You are on page 1of 2

DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH NHÀ MẠC

Và di tích lịch sử cuối cùng mà chúng mình muốn giới thiệu đến các bạn là thành
nhà Mạc. Để hiểu hơn về thành nhà Mạc, mời các bạn hướng mắt lên sân khấu.
Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 7, phường Tân Quang, thành phố Tuyên
Quang. Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào
thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19)
Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao
thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng
quê cách mạng Tuyên Quang.

Cổng Thành phía Tây môn

Thành Tuyên Quang còn có tên gọi khác là thành nhà Mạc nhưng cho đến nay
chưa thấy có tài liệu cổ sử nào nhắc đến sự ra đời của thành Tuyên Quang vào thời
Mạc - thế kỷ XVI, mà chỉ dựa trên cơ sở những hiện vật tại thành như: Gạch vồ
(gạch đặc trưng của thời Mạc - thế kỷ XVI), súng thần công, đồ gốm v.v... và ghi
chép những đợt tu sửa thành vào thời Nguyễn.
Đến thời Nguyễn, thành được xây dựng lại cho chức năng quân sự và hành chính,
được triều Nguyễn coi trọng là tòa thành trấn giữ mạn Bắc, che chở cho kinh thành
Thăng Long:

"An biên viễn sứ Ưu Kim Ngọc


Tuyên Quang vạn thuở trấn Thăng Long"

(An Biên là nơi xa xôi có nhiều vàng ngọc quý


Thành Tuyên từ trước đến giờ trấn giữ kinh thành Thăng Long).

Thành Tuyên Quang thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, là một trong
những di tích thành luỹ giai đoạn nửa cuối thế kỷ thứ XVI. Đây cũng là nơi đã diễn
ra nhiều trận đánh chống quân triều đình nhà Nguyễn của các cuộc khởi nghĩa
nông dân; các trận đánh Pháp của liên quân Việt – Trung; đánh phát xít Nhật giành
chính quyền cách mạng; nơi đặt Tổng trạm tù binh Pháp trao trả cho Chính phủ
Pháp sau chiến thắng Điện Biên Phủ; nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với
nhân dân Tuyên Quang khi Người về thăm Tuyên Quang.

Cho đến nay, Thành Tuyên Quang là một biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên
Quang, là một trong số ít tòa thành còn lại trong cả nước. Tuy không còn nguyên
vẹn, nhưng thành Tuyên Quang còn giữ lại được những phần cơ bản của một toà
thành quân sự, hành chính của chế độ phong kiến Việt Nam, đó là dấu tích vô cùng
có ý nghĩa đối với vùng đất được gọi là “Phên dậu của kinh thành Thăng Long”, là
“bức thành thép của quốc gia” như rất nhiều sử gia đã nhận xét.

Câu hỏi:

1)

You might also like