giữa môi trường bên ngoài và nhân thân
người phạm tội trong việc hình thành động cơ của tội phạm?
39. Sự hình thành và phát triển khái niệm nạn nhân của tội phạm trong tư pháp
hình sự?
40. Đối tượng nghiên cứu của nạn nhân học?
41. Nạn nhân học nghiên cứu nạn nhân ở những mức độ nào?
42. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi phạm tội?
43. Ý nghĩa tội phạm học của việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa người phạm tội
và nạn nhân?
44. Phân loại nạn nhân của tội phạm?
45. Nguyên nhân của nạn nhân hóa?
46. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự?
47. Các quyền của nạn nhân của tội phạm?
48. Phân tích vai trò của tình huống trong nạn nhân học?
49. Phương pháp phép ngoại suy trong dự báo tội phạm?
50. Phương pháp đánh giá chuyên gia trong dự báo tội phạm?
51. Phương pháp kiểu mẫu trong dự báo tội phạm?
52. Nội dung của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm?
53. Ý nghĩa của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm?
54. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm?
55. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong phòng ngừa tội phạm?
56. Vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong phòng ngừa tội phạm?
57. Vai trò của các cơ quan chấp hành của Nhà nước từ trung ương đến địa
phương trong phòng ngừa tội phạm?
58. Vai trò của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa tội
phạm?
59. Vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án trong phòng ngừa tội
phạm?
60. Những cơ sở khoa học của việc tổ chức phòng ngừa tội phạm?
61. Trình bày các đề án của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm 1998
62. Khái niệm tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
63. Ý nghĩa của tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
64. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội đối
với người phạm tội?
65. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố kiềm chế trong tái hòa nhập xã hội
đối với người phạm tội?
66. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội đối
với người phạm tội?
67. Tái hòa nhập xã hội có thể được coi là một biện pháp phòng ngừa tội phạm
không? Vì sao?
68. Những đặc điểm sinh học và xã hội của nhân thân người phạm tội?
69. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong công tác phòng
ngừa tội phạm?
70. Vai trò của tình hình tội phạm trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân của tội
phạm?
71. Mối liên hệ giữa nguyên nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội và cơ
chế của hành vi phạm tội?
72. Có thể nói tình hình tội phạm là bước đầu tiên trong việc đề ra các giải pháp
phòng ngừa tội phạm không? Vì sao?
73. Nhân thân người phạm tội và nhân thân nạn nhân của tội phạm có mối liên hệ
nào không? Vì sao?
74. Từ vị trí công tác hoặc nơi sinh sống của mình, anh (chị) hãy phân tích một
biện pháp phòng ngừa tội phạm đã được áp dụng hiệu quả? (sử dụng kiến thức tội
phạm học đã được trang bị)
75. Thông qua một đạo luật chuyên ngành, hãy làm rõ vai trò của các tổ chức xã
hội trong phòng ngừa tội phạm?
76. Vai trò của cá nhân trong phòng ngừa tội phạm? Nêu ví dụ minh họa?
77. Bằng những kiến thức tội phạm học được trang bị, hãy phân tích tầm quan
trọng của việc xã hội hóa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm?
78. Mối liên hệ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và toà án với các chủ thể khác
trong phòng ngừa tội phạm được thể hiện như thế nào?
79. Hệ thống thống kê hình sự có ảnh hưởng thế nào đến vấn đề tội phạm ẩn của
một quốc gia?
80. Nạn nhân đóng vai trò như thế nào trong việc xác định tội phạm ẩn?
81. Phân loại các học thuyết giải thích về nguyên nhân của tội phạm?
82. Vai trò của các học thuyết tội phạm học trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân
của tội phạm?
83. Trình bày các học thuyết về sinh học trong giải thích nguyên nhân của tội
phạm?
84. Trình bày các học thuyết về tâm lý trong giải thích nguyên nhân của tội
phạm?
85. Trình bày các học thuyết về cấu trúc xã hội trong giải thích nguyên nhân của
tội phạm?
86. Trình bày các học thuyết về quá trình xã hội trong giải thích nguyên nhân của
tội phạm?
87. Trình bày các học thuyết về xung đột xã hội trong giải thích nguyên nhân của
tội phạm?
88. Vai trò của đạo luật chuyên ngành trong phòng ngừa tội phạm? Lấy ví dụ
minh họa?
89. Phân tích một hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua một
đạo luật chuyên ngành?
90. Phân tích một hệ thống các chủ thể phòng ngừa tội phạm thông qua một đạo
luật chuyên ngành?
91. Vai trò của tội phạm học trong phòng ngừa các mối đe dọa của an ninh phi
truyền thống?
92. Tội phạm học giúp ích gì cho công việc của anh (chị)?
93. Sự tác động của các nghiên cứu tội phạm học đến chính sách hình sự?
94. Nhận thức của anh (chị) về hệ thống phòng ngừa tội phạm?
95. Tội phạm học có vai trò thế nào trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm?
96. Vai trò của những yếu tố nguy cơ và những yếu tố kiềm chế trong phòng
ngừa tái phạm tội?
97. Tội phạm ẩn có vai trò như thế nào trong việc làm sáng tỏ tình hình tội phạm?
98. Sự hình thành và phát triển tội phạm học Việt Nam?
99. Sự hình thành và phát triển tội phạm học thế giới?
100. Những xu hướng chính trong nghiên cứu và phát triển tội phạm học hiện đại?
101. Khái niệm và các đặc điểm của phòng ngừa tội phạm?
102. Mục đích của phòng ngừa tội phạm?
103. Nội dung của phòng ngừa tình huống phạm tội?
104. Nội dung của phòng ngừa tội phạm thông qua sự phát triển xã hội?
105. Nội dung của phòng ngừa tội phạm dựa trên cộng đồng?
106. Phòng ngừa tình huống phạm tội dựa trên nền tảng những học thuyết nào?
107. Phòng ngừa tội phạm thông qua sự phát triển xã hội dựa trên nền tảng những
học thuyết nào?
108. Phòng ngừa tội phạm trên cơ sở cộng đồng dựa trên nền tảng học thuyết nào?
109. Nội dung của phòng ngừa tội phạm thông qua thiết kế môi trường vật chất?
110. Trình bày kiểm soát xã hội đối với tội phạm?
111. Trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu
định tính?
112. Trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm?
113. Trình bày phương pháp nghiên cứu quan sát và phỏng vấn?
114. Trình bày phương pháp nghiên cứu số liệu tổng hợp?
114. Trình bày phương pháp nghiên cứu theo chiều dọc?
115. Trình bày phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp?
116. Trình bày phương pháp nghiên cứu tự báo cáo?
117. Trình bày phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự?
118. Trình bày phương pháp nghiên cứu nghiên cứu tình huống?
119. Trình bày phương pháp nghiên cứu khảo sát?

You might also like