You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP CHUYÊN MÔN 1


CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
SAIGON CO.OP BÌNH ĐỊNH

Học viên thực hiện:


Lớp:
Thời gian thực tập:
Địa chỉ:
Cán bộ hướng dẫn:
Giảng viên hướng dẫn:

BÌNH ĐỊNH
0
Mục lục

Mục lục ………..………………………………….………………….....1


Danh sách thành viên nhóm.…………………………………..………...2

1. Các nội dung về hộ chiếu. So sánh giữa Hộ chiếu và Thị thực; Đại sứ
quán và Lãnh sự quán………………… ……………………..…..…3
2. Cho biết các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cho phép người nước
ngoài nhập cảnh và xuất cảnh bằng thị thực điện tử………...………12
Tài liệu tham khảo…......……………………………………………… 17

1
Thành viên nhóm:

1. Võ Văn Thân – 4554060103 – QTDVDL&LH K45B – Nhóm trưởng


2. Nguyễn Hoàng Tuấn Anh – 4554060003 – QTDVDL&LH K45B
3. Nguyễn Thị Nhuận Cầm – 4554060010 – QTDVDL&LH K45B
4. Nguyễn Thị Huyền Hảo – 4554060027 – QTDVDL&LH K45B
5. Võ Thị Thu Huyền – 4554060038 – QTDVDL&LH K45B
6. Trương Du Kỵ - 4554060048 – QTDVDL&LH K45B
7. Phạm Thị Thanh Quyên – 4554060084 – QTDVDL&LH K45B
8. Trần Hồng Thắm – 4554060101 – QTDVDL&LH K45B
9. Thái Minh Tiến – 4554060117 – QTDVDL&LH K45B
10. Lưu Trọng Tiến – 4554060116 – QTDVDL&LH K45B

2
Đề bài:

Anh/chị hãy trình bày:

1. Các nội dung về hộ chiếu. So sánh giữa Hộ chiếu và Thị thực; Đại
sứ quán và Lãnh sự quán
2. Cho biết các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cho phép người nước
ngoài nhập cảnh và xuất cảnh bằng thị thực điện tử

Bài làm:

Câu 1:

1. Nội dung về hộ chiếu

1.1. Định nghĩa

- Hộ chiếu (gọi là passport) là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà


nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt
Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân
thân.

1.2. Nội dung

- Ngoài ra, trên hộ chiếu có đầy đủ các thông tin cơ bản, bao gồm: ảnh
chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc
tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan
cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh
nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công
vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại. Ngôn ngữ trong hộ chiếu bao gồm cả
tiếng Việt và tiếng Anh. Do có đầy đủ các thông tin về nhận diện cá
3
nhân, vì vậy trong một vài trường hợp bạn bị mất chứng minh thư hay
chưa được cấp căn cước công dân có thể sử dụng hộ chiếu thay thế để:

• Thực hiện giao dịch tại ngân hàng


• Yêu cầu cấp lại giấy phép lái xe bị mất

• Làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến tàu bay nội địa
• Đến ngân hàng rút tiền
• Ký kết hợp đồng,…

1.3. Phân loại

1.3.1. Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, Việt Nam đang cấp 03 loại


hộ chiếu gồm:

• Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport), trang bìa màu nâu đỏ, gồm
48 trang.
o Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật
Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra
nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. o Thời hạn: có giá trị trong
vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. o Cơ quan
cấp: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ
Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại
nước ngoài.
• Hộ chiếu công vụ (Official Passport), trang bìa màu xanh lá cây đậm,
gồm 48 trang.
o Cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công
chức, viên chức, Công an, Quân đội,…được cơ quan, người có thẩm quyền
cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. o Thời hạn:
có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. o Cơ quan
4
cấp: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ
Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại
nước ngoài.
• Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport), trang bìa màu xanh tím.
o Cấp cho công dân Việt Nam.

o Thời hạn của hộ chiếu phổ thông là bao lâu?


▪ Hộ chiếu cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên: có giá trị không quá 10
năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn, gồm 48 trang
▪ Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi: có giá trị không quá 05 năm, tính
từ ngày cấp và không được gia hạn, gồm 48 trang.
▪ Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc
mẹ: thời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không
quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó, gồm 48 trang.
▪ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12
tháng và không được gia hạn, gồm 12 trang. o Cơ quan cấp: Phòng
Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi thường trú hoặc tạm trú với trường hợp chưa có thẻ căn
cước công dân và tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi trong trường hợp có
thẻ căn cước công dân, hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam
tại nước ngoài nếu công dân Việt Nam đang ở nước ngoài.

