You are on page 1of 2

BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHỎI CĂN BỆNH TRẦM CẢM VÌ MỘT THÀNH

PHỐ VĂN MINH


- Trước hết chúng ta cần hiểu một “thành phố văn minh” là gì? Theo quan điểm của mỗi
người, thành phố văn minh sẽ được định nghĩa khác nhau. Sẽ là một thành phố phát triển,
một thành phố người dân được sống ấm no, cơ sở hạ tầng được nâng cấp,.. Những điều
đấy là đúng, nhưng chưa đủ. Với chúng tôi, một thành phố văn minh còn phải là một
thành phố mà nơi đó trẻ vị thành niên được bảo vệ về mặt tâm hồn lẫn thể xác. Tại sao tôi
lại nói về vấn đề này? Bởi vì trẻ vị thành niên bị trầm cảm đang là một vấn nạn nhức nhối
mà chúng ta luôn chỉ đón nhận chúng chứ chưa có một giải pháp nào hoàn toàn cho vấn
nạn này.
- Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia
người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm
đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở
Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu
thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng
20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
- Tại sao tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên ở thành phố HCM của chúng ta nói
riêng và cả nước Việt Nam nói chung lại ngày càng tăng như vậy? Bây giờ tôi xin kể với
mọi người một câu chuyện về cậu bé năm nhất đại học lần đầu bước chân đến thành phố
để đi học nhưng lại quyết định gieo mình xuống sông với chiếc cặp đầy đá. Vậy cho tôi
xin hỏi, sức nặng ở chiếc ba lô của em có phải là sức nặng của những kg đá hay không
hay đó chính là sức nặng của áp lực cuộc sống, học tập và những kì vọng xa vời của cha
mẹ đặt lên đôi vai bé nhỏ của em ấy. Sài Gòn của chúng ta luôn được xem là một thành
phố của tự do, là tương lai, là ước mơ mà hầu hết giới trẻ muốn tới để trải nghiệm, để
phát triển nhưng ở nơi thành phố tượng trưng cho tự do ấy, em ấy lại chọn cho mình một
sự kết thúc trong sự bó buộc, bế tắc.
- Vậy chúng ta hãy đặt câu hỏi rằng cha mẹ chúng ta có đang thật sự quan tâm đến cảm
xúc của con em chúng ta hay không hay chúng ta đang áp đặt những điều chúng ta muốn
lên những đứa em, đứa con của chúng ta. Chúng ta luôn kì vọng về một tương lai tốt đẹp
cho con trẻ, một tương lai mà bây giờ con phải cố gắng, con phải nỗ lực, con phải học
giỏi môn này con phải đạt được giải kia, một tương lai con có thể cười, con có thể hạnh
phúc những cha mẹ không biết rằng bây giờ con không hạnh phúc, con không vui vẻ với
những đống bài tập hay những ngày học không thấy giờ nghỉ. Vậy cha mẹ chúng ta có
thật sự nghĩ đến hạnh phúc thật sự của con trẻ hay không hay cha mẹ chúng ta đang nghĩ
đến “à tôi nghĩ như thế con tôi sẽ hạnh phúc”. Chính những áp đặt ấy mà một câu chuyện
đã xảy ra khi câu bé lớp 9 đã nhảy từ tòa nhà cao tầng ngay trước mặt bố của mình với
những dòng tâm thư ngay trên cuốn vở địa còn ghi dở như chính cuộc đời của em.
Hiện nay thành phố chúng ta đã và đang có nhiều chương trình cho trẻ em như tổ chức
chương trình 1/6, trung thu,… nhưng chưa có nhiều chương trình, tổ chức cụ thể có thể
giúp các em vượt qua những giai đoạn khó khăn hay những điều đó chỉ xuất hiện sau khi
mọi chuyện đã rồi, chúng ta chỉ tổ chức ra chỉ để chữa cháy. Chúng ta cần có những tổ
chức có đương dây nóng nơi có những bác sĩ, chuyên gia tâm lý mà khi các bạn trẻ cảm
thấy cần được cảm thông, cần được chia sẻ thì sẽ được chia sẻ kịp thời, ngay lập tức chứ
không phải đợi đến lúc muộn màng tiếc nuối.

You might also like