1.3.2. Nếu phân loại theo mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập
cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:

• Hộ chiếu không gắn chip điện tử: cấp cho mọi đối tượng, từ 01/07/2022,
Bộ Công An đã triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử

5
theo mẫu mới nhất. Theo đó, mẫu hộ chiếu mới có màu xanh dương đậm
thay vì xanh lá cây như trước kia. Trên mỗi trang là hình ảnh tiêu biểu
phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng
của đất nước như: Vịnh Hạ Long, Kinh đô Huế, Đền Hùng, Phố cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn, Bến cảng Nhà Rồng, Cột cờ Lũng Cú, cổng Tò
Vò – Đảo Lý Sơn,…nhằm khẳng định và quảng bá những hình ảnh đẹp
của Việt Nam ra thế giới.

Mẫu hộ chiếu phổ thông mới đảm bảo các kỹ thuật bảo an và khó làm
giả, giúp công dân có thể yên tâm sử dụng, hạn chế những rắc rối có thể
xảy ra.

Lưu ý:

- Công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu cũ trước ngày 01/07/2022 sẽ tiếp
tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.
- Hộ chiếu mẫu cũ cấp sau ngày 01/07/2022 sẽ không có giá trị.

Hộ chiếu gắn chip điện tử: chỉ được cấp cho người trên 14 tuổi hoặc
cấp theo thủ tục rút gọn. Ngày 01/03/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp
hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật
xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Là hộ chiếu có gắn thiết bị
điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ
ký của người cấp,cơ bản giống với hộ chiếu không gắn chíp điện tử với
bìa màu xanh tím than. Để phân biệt với hộ chiếu không gắn chíp điện
tử, ở trang bìa đầu tiên của cuốn hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu
tượng chíp điện tử.

6
Chíp điện tử được đặt tại trang bìa sau của cuốn hộ chiếu để lưu trữ
thông tin nhân thân và thông tin sinh trắc học của người được cấp hộ
chiếu (gồm ảnh mặt, vân tay…) và chữ ký số của cơ quan cấp hộ chiếu.

Những lợi ích cơ bản của hộ chiếu có gắn chíp điện tử:

• Tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước có ứng dụng công nghệ nhận
dạng sinh trắc học để kiểm soát hộ chiếu
• Giúp người sở hữu được ưu tiên khi xét duyệt thị thực nhập cảnh
• Có tính bảo mật thông tin cao do được lưu trữ trong con chíp nên rất khó
sao chép thông tin
• Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của
hộ chiếu Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam trong khu
vực và thế giới.

1.4. Hướng dẫn làm hộ chiếu

Có 2 cách để làm hộ chiếu như sau:

1.4.1 Làm hộ chiếu trực tiếp:

Trình tự các bước làm hộ chiếu trực tiếp bạn có thể tham khảo các
bước sau:

• Bước 1: Điền tờ khai mẫu.


• Bước 2: Nộp hồ sơ, chụp ảnh và lấy vân tay o Công chức làm thủ tục
kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất,
nhập cảnh. o Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị
cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu (trong trường hợp đến trực tiếp
cơ quan có thẩm quyền làm hộ chiếu
• Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả.
7
1.4.2.Làm hộ chiếu online:

• Để tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể làm hộ chiếu online ở bất
cứ đâu, bất cứ vị trí nào miễn là có thiết bị điện tử kết nối internet. Lưu ý
điều kiện là bạn phải có căn cước công dân gắn chíp điện tử. Thông qua
web
https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn

- Những lưu ý quan trọng khi làm hộ chiếu Việt Nam:

• Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người
chưa đủ 14 tuổi là những người không đủ nhận thức và khả năng để tự
mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của mình một
cách độc lập nên phải có người khác làm thay.
• Trẻ em dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với bố mẹ.
• Khi khai đơn xin cấp hộ chiếu bạn cần khai chính xác và trung thực, trên
tờ khai dán ảnh phải có dấu giáp lai.

• Hộ chiếu phổ thông đã bị hủy giá trị sử dụng do bị mất ở trong nước, sau
khi tìm lại còn nguyên vẹn và có thị thực do nước ngoài cấp còn thời hạn
thì được xem xét khôi phục.
• Mỗi loại hộ chiếu sẽ được tiếp nhận xử lý bởi các cơ quan khác nhau vì
vậy bạn cần tìm hiểu rõ đơn vị tiếp nhận cho trường hợp của mình là đơn
vị nào.

2. So sánh giữa Hộ chiếu và Thị thực?

2.1. Định nghĩa

8
- Hộ chiếu (Passport) là giấy tờ do một Chính phủ cấp cho công dân
nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và
được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.

- Thị thực (Visa) là chứng nhận do Chính phủ một nước cấp cho người
nước ngoài muốn đến nước họ.

2.2. So sánh
Hộ chiếu (Passport) Thị thực (Visa)
Mối quan hệ Có trước và là giấy tờ bắt buộc Được cấp bằng cách
phải có để cấp visa. đóng dấu hoặc dán vào
hộ chiếu tùy theo quy
định của các nước khác
nhau. Cũng có nước
cấp visa rời, tuy nhiên
visa

luôn phải được kẹp


cùng hộ chiếu để thực
hiện các thủ tục xuất
nhập cảnh

Mục đích sử Được dùng trong nước và nước Chỉ có giá trị sử dụng
dụng ngoài như một loại giấy tờ tùy với mục đích nhập cảnh
thân, nhân thân, và trong một số và lưu trú tại nước
trường hợp có thể thay thế ngoài ( nước cấp visa).
CMND/CCCD.

9
Hình thức Đóng thành quyển Có thể là giấy tờ hoặc
đường link điện tử.

3. So sánh Đại sứ quán và Lãnh sự quán?

3.1. Định nghĩa

- Đại Sứ Quán chính là cơ quan đại diện ngoại giao cho một quốc gia tại
một quốc gia khác, cơ quan này chỉ được thiết lập khi hai nước có quan
hệ ngoại giao cùng nhau và đồng ý thiết lập ra cơ quan ngoại giao.

- Lãnh Sứ Quán là cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng của lãnh sự và
thường trực thuộc cơ quan đại diện chính của Nhà nước tại Thủ đô của
nước ngoài đó.

3.2. So sánh
Tiêu chí Đại sứ quán Tổng lãnh sự quán, lãnh sự
quán

Giống nhau Đều là cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính
thức của một quốc gia trong quan hệ với quốc gia, vùng
lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý
hoạt động đối ngoại.

Mục đích Cơ quan được thiết lập khi Cơ quan được thiết lập sau
hai nước có quan hệ ngoại Đại Sứ Quán, cơ quan này
giao cùng nhau và đồng ý được thiết lập khi mà quan hệ
thiết lập nên cơ quan ngoại ngoại giao của hai nước đã
giao. đạt đến một mức nào đó, thấy
cần thiết phải có Tổng Lãnh
Sứ Quán.

10
Vị trí Đặt tại thủ đô của quốc gia Đặt tại các thành phố lớn của
có Đại sứ quán. quốc gia có Tổng Lãnh sự
quán, Lãnh sự quán.

Chức vụ Đứng đầu là Đại sứ đặc Đứng đầu Tổng Lãnh sự quán
trong cơ mệnh toàn quyền hoặc Đại là Tổng Lãnh sự.
quan đại biện trong trường hợp chưa
diện cử Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền. Đứng đầu Lãnh sự quán là
Lãnh sự.

Tiếp đó là Đại sứ, Công sứ,


Tham tán công sứ, Tham
tán, các Bí thư, Tùy viên. Tiếp đó là Phó Tổng Lãnh sự,
Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy
viên lãnh sự.

Chức năng, Thực hiện chức năng đại Thực hiện chức năng, nhiệm
nhiệm vụ diện tại một hay nhiều quốc vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự
gia hoặc tổ chức quốc tế, và và có thể thực hiện chức
có thể thực hiện chức năng, năng, nhiệm vụ này ngoài khu
nhiệm vụ ngoại giao, lãnh vực lãnh sự nếu có thỏa thuận
sự do quốc gia khác ủy khác.
nhiệm.

Lĩnh vực Hoạt động của Đại sứ quán Hoạt động của Lãnh sự quán
rộng hơn, gồm nhiều lĩnh hẹp hơn, chủ yếu về kinh tế
hoạt động
vực chính trị, quân sự, kinh và visa.
tế, văn hóa, …

11
Ngoại giao Chỉ Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Tổng lãnh sự quán chịu trách
Quyền mới có quyền hạn nhiệm trong vùng mà mình
thay mặt chính phủ nước đó quản lý.
truyền đạt những ý kiến
quan trọng.

Câu 2:

1. Danh sách Cửa khẩu Quốc tế tại Việt Nam

- Cửa khẩu quốc tế đường bộ:

1. Móng Cái (Quảng Ninh) – Đông Hưng (Trung Quốc)

2. Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Bằng Tường Hữu Nghị quan (Trung Quốc)

3. Tà Lùng (Cao Bằng) – Thủy Khẩu (Trung Quốc)

4. Thanh Thủy (Hà Giang) – Thiên Bảo (Trung Quốc)

5. Lào Cai (Lào Cai) – Hà Khẩu (Trung Quốc)

6. Tây Trang (Điện Biên) – Sop Hun (Lào)

7. Chiềng Bông (Sơn La) – Nabe (Lào)

8. Na Mèo (Thanh Hóa) – Namsoi (Lào)

9. Mường Chanh (Thanh Hóa) – Ban Top Xay Bua (Lào)

10. Nậm Cắn (Nghệ An) – Namkan (Lào)

11. Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Namphao (Lào)

12. Cha Lo (Quảng Bình) – Naphao (Lào)

13. Lao Bảo (Quảng Trị) – Den Savanh (Lào)

12
14. La Lay (Quảng Trị) – Lalay (Lào)

15. Bờ Y (Kon Tum) – Phou Keua (Lào)

16. Gánh Đa (Đăk Lăk) – Xneng Chau La (Campuchia)

17. Lệ Thanh (Gia Lai) – O’Yadaw (Campuchia)

18. Hoa Lư (Bình Phước) – Trapeang Srer (Campuchia)

19. Xa Mát (Tây Ninh) – Trapeang Phlong (Campuchia)

20. Mộc Bài (Tây Ninh) – Bavet (Campuchia)

21. Dinh Bà (Đồng Tháp) – Banteay Chakrey (Campuchia)

22. Thường Phước (Đồng Tháp) – Kaoh Roka (Campuchia)

23. Vĩnh Xương (An Giang) – Kaam Samnor (Campuchia)

24. Tịnh Biên (An Giang) – Phnom Den (Campuchia)

25. Hà Tiên (Kiên Giang) – Prek Chăk (Campuchia)

26. Bình Hiệp (Long An) – Prey Veir (Campuchia)

- Danh sách Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế tại Việt Nam:

1. Sân bay Nội Bài (Thủ đô Hà Nội)

2. Sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh)

3. Sân bay Cam Ranh ( Khánh Hòa)

4. Sân bay Đà Nẵng ( Thành phố Đà Nẵng)

5. Sân bay Cát Bi (Hải Phòng)

6. Sân bay Cần Thơ (Cần Thơ)

7. Sân bay Phú Quốc (Kiên Giang)

8. Sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế)


13
9. Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh)

-Danh sách Cửa khẩu Quốc tế đường biển:


1. Cảng Cái Lân/ Hòn Gai (Quảng Ninh)
2. Cảng Hải Phòng (Hải Phòng)
3. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa)
4. Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
5. Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)
6. Cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế)
7. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
8. Cảng Kỳ Hà (Quảng Nam)
9. Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
10. Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
11. Cảng Ba Ngòi (Khánh Hòa)
12. Cảng Nha Trang (Khánh Hòa)
13. Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
14. Cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)
15. Cảng Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

16. Cảng Cần Thơ (Cần Thơ)


17. Cảng An Thới (Phú Quốc - Kiên Giang) - Cửa Khẩu quốc tế bằng
đường sắt:

1. Đồng Đăng - Lạng Sơn - Trung Quốc

2. Lào Cai - Hekou (Hà Khẩu) - Trung Quốc

2. Thị thực điện tử

14
- Thị thực điện tử là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp
cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị thực điện tử
Việt Nam có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần, thời hạn không quá 90 ngày.

3. Danh sách Cửa khẩu cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh
bằng thị thực điện tử

- Danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh
bằng thị thực điện tử.
STT Tên cửa khẩu
Cửa khẩu hàng không
01 Sân bay Quốc tế Cát Bi
02 Sân bay Quốc tế Cam Ranh
03 Sân bay Quốc tế Cần Thơ
04 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng
05 Sân bay Quốc tế Nội Bài
06 Sân bay Quốc tế Phú Bài
07 Sân bay quốc tế Phú Quốc
08 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất

Cửa khẩu đường bộ


01 Cửa khẩu Bờ Y
02 Cửa khẩu Cha Lo
03 Cửa khẩu Cầu Treo
04 Cửa khẩu Hữu Nghị
05 Cửa khẩu Hà Tiên
06 Cửa khẩu Lao Bảo
07 Cửa khẩu Lào Cai
08 Cửa khẩu La Lay

15
09 Cửa khẩu Mộc Bài
10 Cửa khẩu Móng Cái
11 Cửa khẩu Nậm Cắn
12 Cửa khẩu Na Mèo
13 Cửa khẩu Sông Tiền
14 Cửa khẩu Tịnh Biên
15 Cửa khẩu Tây Trang
16 Cửa khẩu Xa Mat
Cửa khẩu đường biển
01 Cảng Chân Mây
02 Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng
03 Cảng Dương Đông
04 Cảng Hòn Gai
05 Cảng Hải Phòng
06 Cảng Nha Trang
07 Cảng Quy Nhơn
08 Cảng Thành phố Hồ Chí Minh
09 Cảng Vũng Tàu

16
Tài liệu tham khảo

https://visana.vn/ho-chieu-viet-nam/ https://anaimmi.com.vn/dai-su-

quan-la-gi/ https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/vi_VN/trang-chu-ttdt

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-

luat/tuvan-phap-luat/43775/dai-su-quan-la-gi-so-sanh-dai-su-quan-va-

lanh-su-quan

17
18

You might also like